K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2018

Mẹ tôi là nông dân “chân lấm tay bùn”, cái nghề mà mọi người thường gọi là “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, nhọc nhằn, khó khăn lắm nhưng mẹ vẫn gắn bó. Bão qua, chẳng chờ dứt cơn gió còn se lạnh thổi qua khiến tôi nổi da gà, mẹ đã gấp gáp dậy sớm ra thăm đồng. Lòng mẹ buồn khi những đứa con nhỏ còn non nớt giờ đang mệt nhoài sau đêm mưa như muốn chút cả trời xuống, cả những đứa nhỏ đang thả mình trôi lững lờ trên dòng nước mênh mông kia, mắt mẹ ánh lên nỗi buồn...

Những năm tháng này, dường như chỉ thấy mẹ quẩn quanh với ruộng đồng, hôm không làm cỏ lại đi bắt ốc hay bón phân. Có hôm trời bỏng rát, không có lấy một ngọn cỏ xanh, tất cả đều héo quay, ủ rũ trong nắng gắt, dáng mẹ phía xa thu mình vào biển lúa mênh mông, đôi vai gầy gầy mang theo bình thuốc sâu nặng trịch sải từng bước chân hằn sâu trong đất. Ôi!

Thương mẹ, nhiều khi chỉ muốn thoát khỏi cuộc sống hiện tại mà vươn lên, chẳng phải để mẹ làm những công việc vất cả ấy. Những lúc sẻ chia, dãi dầu với mẹ, muốn mẹ làm công việc tốt hơn lại bắt gặp ánh mắt và nụ cười hiền hậu:

"Nhà cô chỉ cần học giỏi, sau này thành đạt thì tôi có vất vả mấy cũng chịu. Cái nghề này không sang nhưng là cái cốt lõi của ông cha ta để lại, gắn bó với nó rồi có phải muốn bỏ là bỏ được đâu."

Lòng tôi nửa buồn, nửa vui bởi nỗi nhọc nhằn mẹ phải gánh mà cũng bởi mẹ tôi tìm được niềm vui mỗi khi làm việc.

Những ngày lúa chín vàng ngoài đồng thì cũng sắp đến lúc kết thúc vụ mùa. Bao giọt mồ hôi đổ xuống trên đồng được đổi bằng những hạt gạo trắng ngần và niềm vui được mùa của người nông dân. Mẹ tôi cũng chẳng giấu được niềm vui với thành quả sau bao tháng ngày làm việc vất vả. Sáng tinh sương, khi gà còn chưa cất tiếng gáy báo hiệu ngày mới thì mẹ đã thức giấc chuẩn bị cùng các cô chú ra đồng.

Trên những con thuyền đã bạc màu qua từng vụ mùa, những liềm, dây, thúng lại theo mẹ ra đồng. Công việc gặt hái tưởng chừng như đơn giản lắm nhưng kì thực rất khó. Nào tay trái vơ gọn các kẽ lúa, tay phải sẵn sàng liềm, đưa một đường vòng cung thật ngọt, uyển chuyển được lặp lại cả trăm lần. Tôi đã học nhiều rồi đấy! Khó lắm, bó lúa sức cũng không đủ. Vậy mà đôi tay cũng trở nên đỏ hoe, trầy xước ngang dọc. Dù thế nhưng chẳng thấy mẹ kêu mệt, tay vẫn đưa theo nhịp thoăn thoắt như được lập trình vậy.

Sau ngày gặt vất vả ấy, buổi trưa nào cũng thấy mẹ cặm cụi ngoài sân nắng để phơi thóc, phơi rơm. Đôi chân trần cứ thế mà chà xát lên cái bụi rặm của rơm, thóc và cái nóng bỏng rát của trưa hè oi ả, rồi cào đi cào lại thành những dấu cộng, dấu trừ... Những dấu cộng dấu trừ ấy không chỉ đơn giản là phép tính, mà mẹ đã trừ nước mắt, mồ hôi và cộng vào đó là thứ hạnh phúc to lớn làm nên hạt gạo nuôi con khôn lớn.

Bàn tay mẹ khéo léo sàng sảy, hạt thóc tung tăng nhảy nhót theo nhịp đu đưa thân hình chẽn trong áo vàng lấp lánh dưới ánh nắng. Có những ngày oi ả, mưa đổ bất chợt, mẹ tôi lại lướt thướt hối hả cào, quét, vun thóc thành đống rồi đóng vào bao. Từng giọt mồ hôi nóng hổi hòa vào cơn mưa lạnh thấm đẫm đôi vai và lưng gầy chịu bao gió sương.

1 tháng 2 2019

Hồ sen được bao quanh bởi một con đường nhỏ. Dưới hồ, lá sen xanh mát trông như những chiếc ô nhỏ xinh xắn. Xen lẫn trong hàng ngàn chiếc ô xanh là những bông hoa hồng tươi thắm tựa những gương mặt rạng ngời. Đài sen, nhị sen với những chấm phấn vàng tươi như trang điểm thêm cho gương mặt ấy thêm đáng yếu. Thật là thú vị mỗi khi chiều hè, được ngâm mình trong hồ sen mát lạnh và tận hưởng hương sen ngan ngát.

27 tháng 2 2019

Mình cũng phải làm đề này

 Nghề thủ công Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với nền văn minh lúa nước, gắn với những tên làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công với những nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ. Nghề thủ công không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, mà còn chứa đựng nhiều phong tục  tập quán, những nét đẹp văn hoá truyền thống làng quê Việt Nam. 

TRANG CHỦ/SẮC MÀU CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

Nghề thủ công truyền thống của người Việt

Tô Tuấn -  

21 Tháng Năm 2013 | 10:01:32

   

(VOV5) - Nghề thủ công Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với nền văn minh lúa nước, gắn với những tên làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công với những nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ. Nghề thủ công không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, mà còn chứa đựng nhiều phong tục  tập quán, những nét đẹp văn hoá truyền thống làng quê Việt

Gắn với nền văn minh lúa nước, các làng nghề truyền thống ở Việt nam tập trung chủ yếu ở châu thổ sông Hồng, tại Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định…rồi phát triển theo chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Trước đây kinh tế của người Việt cổ chủ yếu sống dựa vào việc trồng lúa, bởi vậy ngoài công việc đồng áng, những lúc nông nhàn, nhà nông thường tranh thủ làm ra các đồ dùng bằng mây, tre hay làm dụng cụ bằng sắt, bằng đồng phục vụ  sinh hoạt sản xuất. Trải qua thời gian, các ngành nghề thủ công phát triển theo quy mô gia đình rồi dần hình thành nên những phường nghề, làng nghề  thủ công chuyên sâu một nghề. Có làng chuyên làm nghề gốm, làm nghề dệt chiếu, dệt lụa, làng chạm gỗ, làng chạm khắc, đúc đồ đồng…

Thủ đô Hà Nội với lịch sử nghìn năm Thăng Long - Đông Đô là nơi tập trung nhiều làng nghề, trong đó nhiều làng nghề có lịch sử lâu đời nhất cả nước. Đặc biệt, Hà Nội có khu phố cổ 36 phố phường, mà tên mỗi phố thường bắt đầu từ chữ “Hàng” chỉ một ngành nghề thủ công nhất định. Đây chính là những phường nghề có nguồn gốc từ các làng nghề thủ công truyền thống ở nhiều địa phương đổ lên kinh thành Thăng Long lập nghiệp. Ngày nay, nhiều phố vẫn giữ được tên phố cùng nghề thủ công truyền thống như: Hàng Bạc vẫn sản xuất, chế tác vàng bạc, phố Hàng Thiếc làm đồ gò, hàn thiếc, phố Hàng Đồng có nghề trạm khắc đồng…Nhưng cũng có nơi giữ tến cũ như phồ Hàng Buồm, Hàng Cân, Hàng Quạt hay Hàng Lọng…nhưng nghề xưa đã mai một.  Tuy nhiên ở những nơi này vẫn lưu giữ nhiều dấu tích văn hoá, lịch sử liên quan đến các phường nghề xưa. Giáo sư, tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, cho biết: “Có những phố như phố Hàng Quạt không còn làm quạt nữa, nhưng để lại ký ức cho mọi người biết ở đây đã từng tồn tại một nghề truyền thống, tạo ra một nếp sống và còn giữ lại nếp sống truyền thống với những sắc thái về phương diện kiến trúc, lối sống làng nghề xưa”

Do đặc tính sản xuất nông nghiệp và quan hệ làng xã Việt Nam với tổ chức xã hội gần như khép kín, người dân nông thôn Việt nam thường đề cao tính tự cung tự cấp, tinh thần đoàn kết cộng đồng, nên nhiều làng xã hình thành các ngành nghề thủ công độc đáo với bí quyết riêng. Bí quyết làng nghề ấy lại được lưu truyền từ đời này sang đời khác, bởi vậy mà qua hàng trăm năm, nhiều nghề thủ công truyền thống không những được duy trì  mà còn phát triển. Ngày nay tại Việt nam vẫn có các làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá… Trong đó có nhiều làng nghề cổ truyền tiêu biểu như: Làng gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, làng dát quỳ vàng bạc Kiêu Kỵ (Hà Nội),  Làng tranh Đông Hồ, làng gỗ Đồng Kỵ (Bấc Ninh), Làng sơn mài Cát Đằng (Ý Yên, Nam Định), Làng đá mỹ nghệ Non Nước ( Đà Nẵng)… Ông Nguyễn Hữu Nam, chủ một cơ sở làm nghề ở làng Kiêu Kỵ, cho biết: “Nghề này là nghề truyền thống của gia đình từ thời cụ tổ, cụ cố của chúng tôi, cho đến bây giờ tôi nắm bắt được công nghệ gia công các sản phẩm quỳ vàng qùỳ bạc của địa phương và hiện tại tôi đã truyền nghề cho các cháu, các em trong gia đình”.

Sản phẩm của làng nghề không chỉ đơn thuần là trao đổi thương mại, mà còn có giá trị về văn hoá, lịch sử. Trong đó nhiều địa danh làng nghề, phố nghề đã trở thành điểm hấp dẫn trong các tour du lịch văn hoá và du lịch làng nghề.

Hiện ở Việt Nam có khoảng 4.500 làng nghề, trong đó có gần 400 làng nghề truyền thống. Các làng nghề đang thu hút khoảng 12 triệu lao động, ngoài ra còn tạo việc làm cho hàng triệu lao động nông thôn lúc nông nhàn. Sản phẩm do thợ thủ công các làng nghề góp phần đưa kim ngạch kim ngạch xuất khẩu lên tới hơn 1 tỷ USD/năm. Các sản phẩm thủ công truyền thống không chỉ gắn bó với đời sống, mà còn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của con người. Nhiều làng nghề không chỉ tạo ra những hàng hoá cụ thể mà còn tạo ra những sản phẩm mang tính văn hoá dân gian độc đáo như làng nghề tò he ( trò chơi nặn bằng đất cho trẻ em) ở Hà Nội, hay là nghề tạc tượng, làm các con rối cạn, rồi nước ở Nam Định, Thái  Bình…Những ngành nghề ở các làng nghề thủ công truyền thống chính là nơi lưu giữ, bảo tồn nhưng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể và là điểm đến du lịch cho khách trong nước và quốc tế./.

Hiện ở Việt Nam có khoảng 4.500 làng nghề, trong đó có gần 400 làng nghề truyền thống. Các làng nghề đang thu hút khoảng 12 triệu lao động, ngoài ra còn tạo việc làm cho hàng triệu lao động nông thôn lúc nông nhàn. Sản phẩm do thợ thủ công các làng nghề góp phần đưa kim ngạch kim ngạch xuất khẩu lên tới hơn 1 tỷ USD/năm. Các sản phẩm thủ công truyền thống không chỉ gắn bó với đời sống, mà còn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của con người. Nhiều làng nghề không chỉ tạo ra những hàng hoá cụ thể mà còn tạo ra những sản phẩm mang tính văn hoá dân gian độc đáo như làng nghề tò he ( trò chơi nặn bằng đất cho trẻ em) ở Hà Nội, hay là nghề tạc tượng, làm các con rối cạn, rồi nước ở Nam Định, Thái  Bình…Những ngành nghề ở các làng nghề thủ công truyền thống chính là nơi lưu giữ, bảo tồn nhưng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể và là điểm đến du lịch cho khách trong nước và quốc tế./.

Nơi mà gắn bó biết bao kỉ niệm tuổi thơ với em là dòng sông. Dòng sông ấy giang rộng cánh tay ôm lấy mảnh đất quê hương em vào lòng như người mẹ ôm ấp đứa con thơ. Dọc theo hai bên bờ sông là hai hàng cây xanh tươi đang rì rào trong gió. Thỉnh thoảng, những chiếc lá trôi theo dòng nước như những con thuyền bé nhỏ đang dập dềnh trên sóng nước mênh mông. Xa xa, sau khúc quanh co của dòng sông, những con thuyền đang kéo lưới, tiếng gõ cộc cộc vào mạn thuyền, tiếng cá quẫy tùng tăng, tiếng nói cười ríu rít,... Tất cả đã làm cho dòng sông quê em trở nên nhộn nhịp đến lạ thường. Dòng sông quê em đã gắn bó với bao người dân ở đây rất thân thương. Em yêu sông nhiều lắm!

Mik ko bt là bài văn hay đoạn văn nữa, nên mik chọn đoạn văn

HT và $$$

12 tháng 11 2021

Em sinh ra và lớn lên ở một làng chài ven biển. Tuổi thơ gắn liền với sông nước, mùi của muối, mùi của biển khơi. Nơi đây khung cảnh đẹp đẽ, giản dị và thật yên bình, luôn dang rộng vòng tay đón những người con xa xứ quay về.

Địa phương em, một làng chài nhỏ ở ven biển đồng bằng sông Cửu Long, không gian rộng lớn và thoáng đãng. Ban ngày gió từ biển thổi vào mát rượi, ngồi ở ngoài hiên nhà đan lưới đánh cá cùng mẹ mà cảm nhận từng hơi gió biển luồn vào tóc, cảm giác yên bình không nơi đâu có được. Vùng quê của em, đẹp nhất là vào những buổi bình minh lên, khi mà mặt trời bắt đầu lật tấm màn buổi đêm và thức dậy, mặt biển chuyển từ màu đen huyền bí về với màu xanh hiền hòa, những con sóng vỗ vào bờ, sủi bọt trắng xóa. Phía đằng Đông, ông mặt trời rực lửa nhô lên từ mặt biển khơi, cả một vùng trời nhuộm màu vàng cam, gơn ánh hồng. Một luồng ánh sáng từ từ tỏa chiếu xuống những bãi cát vàng. Xa xa, những con thuyền của bà con đã trở về sau một đêm đánh bắt, cánh buồm in ánh nắng hắt lên mặt biển nhìn thật thơ mộng, khung cảnh làng quê lúc ấy không khác gì một bức tranh thủy mặc trữ tình. Thỉnh thoảng cũng có vài bác nhiếp ảnh gia đến ghé thăm làng, ai cũng phải chụp được một tấm ảnh bình minh mới yên tâm ra về. Bình minh nơi đây lạ lắm, không như bình minh ở các khu biển khác, bình minh bắt đầu sớm hơn nhưng lại kéo dài rất lâu và những chiếc thuyền đổ về tựa như một ngày hội mới. Thoáng xa xa những con thuyền, nhắm mắt lại nghe tiếng sóng vỗ rì rào và tiếng gió, tiếng chim đâu đó như một bản tình ca của quê hương thân thuộc, mở mắt đã thấy thuyền cha cập đến bến. Cha mình trần chuyển những thùng tôm cá đầy ắp đánh được đêm qua, người vẫn còn mặn mòi vị muối biển. Con người làng chài là thế, chất phác, mộc mạc mà chân thành. Cha khen quê mình đẹp quá, người từ đất liền nhìn ra thấy bình minh rực rỡ cánh buồm, người từ biển nhìn vào lại thấy cả một vùng quê yên bình bắt đầu thức giấc, những chị mẹ ra đón chồng con đi đánh bắt về, ánh nắng hắt vào mặt vàng óng và đượm tình, thế mới thật là đẹp!

Vùng quê em giản dị và yên bình là thế, mỗi sáng ngắm cảnh bình minh rực rỡ đã thấy lòng tràn đầy năng lượng và tâm hồn thư thái biết bao nhiêu. Em rất yêu làng chài quê em.

18 tháng 2 2019

Đến với mỗi vùng miền khác nhau của đất nước, ta lại được thưởng thức những cái riêng mà chỉ có vùng đất ấy mang lại.Ai đã qua miền Tây Nam Bộ, không thể quên những vườn cây trĩu trái, những món cá sông nước đặc sản của vùng miền.Ai đã một lần tới với Hà Nội không thể không thưởng thức món bún chả nổi tiếng nhất nhì cả nước.Còn đến với Thái Bình - một tỉnh đồng bằng nhỏ ở miền nông thôn Bắc Bộ, chúng ta không thể bỏ qua món bánh cáy làng Nguyễn đã sớm vang danh khắp cả nước.

Khi nhắc tới Thái Bình, hẳn ai cũng sẽ nhớ ngay tới chùa Keo, một trong những ngôi chùa với lối kiến trúc đẹp và cổ kính bậc nhất Việt Nam hay vùng đồng bằng với những cánh đồng lúa rộng bát ngát, thẳng cánh cò bay. Nhưng đến với Thái Bình, người ta không chỉ biết và thương nhớ riêng chùa Keo mà còn thương nhớ cả một món ăn - món đặc sản - nét văn hóa ẩm thực đặc sắc nhất mà người Thái Bình vô cùng tự hào, đó là món bánh cáy làng Nguyễn.

Bánh cáy đã xuất hiện từ lâu đời, khoảng hai trăm tới ba trăm năm trước, từ thời đất nước ta còn trong chế độ phong kiến. Loại bánh này đã trở thành một món ăn truyền thống và trở thành đặc sản vùng miền để dâng lên vua chúa ngày xưa. Chính sự lan tỏa rộng rãi của món bánh này đã giúp hình thành nên một làng nghề làm bánh cáy nổi tiếng ở Thái Bình, đó là làng Nguyễn, Đông Hưng, Thái Bình. Và cũng chỉ ở tại ngôi làng này, người ta mới có thể được thưởng thức hương vị nguyên chất nhất của chiếc bánh cáy từ thời xưa.

Đối với nhiều bạn, có thể món bánh cáy này còn khá lạ lẫm.Món bánh cáy được làm từ những nguyên liệu chính là gạo nếp, nhưng lại tạo nên một nét hương vị riêng không nơi nào có thể làm ra được. Để làm ra một chiếc bánh cáy thơm ngon, người ta cần dùng rất nhiều nguyên liệu, không thể thiếu trong số các nguyên liệu chính là gạo nếp, mỡ lợn, lạc, gấc, vừng, dừa, ... và điều quan trọng không thể thiếu đó là phải chọn lựa nguyên liệu thật cẩn thận. Vậy nên, ngay từ trước khi chuẩn bị làm bánh khoảng nửa tháng, người thợ làm bánh đã phải chọn ra những lạng mỡ lợn tươi ngon nhất để đem muối.Mỡ lợn được cho là ngon phải có độ tươi, dẻo, đàn hồi và có độ trắng nhất định, được lấy từ con lợn ngon nhất.Sau đó, mỡ lợn được đem ướp muối và đường trong vòng nửa tháng để tạo nên thành phần ngon nhất của chiếc bánh cáy.Đến khi mỡ lợn đạt được độ chín nhất định, người ta mới lấy ra mà bắt đầu công đoạn làm một chiếc bánh cáy.Ngoài mỡ lợn, việc chọn các nguyên liệu khác cũng là một công đoạn cực kì quan trọng. Gạo nếp được chọn để làm bánh phải là loại gạo nếp cái hoa vàng - một loại nếp đặc sản của vùng đồng bằng, được xay xát và vo cẩn thận. Người ta sẽ vo gạo nếp từ đêm hôm trước,ngâm trong nước lạnh qua một đêm để gạo có được độ mềm và nở. Sau đó, gạo nếp được vớt lên để ráo nước, một phần được cho lên chảo bung lên thành các hạt bỏng gạo.Trong bước này, người làm bánh sẽ cẩn thận loại bỏ hết các lớp vỏ trấu còn sót lại trên những hạt gạo, để có được những hạt bỏng gạo trắng và sạch sẽ nhất.Phần còn lại của gạo nếp sẽ được nấu thành xôi, gồm xôi gấc và xôi nghệ. Trong lúc nấu xôi, người nghệ nhân làm bánh phải canh giờ để xôi vừa chín tới sẽ được mang ra ngay, sau đó được cho vào cối đá giã đều tay cho thật nhuyễn và mịn. Xôi sau khi được giã sẽ được đem đi cán mỏng thành từng miếng nhỏ rồi đem sấy cho thật khô. Trong thời gian chờ xôi được sấy, người thợ bánh sẽ bắt tay ngay vào việc chuẩn bị nốt những nguyên liệu còn lại của chiếc bánh cáy. Đó là những thành phần phụ tạo nên mùi thơm cũng như nét đặc trưng của chiếc bánh. Không thể thiếu trong chiếc bánh cáy mà mùi thoang thoảng của vỏ quýt thơm, mùi gừng đậm đà nồng nồng, vị ngọt mát của đường mía, cái giòn giòn của cà rốt. Bởi vì từ gừng, người thợ bánh đã khéo léo giã nát, rồi pha thành một thứ nước gừng, cùng với đó là nước đường pha đặc, được cho lên bếp đảo đều cùng với cà rốt và vỏ quýt. Chắc hẳn ai đã từng được nếm thử bánh cáy sẽ không thể quên được hương vị của những nguyên liệu độc đáo này.

Tiếp theo, khi đã được sấy khô, những lát xôi lại được đem đi nghiền nát thành bột mịn. Còn mỡ lợn được đem ra từ thùng muối, thái thành miếng kiểu hạt lựu rồi cho lên bếp xào cùng đường cho đến khi mỡ chuyển màu và vàng giòn thì người ta sẽ trút hết bột xôi vào đó, khuấy thật đều tay để tạo nên mùi thơm. Tiếp đó, tất cả các nguyên liệu sẽ được trộn đều cùng. Trong bước này, người thợ bánh phải là người có đôi tay thật dẻo, thật khéo léo thì mới có thể tạo nên được một chiếc bánh với màu sắc và độ sánh thật đẹp được.

Cuối cùng trong các công đoạn là rắc vừng và lạc. Lạc và vừng sau khi được người thợ làm bánh khéo léo rang vàng lên, tỏa ra một mùi thơm bùi béo đặc trưng thì được đem rải thật đều vào mặt đáy của khuôn bánh. Người thợ làm bánh cứ vậy mà trút những nguyên liệu đã được làm tỉ mỉ ở trên vào khuôn rồi dùng tay ấn bánh xuống cho thật chặt. Để chờ cho tới khi bánh trong khuôn nguội và kết dính lại với nhau, đem ra ngoài, ta đã có được món bánh cáy truyền thống - đặc sản của người dân Thái Bình.

Ngày xưa, trong lớp nguyên liệu còn có cả trứng của loài cáy biển nữa.Vậy nên, bánh mới có cái tên rất đặc biệt - bánh cáy. Sau này, nguyên liệu này dần không còn phổ biến và không còn được sử dụng nữa, nhưng cái tên bánh cáy đã trở thành một món bánh ngon không thể thiếu của người dân quê hương Năm Tấn.Bánh cáy của Thái Bình chỉ có một loại duy nhất làn nên thương hiệu cho đặc sản của xứ này. Đó là bánh cáy được làm ra từ làng Nguyễn.Loại bánh này đã được phổ biến rộng rãi khắp cả nước, tạo nên một thương hiệu riêng mang tên bánh cáy làng Nguyễn nổi tiếng khắp cả nước ta.

Kì công là vậy để tạo nên một chiếc bánh cáy, nhưng để thưởng thức cho đúng cái vị bánh thì không phải ai cũng rành. Để có thể thưởng thức được trọn vẹn hương vị và độ ngon của bánh, người ta phải cắt thành từng miếng nhỏ, vừa ăn vừa nhâm nhi một chén trà nóng thì quả thực mới nếm hết được cái hồn của bánh cáy Thái Bình. Bánh cáy xưa kia chỉ được làm mỗi dịp tết đến, đón xuân về, người ta mới được dịp ngồi lại cùng nhau thưởng thức nó. Nhưng ngày nay, khi cuộc sống càng ngày càng đủ đầy, người ta lúc nào cũng có thể thưởng thức được món bánh ngon này.Và không thể thiếu trong túi quà của những ai đã từng tới Thái Bình là món bánh cáy truyền thống này để làm quà cho mọi người. Bánh cáy cũng là món bánh được những người con Thái Bình xa xứ thương nhớ gửi làm quà cho các bạn từ phương xa.

Bánh cáy từ lâu đã trở thành một phần văn hóa tinh thần của người dân Thái Bình. Đi tới đâu, gặp bất cứ ai, khi hỏi về những món ăn ngon của quê hương mình, mỗi người con Thái Bĩnh sẽ tự hào nói tên món bánh cáy. Không chỉ trong đời sống hàng ngày của người dân, bánh cáy đã trở thành món đặc sản không thể thiếu của những ai đã từng một lần tới thăm mảnh đất này.Bởi vì trong đó chứa đựng tất cả những tinh hoa, những phong tục, và nét văn hóa ẩm thực riêng, không nơi nào có của vùng đất đồng bằng này.

Giờ đây, khi tới với Thái Bình, các bạn sẽ không chỉ thăm quan những cảnh đẹp, những thắng cảnh tuyệt sắc mà chắc chắn sẽ không thể nào quên thưởng thức món bánh cáy truyền thống ở nơi đây. Trải qua bao thăng trầm, bao biến cố, món bánh này sẽ mãi là một món quà đặc biệt, một nét văn hóa ẩm thực, một đặc sản không thể nào quên của quê hương Thái Bình.

25 tháng 3

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yên Nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động ,ý nghĩ của mỗi con người. từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng Như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo ...Nhưng đó là ở thời điểm chiến tranh cũng bây giờ đến thời kỳ  bình yên, thời kỳ hiện đại hòa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. xã hội đang ngày một tiến lên mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai trong cuộc sống những tư tưởng việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. (tham khảo thuii  nha đừng chép đó à! Sợ mấy bạn cùng lớp đọc đc rồi  chép thế là mai lại bị giống nhau là chết thật luônn

17 tháng 4 2022

Chắc hẳn khi còn nhỏ mỗi người đều có cho mình những ước mơ. Những ước mơ dù lớn hay nhỏ thì nó cũng giúp cho chúng ta có mục đích sống tốt đẹp hơn, biết cố gắng hơn mỗi ngày để có thể đạt được ước mơ của mình. Em cũng có một ước mơ và ước mơ của em đó chính là được trở thành Bác sĩ.

   Em không nhớ ước mơ của em được nhen nhóm từ khi nào. Chỉ nhớ là lúc còn rất nhỏ khi mẹ hỏi em lớn lên muốn làm nghề gì, em đã trả lời mẹ rằng em muốn làm bác sĩ. Lúc ấy, em vẫn còn ngọng líu ngọng lô. Mặc dù mẹ làm giáo viên, bố là công nhân, trong gia đình em cũng không có ai làm bác sĩ cả nhưng em vẫn luôn nuôi ước mơ ấy cho tới bây giờ vẫn chưa một lần thay đổi.

   Nghề bác sĩ theo như em biết là làm ở trong bệnh viện và khi đi làm thì mọi người thường mặc một chiếc áo màu trắng gọi là áo bờ - lu. Một trong những lý do em thích nghề bác sĩ đó là vì công việc này hết sức cao cả. Nếu như giáo viên là nghề trồng người thì bác sĩ chính là nghề cứu người. Phải học rất nhiều và học liên tục mới có thể trở thành một vị bác sĩ thực thụ, tài giỏi. Trong những bộ phim em từng xem, nghề bác sĩ vất vả lắm. Có những khi đang đêm ngủ, chỉ cần một cú điện thoại là phải dậy tới bệnh viện ngay. Có những ca cấp cứu nặng, có khi bác sĩ phải ở trong phòng cấp cứu nhiều giờ đồng hồ liền. Việc cấp cứu đâu phải đơn giản. Đó là công việc giành giật lại sự sống cho bệnh nhân. Nếu như trường hợp của bệnh nhân không thể cứu chữa được nữa thì có lẽ bác sĩ cũng sẽ đau khổ như người nhà bệnh nhân vậy. Nghĩ đến đó, em lại thấy bản thân mình phải cố gắng nhiều để trở thành vị bác sĩ giỏi và có thể chữa được cho nhiều bệnh nhân nhất có thể.

   Một phần em muốn trở thành bác sĩ là bởi vì bố em thường xuyên bị đau lưng. Mặc dù còn trẻ nhưng vì tính chất công việc phải ngồi nhiều nên vùng thắt lưng của bố bị đau. Có những khi đang ngồi mà đứng lên bố cũng kêu đau. Ngày nghỉ, bố thường nằm một chỗ, không phải vì bố lười mà bởi vì lưng của bố bị đau nên rất khó khăn trong việc đi lại. Em muốn trở thành bác sĩ để chữa cho bố. Bố em tiếc tiền lắm, chẳng chịu đi bệnh viện. Nếu trở thành bác sĩ em có thể tự mình chăm sóc cho bố mẹ mỗi ngày. 

   Cứ nghĩ đến ước mơ của mình là em lại tự nhủ phải cố gắng nhiều hơn nữa, học giỏi hơn nữa. Nhất định một ngày không xa em sẽ trở thành bác sĩ cứu chữa được nhiều bệnh nhân

         HT

17 tháng 4 2022

hơi dài nha

26 tháng 10 2021

hơi dài tí cố chép nha

dàn ý tả cảnh đẹp địa phương em nè

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh gì? - sông nước, biển, hồ, núi non, vịnh hay phố xá...).

2. Thân bài:

a. Tả bao quát:

- Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh (có thể là màu sắc của núi, mây, nước, đất, đường....).

b. Tả chi tiết:

- Cảnh bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).

- Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.

- Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.

- Chiều tà: Ông mặt trời gác núi để lại chút ánh sáng trên ngọn cây như những cây nến khổng lồ.

- Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.

3. Kết luận:

Cảm xúc của em trước cảnh đẹp đã tả.

• Lưu ý quan trọng: Các em có thể tả cảnh đẹp quen thuộc với các em như: cảnh con đường làng, cánh đồng lúa chín, con sông, dòng suối... không cần phải là danh lam thắng cảnh. Học sinh sống ở thành phố có thế tả cảnh phố xá, công viên

đoạn văn miêu tả cảnh đẹp địa phương em

“Quê hương” hai tiếng ấy nghe mà gần gũi thân thương làm sao? Tuổi thơ ai cũng có những kỉ niệm đẹp để mà nhớ, mà yêu ở quê hương, tuổi thơ của em gắn bó với cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông nước chảy hiền hoà,… nhưng gắn bó với em nhất vẫn là con đường từ nhà tới trường. Với em, con đường này có biết bao kỉ niệm.

Đó là con đường rải đá răm như bao con đường khác. Tuy không rộng lắm, lại gồ ghề, lồi lõm nhưng đường cũng đủ cho một chiếc xe tải chạy qua. Mỗi khi đặt chân lên con đường lòng em lại cảm thấy bồi hồi. Đầu làng, cây gạo đứng giương dù che nắng.

Nơi đây đã chứng kiến những ván bi quyết liệt của bọn trẻ chúng em. Hai bên đường là hàng bạch đàn với những chiếc lá nhỏ như con mắt nhìn xuống đường. Sau hai hàng cây là cánh đồng rộng bát ngát, thẳng cánh cò bay. Tuy vậy, đi trên đường vẫn nhìn thấy những ngôi nhà xinh xắn nằm giữa một màu xanh mượt mà của vườn tược. Ông mặt trời từ từ nhô lên thả ánh nắng ấm áp lọt qua kẽ lá chiếu xuống mặt đường như những hoa nắng đang nhảy nhót. Mọi người đổ ra đường mỗi lúc một nhiều. Trẻ em đến trường cùng bà con đi làm, đi chợ…. ồn ã. Trưa về, người đi lại thưa thớt, con đường như chìm vào trong giấc ngủ.

Những chiếc lá khẽ đu đưa trong gió như quạt mát cho con đường. Chiều về con đường như thức giấc. Lại ồn ào náo nhiệt khi các bác nông dân đi làm về. Tiếng nói, tiếng cười gọi nhau í ới, tiếng xe cộ cứ ồn ào suốt cả con đường. Trên cây những chú chim hót véo von tạo ra một bản nhạc giao hưởng. Với em, con đường đã quen thân từ khi cắp sách tới trường. Đi trên con đường mùi ngai ngái của đất, mùi của lúa đồng, cỏ nội phà vào mũi lòng em lại cảm thấy bâng khuâng.

Em rất yêu con đường. Hằng ngày, em đi trên con đường này. Có lẽ vì vậy mà em và nó trở thành đôi bạn thân thiết. Dù đi xa, được đi trên con đường đẹp hơn nhưng hình ảnh con đường làng quê vẫn in đậm mãi mãi trong kí ức của em, bởi vì nó đã nâng từng bước đi lẫm chẫm đầu tiên của đời em.

Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu, thoải mái.

Mùa hè đến, Đồ Sơn như vui hơn, đông hơn và sôi động hơn. Biển lại chuyển mình, hò reo trên những lớp sóng trắng xoá. Biển Đồ Sơn vào lúc nào cũng đẹp. Bình minh, mặt trời lấp ló xa xa xõa tóc lấp lánh bốn bề. Mặt biển như dát bạc lung linh, trải ra mênh mông. Gió biển nhẹ tung, những rặng dừa rì rào, tàu dừa đu đưa xào xạc như đón chào những đoàn thuyền đánh cá thảnh thơi cập bến. Những bác chài, da sạm màu nắng gió, tiếng nói sang sảng đang hồ hởi xuống thuyền. Đây cũng là lúc làng chài náo nhiệt và sôi động nhất. Nắng đã sổ lồng, đùa nghịch trên vòm cây, nhảy nhót trong kẽ lá và những bãi biển bắt đầu đông người. Sóng biển không còn lăn tăn mà gầm lên cuồng nhiệt. Sóng ở xa như kẻ cô đơn, lặng lẽ nhưng càng gần bờ, càng gần người, nó lại chồm lên tung bọt trắng xoá. Từng lớp sóng như những đoàn kị mã nối tiếp nhau tiến vào bờ. Bãi cát rực lên trong ánh nắng hè chói chang và những màu sắc sặc sỡ của quần áo. Tiếng em nhỏ tắm biển giòn tan hoà vào tiếng biển rì rào. Được ngập chìm trong làn nước mát lạnh, đùa giỡn với những con sóng tinh nghịch chốc chốc lại chồm qua mặt, thật thích. Nhưng em thích nhất là cùng bạn bè đuổi theo những con còng bé xíu liến láu biến xuống lỗ cát trên bãi biển hay tìm kiếm những con ốc biển thật đẹp đẽ làm kỉ niệm.

22 tháng 10 2018

Quê em có nhiều cảnh đẹp như : bãi biển Vũng Tàu, dòng sông với những đoàn thuyền xuôi ngược,… Nhưng một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất ở địa phương em là cánh đồng lúa chín.

Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Nhìn từ xa cánh đồng rộng mênh mông như tấm thảm vàng khổng lồ. Những bông lúa chín vàng óng dưới ánh nắng, vô cùng rực rỡ. Khi vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu nặng. Mỗi khi có gió thổi qua cho dù rất nhẹ nhưng cũng đã đưa hương thơm của lúa chín thổi đến  khắp nơi trong làng. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng như những loài hoa, loài cây khác mà đem lại cảm giác rất thoải mái, dễ chịu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây cao thẳng tắp, những cái cây này được trồng thành hàng bao quanh những cánh đồng lúa. Những hàng cây cũng là nơi để các bác, các cô chú nông dân nghỉ mát, hóng những đợt gió thổi bay cái nóng, tiếp sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà.

Em rất yêu cánh đồng lúa quê em vì nó đã đem lại cơm no áo ấm cho người dân quê em. Em thầm cảm ơn cây lúa, cảm ơn người nông dân. Em luôn tự hào về cảnh đẹp này của quê mình.

27 tháng 10 2021

Lập dàn ý tả cảnh đẹp ở địa phương em

1. Mở bài

  • Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh gì? - sông nước, biển, hồ, núi non, vịnh hay phố xá...).

2. Thân bài

a. Tả bao quát:

  • Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh (có thể là màu sắc của núi, mây, nước, đất, đường....).

b. Tả chi tiết:

  • Cảnh bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).
  • Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.
  • Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.
  • Chiều tà: Ông mặt trời gác núi để lại chút ánh sáng trên ngọn cây như những cây nến khổng lồ.
  • Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.

3. Kết bài

  • Cảm xúc của em trước cảnh đẹp đã tả.

Dàn ý tả lại một cảnh đẹp của quê hương

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).

2. Thân bài:

a) Tả bao quát:

Màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).

b) Tả chi tiết:

  • Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị… (Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).
  • Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm. gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn

                                                                  BÀI LÀM

Bác Mặt Trời đã lấp ló sau rặng tre rì rào. Một màn sương xám bao phủ lên cánh đồng. Nhìn từ xa, cánh đồng trông như một tấm thảm xanh mượt mà tươi tốt. Xa xa, thấp thoáng những bà con xã viên đang bắt sâu, nhố cỏ. Hai bên đường là những hàng cà chua thẳng tăm tắp được các bác nông dân dựng giàn vững chắc. Từng chùm cà chua tròn căng, thấp thoáng có vài quả cà chua đỏ mọng nổi bật trên nền lá xanh um. Bên phải con đường, ruộng su hào đã hiện lên trước mắt, với những củ su hào tròn to như chiếc bát úp. Bên cạnh là một con kênh xanh xanh uốn quanh như dải lụa. Trên bờ kênh, ruộng cải với những bông hoa vàng rực rỡ, khoe sắc cùng đàn bướm rập rờn. Bên trái, ruộng hành xanh tốt đã hiện ra. Ồ! Đẹp quá! Trông luống hành mới ngon lành làm sao. Hành giúp cho mọi món canh đều ngon đúng như câu nói: “Trăm thứ canh không hành không ngon”. Chà! Từ xa đã nổi bật màu trắng của cây súp lơ. Cây súp lơ, nếu ai không biết nó sẽ cho rằng đó là một bông hoa màu trắng. Cũng đúng! Vì nó cũng chẳng khác một bông hoa chút nào. Cánh đồng được tô thêm màu xanh tốt đó cũng là nhờ ruộng khoai tây với những ngọn xanh mập mạp. Hàng cải bắp với cái thân béo tròn và chắc nịch của mình đã chứng tỏ địa vị của nó trong cánh đồng màu. Nếu cánh đồng không có bắp cải chắc hẳn sẽ mất đi màu trắng nõn nà của nó! Trên cái lá xanh bọc lấy cái bụng là những hạt sương mai, lóng lánh như hạt ngọc, trong suốt như pha lê. Bên trái ruộng cải bắp, một ruộng khoai lang xanh um tùm. Thân nó to và mập tím cùng với chiếc lá khoai như cái đĩa con. Tất cả! Tất cả đều hoà vào nhau cho cánh đồng thêm tươi xanh, mỡ màng.