Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
In my class , I have many fiends but my best friend is Duc . He is thirteen years old .He lives Phu Phuc village with his parents .He is tall and thin .He has short black hair .His face is oval .Duc has black eyes .His mouth is beutiful and he has small white teeth .Duc has a small nose .His favourite colour is orange . He is very talkative .He always on the phone , chatting to friends .He is also sporty .He can play football,table tennis,...Duc is the best student in my class because he is very hard - working.At the weekend,we always do our homework and play football together .Last Tet holiday , we made Banh Chung .I love Duc very much
I and Huy are team mates in our school’s soccer team, and that is the reason we became best friends. At first we did not know each other, but we quickly became close after just a few weeks.Huy is a good player, so he always helps me prace to improve my skills. In order to thank him, I become his instructor in some of the subjects in class. I am as tall and slim as Huy, and many people say that we look brothers. In fact, we are even closer than brothers.We can share almost everything, from feelings to clothes and hobbies. I always proud of our friend ship, and we will keep it this as long as we can.
"Muốn thấy cầu vồng phải trải qua cơn mưa" -Bản chất của việc hình thành cầu vồng là sự phản chiếu của ánh sáng mặt trời khi nó chiếu xuống những hạt mưa sau một cơn mưa. -Ý nghĩa:Cầu vồng là thứ đẹp đẽ mà con người hướng đến.Nhưng nó chỉ xuất hiện sau cơn mưa.Giống như con người muốn những niềm vui,điều tốt đẹp cho mình thì phải cố gắng "kiên nhẫn"
Nguyễn Đình Gia Bảo ơi, mk đang bị trục trặc phần mở bài í
1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là: một đứa trẻ đang khám phá thế giới.
2. Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự quan sát từ xa đến gần.
3. Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ là biện pháp nhân hóa. Biện pháp ấy được sử dụng bốn lần trong bài thơ.
4. Bài thơ thể hiện cảm xúc vui vẻ, hứng thú khi được nhìn thấy cầu vồng. Từ đó mở ra một loạt những liên tưởng thú vị xuyên suốt bài thơ.
5. Tác giả viết "Ơ kìa cầu vồng nhỏ/ Còng lưng cõng cầu to" vì:
- Điểm quan sát ở gần nên sẽ nhìn thấy vòng tròn nhỏ đang "cõng" trên lưng vòng tròn lớn hơn.
- Bài thơ đang đặt điểm nhìn ở một đứa trẻ nên hiện tượng tự nhiên như cầu vồng dưới lăng kính trẻ thơ trở thành một hình ảnh sinh động và thú vị.
- Ngoài ra còn gửi gắm thông điệp giúp đỡ những người xung quanh.
6. Bài thơ gửi đến những thông điệp:
- Không ngừng khám phá thế giới mở rộng trí tưởng tượng của bản thân để sự sáng tạo phát triển.
- Giúp đỡ những người xung quanh tùy theo khả năng của chính mình.
- Mở lòng đón nhận và quan sát thiên nhiên.
Thông điệp ý nghĩa nhất là: Giúp đỡ những người xung quanh tùy theo khả năng của chính mình.
Bài thơ "Nơi tuổi thơ em" đã khắc họa chân thực, giản dị, mộc mạc khung cảnh tuyệt đẹp của quê hương và thể hiện được tình cảm của tác giả dành cho quê hương của mình. Thật vậy, bức tranh quê hương tươi đẹp, giản dị hiện lên gắn liền với tuổi thơ của chính tác giả. Quê hương có dòng sông xanh, vầng trăng tròn bên khóm tre, cầu vồng bảy sắc bắc qua đồi xanh biếc, cánh đồng xanh tươi, cánh cò trắng, ngày mưa tháng nắng, hương cỏ dại. Bên cạnh những khung cảnh tuyệt vời ấy, trong tuổi thơ quê hương của tác giả còn có những giá trị hết sức quý báu đó là dòng sữa mẹ, lời ru tha thiết ngọt ngào bên nôi, hạt mưa đọng trên áo mẹ cha, khúc dân ca. Biện pháp liệt kê được sử dụng đã góp phần khắc họa được bức tranh thiên nhiên bình dị và tình cảm sâu nặng dành cho quê hương. Từ láy được sử dụng: lửng lơ, tha thiết, ngọt ngào, ấp yêu đã tạo bức tranh quê hương thêm sinh động. Từng lời thơ mềm mại, nhẹ nhàng, tha thiết và vui tươi cho thấy được sự trân trọng của tác giả đối với những giá trị và vẻ đẹp bất tận đi liền với tuổi thơ của quê hương mình.
Tham khảo!
Bài thơ có tựa đề Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) nhưng câu thơ mở đầu lại không hề nói đến ngọn thác ấy, mà miêu tả làn khói tía (tử yên) đang tỏa lên từ ngọn núi Hương Lô. Làn khói tía được “sinh” ra từ sự “giao duyên” giữa mặt trời và ngọn núi: “Nhật chiếu Hương Lô”. Nhờ sự giao duyên ấy mà không gian ở đây bỗng trở nên thi vị và thật hữu tình...
Nhưng cho dù đã đắm mình trong không gian ấy, chúng ta vẫn không quên rằng nhà thơ đang miêu tả ngọn thác núi Lư. Vậy câu mở đầu có phải lạc chủ đề không?
Ai cũng biết thơ Đường, trừ thơ trường thiên, thường có khuôn khổ gò bó, có những quy tắc rất nghiêm ngặt về số câu, số chữ... Bởi thế, để đạt được ý đồ nghệ thuật của mình, nhà thơ luôn phải chọn lựa những chữ rất “đắt” và hàm súc; phải dùng những thủ pháp nghệ thuật như gợi, ước lệ, tượng trưng... Bài thơ của Lí Bạch mà chúng ta đang nói là một bài tứ tuyệt thất ngôn; lại là một bài hay của thơ Đường, thì chắc chắn mỗi câu, mỗi chữ của ông đều có một giá trị nghệ thuật nhất định.
Quả vậy, đọc lại câu thơ ta không chỉ thấy một không gian thi vị, hữu tình mà còn cảm nhận tầm vóc vũ trụ của ngọn Hương Lô kia. Dưới mặt trời đang tỏa nắng là một ngọn núi tựa như một bình hương khổng lồ đang nghi ngút tỏa những làn khói tía vào vũ trụ. Hương Lô là một ngọn núi của dãy Lư Sơn, nơi ngọn thác đang đổ xuống. Vậy thì ở câu thơ này, Lí Bạch không chỉ tả, mà điều cốt yếu là ông muốn gợi mở tầm cao vũ trụ của ngọn thác.
Nếu như câu một là gợi thì câu hai lại tả, nhưng tả thông qua sự cảm nhận mang đậm dấu ấn chủ quan của nhà thơ: Đứng từ xa mà nhìn lại thì ngọn thác như treo (quải) trên dòng sông phía trước. Động từ “quải” (treo) gợi trí tưởng tượng của người đọc về thế dựng đứng của ngọn thác, tô đậm cảm giác về sự hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây. Và chính ý đó đã tạo đà cho câu thơ thứ ba: Phi lưu trực há tam thiên xích.
Đến đây bức tranh ngọn thác núi Lư được hiện lên với những đường nét rõ ràng nhất. Những động từ “phi” (bay), “trực” (thẳng) có sức biểu hiện mạnh mẽ, mang lại một ấn tượng mạnh về tốc độ và sức lực của dòng chảy đang đổ xuống từ độ cao ba nghìn thước. Như vậy, sự kì vĩ, tầm vóc vũ trụ của ngọn thác mới chỉ được gợi và gợi tả ở câu một và câu hai, thì đến câu ba nó được thể hiện một cách cụ thể: Chẳng những kì vĩ mà còn mang trong mình nó một sức mạnh vô biên, sức mạnh không gì cản được.
Dường như nét bút tả ngọn thác đã đến đỉnh điểm của nó. Và chính điều ấy khiến người đọc phải sững sờ bởi hình ảnh ngọn thác:
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
(Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây)
Dải Ngân Hà - một dải màu sáng nhạt với những vì tinh tú nhấp nháy, vắt ngang bầu trời những đêm mùa hạ, không phải là một dòng sông thực, mà chỉ là một dòng sông trong tưởng tượng. Nói cách khác, dòng Ngân Hà chỉ là một hình ảnh tưởng tượng, có tính trừu tượng. Việc nhà thơ mang một cái trừu tượng để so sánh với cái cụ thể đã làm cho cái cụ thể trừu tượng hơn.
Nhưng nhờ đó mà hình ảnh thơ (ngọn thác) trở nên huyền ảo và mang một nét đẹp diệu kì. Trước vẻ đẹp ấy, người đọc bị chông chênh giữa hai chiều nhận thức: Thực - ảo; tiên giới - trần gian;... Điều đó không có gì lạ, mà nó chỉ khẳng định thêm cái cảm nhận về sự giao duyên, gặp gỡ giữa trời và đất mà chúng ta đã nói đến ở câu một mà thôi.
Thơ với người là một. Nét bút bay bổng, mạnh mẽ của Lí Bạch ở đây cũng chính là tâm hồn của nhà thơ. Một tầm vóc kì vĩ, một sức mạnh hào hùng và vẻ đẹp nên thơ cũng chính là những khao khát, ước vọng mà nhà thơ Lí Bạch vẫn thường vươn tới.
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận
TB:
Bàn luận:
Nêu khái niệm tinh thần đoàn kết là gì?
Vai trò của tinh thần đoàn kết:
+ Giúp cho con người biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau
+ Thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc
+ Làm cho xã hội ngày càng phát triển
...
Dẫn chứng:
Ví dụ: Tinh thần chung tay chống dịch của dân tộc ta
Bàn luận mở rộng:
Trái với tinh thần đoàn kết là gì?
Bản thân em đã làm gì để thể hiện tinh thần đoàn kết?
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
Nếu ai đã một lần ngắm cảnh quê hương tôi vào khi cơn mưa mùa hè chợt đến rồi chợt đi thì chắc hẳn sẽ không thể nào quên được sự nhanh chóng của nó.
Chao ôi, cơn mưa đến mới nhanh chóng làm sao! Vừa mới đây thôi ông mặt trời vẫn còn tươi cười ban phát những tia nắng cho trần gian thế mà giờ đã chốn biệt trong làn mây dày. Không biết từ đâu, những đám mây đen kéo về đây nhanh đến thế. Làm cho bầu trời bỗng thấp hẳn xuống. Gió bắt đầu thổi, cây cối ngả nghiêng, cành khô răng rắc. Ngoài đường mọi người vội vã chạy về nhà để trú mưa.
Bỗng lộp độp, lộp độp! Mưa bắt đầu rơi, những hạt mưa to và nặng như ai ném đá. Lúc đầu thưa, sau mau dần. Tiếng mưa rơi đồm độp trên tàu lá chuối. Mưa rào rào trên sân gạch. Tiếng mưa lách tách trên mái nhà. Nước mưa bắt đầu chảy xuống như ai chút . Bỗng chốc làng quê như chìm đắm trong biển nước. Mọi âm thanh ồn ã của cuộc sống dường như lắng xuống, nhường chỗ cho tiếng mưa rơi. Trong vườn, cây cối hả hê vì được tắm dưới mưa.
Một lúc sau, bầu trời thấp thoáng xanh hiện ra. Ông mặt trời lại tươi cười đùa với gió. Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống. Mấy chú chim không biết chú mưa ở đâu giờ bay ra hót râm gian. Chà, không gian thật thoáng đãng không khí trong lành đến tuyệt vời. Sau cơn mưa có lẽ cây cối hoa lá là tươi đẹp hơn cả. Vườn cây trước nhà không một tý bụi, tràn trề sức sống. Mấy khóm hoa mười giờ như trang điểm lại dung nhan của mình để phô hương khoe sắc. Dưới đất, nước mưa vẫn còn róc rách, luồn lách ra từ các ngõ. Mọi người ai nấy đều bắt tay ngay vào công việc của mình.
tham khảo:
Sau cơn mưa sẽ thấy được cầu vòng. Sau những bão giông rồi sẽ thấy một ngày mai tươi sáng.
Hồi còn nhỏ ai mà chẳng thích cầu vòng, nhất là mấy đứa con nít ở quê giống như mình vậy đó. Mỗi lần trời đổ mưa, mình hay dặn lũ bạn trong xóm:” Nếu có thấy cầu vòng nhớ kêu tớ với nhé”. Thế là mỗi lần có cầu vòng là tụi nó xúm lại la vang dội cả cái xóm nhỏ quê mình.
Mình thật sự rất thích cái cảm giác thoáng đãng, cái không khí trong lành, mùi hương hoa thoang thoảng của đất trời sau cơn mưa nặng hạt. Mình thích hơn cả là những lúc ngắm nhìn cái dãy xanh xanh đỏ đỏ kia bắc ngang qua những tầng mây mà người ta hay gọi đó là cầu vồng. Chiếc cầu vồng của những hi vọng và ước mong. Nó giống như là một niềm vui hàng ngày của những đứa con nít trong xóm vậy. Mỗi lần có cầu vòng trên trời là tụi nhỏ chạy xoắn cả quần ra xem, đứa nào cũng la lên:” Aaaa cầu vồng cầu vồng kìa”.