K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 1 2019

Ở những miền quê, cánh đồng lúa có lẽ là cảnh vật thân thuộc và gần gũi nhất. Cánh đồng lúa vì thế đã trở thành một phần kí ức tuổi thơ của tôi, để lại trong tôi những kỉ niệm khó phai nhòa.

Tôi vẫn còn nhớ mãi những lời hát ru dịu dàng, ngọt ngào của mẹ: “Con cò bay lả bay la, bay từ cửa phủ, bay ra cánh đồng”. Cánh đồng lúa in đậm trong tâm trí tôi từ thuở ấy, đối với tôi, không có gì đẹp và thân thương cho bằng cánh đồng lúa. Cánh đồng làng tôi rộng đến mức cò bay mởi cánh cũng không hết. Nhìn từ xa, cả cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ. Mỗi khi có gió thoảng qua, cánh đồng lại nhấp nhô từng đợt, tạo thành những con sóng cứ đuổi nhau mãi về phía chân trời.

Tôi thích nhất là được cùng mẹ ra thăm đồng vào buổi sớm mai. Khi ấy, mọi vật thật tinh khôi và tươi mới. Những ánh nắng đầu tiên của ngày mới rọi xuống cánh đồng làm bừng sáng cả không gian. Sương lúc này vẫn còn giăng mắc trên từng ngọn cây, lá cỏ, cả cánh đồng chìm trong màn sương sớm làm tôi có cảm giác như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Từng bông lúa nặng trĩu hạt lúc này như đang gượng dậy để đón chào những tia nắng ấm áp.

Trên cao, những chú chim bay lượn, hót vang khúc ca về bình minh làm cho không gian càng thêm tưng bừng, rộn rã. Lúa đang thì con gái tỏa hương thơm dìu dịu, thoang thoảng. Trong cái vỏ xanh ấy đang ẩn chứa giọt sữa trắng tinh khôi, hội tụ tất cả những gì tinh túy nhất của trời đất. Vài chú có trắng tranh thủ kiếm ăn, tiếng đập cánh bỗng làm thức dậy cả không gian đang im lìm như chìm trong giấc ngủ. Cánh đồng lúa đến mùa gặt thật vui tươi và tưng bừng.

Dưới đồng, những cánh tay thoăn thoắt đang cắt từng bông lúa vàng trĩu hạt, chiếc nón trắng nhấp nhô theo nhịp của tay người gặt. Vừa làm việc, các bác nông dân vừa trò chuyện vui vẻ, thi thoảng lại cất lên tiếng hát làm vơi bớt cái nắng nóng, mệt mỏi. Nghe tiếng cười đùa ấy, tôi đoán năm nay chắc vẫn là một vụ mùa bội thu. Màu lúa chín vàng ươm gợi cảm giác về một miền quê ấm no, trù phú, lòng người bỗng cảm thấy thật bình yên trước khoảnh khắc giản dị của làng quê. Lúa được cắt xong sẽ xếp thành từng bó, những chiếc xe thồ, xe kéo có nhiệm vụ chở lúa về sân khơi. Con đường làng ngày gặt nườm nượp người xe, vui như trảy hội. Bức tranh làng quê vì thế cũng trở nên thật sinh động với muôn vàn màu sắc.

Cánh đồng quê yêu dấu đã nuôi tôi khôn lớn, trưởng thành bằng hạt gạo trắng ngần, thơm như dòng sữa mẹ. Dù có đi đâu xa, hình ảnh về cánh đồng lúa sẽ mãi nhắc nhở tôi về một miền quê giản dị nhưng xiết bao trìu mến, thân thương.

25 tháng 1 2019

Quê hương, hai tiếng gọi thiêng liêng mà trìu mến vô ngần, quê hương in sâu trong tâm trí chúng ta bởi những hình ảnh của tuổi thơ. Quê hương là nơi ta lớn lên, là nơi ta đi để trở về. Là nơi mà nếu không nhớ ta sẽ không lớn nổi thành người. mỗi người yêu quê hương theo những cách khác nhau và hẳn đều lưu giữ cho mình những hình bóng đẹp đẽ khác nhau về cảnh trí quê hương. Như với tôi, dòng sông quê hương vẫn là dòng suối ngọt chảy suốt tâm hồn một thuở.

Hẳn là tuổi thơ ai cũng đều gắn liền với dòng sông, cánh đồng bát ngát. Nhưng dòng sông trong tâm trí, trong kỉ niệm và trong mỗi nơi lại thật riêng biệt, và nó như một dòng chảy bất tận trong tâm hồn, chảy từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Cho ta một nguồn suối ngọt lành, là mạch nguồn để đắm mình, nương náu. Quê hương tôi có con sông xanh biếc, nước sông trong soi tóc những hàng tre, tâm hồn tôi là một buổi trưa hè...chao ôi, những câu thơ ấy đã đánh thức tâm hồn tôi.

Dòng sông quê tôi tuôn dài, tuôn dài như áng tóc trữ tình cuồn cuộn mùi khói mèo tháng hai và mùi nắng mới hương xuân. Con sông thơ mộng, duyên dáng và dịu dàng kín đáo như tiếng vâng không nói ra của tình yêu. Bên bờ sông là những dặng phi lao xanh rì đang rì rào trong gió, như đang thì thầm với chúng tôi mỗi khi chúng tôi ghe thăm. Con sông này là nơi gắn với tuổi thơ tôi, với những đứa trẻ đồng quê yêu sông nước, yêu nghịch ngợm hồn nhiên. Con sông có lúc dữ dỗi và ào ào mãnh liệt cuộn xoáy như những lốc xoáy sâu thẳm. Có khi nó dịu dàng, say đắm giữa màu đỏ chói lói của tán phượng vào ngày hè. Nhưng nó đã ở đây, cùng thời gian của sự trưởng thành trong tôi mà đắp bồi cho xứ sở quê hương.

Con sông dịu dàng lắm, màu hè nước sông trong xanh ve như ngọc bích. Dòng nước mát ấy khiến chúng tôi không bao giờ hiền lành vuốt ve mà đều sà xuống để vẫy vùng, quẫy đạp. có lẽ nhờ nó mà chúng tôi biết bơi chăng, có lẽ nhờ nó mà tôi thấu cảm được một định nghĩa nho nhỏ về tuổi thơ đẹp và quý giá là thế nào.

Con sông này hiền lành và là nguồn nước sinh hoạt chính của người dân quê tôi. Hằng ngày, mọi người đều ra sông rửa rau, tắm rửa và đùa nghịch. Con sông cũng là nơi tâm hồn được thỏa mê vui thích mà chẳng e dè gì. Vậy nên con sông như người bạn tri kỉ của người dân nơi đây, con sông thân thương chảy giữa đôi bờ hư thực đã lớn lên cùng tâm hồn dào dạt và sôi nổi của tuổi thần tiên trong tôi. Cứ thế, chúng tôi lớn lên, chúng tôi gắn bó và lấy nó làm địa chỉ của tâm hồn, làm kí hiệu và dấu hiệu riêng cho tuổi thơ thuần khiết của mình.

Nhớ con sông quê hương, là nhớ lấy quê hương, là yêu quê hương nhỏ xinh bên dòng sông êm lặng, dịu dàng như người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Con sông như đã trở thành nàng thơ trong tâm hồn mỗi đứa trẻ thơ chúng tôi. Con sông mang lại những giá trị về vật chất nhưng nhiều hơn cả là về tinh thần, là nỗi niềm cổ tích thuở xưa. Quê hương đẹp, đẹp theo một cách riêng, và đáng nhớ về theo một cách riêng, để mỗi người nhớ về quê hương. Khi thì nhớ về cánh đồng xanh thẳng cánh cò bay, khi thì là con sông trong nước trôi êm ả, khi là cây đa giếng nước sân đình để làm nên một tuổi thơ trọn vẹn, tươi vui mà thiêng liêng tột cùng.

25 tháng 1 2019

Thiên nhiên sẽ chẳng bao giờ biết nương tay nếu chúng ta vẫn tiếp tục không tuân thủ những quy luật vận hành của nó. Càng bước sang thế kỷ văn. minh, con người càng phải chịu những cơn thịnh nộ kinh hồn của thiên nhiên. Sóng thần ở Inđônêxia hay cơn bão khủng khiếp Catina vừa đổ bộ vào nước Mỹ rõ ràng là những minh chứng không gì thuyết phục hơn cho điều ấy.

Một biển nước mênh mông với bao điều đáng sợ chiếm trọn mười phút mục dự báo thời tiết của đài truyền hình. Cơn bão dù đã được dự báo trước nhưng người dân Mỹ vẫn phải hứng trọn một lần nổi giận của thần biển Poseidon. Cả một thành phố Công nghiệp chìm trong mênh mông biển nước. Thuyền cứu hộ chạy ầm ầm trong thành phố như chạy giữa mặt sông. Lác đác đây đó còn lại một vài ngôi nhà nổi lên phần nóc hoặc trần. Trên đó không biết có bao nhiêu người đang gào khóc dơ tay cầu cứu. Tình cảnh trông đến thảm thương. Chẳng ai có thể ngờ được ở nước Mỹ lại có những cảnh tượng đau lòng như vậy.

Nước trong thành phố bắt đầu chuyển màu đen. Nó bị ô nhiễm nặng bởi bao nhiêu thứ trong đó có không ít xác người. Cả thành phố ngột ngạt trong cảnh không điện, không thức ăn, nước uống, không thuốc men. Tình cảnh gợi những căn bệnh hiểm nghèo dễ dàng lấn đến trong nay mai. Cả thành phố vẫn đang kêu cứu còn nước thì chưa hề có dấu hiệu rút đi. Cả nước Mỹ đang ở tình trạng vô cùng khẩn cấp.

Cũng may mấy ngày sau, nước rút và nhờ có sự nỗ lực của tất cả mọi người đặc biệt là của quân đội, cảnh sát và những tình nguyện viên, nhiều người dân đã được cứu ra khỏi vùng nguy hiểm. Tuy phải chen chúc trong những trại tập trung nhưng họ vẫn còn may mắn hơn bao người chết đói, chết rét hay bị bão lũ cuốn đi.

Ôi! Còn thiệt hại về vật chất thì không thể nào kể nổi. Nhà thì đổ, ô tô bị nước cuốn trôi, đường dây điện đứt. Nước rút đi nhưng cả thành phố vẫn ngập trong bùn đất đen nhánh và nhão nhoét. Hết bão nhưng bây giờ mới là lúc bệnh tật hoành hành. Đây là còn chưa kể nỗi đau thê thảm của bao gia đình mất người thân. Phải có đến hơn một nửa số gia đình trong trận bão phải chịu cảnh "tan đàn sẻ nghé". Sự mất mát đau thương ngày một lớn thêm không thể lấy gì bù đắp. Dù cả thế giới đang nỗ lực hết mình với tinh thần tương thân tương ái nhưng so với những mất mát đã qua thì sự bù đắp ấy chẳng thấm tháp gì.

Dù chỉ được nhìn thấy qua màn ảnh nhỏ nhưng tôi có thể cảm nhận hậu quả trận bão thật là to lớn. Cả thế giới đang hướng về nước Mỹ bằng một sự cảm thông nhưng qua đó, quốc gia nào cũng phải giật mình. Thiên nhiên không phải dễ gì nắm bắt và điều tiết được dù quốc gia ấy có thế lực kinh tế lớn đến cỡ nào.

6 tháng 3 2021

Với thành tích học tập tốt, hè năm ngoái bố mẹ đã thưởng cho tôi một chuyến đi biển Vũng Tàu diễm lệ và tràn đầy sức sống. Tôi không thể nào diễn tả được cảm xúc của mình: vừa vui mừng, vừa tự hào vì đây là phần thưởng tôi đạt được sau một quá trình phấn đấu.Ngồi trên xe, ngắm đường phố vào sáng sớm, tôi thấy thành phố nơi tôi ở sao mà đẹp thế! Hai bên đường trồng hai hàng cây xanh mát tươi tốt, thẳng tắp như những chú bộ đội đang đi diễu hành. Vừa đi đường, vừa ngắm cảnh, cuối cùng chúng tôi cũng đến biển. Biển Vũng Tàu mơ mộng nhưng cũng tràn đầy sức sống làm tôi đứng mê mẩn quên cả lời mẹ dặn dò khi xuống tắm.Cái mùi mặn mặn của biển trong làn gió thổi nhẹ qua làn tóc tôi khiến tôi cảm thấy rất thích thú. Khi gia đình tôi nhận phòng, nhìn từ cửa sổ tầng năm tôi ngắm được toàn cảnh thành phố Vũng Tàu thân yêu, đây là một thành phố xinh đẹp và phát triển, đúng là một thành phố du lịch.Hôm nay trời thật đẹp, bầu trời trong vắt một màu xanh, không một gợn mây. Có một vài con chim biển đang bay lượn trên trời như muốn nhập bọn với những trò vui của du khách nơi đây! Mặt trời trông như quả bóng lửa rực rỡ giữa một màu xanh trong veo. Khi bố mẹ bảo tôi có thể xuống bãi rồi, tôi mừng rỡ chạy nhanh như cá được gặp nước, tôi đã mong chờ giây phút này lâu lắm rồi!Bờ cát mềm mịn, mát lạnh khiến tôi có cảm giác như mình đang đứng trên một tấm thảm màu vàng nhạt bằng nhung. Bước ra xa một chút là bàn chân tôi đã chạm những ngọn sóng tràn bờ. Những ngọn sóng nghịch ngợm vỗ đến chân tôi từng đợt, từng đợt một.Nước biển mát vô cùng! Biển mênh mông vô tận. Biển như một tấm gương khổng lồ phản chiếu lại hình ảnh của bầu trời. Hình như tôi đạp phải thứ gì đó! A! Là những chiếc vỏ ốc. Nhìn chúng đọng nước biển, lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời đẹp thật! Cái màu trắng ngà, cái màu đỏ, cái màu hồng nhạt,… thật đẹp, tôi sẽ gom chúng lại để về nhà làm vòng đeo hoặc trang trí căn phòng nhỏ.Phóng tầm mắt nhìn về bãi biển, những chiếc dù đủ màu nhìn sống động như những cây kẹo mút khổng lồ. Du khách về đây tắm biển rất đông, có cả du khách trong nước và du khách nước ngoài.Tất cả họ đều rất vui vẻ và thân thiện, dường như trở về đây để quên đi những mệt mỏi, để tận hưởng cuộc sống nên gương mặt ai cũng sảng khoái và vui vẻ.Trên bãi biển, du khách chơi những trò chơi thể thao, trông rất vui, như: bóng chuyền, bóng nước. Xa xa, nhiều du khách đi thuyền buồm và lướt ván, những đứa trẻ thì xây lâu đài cát hoặc chạy nhảy tung tăng đùa với những con sóng. Cả gia đình tôi cùng nhau tắm biển, cùng nhau vui chơi thật vui vẻ.Đến biển Vũng Tàu mà không ăn hải sản thì uổng lắm! Bố dẫn tôi và gia đình vào một tiệm bình dân trên bãi để ăn: nghêu, tôm, mực, cua,… Ngon quá! Đã xế chiều, gia đình tôi về khách sạn để nghỉ ngơi và chuẩn bị hành lí đi về. Nhìn ra ngoài, tôi thấy một bầu trời ửng đỏ. Mẹ tôi bảo đấy là trời đang nấu cơm. Khác với buổi sáng, trời vào hoàng hôn trên biển có vài đám mây đủ màu trôi bồng bềnh. Trông chúng như những cây kẹo bông gòn màu sắc mà mẹ mua cho tôi khi tôi còn nhỏ.Biển chiều thì phẳng lặng, trầm tính hơn biển vào sáng. Trên bãi cũng ít người tắm vì họ cũng như chúng tôi, đều về nghỉ ngơi cả rồi… Đã đến giờ chúng tôi phải về. Trước khi lên xe, tôi nhìn biển và cảm thấy cảm thấy tiếc nuối. Tôi sẽ cố gắng học tốt để bố mẹ thưởng cho tôi những chuyến du lịch tiếp theo. Hình ảnh bãi biển Vũng Tàu đẹp như tranh và đầy sức sống này sẽ mãi mãi in sâu vào trái tim tôi như một kỉ niệm đẹp.

6 tháng 3 2021

     Hè vừa qua, trong chuyến ra thăm xứ Huế em đã được theo ba cùng đoàn tham quan đến khu lăng mộ triều Nguyễn.

Lần đầu tiên trong đời, em tận mắt thấy cảnh núi non trùng điệp trải dài đẹp như tranh vẽ, đến tận những rặng Trường Sơn xa mờ tít tắp.

Trước mặt em, lúc ấy, bóng dáng núi Ngự Bình hiện ra sừng sững. Ba em chỉ phía sau kia là cột cờ trước lầu Ngọ Môn. Ba bảo gọi tên là núi Ngự Bình vì núi như bức bình phong của kinh thành.

Xe cứ từ từ lên dốc, lăn bánh giữa những rặng thông xanh mướt. Mọi người trố mắt nhìn. Khu lăng mộ triều Nguyễn đây rồi. Phong cảnh nơi này thật đẹp. Trên đỉnh dốc nhìn xuống, một nhánh nhỏ sông Hương xanh ngắt trôi lững lờ. Trước hết, đoàn ghé Khiêm Lăng với đồi lớn đồi con bao quanh làm thành một bức tường vây bọc đầy bóng thông xanh. Tiếng gió thông vi vu, bất tận tạo nên một không gian tĩnh lặng thâm nghiêm cho nơi an nghỉ của vua Tự Đức.

Bước lên thềm cao, em cùng đoàn vào cổng lăng. Dọc hai bên sân rộng lót đá là hai hàng tượng trăm quan văn võ bằng đá bất chấp thời gian vẫn nín lặng đứng chầu. Qua sân là vào điện chính. Đó là một ngôi nhà nguy nga, dài rộng bên trong bày đủ các thứ bàn, giường, ghế sập gụ, tủ trà dát vàng khảm ngọc của vua dùng ngày trước.Sau đó là khu mộ nằm trong một vòng tường thành cao ngất có hai cánh cửa đóng nặng nề. Rẽ sang phải là một dòng suối chảy ra từ lòng đá. Đẹp và thơ mộng nhất là nhà thuỷ tạ nằm trên hồ sen đầy hoa nở.

Người thuyết minh cho biết khu lăng mộ đã xây dựng mất rất nhiều năm, tốn biết bao công sức và tiền của của nhân dân. Chính chốn này là nguồn gốc phát khởi hai câu ca dao:

Vạn niên là vạn niên nàoThành xây xương lính, hào đào máu dân.

Đến đây, em mới thấy được khối óc và bàn tay tài hoa của những người lao động Việt Nam, thấy được sự bóc lột tàn nhẫn của vua quan phong kiến và nỗi đau bất tận của dân làng thời ấy!

24 tháng 5 2023

Một số ý chính:

- Ở miền Bắc, em đã được thưởng thức cảnh sắc hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. Những dãy núi xanh ngút ngàn, những thác nước trắng xóa đổ xuống từ độ cao, tạo nên một khung cảnh hoang sơ, mộc mạc nhưng cũng rất đẹp mắt. 

- Ở miền Trung, em đã được chiêm ngưỡng cảnh biển đẹp như tranh vẽ. Các bãi biển đầy cát trắng, nước biển trong xanh và những đồi cát trải dài, tạo nên một khung cảnh đẹp mê hồn. Em còn được tham quan các di sản văn hóa thế giới như Huế, Hội An, nơi có kiến trúc cổ kính, đậm chất văn hóa Việt Nam.

- Khi đến miền Nam, em đã được tham quan các vườn quốc gia, nơi tập trung những loài động thực vật quý hiếm. Em còn được chiêm ngưỡng cảnh sông nước phong cảnh đẹp như mơ trên sông Mekong. Những cánh đồng lúa bát ngát, những con đường ven sông xanh mát, tạo nên một khung cảnh yên bình, thanh tịnh.

- Kết bài: Việt Nam đẹp khắp trăm miền, mỗi vùng đất lại có những vẻ đẹp riêng. Em đã có một chuyến du lịch tuyệt vời, để lại trong em những ấn tượng khó quên về cảnh thiên nhiên tươi đẹp của đất nước.

6 tháng 5 2021

tk 

Hôm ấy nhằm một ngày đẹp trời, không khí mát dịu. Các bạn học sinh đều ăn mặc tươm tất hơn ngày thường. Ngay giữa sân lễ, một tấm phông đỏ treo cao, nổi bật lên với dòng chữ to màu trắng “Lễ tổng kết năm học”. Kế bên là một chiếc bàn dài trải thảm hoa, trên ấy, chất đầy những gói phần thưởng được bọc bằng giấy kiếng bóng lộn. Chúng em cứ đi qua đi lại ngắm nhìn mà lòng nôn nao khó tả.

Chẳng bao lâu, quan khách đến dự đã đông đủ. Họ ngồi chật cả dãy bàn phía trước. Tiếng nói chuyện, tiếng cười huyên náo.

Buổi lễ được bắt đầu bằng phút chào cờ thật trang nghiêm. Xong, thầy hiệu trường mới đọc diễn văn tổng kết năm học. Giọng thầy từ tốn, ấm rõ điểm lại từng mặt hoạt động của nhà trường. Chúng em im lặng lắng nghe mà lòng thầm cảm phục, biết ơn công lao của thấy cô đã không quản bao khó nhọc vì chúng em. Thầy hiệu trưởng còn thân mật khích lệ những bạn học giỏi, động viên các bạn khác phải cố gắng nhiều hơn nữa. Bài diễn văn kết thúc giữa tràng pháo tay giòn giã.

Tiếp theo là bài phát biểu của khách tham dự. Nhưng xúc động nhất là bài phát biểu của bạn Thu Hương. Bạn ấy đại diện cho học sinh lớp cuối cấp lên bày tỏ những suy nghĩ, những tình cảm của mình về thầy cô, về mái trường thân yêu sắp sửa phải rời xa.

 

 

Lúc phát thưởng thật vui nhộn. Bạn nào hạng nhất được gọi lên trước. Mỗi lẫn như thế là một lần tiếng vỗ tay vang dậy. Các bạn nhận thưởng tuy hơi rụt rè, nhưng người nào trên gương mặt cũng lộ nét hân hoan, tràn đầy sung sướng. Mấy bạn học sinh phía dưới cứ đứng chồm lên để nhìn cho rõ hơn. Xen vào giữa là các tiết mục văn nghệ hào hứng. Những bài hát về tuổi học trò được dịp cất lên. Đặc biệt tiết mục biểu diễn dàn organ của một em lớp Một đã làm cho ai nấy đều khen ngợi.

Cuối cùng, thầy hiệu trưởng lên tuyên bố bế mạc và cúi đầu chào tất cả mọi người. Buổi lễ tổng kết năm học đã kết thúc. Những bàn tay vẫy giã từ nhau, những ánh mắt nhìn nhau đầy lưu luyến. Xung quanh dần vắng lặng. Đâu đây, thoảng tiếng ve kêu. Riêng em, một mình còn đếm bước giữa sân trường đầy xác phượng đỏ.



 

31 tháng 8 2021

I. Dàn Ý Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học


1. Mở bài

Giới thiệu về buổi học cuối cùng ở trường tiểu học

2. Thân bài
- Giới thiệu qua về trường tiểu học
+ Ở đâu?
+ Ấn tượng đầu về trường tiểu học
- Kể về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học...

II. Bài Văn Mẫu Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học

Cuộc sống luôn vận động không ngừng, thời gian cứ chảy trôi để rồi mang theo bao kỉ niệm, bao hồi ức về một thời yêu dấu chẳng thể xóa nhòa. Với tôi, với bạn chắc hẳn ai cũng có những kỉ niệm đẹp tươi như thế. Và một trong những kỉ niệm mà tôi chẳng thể nào quên được đó là hồi ức về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học.

Trường tiểu học của tôi được xây dựng trong một thị xã nhỏ, nằm ở ngoại ô thành phố Hà Nội. Trường tuy không rộng rãi, khang trang như mấy ngôi trường trong thành phố thế nhưng chúng tôi lại luôn cảm nhận được cái ấm áp và thân thuộc, trường như ngôi nhà thứ hai của bọn nhỏ chúng tôi.

Còn nhớ ngày đầu mới bước chân vào ngôi trường, mọi thứ thật xa lạ với tôi và trong những phút giây lạ lẫm ấy tôi cảm tưởng như mình sắp vỡ òa. Chẳng muốn rời xa bố mẹ, chẳng muốn xa bạn bè thân thuộc, xa mái ấm của mình để đến với ngôi trường lạ hoắc với nhiều thứ mới lạ, tôi sợ hãi mọi thứ, đây chẳng phải là nơi mà tôi thuộc về. Và tôi đã khóc nấc lên trong cái giây phút nghẹn ngào ấy, sợ hãi, yếu đuối bao trùm lên suy nghĩ nhỏ bé của tôi, và tôi đã thật tuyệt vọng trong những giây phút ấy.

Thế nhưng sau này khi làm quen với ngôi trường tôi mới nhận ra nhiều thứ, cuộc sống của một học sinh tiểu học không tệ nhưng tôi vẫn nghĩ. Tôi được học tập, được giao lưu cùng các bạn, tôi cũng dành những khoảng thời gian nhất định để suy nghĩ và tự tìm tòi lời giải cho những bài toán, và tôi đã tìm thấy niềm vui từ những thứ mà ban đầu tôi cho là không thể.

Thời gian qua đi và tôi dần lớn lên, tôi trưởng thành cả về suy nghĩ và hành động, nhưng càng lớn tôi càng nhận ra nhiều điều. Tôi phải tự chấp nhận những sự thật đau đớn nhất, đó là chia ly, là phải ngăn không cho những giọt nước mắt của mình rơi xuống, phải thật dũng cảm tiến lên phía trước dẫu phải bỏ lại đằng sau là cả một khoảng trời ký ức, cả một mái ấm mà tôi đã từng gắn bó.

Tôi vẫn nhớ như in ngày ấy, cái ngày định mệnh của buổi học cuối cùng tại trường tiểu học của chúng tôi. Ngày hôm ấy trời không nắng, gió nhẹ thoảng qua mang theo một nỗi man mác buồn. Nếu những ngày trước đó tôi chỉ thấy mệt mỏi bởi thời tiết, bởi lượng kiến thức phải chuẩn bị cho kì thi cuối cấp thì mấy ngày nay tôi lại càng thấy mệt mỏi hơn. Tâm trạng tôi đầy ắp tâm sự, những câu chuyện còn dang dở, những mẩu chuyện chưa kịp thốt lên thành câu, vài dòng lưu bút còn thơm màu mực mới,...tất cả, tất cả đều thấm đượm nỗi buồn của những ngày chia tay cuối cấp.

Hôm ấy tôi đến lớp thật sớm, khoác trên mình bộ đồng phục chỉnh tề nhất, cũng tại hôm ấy tôi mới thấy được sự trang nghiêm và đáng trân trọng của bộ đồng phục mà tôi đã mặc trên người suốt mấy năm trời. Chỉ còn vài giờ nữa thôi, sau vài giờ nữa tôi sẽ không còn là học sinh tiểu học nữa, tôi sẽ trở thành các đàn anh, đàn chị đầy gương mẫu, thế nhưng tại sao tâm trạng tôi lại đầy ắp nỗi buồn, sao cổ họng tôi lại cứ nghẹn lại, khóe mắt dưng dưng.

Tôi vào lớp ngồi ngay ngắn trên bàn học, vì hôm ấy là buổi học cuối cùng nên chúng tôi không cần phải học nhiều, thi cử cũng đã xong nên có lẽ bây giờ là thời điểm nhẹ nhàng nhất. Tôi mang chiếc cặp mà trong đó có vẻn vẹn vài cuốn sách cũ, những cuốn sách mà mọi khi bị tôi hắt hủi, ghẻ lạnh đầy những chữ nguệch ngoạc của mình thì nay tôi lại nâng niu cẩn thận, tôi nhẹ để chúng lên bàn và ngồi ngắm nhìn mọi thứ xung quanh mình. Các bạn trong lớp vẫn hồn nhiên tươi cười, chẳng biết là do tôi yếu đuối hay là các bạn mạnh mẽ nữa, nhưng thực sự khi ấy tôi không cười nổi, tôi muốn đi ra một góc nào đó và khóc, tôi không muốn nói chuyện với ai không phải vì tôi ghét bỏ họ mà là vì tôi sợ tôi sẽ khóc mất.

Tiếng nô đùa, tiếng cười giòn tan của các bạn trong lớp cuối cùng cũng đã dừng lại khi cô chủ nhiệm bước vào. Hôm ấy cô không quát mắng chúng tôi. Không còn là cô chủ nhiệm nghiêm khắc hay nhắc nhở chúng tôi mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, lúc ấy cô chỉ bước vào và im lặng. Dường như chúng tôi cũng cảm nhận được cái không khí tĩnh mịch đó là gì, những sự im lặng ấy là những giọt nước mắt lặng thầm, là những nỗi đau đớn của sự chia ly và mất mát mà chúng tôi đang phải gánh chịu.

Cái không khí ảm đạm ấy vẫn cứ diễn ra cho đến khi cô ngồi xuống và ôn tồn căn dặn chúng tôi những lời cuối cùng trước khi chúng tôi rời xa cô, rời xa mái trường thân yêu ấy. Cũng là những lời quen thuộc, cũng là cái giọng nói ấy, vẫn ngữ điệu thân quen ấy nhưng sao hôm nay chúng tôi lại thấy nó thấm thía đến lạ và muốn nghe mãi không thôi. Tôi ngước đầu lên nhìn các bạn bên cạnh, ai ai cũng cúi đầu đầy nghẹn ngào, tôi cố hít một hơi thật sâu để không khóc và tự nhủ mình không được khóc. Giờ đây mình đã trưởng thành vì vậy phải cứng rắn, phải mạnh mẽ lên để cô vui lòng. Và trong phút giây ấy tôi nhận ra cô giáo của mình, một nhà giáo mẫu mực tưởng chừng như cứng rắn và vô cùng mạnh mẽ vậy mà hôm ấy cô lại khóc, giọng cô run run và thỉnh thoảng hơi nghẹn lại đôi chút. Cuối cùng cô điểm danh cả lớp lần cuối, cô cầm cuốn sổ điểm danh lên đọc to rõ ràng tên từng bạn học sinh một, khi tên mỗi bạn vang lên cô còn nhắc nhở thêm về điểm mạnh, điểm yếu để chúng tôi khắc phục và hoàn thiện hơn. Khi cô gập lại cuốn sổ cũng là lúc tiếng trống trường vang lên, đó cũng là lúc chúng tôi nhận ra cuộc đời học sinh yêu dấu tại trường tiểu học của chúng tôi đã kết thúc, khi ấy chẳng ai có thể kìm nén được cái mớ cảm xúc hỗn độn của mình và tất cả đều khóc lớn. Cả lớp chúng tôi vỡ òa khóc lớn và chạy lên ôm trầm lấy cô, ngày hôm ấy cả ngôi trường vỡ òa trong tiếng khóc, những tiếng nấc, tiếng đau đến xé lòng. Ngày hôm ấy chúng tôi rời xa nhau, rời xa mái trường, ngày hôm ấy tôi khép lại câu chuyện về quãng đời học sinh tiểu học của mình.

Cơn đau ngày ấy tưởng chừng chết đi sống lại không thể vượt qua được thế nhưng bây giờ tôi đã có thể vững vàng bước tiếp. Bây giờ tôi đã trở thành học sinh lớp sáu, trở thành một phần của ngôi trường mới, tôi lại có cuộc sống mới, lại trở về với quỹ đạo những ngày học tập căng thẳng đầy vất vả của mình. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn về thăm trường cũ, thăm lại cô chủ nhiệm yêu dấu, cô vẫn cái vẻ điềm tĩnh và đầy nhiệt huyết ấy say mê trên bục giảng. Thời gian qua đi và hồi ức về buổi học cuối cùng ấy sẽ sống mãi trong tim chúng tôi, đó là những phút giây nghẹn ngào, đau đớn nhất, nhưng cũng là những phút giây đáng trân trọng nhất mà chúng tôi đã sống thật với trái tim mình.

16 tháng 4 2018

Tui cho ông dàn ý còn lại ông tự làm nha:

Đề 1 :

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu phiên chợ quê em

Ví dụ:
Lúc nhỏ, mỗi lần đi chợ mẹ đều mua quà bánh về cho em. Có vài lần mẹ cho em đi chợ cùng. Em rất thích đếnchợ vì ở đó rất nhộn nhịp và có nhiều thứ để xem. E thích nhất là đi phiên chợ vào buổi sáng.
II. Thân bài: tả phiên chợ quê em
1. Tả bao quát phiên chợ quê em

  • Phiên chợ diễn ra vào buổi sáng
  • Phiên chợ gần nhà em, khoảng 1km
  • Phiên chợ dành cho nhiều nơi đến mua bán
  • Phiên chợ gần một dòng sông lớn thuận tiện cho thuyền bè buôn cá

2. Tả bao quát phiên chợ quê em
a. Tả khung cảnh phiên chợ quê em

  • Buổi sáng mặt trời mọc ở phía bên sông
  • Những tia nắng lọt qua khe lá
  • Tiếng xe cộ qua lại ồn ào
  • Tiếng người nói rôm rả
  • Những hàng cây đung đưa theo gió

b. Tả con người ở phiên chợ quê em

  • Mọi người tấp nập kẻ bán người mua
  • Nhiều người đi chợ vào buổi sáng
  • Các người bán hàng chào mua khách hàng
  • Những người mua đứng xem và trả giá từng sản phẩm
  • Những người ở chợ từ trẻ con đến người già đều rất hân hoan

c. Tả các món đồ bán ở chợ

  • Các loại gia cầm: vịt, gà, chim,….
  • Các loại rau như: cúc, cải, ngò, mồng tơi, rau má,…
  • Các loại củ
  • Các loại vật dụng gia đình và vật dụng công nghiệp
  • Các loại quần áo giày dép
  • Các loại hoa quả, trái cây
  • Các đồ dùng có thể bán khác

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về phiên chợ quê em
Ví dụ: em rất thích di chợ. Mỗi lần đi chợ em có thể mua những gì em thích. Em sẽ xin mẹ đi chợ thật nhiều.

Đề 2 :

a)    Mở bài

-   Trong các truyện cổ tích, nhân vật ông tiên để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất. Tại sao?

-   Dẫn dắt người đọc và tình huống em gặp ông tiên (tưởng tượng).

b)    Thân bài

-   Miêu tả chân dung nhân vật ông tiên

 + Hình dáng

+ Khuôn mặt

+ Chòm râu, mái tóc

+ Cây gậy.

-   Những lời đối thoại của em với ông Tiên.

-   Miêu tả hành động của ông tiên (tưởng tượng, ví dụ: em bị lạc đường, ông tiên đã cho em một chiếc xe ngựa thông minh và thế là em được về nhà,... ).

c)    Kết bài

Ý nghĩa của nhân vật ông tiên trong truyện và trong suy nghĩ của em.

16 tháng 4 2018
 Em hãy tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em

Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiên chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.

Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6, 10, 16, 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú.

Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.

Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đỏ theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.

Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ giá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng... Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,...Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi.

Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Buổi chiều, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ t

21 tháng 2 2020

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

Học tốt

21 tháng 2 2020

Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kỳ thú.

Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết "vô tình" hay "hữu ý" mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào "tối ưu" hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.

Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng "tôi" là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lý. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh.

Sông nước cà mau

Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông, ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió Trên trời thì xanh... không ngớt vọng về trong hơi gió muối.... Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tổ quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba khía... Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đem đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.

Bức tranh còn được rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu muôn vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ "những" trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, có thể mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!

Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cuốn phim quay chậm với sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm thanh có phần mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.

Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn của tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn, sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước mặt. ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác, ở đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở, và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng.

Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó là sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật - so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi cây lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Cùng là những chòm cây cổ thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.

Văn chương hay thật! Càng học, càng đọc thì vốn hiểu biết về đất nước và con người càng phong phú. Chỉ có hai bài văn tả về cảnh sông nước đã có hai "bức tranh" thiên nhiên với vẻ đẹp đặc sắc riêng: một vùng miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội, khác nhiều so với thiên nhiên vùng mũi Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Và mỗi vùng đất, mỗi con sông trên lãnh thổ nước ta đều là những bức tranh "tuyệt đẹp" đang vẫy gọi chúng ta.

22 tháng 3 2021

Những ngày nghỉ hè, tôi thích nhất là được ở nhà nằm đọc truyện cổ tích. Năm vừa rồi, tôi đạt danh hiệu học sinh giỏi nên mẹ đã mua cho tôi một quyển Truyện cổ tích Việt Nam. Nhờ nó, tôi đã được du ngoạn trong một thế giới huyền ảo.

Tôi đang mơ màng bỗng giật mình tỉnh dậy bởi tiếng hát và nụ cười đùa trong trẻo của lũ trẻ. Tôi nhìn thấy trước mắt mình một đám trẻ đang vui đùa. Lũ trẻ đang chơi thấy tôi tiến lại thì dừng lại, chúng cũng có vẻ ngạc nhiên vì thấy tôi mặc khác với chúng. Có một cậu bé mặt mũi sáng sủa và thông minh tiến lại chào và hỏi tôi. "Anh là ai?". "Mình tên là Đạt, còn em?" Cậu bé chưa kịp trả lời thì lũ trẻ nhao nhao lên và đồng thanh hô: "Đó là cậu bé thông minh!". Tôi ngạc nhiên quá và vui mừng khi biết trước mặt mình là cậu bé thông minh - người đã đưa ra được những lời giải đơn giản và dễ hiểu trước những câu đố hóc búa của vua. Tôi nói: "Anh rất thích những câu trả lời của em. Dù có gặp vua hay bất kỳ ai, em không hề run sợ mà lại nhanh trí đối đáp lại những câu đố đầy oái oăm của nhà vua. Bằng trí thông minh của mình, em đã cứu được dân làng và cứu nước ta trước sự dòm ngó của ngoại bang. Câu trả lời của em trước sứ thần khiên ông ta sợ và nể phục nước Việt ta tuy nhỏ nhưng không thiếu người tài."

Cậu bé nhìn tôi, đưa tay gãi gãi, vẻ xấu hổ và nói: "Anh cứ khen em mãi thế. Đất nước ta không thiếu nhân tài. Em thấy các bạn học sinh bây giờ còn nhỏ nhưng đã rất giỏi, mang về cho đất nước bao giải quốc tế. Các bạn đã làm cho thế giới biết đến nước Việt Nam bằng các giải vàng trên trường quốc tế".

Tôi ngạc nhiên: "Sao em biết?". "Bởi em rất thích học nên thường đến xem các bạn học sinh học tập. Em thấy rất vui khi ngày càng có nhiều bạn học giỏi. Các bạn giỏi nhưng rất ngoan và khiêm tốn. Nhưng thôi, anh lại đây chơi cùng bọn em". Em kéo tay tôi, cùng hòa vào đám trẻ. Chúng tôi cùng giải đố, cùng đùa nghịch thật vui. Thậm chí, tôi còn được bọn trẻ đãi món khoai lang nướng vùi dưới lá khô. Mải vui đùa, chúng tôi quên cả thời gian. Trời đã sẩm tối, lũ trẻ chia tay tôi ra về. Tôi còn đang đứng ngẩn ngơ nhìn lũ trẻ ra về mà thấy tiếc quá, chẳng biết bao giờ mới có dịp gặp lại.

Bỗng tôi thấy có tiếng mẹ đang gọi tôi: "Đạt ơi! Dậy đi con. Sao lại nằm lên sách mà ngủ thế này". Hóa ra, tôi đang đọc truyện thì ngủ quên mất. Cuộc gặp gỡ với cậu bé thông minh thật là thú vị biết bao.

12 tháng 5 2023

KHÔNG CHÉP MẠNG thì tự làm đi, KHÔNG MUỐN CHÉP MẠNG nhưng lại đi chép bài của người khác à ?
 

12 tháng 5 2016

Năm tháng rồi cũng qua đi, chỉ có thời gian là thước đo tình cảm của con người. Bây giờ tuy đã học lớp 5 – lớp cuối cấp của trường tiểu học, sắp sửa phải tạm biệt mái trường, thầy cô, bạn bè để tiếp bước vào bậc trung học . Nhưng quãng thời gian là năm năm học ở trường, em không sao quên được những kỷ niệm về cô giáo đã dạy em những năm đầu chập chững cắp sách tới trường.

Cô có cái tên rất hay và em cũng rất thích đó là Kim Oanh. Cô là người mẹ hiền dịu nhất trong những ngay fem còn học lớp 1. Với dáng người đậm đà, mái tóc xoăn xoăn màu hạt dẻ thì ai cũng nói nhìn cô trông rất xinh. Cô thường mặc những bộ quần áo lịch sự, phù hợp với dáng người của mình. Ngày đó, em cứ nghĩ cô giáo phải dễ sợ lắm. Nhưng không, cô đã làm tan biến những ý nghĩ vẩn vơ đó của em. Cô vẫn là cô giáo hiền lành, tốt bụng. Với khuôn mặt tròn, phúc hậu, hai gò má cao cao, lúc nào cũng ửng hồng. Mắt cô đen láy, long lanh với hàng lông mi cong vút. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là ánh mắt nhìn trìu mến, bao dung mà cô dành cho chúng em. Mỗi lần không học bài, chỉ cần nhìn vào đôi mắt buồn buồm của cô là bạn ấy hối hận ngay về việc làm của mình. Có lẽ, chính cô là người khơi dậy lòng hăng say học tập của chúng em. Ẩn dưới vầng trán cao cao thông minh ấy là đôi lông mày vòng nguyệt cân đối tạo cho khuôn mặt vẻ thanh tú.

Cô Oanh là một giáo viên hăng say trong công việc và hết lòng thương yêu học sinh. Tâm hồn cô là cả một khoảng trời chứa chan bao tình yêu cô dành cho chúng em: Nghe cô giảng bài thì thật là thú vị. Cô giảng rất dễ hiểu, dễ nghe nên chúng em luôn tiếp thu được bài. Vào những giờ ra chơi, cô luôn ngồi lại để viết mẫu và chấm bài cho chúng em. Có những hôm cô còn trao đổi cách giảng bài với bạn bè đồng nghiệp. Nếu bạn nào đọc chưa tốt hay viết chưa đúng thì cô luôn sẵn sàng giúp đỡ. Khi cô đã giảng cho bạn nào thì bạn ấy hiểu ngay. Vào những giờ sinh hoạt lớp, cô luôn nhận xét cho từng bạn và nói cho các bạn cách sửa lỗi sai đó. Có hôm cô nhận xét rất tốt về lớp em và em rất nhớ câu: “Tuần qua, các con đã rất cố gắng để nhận cờ Đội. Cô rất vui vì không những các con được nhận cờ tốt mà còn nhận cờ xuất sắc. Cô mong tuần nào các con cũng như vậy”. Và khi đó, lớp em vỗ tay rào rào.

Giờ đây khi đã lên lớp năm, mỗi khi có việc cần đi qua lớp cô, cô lại goi em lại hỏi han. Khi đó, em lại nhớ những giây phút khi còn học lớp 1, được cô yêu thương dạy dỗ. Trong em vang lên lời bài hát: “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương…”.

Vâng! Đúng vậy em sẽ không bao giờ quên cô – người mẹ đã đưa em đón những tia nắng đầu tiên của cuộc đời.

12 tháng 5 2016

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Bài văn kể về cô giáo của em

Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.

Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”

Đề bài: Kể vể một thầy giáo mà em quý mến.

Đã qua gần sáu năm cắp sách đến trường, tôi ấn tượng với rất nhiều thầy cô giáo. Thầy cô luôn để lại trong tôi những hình ảnh đẹp và mãi không phai mờ. Nhưng đặc biệt nhất với tôi và cũng là người tôi quí nhất – thầy giáo dạy tôi hồi lớp 5.

Tôi thấy rất ít người lựa chọn nghề làm thầy giáo. Thế mà thầy giáo tôi lại rất say mê với sự nghiệp trồng người này. Thầy tâm sự với chúng tôi, thầy muốn làm thầy giáo từ khi học cấp 2. Mỗi lần ngồi nghe thầy giáo giảng bài thích lắm. Trông thầy đứng trên bục giảng chững chạc, tự tin và được học trò yêu mến, thầy đã nuôi ước mơ từ đó. Về nhà, thầy bắt tụi em nhỏ ngồi sắp hàng ngay ngắn và thầy giả làm thầy giáo. Lạ lùng thay, bọn trẻ lại ngồi nghe đến say mê. Không biết chúng hiểu mấy phần “thầy” giảng nhưng đứa nào mặt mũi cũng ngơ ngẩn, say sưa. Có khi “thầy” nói xong rồi mà chúng vẫn ngồi bần thần, lúc đó phải gọi lớn chúng mới như sực tỉnh. Đó là động lực đầu tiên giúp cho ước mơ của thầy thành hiện thực.

Con đường đến với nghề của thầy cũng lắm gian nan. Vì thế mà bây giờ thầy dành cho nghề một tình yêu thật mãnh liệt. Là con trai cả trong gia đình có truyền thống làm bác sĩ, thầy được bố mẹ định hướng cho thi vào trường đại học Y. Ngay từ nhỏ, gia đình thầy đã mong muốn như thế: Thầy vốn học giỏi lại thông minh, nhanh nhẹn nên cả nhà đặt niềm hi vọng rất lớn. Nhưng năm lớp 12,