K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 9 2016

I- MB :
Trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Vậy học hỏi để làm gì? Trả lời cho câu hỏi này UNESCO đã đề xướng mục đích học tập:" Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình ".
II- TB :
- Mục đích học tập mà UNESCO đề ra không chỉ phù hợp với thời đại mà còn là mục đích rất nhân văn. Mục đích học tập phải đáp ứng yêu cầu: tiếp thu kiên thức và yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách. Trước hết :" học để biết". Bài học đầu tiên của mỗi học sinh là học chữ cái, con sô rồi cách viết, cách đọc. Chính từ nền tảng cơ bản nhất ấy đã dần hình thành nên một hệ thống kiến thức toàn diện ở mức phổ thông. Học ở đây là quá trình tiếp nhận kiến thức do người khác truyền lại và tự mình làm giàu vốn kiên thức cho mình. Qua việc học, chúng ta biết được những quy luật vận động của tự nhiên, những quy tắc chuẩn mực của xã hội, cách sống và hiểu hơn về giá trị cuộc sống. Thu nhận kiến thức có thể nói là mục đích học tập cơ bản nhất. Học tập trau dồi trí thức cho con người và làm cho trí tuệ con người sáng rạng ra.
- Tuy nhiên, ông cha ta quan niệm: "Trăm hay không băng tay quen". Nếu như chỉ chăm học lí thuyết mà không chịu thực hành thì khi làm việc không tránh khỏi những khó khăn, thậm chí là thất bại. Một ví dụ dễ thấy rằng: trong cuộc sông của chúng ta, không ít người hiểu rộng biết nhiều nhưng khả năng thực hành lại rất kém. Ngược lại, tại sao những người nông dân "chân lấm tay bùn" suốt ngày "bắn mặt cho đất, bán lưng cho trời" không được học hành, đào tạo qua trường lớp nào mà tay nghề lại tài giỏi,xuất sắc như vậy? Đó là khả năng quan sát, đúc rút kinh nghiệm trong lao động của họ. Những người hay nói mà không hay làm là những người vô dụng. Đó là những con người chỉ biết trang trí bản thân chứ không biết rèn luyện bản thân.
- Như vậy "học" thôi chưa đủ mà còn phải "đi đôi với hành" nữa. Tất nhiên, chúng ta không nên nghiêng phiến diện một phía: "học" quan trọng hơn hay "hành" quan trọng hơn mà cân biết điều hòa kết hợp giữa hai yếu tố trên. Trong xã hội ngày nay, tri thức là tiền dề quan trọng. Để hoàn thành được công việc có kĩ thuật cao cần phải nắm vững lí thuyết để vận dụng cho phù hợp. Công nghệ hiện đại khác nhiều với việc cày cấy, luân phiên mùa vụ của nông dân trên đồng ruộng. Lí thuyết gắn với thực hành sẽ tạo ra năng suất công việc cao hơn. Qua đây, ta thấy được tác động hai chiều giữa "học" và "hành", "biết" và "làm", chúng bổ sung, tương tác với nhau, là hai mặt của một quá trình.
- Bên cạnh việc đề cao giữa thu nhận kiến thức và thực hành, UNESCO đã chỉ ra:" học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Đây chính là mục đính học tập rất nhân văn. Học tập giúp ta hiểu hơn về thế giới xung quanh, làm cho những trạng thái tâm hồn ta trở nên linh hoạt hơn, đa dạng phong phú hơn. Ta đã biết mỉm cười trước niềm vui của người khác, biết đau trước những nỗi đau của con người, biết giúp đỡ, chia sẻ, cảm thông và tìm được chính mình. Tri thức tự nó đã là sức mạnh giúp cho con người rộng lượng hơn, vị tha hơn và tự tin hơn trong cuộc sống.
- Ngày nay, cuộc sống hiện đại đã tác động đến suy nghĩ con người. Một bộ phận học sinh, sinh viên không xác định đúng đắn mục đích học tập của mình. Họ miệt mài trong học tập như cái máy, coi việc học như nghĩa vụ, trách nhiệm không thể chối bỏ, đối với cha mẹ, thầy cô. Họ học cho bằng cấp, cho sự nghiệp công danh, họ trở nên thực dụng trong việc học và quên đi lợi ích của việc học.
III- KB :
Mục đích học tập mà UNESCO đề xướng rất đúng đắn, nhân văn. Qua đó giúp cho mỗi chúng ta định hướng học tập dễ dàng hơn, việc học trở nên hiệu quả và hữu ích hơn. Tri thức như một cái thang dài vô tận, bước qua một bậc thang ta có thêm hành trang để tự tin bước lên bậc kế tiếp. Học vấn làm đẹp con người!

 
4 tháng 10 2018

Nếu có 1 người hỏi bạn rằng:"Bạn học để làm gì?" thì bạn sẽ trả lời thế nào? " Học để kiếm việc làm" , "học để vừa lòng bố mẹ" "Học cho vui"...bạn sẽ chọn câu trả lời nào? Mục đích học tập của bạn là gì? Nếu còn phân vân chưa tìm được câu trả lời đúng đắn, hãy tham khảo lời đề xướng sau đây : " Học để biết, học để làm, học để chung sống học để tự khẳng định mình"

Thức ra nếu ta quyết tâm với việc học thì chúng ta sẽ không cảm thấy băn khoăn khi trả lời câu hỏi đó. Học hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung trau dồi kiến thức, kỹ năng kinh nghiêm, giá trị nhận thức hoặc sở thích có thể liên quan tới việc tổng hợp các loại thông tin khác nhau. Học tập cũng như học tập bài bản không bắt buộc , tùy theo hoàn cảnh . Nó không xảy ra cùng 1 lúc nhưng xây dựng dưa trên và được định hình bởi những gì chúng ta đã biết. Học tập có thể coi như 1 quá trình chứ không phải là 1 tập hợp những kiến thức thực tế và các hủ tục giáo điều. Việc học tập của con người có thể xảy ra như là 1 phần của giáo dục, đào tạo phát triển cá nhân

Mục đích học tập được đề xướng:" Học để biết,học để làm, học để chung sống , học để tự khẳng định mình" là vô cùng đúng đắn và sâu sắc. Tại sao lại nói " học để biết" ? Tại sao phải học mới biết, không học có biết được không? Xin thưa là không ; bởi không ai bẩm sinh đã biết tường tận hết mọi điều trong cuộc sống. Không ai hoặc không có gì có thể cho ta tất cả tri thức của nhân loại được. Tri thức cũng không có chân để tự chạy đến với ta được. Nó chỉ làm bạn với những ai chủ động đến tìm nó. Nhà bác học Ê-đi-xơn đã từng nói " Thiên tài chỉ có 1 phần trăm là bẩm sinh còn chín mươi chín phần trăm còn lại là khổ luyện học tập, rèn luyện bản thân mà thành". Học tập là cách tốt nhất để điền đầy những thiếu sót trong tư duy, khỏa lấp những lỗ hổng trong nhận thức. Không học sẽ không bao giờ biết " Muốn biết phải hỏi muốn giỏi phải học". Không học làm sao chúng ta biết từ những cái đơn giản nhất. Như đâu là chữ "a", đâu là chữ "b" ;không phân biệt được "ô", "ơ"; không biết khi nào dùng"c" , "k". Bài toán hóc búa sẽ không giải được nếu không được học. Sẽ không biết dùng máy tính để tìm kiếm thông tin...và sẽ trở thành 1 con người lạc hậu và ngu dốt.

Tri thức của con người vốn đã rất đờ sộ, phong phú. Những cuốn " bách khoa toàn thư" dày cộm của thế giới cũng không thể gói hết trong nó tất cả tri thức của nhân loại. Cùng với sự phát triển của xã hộ loài người, nguồn tri thức đó ngày càng khổng lồ hơn. Nếu không chủ động học tập, con người sẽ tự biến mình trở thành lỗi thời, lạc hậu. Vào thời điểm năm 1997, internet thế giới đã phát triển mạnh những vào tháng 11 năm đó Việt Nam mới mở internet. Và chính những lợi ích mà internet mang lại đã cho thấy nếu cứ đóng của mà không chịu học tập, tiếp thu thành tựu khoa học hiện đại của thế giới thì Việt Nam mãi mãi sống trong lạc hậu, nghèo đói.

Học tập là bắt chước nhưng không phải máy móc nhắc lại như con vẹt học nói mà phải luôn sáng tạo. Người học phải biến những kiến thức thu lượm lại thành của mình. Điều đó dường như chỉ thực hiện được khi con người biết kết hợp giữa "học" với "hành". Đó chính là "học để làm". Mà "làm" là " hành", là biết lao động từ công việc cụ thể nhất , nhỏ nhất cũng phải học. " Học ăn, học nói, học gói, học mở " đó là những cái nhỏ nhất cơ bản nhất những cũng cần phải qua sự học thì mới biết làm được. Học là cả 1 quá trình. Kết quả đầu tiên của quá trình ấy là chúng ta có được kiến thức cho chính bản thân mình. Nhưng nếu chỉ học để lấy bằng tốt nghiệp THPT rồi bỏ đó thì công lao bao năm đèn sách coi như đổ sông đổ bể. Cùng với việc tiếp thu kiến thức, người học phải luôn có ý thức thực hành vận dụng kiến thức để phục vụ cuộc sống, từng bước hoàn thiện nhân cách. Như học cách nấu cơm, dọn nhà phụ giúp cha mẹ mọi người; học cách biết lắng nghe và thấu hiểu người khác ..v..v. Từ đó cho thấy việc học như ngọn hải chiếu sáng cho ta thoát ra khỏi đại dương bao la tăm tối của việc kém hiểu biết để dẫn ta tới với ánh sáng của thế giới văn minh hòa bình và phát triển ngoài kia.

Học để làm gì? Học để hành, có nghĩa là học để làm cho tốt. Thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha ta ngày xưa đã nói" Bất học bất tri lí" ( không học thì không biết đâu là đúng) Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu học được lí thuyết dù sao siêu đến đâu đi chăng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian công sức mà thôi. Xin nói thêm về thực tế, có 1 số sinh viên sau khi ra trường nói thì cứ thao thao bất tuyệt mớ lí thuyết suông rỗng tuếch. Còn thực nghiệm thì ôi thôi, kĩ sư không vặn nổi con ốc, không ghép được giống cây trồng .... vậy thì bao nhiêu năm học tập để làm gì để rồi không làm nổi chuyên môn của mình. Tất cả chỉ vì có học mà không có hành mà ra hết. Để giờ họ còn thất nghiệp không bằng những con người tuy không học cao cấp chuyên nghiệp nhưng họ có ý chí tiến thủ, chăm sáng tạo chăm thực hành nên vừa có kiến thức vừa có kinh nghiệm kĩ thuật nên mới thành công. Xã hội bây giờ chính là cần những con người như thế.

Quá trình thực hành và vận dụng sẽ giúp ta tích lũy nhiều khinh nghiệm. Dù thành công hay thất bại cũng để lại cho ta nhiều bài học quý báu. Mỗi bài học đều giúp ta thích nghi với cuộc sống, với những va đập, biến động trong xã hội. " Học để chung sống" nghĩa là học để thích nghi với mọi hoàn cảnh , vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống mà hòa nhập với mọi người xung quanh.Cuộc sông con người không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Con người chỉ lớn lên khi biết vượt qua chính bản thân mình, vượt qua chính sự rụt rè của bản thân, dũng cảm đối mặt với mọi khó khăn trong cuộc đời, hòa nhập với đồng loại của mình. Trong quá trình học chúng ta phải biết hội nhập giao lưu với mọi người xung quanh. Biết thích nghi với môi trường, quy định nề nếp của môi trường và mọi người xung quanh thì chúng ta mới hòa nhập được. Không biết viết báo tường thì làm sao có thể tham gia vào viết bài, không diễn đạt thì làm sao có thể truyền tải được suy nghĩ thông điệp của mình đến cho mọi người... Muốn sống hòa hợp, không muốn bị đào thải ra ngoài thì chúng ta phải học. Không ai có thể nói " tôi chỉ cần có mình tôi là đủ không cần ai khác" thì quả đúng là sai làm nghiêm trọng. Không ai có thể sống mà không cần có sự giúp đỡ từ người khác. Con người chúng ta là những thực thể sống nương tựa vào nhau, cùng nhau sống, cùng nhau phát triển, cùng nhau xây dựng lên thế giới. Thử hỏi rằng nếu chỉ với một con người nhỏ bé thì làm sao có thể xây dựng lên 1 thế giới phát triển như bây giờ. Hãy luôn biết học cách chung sống với mọi người để không bao giờ bị cô đơn, lẻ loi, để không bao giờ phải có cảm giác " thèm" người. Vì " 1 cây làm chẳng lên non/ 3 cây chụm lại lên hòn núi cao" mà.

Học không đơn thuần chỉ là để biết, để làm, để chung sống mà còn để là tự khẳng định bản thân mình nữa. Khi biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn 1 cách nhuần nhuyễn, biết thích nghi với mọi hoàn cảnh thì thành công tất yếu đến với chúng ta. Vị trí của mỗi người trong cộng đồng trong tập thể hiển nhiên sẽ được xác định. Trên cơ sở kiến thức và những kĩ năng, để thể hiện trước tự nhiên trước mọi vật nghĩa là thể hiện bản thân mình, khẳng định vị trí vai trò của mình trong xã hội. Sống không chỉ là chỉ bản thân biết là đủ mà cần phải sống sao cho mọi người biết đến mình, biết mình là 1 thực thể của xã hội. Học tập mang lại cho ta danh vọng , chỗ đứng trong phạm vi xã hội, và không có học chúng ta chỉ là 1 kẻ nhỏ bé đối với mọi người xung quanh thôi. Chỉ nói trong phạm vi lớp học, kết quả rèn luyện của mỗi học sinh được xác định dựa vào thành tích học tập và rèn luyện đạo đức, từ đó phân chia thứ hạng để có cách học tập , rèn luyện tốt nhất. Với những kiến thức, kinh nghiệm có sẵn chúng ta sẽ tự tin khẳng định mình trong công việc. Ở bất kì xã hội nào người có học đều được tôn trọng bởi họ biết sống, biết xử sự, họ có đạt được những chuẩn mực nhất định về đạo đức và trí tuệ. Những người có học và mang trí tuệ của mình cống hiến cho nhân loại như giáo viên, các bác sĩ, kĩ sư, doanh nhân ... là những con người được mọi người tôn vinh. Người được tôn vinh là người biết khẳng định vị trí của mình bằng con đường học tập và tu dưỡng đạo đức. Nhân cách của họ được xây dựng lên bởi những kiến thức khoa học và kinh nghiệm xã hội mà họ dày công tích lũy.

Học để làm người, lời dạy của Bác Hồ kính yêu luôn có trong tư tưởng của mọi con người Việt, mọi giáo viên, học sinh , phụ huynh đều hướng tới. Họ mong muốn con em, học sinh của mình sẽ trưởng thành vừa có đức vừa có tài để chủ động trong cuộc sống, mang sức mình phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Mỗi học sinh 1 tính cách, có nhận thức và sự phấn đấu khác nhau,vậy nên 1 lớp sẽ có cả học sinh xuất sắc và không xuất sắc. Giỏi như vị giáo sư nào đó ở tận...nước ngoài nhưng nhận thức và sự đóng góp cho đất nước chắc gì đã bằng người bình thường yêu nước mà mọi người cứ hay lấy ra so sánh mà ví dụ.

Soi vào thực tế cuộc sống hiện nay cho ta thấy ,trong hơn 45 năm nền giáo dục của nước ta từ thượng tầng đến hạ tầng đều có ý niệm học làm quan. Giống như tôi đã nói ở trên, lúc nào cũng thao thao bất tuyệt mớ lý thuyết trong sách nhưng đến khi thực nghiệm thì lại chẳng ra cái thể thống gì, miễn có nhiều bằng, còn bằng đó thực hư thế nào không quan trọng. Nhưng rồi có nhiều bằng cấp để làm gì, vẫn thất nghiệp đầy rẫy đó thôi. Bởi những cái bằng họ có trong tay đó chưa chắc đã thể hiện đúng thực lực thật sự của họ, đó chỉ là những thứ huyễn hoặc bản thân họ thôi. Rất nhiều người giao lưu quan hệ nhiều nhưng tham gia 1 số công việc tập thể thì không có khả năng tham gia vào. Nhiều người chỉ biết nhốt mình vào 1 cái giếng nông cạn như 1 chú ếch, vì không có trí, không có tài. Nhiều người có bằng cấp cao những không chiến thắng nổi bản thân mình nên vẫn thất bại đó thôi. Vì vậy không có ai có thể giúp chúng ta ngoại trừ chính mình thay đổi. Cả thế giới không thể thay đổi vì bạn nhưng nếu bạn chịu thay đổi chính mình thì cả thế giới sẽ thay đổi.

Thực trạng của học sinh THCS hiện nay rất nguy hiểm, bên cạnh những học sinh nhận thức được vai trò học tập, hăng say hăng hái học tập thì bên cạnh đó còn nhiều bạn vẫn chưa nhận thức rõ được hướng đi cho mình.Chưa nhận thức tốt được vai trò to lớn của việc học mang lại,từ đó mà sinh ra chán nản, học chống chế. Khi lên lớp thì không tập trung chú ý , mặc kệ mọi thứ xung quanh, có bạn ngủ, bạn không chép bài, lơ đễnh suy nghĩ gì đó mà không tập trung. Ở nhà thì cũng không chịu ôn tập, sách vở không đụng tới, bài tập không làm...Ra ngoài xã hội thì lúc nào cũng thích dao du, tụ 5 tụ 7 đi phá làng phá xóm những cái tốt đẹp thì khó tiếp thu nhưng những thứ vô bổ, không tốt thì lại được các bạn ấy tiếp thu nhanh 1 cách chóng mặt...vì vậy có nhiều học sinh học rất là yếu nhưng lại vẫn không có ý chí tiến thủ, cứ dậm chân tại chỗ không chịu tiến lên. Có nhiều bạn còn nguy hiểm hơn, ảo tưởng sức mạnh không hề nhẹ. Họ luôn có ý nghĩ ảo tưởng rằng mình hơn mọi người mà không biết thực ra mình đang ở vị trí nào. Luôn tưởng mình là hơn người, luôn nghĩ mình học quá giỏi, quá đủ rồi nên tự kiêu, không cần học thêm gì nữa cũng đủ vượt xa mọi người. Đó chính là 1 bệnh cực kì nguy hiểm, điều đáng sợ nhất đối với học sinh- Bệnh chủ quan.

Họ chưa nhận thức được học để làm gì. Có thể chỉ là học để cho mai sau có công việc làm kiếm tiền ăn tiêu, hay học cho vui, cho thỏa lòng bố mẹ, để giết thời gian,... những suy nghĩ như thế thật là ấu trĩ , nông cạn. Học không chỉ như vậy mà học còn cho ta tri thức, công danh, địa vị xã hội, còn để cho ta có thể giúp đỡ cho những người xung quanh và báo đáp cha mẹ , quê hương đất nước nữa chứ.

Theo tôi được biết, trường chúng ta là 1 trường thuộc "vùng sâu vùng xa" cách xa với khu trung tâm văn hóa. Thông tin ở đó của họ nhanh và nhiều hơn chúng ta, kinh tế ở họ phát triển hơn nhưng không vì thế mà xã nhà, trường chúng ta lại cho mình là nhỏ bé, tự ti trước các trường khác như Thành Nhân, Tân Quang,Hồng Phúc, các trường thị trấn... Chúng ta vẫn vươn lên cạnh tranh, thi đua với họ, vẫn 3 năm liền đứng top 3 mặc dù huyện ta có tới 11 huyện 1 thị trấn. Tuy không được về nhiều mặt như Thành Nhân, Tân Quang nhưng trường ta vẫn không thua kém gì với họ về chất lượng cả. Tôi vẫn luôn tự hào mình là con em xã Văn Giang huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương, vẫn luôn vinh hạnh mình là học sinh trường THCS Văn Giang - 1 ngôi trường chuẩn quốc gia. Tuy nói vậy nhưng trường chúng ta vẫn có những bạn ham chơi hơn ham học, vẫn hững hờ với nhiều hoạt động của lớp, của trường, đến cả việc ở nhà cũng không màng tới. Không chỉ riêng trường chúng ta đâu mà thực chất ở đâu cũng có những thành phần học sinh như vậy. Đó không còn chỉ đơn thuần là lười nữa mà chính là vô cảm, vô trách nghiệm. Vì thế nên thi đua học tập vẫn trùng xuống, mọi thứ cứ thế mà theo các bạn ấy đổ bể ảnh hưởng theo cả kết quả chung.Học không chỉ học kiến thức mà còn là học văn hóa, học đạo đức, ứng xử ngoài đời , trong lễ nghĩa, cách xử sự với mọi người... Có nhiều bạn đã lười học cả trong nghiên cứu bài mới lẫn làm bài về nhà. Số các bạn học sinh giỏi thì ít, trung bình, yếu thì nhiều; hạnh kiểm tốt thì chưa nhiều nhưng vẫn còn trung bình ,yếu.

Tất cả đều do tính chủ quan của các bạn, cái tính trẻ con ham chơi lười học, thích ăn chơi đua đòi bắt chước người lớn, chưa nhận thức tốt vào học tập học tập và bản thân chưa nhận thức được vai trò trọng trách của mình với đất nước. Vẫn còn thái độ lạnh nhạt thờ ơ với việc học, chỉ ham hố vào những trò chơi vô bổ để thỏa mãn cái dục vọng tầm thường của cá nhân mà không chịu suy nghĩ đến hậu quả, đến đại cục sau này. Nhiều bạn không xác định được mục đích học tập của mình là gì, không có ước mơ hoài bão để hướng tới.Nguyên nhân khách quan có thể nhắc đến ở đây có thể là môi trường sống, hoàn cảnh gia đình, xã hội,muốn thể hiện mình bằng những hành vi lời nói khiếm nhã, những hành động khác thường.Những học sinh cá biệt, hay bị kì thị hoặc ít được sự quan tâm từ chính gia đình và xã hội khi đến lớp lại bị bạn bè xa lánh, không hòa đồng, thầy cô không biết để quan tâm sẽ dần trở lên sống khép mình hơn có những suy nghĩ lệch lạc,sẽ dễ trở lên trầm cảm hoặc kinh khủng hơn là sa đọa vào những con đường sai trái.Còn có thể ở cả chính những phụ huynh vô cảm chỉ mải mê kiếm tiền mà không màng tới con cái hay những phụ huynh ép buộc gò bó con mình theo con đường đã định sẵn mà không có chủ kiến riêng của chúng, cứ như con rối ưng thuận theo mọi sắp đặt của người khác mất đi tự do, mất đi tiếng nói riêng của mình. Hoặc theo tư tưởng hạn chế cho rằng con cái không cần học nhiều, chỉ cần biết đọc biết viết là đủ. Điều đó rất sai lầm và có tác hại vô cùng to lớn đối với cuộc sống lâu dài của con cái. Các hiện tượng trên vẫn không ngừng diễn ra do con người học không xác định đúng mục đích học tập cho mình.

Các biện pháp giải quyết thực trạng trên có thể nêu ra như tuyên truyền giáo dục thông qua các phương tiện truyền thông cùng với chủ trương, chính sách giáo dục đúng đắn. Cần định hướng ước mơ, hoài bão để có mục tiêu hướng tới trong tương lai. Học thì luôn phải đi đôi với thực hành để rút ra kinh nghiệm thực tiễn, áp dụng vào thực tế đời sống. Mở nhiều trường định hướng dạy nghề cho học sinh . Quan tâm thường xuyên tới tất cả học sinh, nhất là những bạn học sinh cá biệt hoặc có hoàn cảnh khó khăn để tìm ra biện pháp khắc phục và giúp đỡ.Phải biết thay đổi cách học tập để biết được giá trị to lớn đích thực mà việc học mang tới cho mỗi chúng ta.

Tóm lại, mục đích học tập đúng đắn cũng như ngọn hải đăng dẫn đường cho tàu thuyền băng qua đại dương trong đêm đen. Hãy không chỉ dừng lại ở việc học ở trong sách vở mà hãy không ngừng học tập từ mọi người xung quanh, từ xã hội và từ những gì có thể coi như nhỏ bé nhất. Là học sinh, chúng ta hãy luôn biết cố gắng học tập bởi không con đường nào dẫn ta tới thành công ngắn hơn con đường học. Từ đó có thể trở thành 1 con người tốt sống có ích, mang lại cho cuộc đời nhiều điều tươi đẹp hơn. Và quan trọng nhất là " HỌC ĐỂ BIẾT, HỌC ĐỂ LÀM, HỌC ĐỂ CHUNG SỐNG, HỌC ĐỂ TỰ KHẲNG ĐỊNH MÌNH"

22 tháng 5 2022

undefined

22 tháng 5 2022

undefined

Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là "Học đi đôi với hành". Nguyên lí ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Tuy vậy, nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đầy đủ nguyên lí ấy, chân lí ấy.

Vậy, thế nào là "học đi đôi với hành"? Thế nào là "theo điều học mà làm?". Học là học tập, học văn hóa, ngoại ngữ, học lí thuyết về khoa học kĩ thuật... Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng; lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết; học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được
thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng những điều đã học được để làm ăn, phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ: "Học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm".

Tại sao phải "học đi đôi với hành"? Tại sao lại phải "theo điều học mà làm”. Không học chay, học vẹt, học lí thuyết suông. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, "chữ chứa đầy bụng", nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ "thầy dở, thợ dốt". Vì không "học đi đôi với hành", vì không biết "theo điều học mà làm" nên nhiều người "đua học hình thức cầu danh lợi" như La Sơn đã chê trách. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích.

Học luận lí là để bồi dưỡng phẩm hạnh, để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt. Học các môn khoa học xã hội nhân văn không chỉ để có những hiểu biết, những kiến thức về văn, sử, địa,... mà còn để bồi dưỡng tâm hồn,... Học ngoại ngữ phải tập nói, tập dịch, để đọc sách, để có thêm một công cụ mà làm ăn, mà tiến thủ, chứ đâu phải là để nói một vài câu tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Nhật... cho oai! Nước ta đang trên dường phát triển và hội nhập quốc tế, cho nên "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập. Các môn khoa học tự nhiên là cực kì quan trọng, sẽ trang bị cho thanh thiếu nhi bao kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại. Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhất là phòng máy tính,... đã và đang được xây dựng, phát triển ở các trường tiểu học, trường phố thông trên phạm vi cả nước đã cho thấy việc "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng như thế nào. Các phong trào mang tính xã hội rộng lớn của học sinh, sinh viên những năm gần đây như "phong trào tình nguyện", đóng góp quỹ từ thiện xóa đói giảm nghèo, giúp những người khuyết tật, những nạn nhân chiến tranh... không chỉ thể hiện tình tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, mà còn cho thấy trường học đã gắn liền với cuộc sống xã hội, phương châm "học đi đôi với hành" được hàng chục triệu thầy cô giáo và học sinh nhiệt liệt quán triệt, hưởng ứng.

Những hoạt động như cắm trại, tham quan, du lịch, sưu tầm văn học dân gian ở quê hương mình; những việc làm như trồng hoa, trồng cây, làm sạch trường, đẹp lớp,... là vô cùng thiết thực, đúng là "theo điều học mà làm". Quét nhà, lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo trong gia đình là những công việc giúp tuổi trẻ trở nên tháo vát, khéo léo, biết yêu thương đỡ đần bố mẹ, sớm hình thành những đức tính tốt đẹp như siêng năng cần cù, yêu lao động và biết quý trọng người lao động.

"Học đi đôi với hành", biết "theo điều học mà làm" là rất thiết thực, bổ ích. Nhờ đó mà lí thuyết được khắc sâu, lí thuyết được thực hành soi sáng, vừa học vừa tập, vừa ôn vừa luyện, nên dễ hiểu, dễ nhớ. Học đi đôi với hành hướng học sinh, sinh viên biết tìm tòi, nghiên cứu, phát minh. Trong những kì thi "tuổi trẻ sáng tạo” ta thấy tuổi trẻ Việt Nam đã biết "theo điều học mà làm", có nhiều phát minh, ứng dụng trong lĩnh vực tin học và công nghệ thể hiện tài năng, trí tuệ Việt Nam.

"Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập, sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kĩ thuật, có khoa học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hiện tượng "học giả mà bằng thật", mua bán bằng giả hiện nay đâu chỉ là hội

chứng chạy theo bằng cấp, hư danh mà còn phản ánh một sự thật trong xã hội ta là nhiều người chưa hiểu "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm".

Con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tươi sáng và rộng mở. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm", là những bài học thiết thực, bổ ích đối với chúng ta. Những lời Bác Hồ viết trong "Thư trung thu" - 1952, ngày nay đọc lại ta càng thấy thấm thía:

"Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành;

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,

Tuỳ theo sức của mình.

Để tham gia kháng chiến

Để gìn giữ hòa bình.

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh".

 

+ Mở bài:

-Trong xã hội mỗi người đều có vai trò và nhiệm vụ của riêng mình, đối với học sinh, sinh viên thì việc học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên có rất nhiều bạn trẻ đang coi nhẹ việc học, xem thường nó và thường tìm cách học đối phó để chống chế lại cha mẹ và thấy cô. Thực trạng này đang trở nên báo động ở Việt Nam cũng nhưng trên thế giới.

+ Thân bài:

– Học đối phó là cách học như thế nào? Học đối phó là cách học nhiều bạn học sinh nhằm mục đích ứng phó tại một thời điểm, một giai đoạn nhất định như: Kỳ thi tốt nghiệp THCS, THPT…

– Hậu quả của việc học đối phó? Việc học này khiến cho các bạn chịu nhiều hậu quả bởi việc không hiểu rõ kiến thức, không học ngọn nguồn của vấn đề mà chỉ học lướt qua bề mặt,.

-Việc học đối phó cũng vậy đến lúc cần thiết các bạn sẽ không thể nào áp dụng những kiến thức mà mình đã học để đạt hiệu quả cao.

– Việc học đối phó gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng bởi các bạn không nắm vững được kiến thức mình đã học, chỉ học máy móc công thức, rồi bỏ qua.

Học đối phó

Học đối phó

– Học đối phó như vậy sẽ gây những tổn thất về mặt kinh tế, công sức của chính các bạn và thầy cô gia đình, bởi học rồi mà sau một thời gian các bạn vẫn như chưa được học, vậy thì học để làm gì?

– Nguyên nhân gây ra việc học đối phó này là do chương trình học hiện nay quá nhiều, khiến các bạn học sinh bị quá tải, trong một thời gian mà phải tập trung vào quá nhiều môn khiến các bạn mệt mỏi và tìm cách đối phó với nó.

– Ngoài ra, còn do nhận thức của các bạn , nhiều bạn chỉ tập trung vào những môn mình thích hoặc những môn học quan trọng giúp các bạn thi vào đại học và ra trường tìm việc làm thuận lợi, nếu bỏ bê những môn không thích, không thi và tìm cách học đối phó.

– Phương pháp giải quyết việc học đối phó thì nhà trường và gia đình nên có định hướng cho con em mình một cách rõ ràng trong việc học tập. +Kết

– Học sinh, sinh viên là trụ cột của đất nước mai sau, việc học tập của các bạn hôm nay chính là tiền đề để xây dựng đất nước vững mạnh mai sau.

– Học đối phó sẽ khó có cơ hội phát triển mình, đóng góp sức lực của mình để xây dựng đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm Châu như lời Bác Hồ đã dặn.

26 tháng 3 2018

Đặt Vấn Đề:

– Một xã hội chỉ phát triển khi giáo dục phát triển. Vì thế mà học tập là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Bàn về học tập có nhiều câu nói, trong đó UNESCO đã đề xuất về mục đích của học tập đó là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Giải Quyết Vấn Đề:

Bước 1: Giải Thích

– Học tập là 1 quá trình quan trọng trong cuộc đời của con người. Đó là quá trình tích luỹ tri thức, tiếp thu kiến thức của nhân loại để tạo nên học vấn của bản thân. Học còn là việc rèn luyện những kỹ năng trong đời sống như giao tiếp, ứng xử,… Học tập góp phần tạo nên sự trưởng thành cho mỗi con người.

– Học để biết là mục đích đầu tiên của việc học. Học để tiếp thu, tích luỹ tri thức, nâng cao hiểu biết, mở mang trí tuệ về mọi lĩnh vực của cuộc sống.

– Học không chỉ để biết mà tiến đến cấp độ thứ hai là học để làm. Vận dụng những điều đã học vào giải quyết những vấn đề nảy sinh thì việc học mới có ý nghĩa, nếu không chỉ là lý thuyết suông. Bởi việc học phải đi đôi với hành.

– Học để chung sống là hệ quả từ việc học để biết và học để làm. Việc học sẽ giúp ta hoà nhập với cộng đồng. Khi chung sống trong cộng đồng, ta có thể hoàn thiện bản thân để đi đến mục đích cao nhất của việc học tập đó là hoàn thiện nhân cách và khẳng định ý nghĩa của cuộc đời mình. Đó chính là học để tự khẳng định mình.

=> Câu nói của UNESCO nhằm khái quát 4 mức độ của mục đích học tập. Học để tích luỹ kiến thức và vận dụng vào cuộc sống qua đó cống hiến cho cộng đồng và hoàn thiện bản thân mình.

Bước 2: Bình

– Đánh giá: Lời đề xướng của UNESCO về mục đích học tập đã trình bày một quan điểm đúng đắn về mục đích của học tập bởi nó đã giúp ta nhận thức rõ ràng và thấu đáo hơn về việc học. “Học để biết” là bước đầu tiên để tích luỹ hành trang cho cuộc sống. “Học để làm” là biến lý thuyết thành thực tế để đóng góp cho cộng đồng và giúp con người khẳng định vị trí của mình trong xã hội.

– Nhận xét: Bằng việc sử dụng hình thức điệp từ, điệp cấu trúc câu để khẳng định, nhấn mạnh mục đích của việc học, câu nói đã tác động mạnh đến người nghe như một lời tuyên bố hùng hồn về ý nghĩa và tầm quan trọng của học tập trong cuộc sống. Việc học có giá trị to lớn đối với mỗi cá nhân cũng như đối với cộng đồng. Do đó một khi hiểu được mục đích cao cả của việc học, con người sẽ có động lực và tình yêu đối với học tập.

Bước 3: Luận.

– Là một tổ chức uy tín, có vai trò tích cực đến sự phát triển của nhân loại, UNESCO đã nhận thấy việc đánh giá đúng mục đích việc học có ý nghĩa vô cùng to lớn với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, chính vì không phải ai cũng nhận thức được mục đích học tập mà ỷ lại, dựa dẫm nên đã dẫn đến nhiều biểu hiện sai trái như tiêu cực trong thi cử, “đổi tình lấy điểm”,… Dó là một thực trạng đáng lo ngại cho giáo dục.

– Khi nhận thấy mục đích của việc học, bản thân cần tự thay đổi trước tiên. Tích cực tìm hiểu nội dung bài học, đào sâu nghiên cứu các vấn đề khó để tìm câu trả lời, tham gia các hoạt động xã hội để rèn luyện kỹ năng sống… Không thể trông chờ ai khác đem hoa thơm trái ngọt đến cho mình mà phải tự tay vun trồng.

Tham Khảo

-Nguyễn Thiếp nêu mục đích của việc học là học làm người

=> Em hoàn toàn đồng ý . Vì :

+ Ta học làm người là để phát triển nhân cách

+ Ta học làm người là để cùng chung sống với những người xung quanh

+Ta học làm người là để khẳng định vị trí của bản thân trong xã hội

-Theo em , học để làm người trong thời đại ngày nay thì cần học những gì và học như thế nào?

+ Học ăn học nói học gói học mở 

+ Học phải đi đôi với hành 

+ Học chăm chỉ , kiên trì , đam mê

29 tháng 7 2021

giúp mk thành đoạn văn vs ạ

27 tháng 3 2021

tham khảo

Nguyễn Thiếp nêu mục đích của việc học là học làm người

=> Em hoàn toàn đồng ý . Vì :

+ Ta học làm người là để phát triển nhân cách

+ Ta học làm người là để cùng chung sống với những người xung quanh

+Ta học làm người là để khẳng định vị trí của bản thân trong xã hội

-Theo em , học để làm người trong thời đại ngày nay thì cần học những gì và học như thế nào?

+ Học ăn học nói học gói học mở 

+ Học phải đi đôi với hành 

+ Học chăm chỉ , kiên trì , đam mê

22 tháng 2 2017

Chọn đáp án: C