Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ví dụ: Phát triển nông nghiệp sạch, phát triển năng lượng sạch (gió, mặt trời,…), lối sống xanh (hạn chế giảm thiểu rác thải, tái chế nhiều sản phẩm, tiết kiệm các nguồn năng lượng và nước sạch,…),…
Một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới hiện nay:
- Về tổ chức sản xuất: Nhiều nước đã hình thành những cánh đồng lớn, các vùng chuyên canh theo hướng hiện đại.
- Đối tượng lao động trong nông nghiệp: ngày càng đa dạng (các kĩ thuật lai giống, biến đổi gen).
=> Thực phẩm biến đổi gen cần kiểm nghiệm nghiêm ngặt trước khi đưa ra thị trường.
- Việc ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất nông nghiệp: ngày càng chú trọng, một số quốc gia đề cao phát triển “nông nghiệp xanh”.
- Vấn đề liên kết giữa các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp: ngày càng chú trọng.
Một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới (cố gắng khắc phục những khó khăn trong sản xuất với các hướng khác nhau):
- Hình thành cánh đồng lớn để tăng quy mô sản xuất => đáp ứng nhu cầu về nông sản ngày càng tăng của con người.
- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ vào sản xuất => nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và hạn chế các tác động của điều kiện bất lợi.
- Tăng cường hợp tác, liên kết trong sản xuất => tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia.
Một số vấn đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới
- Nông nghiệp ngày nay đang phải đối mặt với nguy cơ suy giảm tài nguyên đất, tác động của biến đổi khí hậu,...
- Phát triển nông nghiệp cũng tác động xấu đến môi trường (Ví dụ: gây ô nhiễm môi trường đất, suy thoái đất, ô nhiễm không khí từ thuốc trừ sâu,…).
- Nông nghiệp hiện đại ra đời thể hiện ở các lĩnh vực
+ Cơ giới hoá và tự động hoá trong sản xuất, thu hoạch, chế biến nông sản.
+ Ứng dụng công nghệ số để quản lý dữ liệu, điều hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp,...
+ Công nghệ sinh học: lai tạo ra giống cây trồng, vật nuôi mới, biến đổi gen, sản xuất nhiều chế phẩm sinh học,...
+ Phương thức canh tác nông nghiệp không cần đất: canh tác trên giá thể, canh tác thuỷ canh, khí canh,...
- Đường sắt Hà Nội là hệ thống giao thông quan trọng trong vận chuyển hàng hóa và hành khách, được nối liền với hầu hết với mọi miền ở Việt Nam. Hà Nội là điểm đầu của tuyến đường sắt Bắc Nam dài 1.726 km, nằm trong tổng chiều dài 2.600 km của hệ thống đường sắt Việt Nam, chủ yếu do Pháp xây dựng.
- Ngoài ra, từ Hà Nội còn có các tuyến đường sắt nối với các tỉnh phía Bắc và đi ra cảng Hải Phòng. Hà Nội cũng có tuyến đường sắt Bắc Hồng - Văn Điển được xây dựng vào năm 1987 với mục đích vận chuyển hàng hóa.
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta, tạo ra nhiều hàng hóa phục vụ trực tiếp đến cuộc sống của con người giúp nâng cao đời sống và phục vụ xuất khẩu.
Đặc điểm dễ thấy của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam: Nguồn vốn ít, số lượng nguyên vật liệu sử dụng ít hơn các ngành công nghiệp nặng, quy trình kỹ thuật đơn giản, thời gian sản xuất ngắn, nhanh chóng hoàn vốn và có lợi nhuận.
Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp sản xuất tiêu dùng như sở hữu nguồn lao động dồi dào, mức lương cơ bản thấp và thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn.
Trong quá trình phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có tác động mạnh đến môi trường. Nước thải từ hóa chất dệt nhuộm, giặt khô gây ô nhiễm nguồn nước, rác thải nhựa không được xử lí gây ô nhiễm môi trường đất, nước.
Vai trò của biển và đại dương đối cới sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta:
- Đối với kinh tế:
+ Cung cấp nguồn tài nguyên khoáng sản (dầu khí) và hải sản phong phú.
+ Không gian phát triển các ngành kinh tế: khai thác và nuôi trồng hải sản trên biển, du lịch, xây dựng cảng biển,…
- Đối với xã hội:
+ Nước ta có 28/63 tỉnh/thành phố giáp biển => biển là nguồn sinh kế quan trọng cho người dân ven biển.
+ Thuận lợi để giao lưu kinh tế, xã hội với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Một số định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai:
- Gắn với thị trường: liên kết trong sản xuất nông nghiệp hình thành và tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.
- Ứng dụng công nghệ cao: phát triển nông nghiệp số, nông nghiệp thông minh,...
- Thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững: phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái.
Sản xuất nông nghiệp phát triển theo định hướng:
- Phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu: tạo ra các giống mới, thay đổi quy mô và cơ cấu cây trồng phù hợp, phát triển thuỷ lợi,...
- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng khoa học - công nghệ để quản lí quá trình sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất,...
- Phát triển nông nghiệp xanh (hữu cơ): khai thác tối đa các nguồn tài nguyên sạch, hướng đến một mô hình tăng trưởng bền vững gắn với bảo vệ môi trường.
Ở địa phương em sử dụng máy móc trong sản xuất lúa: máy cày cải tạo đất, máy bay phun thuốc trừ sâu, máy gặt thu hoạch, máy sấy bảo quản lúa sau thu hoạch,…