K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1 2021

Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể tự do nhưng các đoạn thường bắt đầu bằng những câu thơ ngắn có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại gợi được âm hưởng lời ru. 

Nhịp điệu thơ giàu nhạc điệu như những lời ca dao khiến cho lời thơ dễ dàng đến với tâm thức của người đọc.

Giọng điệu: bài thơ có giọng điệu suy ngẫm và tính triết lí, làm cho bài thơ không chỉ cuốn người đọc vào âm điệu lời ru mà còn hướng nhiều hơn vào sự suy ngẫm và phát hiện.

Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh: Nhà thơ đã khéo vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Đó chính là điểm tựa cho những liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo mớ rộng của nhà thơ. Những hình ảnh có tính biểu tượng trong bài thơ lại rất quen thuộc, gần gũi, xác thực nhưng đồng thời cũng giàu sắc thái biểu cảm và hàm chứa những ý nghĩa mới.

24 tháng 5 2019

- Thể thơ thất ngôn bát cú bắt nguồn từ thơ Đường, phổ biến ở Việt Nam vào thời Bắc thuộc, chủ yếu cây bút quý tộc sử dụng.

   + Cấu trúc bài thất ngôn bát cú gồm 8 câu, 7 chữ tạo thành đề- thực- luận– kết

   + Luật lệ bằng trắc:

     Các tiếng nhất(1)- tam(3)- ngũ (5) bất luận

     Các tiếng nhị (2)- tứ(4) lục (6) phân minh

   + Gieo vần: các tiếng cuối câu 1, 2, 4, 6, 8 hiệp vần với nhau

- Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật: 8 câu, 7 chữ, gieo vần ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Nhận xét về nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc,...) của các văn bản thơ (sáu chữ, bảy chữ) trong Bài 2: Các văn bản là những dòng thơ hoài niệm về quá khứ về quê hương, gia đình qua đó thể hiện nỗi nhớ quê hương, gia đình của tác giả.

- Nêu một số điểm cần lưu ý về cách đọc thể thơ:

+ Thơ sáu chữ là thể thơ mỗi dòng có sáu chữ. Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 2/2/2, 2/4 hoặc 4/2, có khi ngắt nhịp 3/3

+ Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có bảy chữ. Các dòng trong bài thơ thường ngắt nhịp 4/3, cũng có khi ngắt nhịp 3/4. Cách ngắt nhịp còn phụ thuộc vào nghĩa của câu thơ, dòng thơ.

+ Bài thơ 6 chữ hoặc 7 chữ thường có nhiều vần. Vần thường là vần chân hoặc vần cách.

13 tháng 9 2023

- Nhận xét về nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc,...) của các văn bản thơ (sáu chữ, bảy chữ) trong Bài 2: Các văn bản là những dòng thơ hoài niệm về quá khứ về quê hương, gia đình qua đó thể hiện nỗi nhớ quê hương, gia đình của tác giả.

- Nêu một số điểm cần lưu ý về cách đọc thể thơ:

+ Thơ sáu chữ là thể thơ mỗi dòng có sáu chữ. Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 2/2/2, 2/4 hoặc 4/2, có khi ngắt nhịp 3/3

+ Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có bảy chữ. Các dòng trong bài thơ thường ngắt nhịp 4/3, cũng có khi ngắt nhịp 3/4. Cách ngắt nhịp còn phụ thuộc vào nghĩa của câu thơ, dòng thơ.

+ Bài thơ 6 chữ hoặc 7 chữ thường có nhiều vần. Vần thường là vần chân hoặc vần cách.

10 tháng 5 2022

a)Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

b) Thể thơ: Lục bát

Vị trí: Khổ 1 của bài thơ

c) Hoàn cảnh: Khi Tố Hữu bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ.

d) Cảm nhận:

+ Đó là một mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ màu sắc, tràn đầy hương vị và bầu trời khoáng đạt tự do.

10 tháng 5 2022

ucche

25 tháng 1 2022

 Khổ thơ thứ 3: Bức tranh thực tại đầy xót xa của nét đẹp văn hóa mai một

- Nhà thơ đã sử dụng khéo léo những hình ảnh mang tính biểu tượng. Những sự vật vốn vô tri vô giác, trước thực tại hoang tàn cũng mang nặng tâm trạng "buồn", "sầu".

Khổ thơ thứ 4: Hình ảnh ông đồ lạc lõng giữa hiện thực

- Hình ảnh "Lá vàng rơi trên giấy" là hình ảnh chân thực nhưng mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, gợi lên không gian vắng lặng đồng thời "lá vàng" cũng biểu tượng cho mùa thu, sự úa tàn, khô héo.
=> Gợi liên tưởng tới nền nho học đang lụi tàn

6 tháng 9 2023

Bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà" của Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến có những điểm khác biệt trong ngôn ngữ thơ.

Trong bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà", Bà Huyện Thanh Quan sử dụng ngôn ngữ tươi sáng, tươi vui để miêu tả cảnh quê hương. Bài thơ mang đến cảm giác ấm áp, yên bình và gợi lên những kỷ niệm về quê nhà.

Trong khi đó, bài thơ "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến có ngôn ngữ trữ tình, sâu lắng hơn. Bài thơ tập trung vào tình cảm của người viết và miêu tả một cảnh quan mùa thu lãng mạn. Ngôn ngữ của bài thơ mang đến cảm giác thơ mộng và lãng mạn.

Tuy hai bài thơ có điểm khác biệt trong ngôn ngữ và cảm nhận, nhưng cả hai đều thể hiện tình yêu và nhớ nhà, làm cho người đọc cảm thấy gần gũi và ấm lòng.