Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngày hôm nay vui quá
Không khí thật tưng bừng
Ngày nhà giáo Việt Nam
Hai mươi tháng mười một
Ngôi trường em thân yêu
Như vừa thay áo mới
Lá cờ bay phấp phới
Lừng lẫy trên trời cao
Các cô và các thầy
Áo dài trông thật đẹp
Thôi mik lười lắm
Đảm bải ko chép mạng 100%
Hướng dẫn
I. Mở bài:
- Tình cảm gia đình là những tình cảm thân thương, gắn bó trong tâm hồn của mỗi con người, nó đã trở thành một đề tài quen thuộc trong văn học.
- Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc.
II. Thân bài:
1. Tình cảm của cha con ông Sáu:
a. Chiến tranh đã gây ra cảnh chia li cho gia đình ông Sáu:
- Ông Sáu đi kháng chiến khi đứa con đầu lòng (bé Thu) chưa đầy một tuổi.
- Ở chiến khu, ông nhớ con nhưng chỉ được nhìn con qua tấm ảnh nhỏ.
- Bé Thu dần lớn lên trong tình yêu của má nhưng em chưa một lần được gặp ba, em chỉ biết ba qua tấm hình chụp chung với má.
b. Chiến tranh đã không thể chia cắt được tình cảm gia đình, tình phụ tử thiêng liêng:
* Bé Thu rất yêu ba:
- Em cương quyết không nhận ông Sáu là cha (khi thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với má).
- Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược, bướng bỉnh (để bảo vệ tình yêu em dành cho ba…).
- Em ân hận trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải.
- Lúc chia tay, em gọi “ba”, hôn cả lên vết thẹo dài đã từng làm em sợ hãi, em không cho ba đi…
* Ông Sáu luôn dành cho bé Thu một tình yêu thương đặc biệt:
- Khi xa con, ông nhớ con vô cùng.
- Khi được về thăm nhà, ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà để được gần con.
- Ông vô cùng đau khổ khi thấy con lạnh lùng (khi con cương quyết không chịu gọi “ba”).
- Ông dồn hết tình yêu thương con vào việc tự tay làm chiếc lược ngà cho con.
- Ân hận vì đã đánh con.
- Trước khi nhắm mắt, ông cố gửi cho con kỉ vật cuối cùng...
2. Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh
- Cảm động trước tình cha con sâu nặng.
- Là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người.
- Trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, tình cảm gia đình càng được thử thách càng trở nên thiêng liêng hơn.
- Tình cảm gia đình tạo nên sức mạnh, nghị lực, niềm tin để con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
- Tình cảm gia đình, tình cha con đã hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước.
III. Kết bài
- "Chiếc lược ngà" – một câu chuyện xúc động về tình phụ tử thiêng liêng trong chiến tranh.
- Câu chuyện thêm một lần nữa khẳng định tình cảm gia đình, tình cha con...luôn bất diệt trong mọi hoàn cảnh.
MỘT THỜI KHÓ QUÊN
Giờ chơi trẻ nhỏ nô đùa
Mình ngồi nhớ lại bao mùa hè qua
Ngôi trường ân nghĩa đậm đà
Biết bao thế hệ đi ra thương trường
Thầy cô nối tiếp tình thương
Chèo đò đưa đón dẫn đường cho đi
Uốn nắn dạy dỗ từng ly
Còn bắt quỳ gối mỗi khi la rầy
Tuổi thơ tôi học ở đây
Giờ thành cô giáo lại quay trở về
Mĩm cười sung sướng tràn trề
Biết bao kỷ niệm quay về tuổi thơ
Trong cuộc sống, việc làm thiện nguyện mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa đáng quý. Đầu tiên, nó giúp chúng ta trở nên nhân ái và tốt bụng hơn. Khi chúng ta dành thời gian và nỗ lực để giúp đỡ người khác, chúng ta cảm thấy hạnh phúc và tự hào về bản thân. Điều này giúp chúng ta tăng cường lòng tin vào bản thân và trở nên tự tin hơn trong cuộc sống. Thứ hai, việc làm thiện nguyện giúp chúng ta kết nối với cộng đồng và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Khi chúng ta tham gia vào các hoạt động thiện nguyện, chúng ta có cơ hội gặp gỡ và làm việc với những người có cùng sở thích và tầm nhìn. Điều này giúp chúng ta mở rộng mạng lưới quan hệ và tạo ra những mối liên kết mới trong cuộc sống. Hơn thế nó còn giúp chúng ta đóng góp tích cực vào xã hội và giúp cải thiện cuộc sống của những người khác. Khi chúng ta giúp đỡ người khác, chúng ta đang tạo ra những giá trị đích thực cho xã hội và đóng góp vào sự phát triển của nó. Điều này giúp chúng ta cảm thấy có ý nghĩa trong cuộc sống và đem lại niềm vui và hạnh phúc cho chính bản thân. Nói chung, việc làm thiện nguyện mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa quý giá trong cuộc sống. Nó giúp chúng ta trở nên nhân ái và tốt bụng hơn, kết nối với cộng đồng và đóng góp tích cực vào xã hội. Hãy dành thời gian và nỗ lực để tham gia vào các hoạt động thiện nguyện và tận hưởng những giá trị đích thực mà nó mang lại.
❤HaNa.
Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.
Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có. Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, là người cha, người mẹ thứ hai vậy.Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.
Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.
Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11. Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.
Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tôi viết đây.
Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi. Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.