K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 4 2016

điều kì diệu:

ở thời xưa không có công nghệ cao nhưng người Ai Cập lại có thể xây được kim tự tháp rất cao bằng những tảng đá rất lớn và nặng!!

7 tháng 4 2016

Đại kim tự tháp Giza được xây bởi 2.300.000 khối đá. Mỗi khối đá có trọng lượng trên 50 tấn.

17 tháng 2 2016

a. Mở bài

Giải thích ý kiến: Câu nói nêu lên một chân lí: Tự học giúp người ta làm được những điều có ý nghĩa.

b. Thân bài

- Tự học là thực chất của sự học, là sự học do tự mình chủ động, tích cực đến với kiến thức. Trong nhà trường, có thầy dạy hẳn hoi, mà học sinh không tự học thì cũng chẳng thu nhận được gì nhiều. Muốn “học vẹt” thì cũng tự học mới “thuộc” được.

- Nhưng tự học mà Đác-uyn nói lại là sự tìm kiếm tri thức ngoài phạm vi sách vở do nhà trường dạy cho. Kiến thức trong nhà trường chỉ là cơ sở chung, là mặt bằng chung mà ai cũng biết. Muốn làm cái gì có ý nghĩa hơn thì phải có kiến thức sâu hơn, phải tự học thì mới có được kiến thức ấy.

- Con người biết tự học phải là người có ước mơ, hoài bão, có lí tưởng đóng góp cho cuộc sống:

+ Đác-uyn là nhà bác học vĩ đại. Việc tự học của ông gắn liền với hoài bão khoa học của ông.

+ Có hoài bão, có mục đích người ta mới có động cơ và phương hướng để tự học, tìm tòi, không học theo kiểu được chăng hay chớ, biết học có phương pháp.

+ Có hoài bão, người ta mới biết kiên trì, bền bỉ tự học, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để học tập. Đặc biệt là biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, sáng tạo cái mới.

- Muốn có kiến thức thực sự thì học sinh phải tự học ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

+ Xác định hoài bão, mục đích để định hướng tự học

+ Rèn luyện thói quen tự học

+ Chuẩn bị tinh thần để tự học suốt đời

+ Ngày nay điều kiện để tự học (sách, máy vi tính, mạng internet…) tốt hơn bao giờ hết và phải có nghị lực mới tận dụng được các điều kiện ấy.

c. Kết bài

Bài học nhận thức và hành động

- Đác-uyn đã nói một điều chân lí, một kinh nghiệm quý báu của những con người vĩ đại.

- Bản thân ra sức tự học để thành tài lập nghiệp cho mình và đóng góp cho đất nước.

                                                                

 

Phần 2:

Nó mỉm cười qua hai hàng nước mắt để chào các cô tiên. Tiên mùa đông hỏi nó:

-Con lên đây làm gì? Sao lại không ngủ đông?

Chồi non cây bàng lí nhí trả lời

-Dạ vì con ham chơi, con không nghe lời Mẹ đất dặn nên con...

Nói tới đây, nó òa khóc như một cơn mưa. Các cô tiên phải dỗ nó hồi lâu nó mới nín. Cô tiên dịu dàng nói:

-Thế là con không ngoan, con phải biết nghe lời đất Mẹ, vậy mà con chỉ vì một chút bốc đồng nông nỗi nên đã theo thói ham chơi của mình khiến bản thân đau khổ. Con có thấy nó khiến con biến thành đứa trẻ hư không?

Cô tiên định nói gì đó nhưng chồi non đã nói:

-Con hư lắm, con biết lỗi của con rồi. Nhưng con lạnh quá, con sẽ chết cóng vì lạnh mất.

Nó nói càng ngày càng yếu. Cô tiên mùa đông biết, nếu không cứu nó thì nó sẽ chết trước khi mùa xuân tới. Nhưng làm cách nào bây giờ? Không lẽ quay ngược thời gian? Nhưng ông thần thời gian( Time Fairy) chắc gì đã đồng ý. Ống ta nổi tiếng là ghét những đứa trẻ hư! Còn kêu mùa xuân tới sớm á? Không đời nào! Vì tiên mùa xuân( Spring Fairy) chưa sửa soạn gì cả, mọi vật chỉ mới ngủ đông dăm ba ngày, mùa đông cũng chưa đi tới mọi ngóc ngách của khu rừng, suối còn chưa đóng băng thì làm sao mà mùa xuân tới được? Nói thật trông tình huống này thật khó mà phân sử!

 Bỗng một tiếng nói nhẹ nhàng cất lên:

-Để đó ta sẽ lo cho!

Thì ra đó là ông già Noel-ông già được coi là biểu tượng của Noel- đã đứng sau từ lúc nào. Ông Noel có công việc là tới ngày Giáng Sinh( Noel) ông sẽ đi khắp nơi tặng quà cho những đứa trẻ ngoan.

Cô tiên hỏi lại:

-Thưa Ngài, nhưng làm cách nào đây?

Ông già Noel mỉm cười đáp:

-Ta sẽ cho cháu một món quà!

Thế là ông già Noel phủ quanh chồi non nhỏ bé một chút ánh sáng màu vàng. Thì ra, ánh sáng vàng đó là nắng mùa xuân được tích trữ. Chồi non đã khỏe hơn. Nó đang ngủ. Thế là xong. Mọi người đã được đón cái Giáng Sinh an lành cùng nhau...

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * 3 tháng sau  * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *

Chồi non đã tỉnh giấc. Cô tiên mùa xuân mang tới cho nó rất nhiều điều kỳ diệu. Muôn hoa khoe sắc, vạn vật tưng bừng chào đón xuân. Chồi non không còn là chồi non nữa rồi, nó đã bước sang một tuổi mới. Nó thầm cảm ơn những người đạ cứu mạng nó...

22 tháng 10 2016

Mở bài: Giới thiệu chung về câu chuyện mình định kể.

+ Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

+ Ấn tượng chung về câu chuyện đó.

Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện:

- Lão già Mùa Đông: già nua, xấu xí, cáu kỉnh, xuất hiện mang theo cái rét như cắt da, cắt thịt. Hoạt động của lão: len lách vào từng đường thôn ngõ xóm, lão leo lên tất cả cây cối trong vườn…Lão đi đến đâu, tàn sát không thương tiếc đến đó, khiến mọi vật đều vô cùng run sợ.

- Hình ảnh Cây Bàng về mùa đông: bị lão già Mùa Đông đến hành hạ, lão bẻ từng chiếc lá khiến cành cây trơ trụi, gầy guộc, run rẩy, cầu cứu Đất Mẹ.

- Đất Mẹ: hiền hậu nhân từ, điềm đạm, dịu dàng động viên Cây Bàng dũng cảm chờ đợi Nàng tiên Mùa Xuân đến và dồn chất cho cây.

- Nàng tiên Mùa Xuân xuất hiện: trẻ trung, tươi đẹp, dịu dàng, mang theo những tia nắng ấm áp xua đi cái lạnh giá của mùa đông. Mọi vật đều vui mừng phấn khởi khi Nàng tiên Mùa Xuân đến. Cây cối như được hồi sinh, trăm hoa khoe sắc….Cây Bàng đâm chồi nảy lộc….Tất cả như được tiếp thêm sức mạnh, tràn trề nhựa sống….

- Cây Bàng cảm ơn Đất Mẹ, cảm ơn Nàng tiên Mùa Xuân…

Kết bài:

- Suy nghĩ về câu chuyện vừa kể.

- Bài học từ câu chuyện ( Cần có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau đặc biệt khi khó khăn hoạn nạn).

26 tháng 1 2016

a) Các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ : Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.

b) Thế mạnh về tự nhiên để phát triển thuỷ điện : các sông suối có trữ năng thuỷ điện lớn (hệ thống sông Hồng 11 triệu kW, chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện của cả nước ; riêng sông Đà gần 6 triệu kW).

c) Hiện trạng phát triển thuỷ điện :
- Nhiều nhà máy thuỷ điện đã được xây dựng : Thác Bà trên sông Chảy (110 MW), Hoà Bình trên sông Đà (1920 MW), Tuyên Quang trên sông Gâm (342 MW) và hàng loạt nhà máy thuỷ điện nhỏ.

- Đang xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La trên sông Đà (2400 MW).

4 tháng 9 2019

* Tham Khảo

Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý khá đặc biệt, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.

Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Lào, phía nam giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, phía đông giáp Vinh Bắc Bộ.

Việc phát triển mạng lưới giao thông vận tải sẽ giúp cho việc thông thương trao đổi hàng hóa dễ dàng với các vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc trung Bộ, cũng như giúp cho việc phát triển nền kinh tế mở.

Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, với thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận nhiệt và ôn đới, phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.

1 tháng 4 2016

Tương lai ư , tôi nghĩ tương lai của tôi sẽ có nhiều bước ngoặc . Sau này tôi sẽ trở thành 1 bác sĩ ở bệnh viện lớn ở Hà Nội . Sở dĩ tôi thích làm ở đó vì nơi đó có người bạn thân của tôi . Chúng tôi quen nhau trên olm khá lâu rồi nhưng chưa bao giờ gặp mặt cả . Hai đứa tôi dù không gần nhau nhưng trái tim đã trao cho nhau . Còn chuyện chồng con thì tôi không biết có lẽ tôi sẽ không thích ai đâu nhỉ . Vì lúc trước ai cũng nói tôi là 1 cô gái không có trái tim mà tôi không biết tình cảm là gì nữa . Chỉ biết không nên va vào thôi . Còn bạn của tôi bây giờ cũng đã suy nghĩ đúng đắng hơn rôi họ đã biết nghĩ cho tôi . Ôi tương lai tôi đẹp quá 

 

Tương lai của tôi sẽ lấp lánh ánh mặt trời chiếu sáng. Sẽ ngọt ngào như một cây kẹo nhưng cũng đắng cay theo quy luật cuộc đời.

Trong tương lai tôi là một ca sĩ, nhạc sĩ hoặc sẽ là một người mẫu sải bước trên sàn Catwalk. Tôi sẽ chu du khắp nơi. Tôi sẽ thường xuyên đi chùa ,thăm viện dưỡng lão và cô nhi viện. Bố thí cho những người nghèo hay giúp những con người tội lỗi ra ánh sáng. Tôi sẽ biến sân ,vườn của ngôi nhà tôi ở thành một khu vườn bát ngát cây xanh và hoa muôn màu muôn sắc. Còn chồng con ư? Tôi sẽ kết hôn cùng Dương- nguòi bạn trai của tôi bây giờ- và sống trăm năm hạnh phúc bên nhau tới cuối cuộc đời. Tôi thật hạnh phúc và may mắn biết bao!

Vòng tuần hoàn lớn là vòng tuần hoàn đưa máu đi khắp cơ thể, đến các tế bào và các cơ quan; còn vòng tuần hoàn nhỏ là vòng tuần hoàn phổi, do đó có những khác biệt sau đây:
- Vòng tuần hoàn lớn: áp lực máu chảy cao, huyết áp tối thiểu không bao giờ bằng không, máu vận chuyển khí và các chất dinh dưỡng cũng như các chất thải bả.
- Vòng tuần hoàn nhỏ: áp lực máu chảy thấp, huyết áp tối thiểu bằng không, máu chủ yếu chỉ vận chuyển khí đến phổi để thực hiện trao đổi khí với phổi.

23 tháng 3 2017

??

28 tháng 2 2016

lên mạng bn ơi !!!!!!!!!!! có hếtbanh

28 tháng 2 2016

Cảm ơn để mình thử cái đã

8 tháng 2 2017

Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của ngưới Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bũa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.

8 tháng 2 2017
Khi nói đến người có lối sống giản dị thì mọi người không ai lại không nghĩ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác luôn là đề tài sáng tác của các nhà văn, nhà thơ về những đức tính giản dị. Bác là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Bác rất bận rộn với công việc. Nhưng dù có ở đâu hay làm việc gì, Bác vẫn luôn giữ lối sống giản dị, thanh bạch và khiêm tốn. Bác đã cho ta nhiều bài học, câu truyện hay về đức tính giản dị quý giá đó. Giản dị là một phẩm chất vô cùng quý báu của con người. Tạo sự thân thiện, gần gũi và được mọi người yêu thương, cảm thông và giúp đỡ. Đức tính giản dị là sống phù hợp với xã hội, hoàn cảnh gia đình. Còn thanh bạch là lối sống trong sạch, không ham muốn những cái lợi lộc mà nhường cho những người đang cần nó. Bác có phẩm chất tốt đẹp đó hơn ai hết. Bác Hồ có một đời sống vô cùng giản dị. Bác sống hòa nhịp cùng với con người Việt Nam.
8 tháng 2 2017

Mở đầu bức thư, tác giả đề cập đến đất đai cùng mọi vật liên quan với nó như nước, động vật, thực vật, bầu trời, không khí... Tất thảy đều thiêng liêng đối với người da đỏ vì đó là kỉ niệm ghi sâu trong kí ức:

Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó kí ức của người da đỏ.

Không chỉ là kỉ niệm, mảnh đất này còn là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phân của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình.

Trong đoạn văn này, tác giả đã sử dụng phép nhân hoá nhiều lần Đềthể hiện ý tưởng của mình. Đất là mẹ. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Tất cả những gì tồn tại trên mặt đất hội tụ lại thành gia đình, tổ ấm. Phải là người gắn bó suốt đời và hiểu đất đai sâu sắc đến độ nào tác giả mới viết nên những dòng chữ xúc động sâu xa như thế.

Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi. Nếu chúng tôi bán mảnh đất này cho Ngài, Ngài phải nhớ rằng, Ngài phải dạy bảo con cháu rằng, mảnh đất này là thiêng liêng và những tia sáng chói chang phản chiếu từ mặt hồ trong vắt sẽ nói lên cái gì đó về kí ức của người da đỏ. Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi.

Từ hình ảnh của nước, tác giả liên tưởng, so sánh với máu của tổ tiên, tiếng rì rào của dòng nước là tiếng nói của cha ông. Quả là những so sánh độc đáo và chính xác, xuất phát từ tình yêu tha thiết, chân thành.

Tiếp theo, tác giả giải thích nguyên nhân sự khác biệt, thậm chí đối lập nhau trong cách sống và thái độ đối với đất của người da đỏ và người da trắng:

Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống của chúng tôi. Đối với họ, mảnh đất này cũng như mảnh đất khác, bởi lẽ họ là kẻ xa lạ, và trong đêm tối, họ lấy đi từ lòng đất những gì họ cần. Mảnh đất này đâu phải là những người anh em

của họ, mảnh đất này là kẻ thù của họ và khi đã chinh phục được, thì họ sẽ lấn tới. Mồ mả tổ tiên của họ, họ còn quên và họ cũng chẳng cần tới dòng tộc của họ. Họ cư xử vói mẹ đất và anh em bầu trời như những vật mua được, tước đoạt được, rồi bán đi như những con cừu và những hạt kim cương sáng ngời. Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi Đềlại đằng sau những bãi hoang mạc.

Điệp ngữ kết hợp với phép tương phản đã thể hiện rõ ý tưởng của người viết. Đất đối với người da đỏ là anh em, đối với người da trắng là kẻ thù bởi vì người da trắng cho rằng đất là thứ mua được, tước đoạt được.

Người da đỏ sinh ra và lớn lên ở đây, làm sao họ có thể đối xử tệ bạc với mảnh đất nghĩa tình?! Mảnh đất họ có được là do ông cha Đềlại và biết bao mồ hôi xương máu đổ ra mới tạo dựng nên. Đây là điểm khác hẳn với người da trắng. Người da trắng đối xử với đất tàn nhẫn và coi đất là thứ hàng hoá vô tri vô giác dùng Đềmua bán, trao đổi. Chính vì thế mà thủ lĩnh da đỏ ngạc nhiên trước cách đối xử lạnh lùng, tàn nhẫn của người da trắng đối với đất. Khi đã chiếm đoạt được, lòng tham của họ sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi Đềlại đằng sau những bãi hoang mạc.

Vì cách đối xử của người da trắng đối với đất hoàn toàn đối lập với người da đỏ, nên thủ lĩnh Xi-át-tơn ra điều kiện rằng nếu người da đỏ buộc phải bán đất thì người da trắng cũng phải đối xử với đất trân trọng như người da đỏ.

Nguyên nhân thứ hai dẫn tới sự khác biệt trong thái độ đối xử với đất giữa người da đỏ và người da trắng xuất phát từ cách sống và môi trường sống không giống nhau. Người da trắng gắn với môi trường thành phố san sát những toà nhà bê tông lạnh lùng cao chọc trời, còn người da đỏ một đời gắn bó với thiên nhiên phong phú và sống động:

Ở thành phô' của người da trắng, chẳng có nơi nào yên tĩnh cả, chẳng có nơi nào là nghe được tiếng lá cây lay động vào mùa xuân hay tiếng vỗ cánh của côn trùng. Nếu có nghe thấy thì đó cũng chỉ là những tiếng ồn ào lăng mạ trong tai. Và cái gì sẽ xảy ra đối với cuộc sống, nếu con người không nghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của những chú ếch ban đêm bên hồ? Tôi là người da đỏ, tôi thật không hiểu nổi điều đó. Người Anh-điêng chúng tôi Ưa những âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trên mặt hồ, được nước mưa gội rửa và thấm đượm hương thơm của phấn thông.

Đoạn văn giống như một bài thơ trữ tình, bay bổng, bộc lộ niềm vui sướng và tự hào của thủ lĩnh về mảnh đất của bộ tộc mình. Người da đỏ biết bảo vệ và quý mến thiên nhiên bởi đó là tất cả đời sống vật chất và tinh thần của họ:

Không khí quả là quý giá đối với người da đỏ, bởi lẽ bầu không khí này là của chung, muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở. Người da trắng cũng cùng chia sẻ, hít thở bầu không khí đó. Nhưng hình như người da trắng chẳng Đềý gì đến nó. Nếu chúng tôi bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải nhớ rằng không khí đối với chúng tôi là vô cùng quý giá và phải chia sẻ linh hồn với tất cả cuộc sống mà không khí ban cho. Ngọn gió mang lại hơi thở đầu tiên của cha ông chúng tôi và cũng nhận lại hơi thở cuối cùng của họ. Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả người da trắng cũng có thể thưởng thức được những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ.

Như vậy, chúng tôi mới cân nhắc những ý muốn mua mảnh đất này của Ngài. Nếu có quyết định chấp nhận yêu cầu của Ngài, chúng tôi phải đưa ra một điều kiện - đó là, người da trắng phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em.

Thủ lĩnh da đỏ đi từ ngạc nhiên đến căm giận khi phải chứng kiến thái độ đối xử tàn bạo đối với muông thú của người da trắng:

Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết Đềduy trì cuộc sống. Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi lẽ điều gì sẽ xảy đến với con thú thì cũng chính xảy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc.

Ổđoạn văn này, tác giả khẳng định: Tạo hoá luôn luôn điều hoà sự cân bằng sinh thái giữa con người với thiên nhiên.

Có thể xem đây là kết luận của bức thư:

Ngài phải dạy con cháu rằng mảnh đất dưới chân chúng là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi, và vì thế, chúng phải kính trọng đất đai. Ngài phải bảo

chúng rằng đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên. Hãy khuyên bảo chúng như chúng tôi thường dạy con cháu mình: Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất. Con người chưa biết làm tổ Đềsống, con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình.

Đi xa hơn, lời kết luận còn cảnh báo: Nếu không đối xử tử tế với đất thì ngay cuộc sống của người da trắng cũng bị tổn hại vì Đất là Mẹ của cả loài người. Giá trị của bức thư mang tính chất vĩnh cửu chính là nhờ mệnh đề chứa đựng ý nghĩa khoa học và triết lí đúng đắn, sâu sắc này.

Tác giả lặp lại hình ảnh Đất là Mẹ với ý khẳng định đất sinh ra con người, nuôi con người lớn lên, ấp ủ, che chở con người. Cuối đời, con người lại trở về với Đất, mối quan hệ giữa đất và người thật khăng khít, không thể tách rời nhau.

Vì sao một bức thư nói về việc mua bán đất từ thế kỉ XIX ở nước Mĩ nhưng đến nay lại được coi là một trong những văn bản nổi tiếng nhất về đề tài thiên nhiên và môi trường?

Có lẽ bởi nội dung bức thư quá hay, quá tiến bộ, dù ở thời điểm đó, thủ lĩnh Xi-át-tơn chưa thể có được ý thức đầy đủ, khoa học về vấn đề bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Hơn nữa, xuất phát điểm của bức thư trước hết vẫn là từ lòng yêu quê hương đất nước. Khi người da trắng từ châu Âu tràn sang châu Mĩ thì người Anh-điêng đang sống theo hình thức bộ lạc, nghĩa là đang sống một cách hoà đồng với thiên nhiên. Thiên nhiên như một bà mẹ hiền cung cấp cho họ tất cả những thứ cần thiết của cuộc sống hằng ngày, về phía họ, họ cũng thấy được tác động trở lại của con người đối với thiên nhiên. Nền cơ khí máy móc của người da trắng xâm nhập đã làm đảo lộn tất cả, huỷ hoại gần như hoàn toàn môi trường sống quen thuộc của họ. Họ đã ngầm có ý thức phản kháng, chỉ chờ dịp bộc lộ. Bức thư trả lời yêu cầu mua đất của Tổng thống Mĩ là một cơ hội thuận lợi. Chính vì vậy, trong thư, ta không thấy thủ lĩnh da đỏ trả lời là có bán đất hay không, lại càng không nói đến chuyện giá cả. vấn đề được đặt ra như một giả thiết (nếu... nếu... ), mà đặt giả thiết chủ yếu là Đềtạo đà, tạo thế cho việc trình bày quan điểm và bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình. Thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn không chỉ đề cập đến đất mà còn đề cập đến tất cả các hiện tượng có liên quan tới đất như đã nói trên, tức là những thứ làm cho đất trỏ nên có giá trị, có ý nghĩa, tạo nên cái mà hiện nay ta gọi là môi trường sinh thái tự nhiên.

Ngày nay, nhân loại đã bước sang thế kỉ XXI. ở thời điểm này, tài nguyên của trái đất gần như đang bị khai thác cạn kiệt, mỏi trường thiên nhiên đang bị ô nhiễm nặng nề và bị tàn phá nghiêm trọng. Bối cảnh đó khiến cho Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn trở thành một trong những văn bản có giá trị nhất về đề tài thiên nhiên và môi trường sống - một vấn đề nóng bỏng đang được cả thế giới quan tâm hàng đầu.