Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyện cổ tích Cây bút thần mang nhiều ý nghĩa, thể hiện mong muốn khát khao của nhân dân về công lý xã hội, những người lao động nghèo khổ và bị áp bức phải luôn yêu thương nhau và nhận sự giúp đỡ. Ngược lại kẻ thống trị, tham lam, độc ác nhất định bị tiêu diệt và không thể tồn tại.
Truyện còn cho thấy mong ước vào những khả năng kì diệu của con người. Qua truyện cổ tích này, dân gian cũng gửi gắm thông điệp rằng ai trong chúng ta cũng cần có sự đam mê và nỗ lực cố gắng để đạt được thành công.
Truyện cổ tích Cây bút thần mang nhiều ý nghĩa, thể hiện mong muốn khát khao của nhân dân về công lý xã hội, những người lao động nghèo khổ và bị áp bức phải luôn yêu thương nhau và nhận sự giúp đỡ. Ngược lại kẻ thống trị, tham lam, độc ác nhất định bị tiêu diệt và không thể tồn tại.
Truyện còn cho thấy mong ước vào những khả năng kì diệu của con người. Qua truyện cổ tích này, dân gian cũng gửi gắp thông điệp rằng ai trong chúng ta cũng cần có sự đam mê và nỗ lực cố gắng để đạt được thành công.
Truyện cổ tích Cây bút thần mang nhiều ý nghĩa, thể hiện mong muốn khát khao của nhân dân về công lý xã hội, những người lao động nghèo khổ và bị áp bức phải luôn yêu thương nhau và nhận sự giúp đỡ. Ngược lại kẻ thống trị, tham lam, độc ác nhất định bị tiêu diệt và không thể tồn tại.
Truyện còn cho thấy mong ước vào những khả năng kì diệu của con người. Qua truyện cổ tích này, dân gian cũng gửi gắp thông điệp rằng ai trong chúng ta cũng cần có sự đam mê và nỗ lực cố gắng để đạt được thành công
Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Câu chuyện kể về lớp học vùng An-dát của nước Pháp vì thua trận phải cắt cho quân Phổ. Từ đây, quân Phổ ra lệnh không cho phép dạy tiếng Pháp – tiếng mẹ đẻ nữa, thay vào đó là tiếng Đức. Buổi học cuối cùng ở đây có nghĩa là buổi dạy và học cuối được học tiếng mẹ đẻ của những người thầy yêu nước và những học sinh.
Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Truyện được kể theo lời nhân vật Phrăng, ngôi thứ nhất.
- Truyện có những nhân vật : phó rèn Oát-stơ và cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, dân làng, thầy Ha-men, các học sinh.
- Ấn tượng nhất là thầy Ha-men : tình yêu to lớn với nghề giáo - truyền bá tiếng nói dân tộc tới các thế hệ.
Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Sáng ngày diễn ra buổi học, trên đường đến trường : nhiều người đứng trước bảng nhãn cáo thị, lời nói kỳ lạ của bác phó rèn. Quang cảnh ở trường : bình lặng. Trong lớp : thầy mặc lễ phục trang trọng, không mắng giận ai cả, có những người dân ngồi cuối lớp.
- Báo hiệu một điều đáng buồn sẽ đến : sẽ không còn được học tiếng Pháp nữa.
Câu 4 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Trước khi biết đó là buổi học cuối : cậu bé Phrăng ham chơi, lười học.
- Nghe thầy thông báo : thấy tiếc nuối, ân hận vì mình đã lười học.
- Thầy gọi lên đọc : xấu hổ, ân hận, ước mình có thể đọc to rõ, không bị lỗi.
- Kết thúc buổi học : buồn bã, xúc động trước thầy giáo. Thêm tình yêu tiếng Pháp.
Câu 5 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Nhân vật thầy Ha-men :
- Trang phục : nghiêm chỉnh, trang trọng với chiếc áo rơ - đanh – gốt xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn, mũ tròn bằng lụa đen.
- Thái độ với học sinh : nhẹ nhàng, không quát mắng, kiên nhẫn.
- Lời nói về việc học tiếng Pháp : ca ngợi, coi tiếng Pháp là chìa khóa chốn lao tù để vượt ngục nô lệ.
- Lúc buổi học kết thúc : thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, dồn hết tình yêu vào dòng chữ “Nước Pháp muôn năm”.
Câu 6 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Câu văn so sánh :
- tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố.
- dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi.
- ... chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.
- Những tờ mẫu ... như những lá cờ nhỏ ...
- ... một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp.
* Tác dụng : tạo hình tượng, sự sinh động, tăng sức gợi hình gợi cảm để thể hiện tình cảm của tác giả.
Câu 7* (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
“... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù ...”. Khẳng định sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc, yêu quý, học tập tiếng nói dân tộc là góp phần mở cửa tù lao thoát khỏi ách áp bức.
TK MIK NHA<##
Câu 1: Câu chuyện Buổi học cuối cùng được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?
Trả lời:
Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha- men tại một trường làng trong vùng An- dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An-dát và Lo- ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.
Câu 2: Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất? Trả lời:
- Truyện được kể theo lời của nhân vật Phrăng- một học sinh lớp thầy Ha-men. Truyện kể ở ngôi thứ nhất.
- Trong truyện còn có thầy Ha-men và một số nhân vật phụ xuất hiện thoáng qua không được miêu tả kĩ. Nhân vật thầy giáo Phrăng gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.
Câu 3: Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?
Trả lời:
* Những điều khác là trên đường đến trường: khi qua trụ sở xã, Phrăng thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.
- Quang cảnh ở trường bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
- Phrăng đến lớp muộn nhưng không hề bị thầy giáo quở trách.
- Phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học, ai cũng có vẻ buổn rầu.
* Những điểu đó báo hiệu rằng buổi học này không phái là buổi học bình thường như mọi khi, nó có sự bất thường xảy ra: Buổi học cuối cùng.
Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?
Trả lời:
* Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:
- Choáng váng, sững sờ khi nghe thầy Ha- men cho biết đây là buổi học cuối cùng.
- Cậu thấy nuối tiếc và ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.
- Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ, tự giận minh.
- Kinh ngạc khi nghe thầy Ha- men giảng ngữ pháp, cậu thấy hiểu đến thế. “ Tất cả những điều thầy nói, tôi đều thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế...”
* Phrăng đã nghe và hiểu được những lời nhắc nhờ tha thiết nhất cùa thầy Ha-men và qua tất cả mọi việc đã diễn ra trong buổi học ấy, nhận thức và tâm trạng của cậu đã có những biến đổi sâu sắc. Phrăng đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn được trau đồi học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.
Câu 5: Nhân vật thầy giáo Ha- men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này. Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?
Trả lời:
Thầy Ha- men trong buổi học cuối cùng:
- Trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ -đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn - những thứ trang phục chỉ dùng trong những buổi lễ trang trọng.
- Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng Phrăng khi cậu đến muộn và cả khi cậu không thuộc bài; nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng.
- Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha- men muốn nói với học sinh và mọi người trong vùng An-dát là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước: Phủi giữ lấy nó trong chúng ta và dừng bao giờ quên lãng nó, bởi khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khúc nào túm được chìa khoá chốn lao tù ...
- Đặc biệt cảm động là hình ảnh thầy Ha-men ở những giây phút cuối cùng của buổi học... nỗi đau đớn và xúc động trong lòng thầy đã lên tới cực điểm khiến người tái nhợt ... thầy nghẹn ngào không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: Nước Pháp muôn năm! ”
Như vậy cùng với nhân vật Phrăng, nhân vật thầy giáo Ha-men đã góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng tác phẩm một cách trực tiếp và sâu sắc. vẻ đẹp của ông được hiện ra qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú học trò Phrăng bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi học cuối cùng không thể nào quên.
Câu 6: Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chì ra dụng của những so sánh ấy
Trả lời:
Những câu văn có hình ảnh so sánh:
- Tiếng ồn ào như chợ vỡ.
- Mọi sự đểu bình lặng y như buổi sáng chủ nhật.
- ... thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh minh như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy (hình ảnh so sánh này nói lên sự lưu luyến của thầy đối với ngôi trường) ...
- “... Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của họ thì chẳng khác nào nắm dược chìa khóa chốn lao tù"
Câu 7: Trong truyện, thầy Ha- men có nói: “ ... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?
Trả lời:
Câu nói của thầy Ha- men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chi là tài sản quý báu của dân tộc mà nó còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.
Soạn bài vượt thác của Võ Quảng I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Theo trình tự 3 phần ở SGK thì bài văn được bố cục. (1) Từ đầu đến “Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”. (2) Tiếp đó đến “Thuyền vượt qua khỏi thác Cồ Cò”. (3) Phần còn lại. Câu 2. a. Cảnh dòng sông và hai bên bờ theo từng chặng đường của con thuyền. A1) - Thuyền lướt bon bon về phía núi rừng. - Đến ngã ba sông trải ra những bãi dâu tiếp làng xa tít. - Những chiếc thuyền xuôi chầm chậm chở đầy đặc sản của rừng. - Càng ngược vườn tược càng um tùm. - Những chòm cổ thụ mãnh liệt đứng trầm ngâm. - Núi cao đột ngột hiện ra chắn ngang. A2) - Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. - Thuyền vùng vằng cứ trụt xuống rồi lên, quay đầu về chạy. - Thuyền cố lấn lên. - Thuyền vượt khỏi thác. A3) - Dòng sông cứ chạy quanh co, dọc những núi cao sừng sững. - Dọc sườn núi những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp trông xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. - Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng mở ra. b. Cũng như bài « Sông nước Cà Mau », người miêu tả ở trên thuyền để quan sát cảnh vật. Con thuyền di động tới đâu thì cảnh vật sẽ được nhìn và miêu tả đến đó. Vị trí quan sát này rất thích hợp vì nó động chứ không tĩnh lại. Câu 3. Cảnh con thuyền vượt thác. a. - Thác rất dữ dội « Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá ». - Cả ba con sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng. - Chiếc sào dượng Hương Thư bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ trụt xuống, quay đầu… - Thuyền cố lấn lên rồi vượt qua được thác Cổ Cò. b. Nhân vật dượng Hương Thư được miêu tả : - Ngoại hình : + như pho tượng đồng đúc. + các bắp thịt cuồn cuộn. + hai hàm răng cắn chặt. + quai hàm bạnh ra. - Hành động + Đánh trần đứng sau lái, co người phóng sào xuống dòng sông. + Ghì chặt lấy sào, lấy thế trụ lại giúp chiếc sào kia phóng xuống. + Thả sào, rút sào, rập ràng nhanh như cắt. - Đánh giá chung : + Là hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. + Khi vượt thác dượng Hương Thư mạnh mẽ, oai phong, hùng dũng không giống như ở nhà nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ. c. Một số so sánh đã được dùng : + Núi cao như đột ngột hiện ra (vật với người). + Nhanh như cắt (trừu tượng với cụ thể). + Những cây to (…) nom xa như những cụ già vung tay (vật với người). - Hình ảnh dượng Hương Thư giống như « hiện sĩ của Trường Sơn oai linh » cho thấy tư thế anh hùng của người lao động trên thác nước hung hiểm của Trường Sơn hùng vĩ. Con người rất xứng tầm với thiên nhiên dữ dội. - Hai hình ảnh : + Đoạn đầu : « Dọc sông, những chòm cô thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước ». + Đoạn cuối : « Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. • Đoạn đầu, hình ảnh cầy cổ thụ dễ liên hệ tới hình tượng dượng Hương Thư chuẩn bị vượt thác. • Đoạn sau, hình ảnh cây to dễ liên tưởng tới « Chú Hai vượt sào, ngồi thở không ra hơi ». • Cả hai hình ảnh đều muốn nói rằng nơi sông núi, đất nước quê hương đầy hùng vĩ hiểm trở, các thế hệ người Việt Nam đều thể hiện bản lĩnh vững vàng để sống trên mảnh đất của mình. Câu 5. Qua bài văn, em cảm nhận. - Thiên nhiên Việt Nam đẹp một cách dữ dội, mãnh liệt. - Con người lao động Việt Nam như là hiệp sĩ anh hùng chiến đấu hằng ngày để có miếng ăn tấm áo. II. Luyện tập Cảnh sông nước ở hai bài đều hùng vĩ, nên thơ nhưng nó là hai miền rất khác nhau : + Miền cực Nam của Tố quốc nên có nhiều kênh rạch chằng chịt, có các tầng rừng đước, có phố thị trên sông. + Miền trung ở dãy Trường Sơn và cái thác nước phải vượt qua thật dữ dội.
Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
Câu 1: Bài văn miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian:
– Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác;
– Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ;
– Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ.
Theo trình tự trên, có thể chia bố cục của bài văn như sau:
– Đoạn 1: Từ đầu đến "Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước".
– Đoạn 2: Từ "Đến Phường Rạnh" đến "thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò".
– Đoạn 3: Còn lại.
Câu 2: Cảnh dòng sông và hai bên bờ theo từng chặng đường của con thuyền.
Chẳng hạn:
– Tả cảnh sông ở vùng đồng bằng thì êm đềm, thơ mộng, thuyền rẽ sóng lướt bon bon, tầm nhìn mở ra phóng khoáng: "chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít" …
– Tả cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì kéo đối tượng vào cận cảnh: "Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt" …
– Đến đoạn sông có thác dữ thì đặc tả: "Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn" …
Câu 3:
a. Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả qua các yếu tố:
– Tinh thần chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để được chắc bụng, ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng, ...
– Dòng nước hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.
b. Nhân vật dượng Hương Thư được miêu tả:
- Ngoại hình:
-
như pho tượng đồng đúc.
-
các bắp thịt cuồn cuộn.
-
hai hàm răng cắn chặt.
-
quai hàm bạnh ra.
- Hành động:
-
Đánh trần đứng sau lái, co người phóng sào xuống dòng sông.
-
Ghì chặt lấy sào, lấy thế trụ lại giúp chiếc sào kia phóng xuống.
-
Thả sào, rút sào, rập ràng nhanh như cắt.
c. Miêu tả dượng Hương Thư đối đầu với thác dữ, tác giả đã dùng các cách so sánh:
– Dùng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: động tác thả sào và rút sào nhanh như cắt; hình ảnh con người như một pho tượng đồng đúc ...
– Dùng hình ảnh cường điệu: dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" gợi sự liên tưởng với những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc, nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên.
Ngoài ra, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ" – qua đó tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công viêc, trong khó khăn, thử thách.
Câu 4:
- Hai hình ảnh:
-
Đoạn đầu: "Dọc sông, những chòm cô thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước".
-
Đoạn cuối: "Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước".
+ Đoạn đầu, hình ảnh cầy cổ thụ dễ liên hệ tới hình tượng dượng Hương Thư chuẩn bị vượt thác.
+ Đoạn sau, hình ảnh cây to dễ liên tưởng tới "Chú Hai vượt sào, ngồi thở không ra hơi".
+ Cả hai hình ảnh đều muốn nói rằng nơi sông núi, đất nước quê hương đầy hùng vĩ hiểm trở, các thế hệ người Việt Nam đều thể hiện bản lĩnh vững vàng để sống trên mảnh đất của mình.
Câu 5:
Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, đoạn từ trước địa phận Phường Rạnh đến Trung Phước. Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người thông qua các hình ảnh nhân hoá và so sánh, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp quả cảm của con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa thơ mộng vừa dữ dội; đồng thời ca ngợi phẩm chất của con người lao động Việt Nam dũng cảm mà khiêm nhường, giản dị.
III. LUYỆN TẬPHai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác tuy đều miêu tả cảnh sông nước nhưng phong cảnh thiên nhiên ở mỗi bài lại có những nét riêng và nghệ thuật miêu tả của mỗi nhà văn cũng vậy.
- Miền cực Nam của Tố quốc nên có nhiều kênh rạch chằng chịt, có các tầng rừng đước, có phố thị trên sông.
- Miền trung ở dãy Trường Sơn và cái thác nước phải vượt qua thật dữ dội.
Soạn bài: Thánh Gióng
Bố cục:
- Phần 1 (Từ đầu ... nằm đấy): Sự ra đời của Gióng.
- Phần 2 (tiếp ... cứu nước): Gióng đòi đi đánh giặc, sự lớn bổng kì lạ.
- Phần 3 (tiếp ... lên trời): Gióng đánh giặc và bay về trời.
- Phần 4 (còn lại): Nhân dân ghi nhớ công ơn.
Tóm tắt:
Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười.
Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua sắm roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi.
Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ,...
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Truyện có các nhân vật : Thánh Gióng, cha mẹ Gióng, nhà vua, sứ giả.
- Nhân vật chính là Thánh Gióng được xây dựng kì ảo, tưởng tượng:
+ Ra đời: mẹ mang thai 12 tháng từ ngày ướm chân vào vết chân trên ruộng.
+ Trưởng thành: lên ba tuổi không biết đi, không biết nói cười.
+ Nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói. Từ đó lớn nhanh như thổi.
+ Khỏe mạnh, có thể cưỡi ngựa sắt, mặc được áo giáp sắt, vươn vai thành tráng sĩ.
+ Bay lên trời.
Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Ý nghĩa các chi tiết :
a. Ca ngợi lòng yêu nước người anh hùng, thể hiện ý thức chống giặc (trẻ con hay người già đều có ý thức chống giặc).
b. Thể hiện sự kì lạ và sức mạnh, ý thức của người anh hùng.
c. Tinh thần chống giặc của nhân dân, Gióng là đứa con mang sức mạnh toàn dân.
d. Tầm vóc, sức mạnh của anh hùng dân tộc trong tình thế cấp bách.
đ. Ý nghĩa khắc phục khó khăn để đánh giặc, cây tre – loại cây thân thiết của người dân Việt Nam.
e. Đề cao tinh thần chống giặc không màng danh lợi, tính chính nghĩa của đấu tranh chống giặc, anh hùng thay trời trị tội bọn xâm lược.
Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng: biểu tượng rực rỡ về lòng yêu nước, sức mạnh phi thường chống ngoại xâm của dân tộc, là ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc.
Câu 4* (trang 23 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến lịch sử: thời Hùng Vương, dân tộc ta chống giặc ngoại xâm phương Bắc bảo vệ độc lập và huy động sức mạnh toàn dân tộc. Vũ khí sử dụng ngày càng hiện đại.
Luyện tập
Câu 1 (trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Có thể chọn các hình ảnh:
- Nghe tiếng sứ giả, Gióng chưa từng biết nói biết cười bỗng cất tiếng nói.
- Gióng lớn nhanh như thổi, cả dân làng phải góp gạo nuôi Gióng.
- Gióng vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ.
- Gióng cưỡi ngựa sắt giết giặc, nhổ tre quật vào giặc.
- Tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, cả người lẫn ngựa bay lên trời.
Câu 2 (trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Hội thi trong nhà trường phổ thông mang tên Hội khỏe Phù Đổng vì đó là hội thi biểu dương việc rèn luyện sức khỏe, lấy ý nghĩa về truyền thuyết Thánh Gióng, tráng sĩ làng Phù Đổng, biểu tượng ý chí và tinh thần yêu nước.
Bạn vào trang này nhé :https://loigiaihay.com/soan-bai-thanh-giong-truyen-thuyet-c33a14676.html
Tóm tắt:
Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn, có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Đã lên ba tuổi, cậu chẳng biết nói cười.
Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Sau khi ăn hết "bảy nong cơm, ba nong cà" do bà con gom góp mang đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm lập hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.
Câu 1: Truyền thuyết Thánh Gióng có nhiều nhân vật:
- Nhân vật Thánh Gióng là nhân vật chính.
- Vợ chồng ông lão nghèo, cha mẹ của Gióng.
- Vua, sứ giả triều đình.
- Dân làng…
Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo:
- Sự ra đời kì lạ và tuổi thơ khác thường: Bà mẹ đặt chân mình vào vết chân to về nhà thọ thai 12 tháng; sinh cậu bé khôi ngô, lên 3 tuổi mà không biết nói biết cười.
- Nghe tin sứ giả bỗng dưng cất tiếng đòi đi đánh giặc. Cậu bé lớn nhanh như thổi.
- Thánh Gióng ra trận: Vươn vai thành dũng sĩ; ngựa sắt phun lửa; dùng tre làng đánh giặc.
- Thánh Gióng sống mãi: Bay về trời; để lại những dấu tích của tre, của ao đầm.
Câu 2: 2. Các chi tiết đặc biệt trong truyện thể hiện rất nhiều ý nghĩa:
- Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đó là ý thức thường trực và cao cả của người Việt Nam trong sự nghiệp cứu nước.
- Thứ hai, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Gióng đòi đồ sắt là muốn có những vũ khí tốt nhất của thời đại lúc bấy giờ để tiêu diệt quân thù. Muốn đánh giặc phải lưu tâm tới những vũ khí hữu hiệu.
- Thứ ba, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng.
- Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc.
- Thứ năm, Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.
- Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình vì nghĩa lớn mà không màng tới công danh phú quý.
Câu 3: Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.
Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.
Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.
Câu 4:
Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
I. VỀ THỂ LOẠI:
1. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
2. Truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng “huyền ảo hoá” các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Có nhiều câu chuyện thần thoại được “lịch sử hoá” để trở thành truyền thuyết (ví dụ như truyền thuyết thời các vua Hùng), điều đó chứng tỏ sự phát triển tiếp nối của truyền thuyết sau thần thoại trong lịch sử văn học dân gian(1).
3. Các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương – thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam (cách ngày nay khoảng bốn nghìn năm và kéo dài chừng hai nghìn năm) như: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng… đều gắn với việc nhận thức về nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước dưới thời các vua Hùng.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Truyền thuyết Thánh Gióng có nhiều nhân vật (bố mẹ, dân làng, vua, sứ giả…) nhưng nhân vật chính là Thánh Gióng. Nhân vật này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo: sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai); thụ thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười; khi giặc đến thì bỗng dưng biết nói và lớn nhanh như thổi, sức khoẻ vô địch; đánh tan giặc lại bay về trời.
2. Các chi tiết đặc biệt trong truyện thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất. tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Thứ hai, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là một chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Thứ ba, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc. Thứ năm, Roisắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.. Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.
3. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.
Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.
Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.
4. Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt:
Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn, có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Đã lên ba tuổi, cậu chẳng biết nói cười.
Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Sau khi ăn hết “bảy nong cơm, ba nong cà” do bà con gom góp mang đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm lập hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.
2. Lời kể:
Khi kể cần chú ý: câu chuyện hầu hết được tái hiện lại qua lời người kể chuyện. Tuy nhiên, lời người kể qua các giai đoạn, các tình tiết cũng có giọng điệu khác nhau.
- Đoạn mở đầu kể chậm, rõ (lời dẫn chuyện).
- Đoạn tiếp theo (từ “Bấy giờ có giặc Ân” đến “những vật chú bé dặn”): giọng kể nhanh thể hiện tình hình đất nước nguy cấp.
- Đoạn thứ ba (“Càng lạ hơn nữa“ đến “mong chú giết giặc, cứu nước”): kể bằng giọng ngạc nhiên, về việc chú bé lớn nhanh kì lạ.
- Đoạn kể Thánh Gióng đánh giặc, sau đó bay thẳng lên trời: giọng kể nhanh, thể hiện niềm cảm phục.
- Đoạn cuối kể bằng lời dẫn chuyện, giọng trầm (chú ý ngữ điệu lặp cấu trúc: “Người ta kể rằng” và “Người ta còn nói” thể hiện niềm tự hào).
3. Nhân vật Thánh Gióng gắn với nhiều hình ảnh đẹp và để lại nhiều ấn tượng. Trong đó có lẽ hình ảnh Gióng “bỗng nhiên cất tiếng gọi mẹ…” để đòi đi đánh giặc và hình ảnh Gióng oai hùng khi xông trận có thể xem là những hình ảnh đẹp và ấn tượng nhất của nhân vật này.
4. Hội thi thể thao của các nhà trường hiện nay sở dĩ được mang tên là Hội khoẻ Phù Đổng là vì những người tổ chức mong muốn thế hệ trẻ hôm nay phát huy được sức mạnh và tinh thần của Thánh Gióng năm xưa.
Truyện Cây bút thần thể hiện ước mơ của nhân dân có được sức mạnh và khả năng kì diệu để giúp đỡ những người dân nghèo lao động hiệu quả hơn, đồng thời trừng phạt những kẻ tham lam, độc ác. Truyện nhằm khẳng định nghệ thuật chân chính luôn gắn liền với tài năng, đức độ, tinh thần say mê sáng tạo và chỉ có ý nghĩa khi nó phục vụ cho những mục đích chính đáng của con người. Truyện còn thể hiện mơ ước và niềm tin vào những khả năng kì diệu của con người.
Truyện Cây bút thần thể hiện ước mơ của nhân dân có được sức mạnh và khả năng kì diệu để giúp đỡ những người dân nghèo lao động hiệu quả hơn, đồng thời trừng phạt những kẻ tham lam, độc ác.
Truyện nhằm khẳng định nghệ thuật chân chính luôn gắn liền với tài năng, đức độ, tinh thần say mê sáng tạo và chỉ có ý nghĩa khi nó phục vụ cho những mục đích chính đáng của con người.
Truyện còn thể hiện mơ ước và niềm tin vào những khả năng kì diệu của con người.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt: Mã Lương là cậu bé mồ côi thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ. Em vẽ khắp nơi trên núi, ven sông, dưới nước, trên tường... nhưng vì nghèo, dẫu ước ao em vẫn không mua được bút vẽ. Một hôm nằm mơ em được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Mã Lương cảm ơn và vô cùng vui sướng. Mã Lương vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông. Em vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo. Tên địa chủ biết chuyện bèn sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn. Bị từ chối, hắn tức giận, đem giam Mã Lương vào chuồng ngựa và bỏ đói. Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi. Địa chủ tức giận sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần. Mã Lương vẽ thang để trèo ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ cầm dao đuổi theo. Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống. Vì sơ ý em để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã Lương cũng không chịu, em thậm chí còn chơi khăm nhà vua. Thay vì vẽ rồng, vẽ phượng, Mã Lương vẽ con cóc ghẻ, con gà trụi lông. Vua tức giận cướp lấy cây bút thần nhưng hắn vẽ núi vàng thì thành ra núi đá, vẽ cả thỏi vàng thì thành ra con mãng xà toan nuốt chửng cả vua. Thấy không ăn thua, vua bèn xuống nước dỗ dành và hứa gả công chúa cho Mã Lương. Mã Lương vờ đồng ý rồi vẽ biển xanh, vẽ thuyền rồng cho vua cùng cả triều thần đi chơi ngắm cá. Cuối cùng, Mã Lương vẽ cuồng phong dữ dội nhấn chìm thuyền rồng, chôn vùi tên vua tham lam, độc ác. Sau đó không ai biết Mã Lương đi đâu. Có người nói em đã trở về quê cũ nhưng cũng có người nói em đi khắp nơi, dùng cây bút thần để giúp đỡ những người nghèo. 2. Lời kể: Muốn kể truyện này, ngoài việc phải thể hiện được thứ tự các tình tiết của câu chuyện, cần xác định rõ giọng kể. - Giọng trần thuật (Ví dụ: "Người ta kẻ lại rằng, ngày xưa có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương... một chiếc"); - Giọng đối thoại (ví dụ: "– Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con nhiều"). Cụ thể: - Đoạn kể về sự kì diệu của cây bút thần ("vẽ chim, chim tung cánh bay lên trời... vẽ cá, cá vẫy đuôi bơi lượn") thể hiện giọng hào hứng, vui thích. - Đoạn tên địa chủ tưởng Mã Lương đã chết, mò xuống xem lại thấy em đang ngồi bên lò sưởi ăn bánh... cần thể hiện sự kinh ngạc. - Đoạn Mã Lương làm trái ý nhà vua (vẽ cóc, vẽ gà trụi lông...) kể làm sao diễn tả được sự bất ngờ, khoái trá. - Khi Mã Lương trừng trị tên địa chủ và tên vua tham lam cần thể hiện được sự đắc chí, hả hê. Có hai đoạn đối thoại. Đoạn đầu là khi tiên ông cho Mã Lương cây bút thần, đoạn sau trong chi tiết Mã Lương vẽ thuyền rồng cho vua và triều thần ra khơi xem cá. - Trong đoạn đầu cần thể hiện được niềm sung sướng của Mã Lương khi có được cây bút em hằng mơ ước. - Đoạn sau cần theo sát tâm trạng của tên vua, từ ngạc nhiên ("Biển này sao không có cá nhỉ?") đến sốt ruột thúc giục ("Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!"), cuối cùng là hoảng sợ cuống cuồng ("Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa"). 3. Nhắc lại định nghĩa về truyện cổ tích và kể tên những truyện cổ tích đã học. Gợi ý: - Về định nghĩa truyện cổ tích (xem trong bài Sọ Dừa).