K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2017
+ So sánh: "con" được so sánh với "lửa ấm", với "trái xanh" -> Sự quan trọng, cần thiết của đứa con trong cuộc đời người mẹ, đứa con chính là tất cả cuộc sống của mẹ.
+ n dụ: "Nắng đã chiều": Hình ảnh bà mẹ tuổi cao sức yếu.
"vẫn muốn hắt tia xa": Tấm lòng vì nước vì dân của bà mẹ: động viên con trai lên đường đánh giặc.
+ Cách sử dụng từ "nhưng" kết hợp với dấu chấm ngắt câu giữa dòng thơ thứ ba --> tách hai ý của đoạn thơ
- Con là "lửa ấm", là "trái xanh', là cuộc sống của mẹ,... mà mẹ luôn nâng niu gìn giữ.
- Nhưng khi giặc Mĩ xâm lược đất nước ta, tuy tuổi đã già sức đã yếu, mẹ vẫn muốn đóng góp một phần sức lực cho cuộc chiến đấu bảo vệ dân tộc bằng cách động viên con trai ra trận.
=> Lòng yêu nước, sự hi sinh lớn lao của mẹ.
=> Ca ngợi các bà mẹ Việt Nam hết lòng hi sinh vì Tổ quốc.
24 tháng 1 2017

hai câu đầu : -nghệ thuật so sánh:

con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi\(\rightarrow\)con là nguồn sống ấm nóng xua đi những giá lạnh, tối tăm của cuộc đời mẹ, luôn gần gũi, chở che bên mẹ. Con là niềm tin, hi vọng của cuộc đời mẹ.

- Điệp ngữ: con là : nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của con đối với cuộc đời mẹ.

hai câu thơ sau:

câu 3: "Mẹ nâng niu " tiếp nói ý thơ của hai câu trên thể hiện tình yêu, sự quý trọng, giữ gìn, chăm chút của mẹ dành cho con. Con là vật báu thiêng liêng của cuộc đời mẹ.

Dấu chấm (.) ngắt câu thơ thành hai câu. Nó như bản lề khép mở hai thế giới : một thế giớ đầy tình yêu thương của con và mẹ, một thế giới bình yên hạnh phúc. Gio đây thế giới ấy đang bị xáo trộn bởi" giặc Mĩ đến nhà". Dấu chấm ấy còn là một phút lặng ngừng đau đớn trước cảnh quê hương đang bị tàn phá của mẹ.

câu 4: Hình ảnh ẩn dụ:

-Nắng đã chiều: mẹ đã già, mong manh, yếu ớt.

-Hắt tia xa: vẫn muốn đóng góp công sức của mình trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

\(\rightarrow\)Thể hiện ước vọng, hi sinh lớn lao của mẹ.Vì đất nước, mẹ đã dâng hiến cả cuộc sống, niềm tin, hi vọng, vật báu thiêng liêng nhất của cuộc đời là con trai của mình cho đất nước.

Hai câu thơ đầu làm nền cho hai câu thơ dưới : mẹ hết mực thương con nhưng đồng thời cũng rất giàu lòng yêu nước. Mẹ đã đặt tình yêu đất nước trên tình cảm cá nhân của mình. Đó là những phẩm chất truyền thống của người mẹ Việt Nam anh hùng.

1 tháng 8 2020

Trong đoạn thơ trên , tác giả Phạm Ngọc Cảnh đã kết hợp biện pháp tu từ điệp ngữ : '' Con là '' kết hợp với biện pháp so sánh : ''con'' được so sánh với lửa ấm quanh đời của mẹ , trái xanh mùa gieo vãi để nhấn mạnh sự quan trọng , cần thiết , không thể thiếu của người con trong cuộc đời của người mẹ , người con chính là nguồn sống của mẹ , chính là tất cả mọi thứ của mẹ . Sử dụng 2 biện pháp  nghệ thuật ẩn dụ : ''Nắng đã chiều ''  ;'' vẫn muốn hắt tia xa '' , tác giả muốn khắc họa hình ảnh của một người mẹ già , tuy nhiên , người mẹ ấy không vì tuổi tác mà không quan tâm đến đất nước , mà vẫn một mực lòng yêu tổ quốc , yêu đất nước , mong muốn , động viên con trai lên đường đánh giặc . Tác giả sử dụng từ ''nhưng''  cùng với dấu chấm ngắt giữa câu nhằm làm nổi bật hơn sự quan trọng , sự cần thiết không thể thiếu của người con với người mẹ , đồng thời là lòng yêu tổ quốc , luôn trung thành với đất nước , tuy đã già , ở tuổi xế chiều , nhưng người mẹ vẫn luôn muốn chiến đấu , góp ích cho đất nước , góp một phần sức lực của mình vào cuộc kháng chiến bằng việc động viên con trai của mình ra chiến trường mặt trận.

13 tháng 10 2022

có cần chỉ ra cả biện pháp tu từ khum ạ?

 

 

16 tháng 2 2019

- Điệp cấu trúc "Con là..." khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng của con với cuộc đời mẹ. Con là ấm áp, là sự sống, là hi vọng của mẹ.

- Câu thơ thứ 3 với nhịp ngắt đặc biệt cho thấy tình cảnh đặc biệt "giặc đến nhà".

- Thể hiện tình cảm bao la của mẹ. Mẹ dành tình cảm yêu thương vô bờ cho con dù trong hoàn cảnh nào. Mẹ luôn dõi theo con.

Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:Trên đời này ai chả có bạn, nhưng để có một người bạn tốt và hiểu mình thì thật là khó. Có tình bạn chỉ thoáng qua như hương thơm của mùa hạ, nhưng cũng có tình bạn lâu bền gắn bó với nhau suốt đời. Tình bạn đẹp khi những người bạn hiểu nhau. Người bạn tốt là người mà bạn không ngại ngùng khi biểu lộ cảm xúc trước mặt ta. Là...
Đọc tiếp

Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:

Trên đời này ai chả có bạn, nhưng để có một người bạn tốt và hiểu mình thì thật là khó. Có tình bạn chỉ thoáng qua như hương thơm của mùa hạ, nhưng cũng có tình bạn lâu bền gắn bó với nhau suốt đời. Tình bạn đẹp khi những người bạn hiểu nhau. Người bạn tốt là người mà bạn không ngại ngùng khi biểu lộ cảm xúc trước mặt ta. Là người dù ở xa, vẫn luôn gởi đến một lá thư, một bưu thiếp để mừng sinh nhật ta, hay chỉ đơn giản để cho ta biết ta đang hiện diện trong lòng họ. Tình bạn mang nhiều vẻ đẹp, đặc biệt là về tinh thần. Tình bạn cho ta một sức mạnh thần kì. Khó có thể dùng lời để diễn tả cái sự thần kì đó, nhưng nói chung, tình bạn đã giúp đỡ ta rất nhiều rất nhiều...Tình bạn cũng giống như một mầm non, nếu ta biêt nâng niu, mầm non - tình bạn sẽ vươn lên một tầng cao mới. Và ngược lại, mầm non đó sẽ luôn tàn úa, sẽ không bao giờ đẹp được. Tình bạn tốt đẹp là mơ ước của nhiều người. nếu ta đang có một tình bạn, xin hãy giữ lấy nó và đừng để tuột mất tình bạn cao quý, tiêng liêng đó!
 
 
1
27 tháng 12 2016

lá thư - bưu thiếp

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi ở dưới đây:Bà già đi chợ Cầu Đông,Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?Thầy bói xem quẻ nói rằng:Lợi thì có lợi nhưng răng không còn(Ca dao)Sánh với Na-va “ranh tướng” PhápTiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.(Tú Mỡ) Mênh mông muôn mẫu một màu mưaMỏi mắt miên man mãi mịt mờ(Tú Mỡ) Con cá đối bỏ trong cối đá,Con mèo cái nằm trên mái...
Đọc tiếp

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi ở dưới đây:

Bà già đi chợ Cầu Đông,

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn

(Ca dao)

Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.
(Tú Mỡ)
 
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
(Tú Mỡ)
 
Con cá đối bỏ trong cối đá,
Con mèo cái nằm trên mái kèo,
Trách cha mẹ nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
(Ca dao)
 
Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.
Mời cô mời bác ăn cùng,
Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)

a) Cách sử dụng từ ngữ trong mỗi ví dụ trên có gì đặc điểm?

b) Cách sử dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì?

c) Cách sử dụng từ ngữ trên được gọi là chơi chữ, theo em, thế nào là chơi chữ?

10
8 tháng 12 2016

trả lời cho mk giùm câu a thôi

ai hok giỏi văn thì giúp với nha

Trần Ngọc Định ;Linh Phương;Thảo Phương;Nguyễn Phương Thảo;Nguyễn Trần Thành Đạt

13 tháng 12 2016

Câu 1. Nhận xét về nghĩa của từ lợi trong bài ca dao.

- Từ lợi thứ nhất (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, lợi lộc.

- Từ lợi thứ hai + ba (lợi thì có lợi) có nghĩa là : phần thịt bao quanh chân răng = > (răng lợi)

Câu 2. Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ.

Câu 3. Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng tạo ra sự hài hước dí dỏm.

Nguon : http://hoctotnguvan.net/soan-bai-choi-chu-23-1251.html

2 tháng 10 2021
 

Trả Lời:

a, Người bố yêu cầu En ri cô không được có những lời nói nặng với mẹ, xin lỗi mẹ và cầu xin mẹ hôn mình.

b, Lí do bố nói cậu cầu xin mẹ hôn mình là để xóa hết đi dấu ấn vong ân bội nghĩa.

c,

-Bội bạc: Có những hành vi đối xử một cách xấu và tệ, phụ lại công ơn, tình nghĩa của người thân.

-Thành khẩn: Thực lòng một cách thiết tha.

d, Điều khiến ông không hài lòng với cậu là vì: chính En ri cô đã xúc phạm đến người mẹ của mình.

Bức thư này khá là ổn nhưng mình nghĩ đoạn cuối lúc chốt bài thì nên có câu " đó là sự chừng trị cho những người đã chà đạp lên tình yêu thương của cha mẹ" và thêm lời chúc với cha nữa như vậy bài của bạn sẽ gây cảm xúc ấn tượng với người đọc, người nghe

ht

I. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà...
Đọc tiếp
I. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.” 
(Ngữ văn 7 - Tập 1 - NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 1 
a. Đoạn văn được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả?
b. Tìm 02 từ ghép trong đoạn trích trên và phân loại các từ ghép ấy? 
Câu 2 Văn bản “Mẹ tôi” để lại trong em hiểu và thấm thía sâu sắc nhất điều gì?
Câu 3 
Phân loại các từ láy sau: ha hả, oa oa, lí nhí, nhấp nhô, xấu xí, chùa chiền, no nê, đo đỏ, học hành, tan tành, nhẹ nhõm, xanh xanh
2

Hai từ Hán Việt là:

- Vong ân: tức là mình quên đi cái ơn của người khác.

- Bội nghĩa: là mình không đối xử tốt với người đã mang nhiều nghĩa tình với mình.

2 tháng 10 2021
 

Bài làm :

-Qua bài văn , em hiểu về tình cảm lời khuyên thấm thía của người bố , nhắc cho con nhớ: tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình cảm đó và người bố rất yêu thương con, muốn cho con sau này nên người, ko muốn thấy con bất hiếu với mẹ.

-Em rút ra được bài học quý giá đó là: người mẹ có thể hi sinh vì con, hết lòng yêu thương con, Vì thế đừng thốt ra lời nặng với mẹ .Phải kính trọng tình cảm thiêng liêng đó vì chỉ có cha mẹ mới cho tình cảm lớn lao như vậy.

xin hay nhất ạ

31 tháng 7 2019

Hai câu đầu : - nghệ thuật so sánh:

Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi con là nguồn sống ấm nóng xua đi những giá lạnh, tối tăm của cuộc đời mẹ, luôn gần gũi, chở che bên mẹ. Con là niềm tin, hi vọng của cuộc đời mẹ.

- Điệp ngữ: con là : nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của con đối với cuộc đời mẹ.

Hai câu thơ sau:

câu 3: "Mẹ nâng niu " tiếp nói ý thơ của hai câu trên thể hiện tình yêu, sự quý trọng, giữ gìn, chăm chút của mẹ dành cho con. Con là vật báu thiêng liêng của cuộc đời mẹ.

Dấu chấm (.) ngắt câu thơ thành hai câu. Nó như bản lề khép mở hai thế giới : một thế giớ đầy tình yêu thương của con và mẹ, một thế giới bình yên hạnh phúc. Gio đây thế giới ấy đang bị xáo trộn bởi" giặc Mĩ đến nhà". Dấu chấm ấy còn là một phút lặng ngừng đau đớn trước cảnh quê hương đang bị tàn phá của mẹ.

Câu 4: Hình ảnh ẩn dụ:

- Nắng đã chiều: mẹ đã già, mong manh, yếu ớt.

- Hắt tia xa: vẫn muốn đóng góp công sức của mình trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Thể hiện ước vọng, hi sinh lớn lao của mẹ.Vì đất nước, mẹ đã dâng hiến cả cuộc sống, niềm tin, hi vọng, vật báu thiêng liêng nhất của cuộc đời là con trai của mình cho đất nước.

Hai câu thơ đầu làm nền cho hai câu thơ dưới : mẹ hết mực thương con nhưng đồng thời cũng rất giàu lòng yêu nước. Mẹ đã đặt tình yêu đất nước trên tình cảm cá nhân của mình. Đó là những phẩm chất truyền thống của người mẹ Việt Nam anh hùng.

Chúc bạn học tốt!

16 tháng 9 2019
+ So sánh: "con" được so sánh với "lửa ấm", với "trái xanh" -> Sự quan trọng, cần thiết của đứa con trong cuộc đời người mẹ, đứa con chính là tất cả cuộc sống của mẹ. + n dụ: "Nắng đã chiều": Hình ảnh bà mẹ tuổi cao sức yếu. "vẫn muốn hắt tia xa": Tấm lòng vì nước vì dân của bà mẹ: động viên con trai lên đường đánh giặc. + Cách sử dụng từ "nhưng" kết hợp với dấu chấm ngắt câu giữa dòng thơ thứ ba --> tách hai ý của đoạn thơ - Con là "lửa ấm", là "trái xanh', là cuộc sống của mẹ,... mà mẹ luôn nâng niu gìn giữ. - Nhưng khi giặc Mĩ xâm lược đất nước ta, tuy tuổi đã già sức đã yếu, mẹ vẫn muốn đóng góp một phần sức lực cho cuộc chiến đấu bảo vệ dân tộc bằng cách động viên con trai ra trận. => Lòng yêu nước, sự hi sinh lớn lao của mẹ. => Ca ngợi các bà mẹ Việt Nam hết lòng hi sinh vì Tổ quốc.
Anh có nhớ thuở còn đi họcHai đứa mình,...bạn chọc ghép đôi.Chiều chiều tan lớp, lên đồiHái từng trái chín, đưa môi nhem thèm. Ghét anh quá ! Làm em phải tức !Trái đang ăn cũng giựt cho đành..Đường đồi đá sỏi loanh quanhĐuổi nhau mà chạy,..tranh giành trái ngon. Kỷ niệm ấy vẫn còn trong tríLớn lên rồi để ý anh thương !Sao còn ngại lối, e đườngBây giờ mang nỗi vấn vương trong...
Đọc tiếp
Anh có nhớ thuở còn đi học
Hai đứa mình,...bạn chọc ghép đôi.
Chiều chiều tan lớp, lên đồi
Hái từng trái chín, đưa môi nhem thèm.
 
Ghét anh quá ! Làm em phải tức !
Trái đang ăn cũng giựt cho đành..
Đường đồi đá sỏi loanh quanh
Đuổi nhau mà chạy,..tranh giành trái ngon.
 
Kỷ niệm ấy vẫn còn trong trí
Lớn lên rồi để ý anh thương !
Sao còn ngại lối, e đường
Bây giờ mang nỗi vấn vương trong lòng.
 
Khi xa cách thầm mong tương hội
Gặp lại rồi...bối rối như xưa
Lòng anh biết nói sao vừa
Yêu em nhiều lắm mà chưa tỏ tình...!!!
 
Thôi ! Thì cứ lặng thinh như vậy !
Để cho ta không thấy ngượng ngùng
Giữ hoài một chút nhớ nhung
Chẳng ai hay biết,..Bạn cùng học thôi.
 
Những mơ ước, của hồi thơ dại
Mãi không quên hương trái đầu mùa
Vị đời ngọt ngọt, chua chua...
Như bao câu nói..thật, đùa khó quên....!
 
 
4
29 tháng 11 2016

Hay quá àeoeo

29 tháng 11 2016

limdim