Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vai trò của hướng sáng dương của thân, cành cây là tìm đến nguồn sáng để quang hợp. Ví dụ: cây mọc sát ở các bức cao tường luôn hướng ra xa phía tường có nhiều ánh sáng hơn; cây đặt ở của sổ luôn sinh trường hướng vào của sổ đón các tia sáng chiếu đến.
- Hướng sáng âm và hướng trọng lực dương của rễ có ý nghĩa: đảm bảo cho rễ mọc vào đất để giữ cây và dể hút nước cùng các chất khoáng có trong đất.
- Vai trò của hướng hóa đối với sự dinh dưỡng khoáng và nước của cây là nhờ có tính hướng hóa rễ cây sinh trường hướng tới nguồn nước và phân bón để dinh dưỡng.
- Những loài cây trồng có hướng tiếp xúc như: cây mướp, bầu, bí, dứa leo, nho, cây của từ. đậu cô ve,..
Vai trò của miễn dịch
- Miễn dịch là cơ chế bảo vệ đặc hiệu của cơ thể có chức năng ngăn chặn, nhận biết và loại bỏ những thành phần bị hư hỏng hoặc các tác nhân gây bệnh, nhờ đó mà cơ thể ít bị bệnh.
Một số cơ quan, tế bào của hệ miễn dịch người
+ Một số cơ quan của hệ miễn dịch ở người: tủy xương, tuyến ức, hạch bạch huyết, lá lách, da, niêm mạc,…
+ Một số tế bào của hệ miễn dịch ở người: đại thực bào, tế bào tua, bạch cầu trung tính, tế bào giết tự nhiên, tế bào mast, tế bào lympho,…
Vai trò của ứng động đối với đời sống thực vật: Ứng động giúp cây thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.
- Vai trò của hô hấp: Quá trình hô hấp đảm bảo cho động vật lấy được $O_2$ từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào tạo năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời, giúp đào thải $CO_2$ sinh ra từ quá trình chuyển hóa ra ngoài để đảm bảo cân bằng môi trường trong cơ thể.
- Mối quan hệ giữa quá trình trao đổi khí với môi trường và quá trình hô hấp tế bào: Thông qua trao đổi khí với môi trường, $O_2$ được vận chuyển đến tế bào tham gia vào quá trình hô hấp tế bào, $CO_2$ sinh ra từ hô hấp tế bào được vận chuyển đến bề mặt trao đổi khí, rồi thải ra môi trường \(\rightarrow\) Quá trình trao đổi khí với môi trường và quá trình hô hấp tế bào có mối quan hệ chặt chẽ, nếu một trong hai quá trình ngừng lại thì quá trình kia không thể diễn ra.
a. Các tế bào T nhớ hoạt động sau khi cơ thể đã bị nhiễm tác nhân gây bệnh, lúc này các tế bào T nhớ đã tiếp xúc với kháng nguyên ít nhất một lần. Khi các tác nhân gây bệnh tái xâm nhập, cơ thể sẽ tạo đáp ứng miễn dịch thứ phát nhanh hơn và mạnh hơn.
b. Sau khi kháng nguyên đã bị loại trừ hoặc sau khi khỏi bệnh, tế bào T nhớ vẫn tiếp tục tồn tại trong cơ thể để khi các kháng nguyên tái xâm nhập, chúng sẽ hoạt hóa quá trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu để tiêu diệt các tác nhân gây hại. Nhờ đó, cơ thể thường không mắc lại các bệnh đã từng mắc phải.
Hô hấp ở thực vật có thể diễn ra theo 2 con đường: phân giải kị khí và phân giải hiếu khí. Quá trình phân giải kị khí không cần sự có mặt của oxi. Quá trình phân giải hiếu khí cần có sự có mặt của oxi. Oxi trong phân giải hiểu khí đóng vai trò là chất nhận điện tử cuối cùng trong chuỗi truyền electron. Nếu không có oxi quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật không diễn ra, tạo ra ít năng lượng.
Tham khảo:
Sau khi chúng ta ăn vào, cơ thể sẽ phân hủy các năng lượng chứa trong phân tử thức ăn, gọi là glucose và chuyển hóa thành glycogen, đây là nguồn dự trữ năng lượng của cơ thể. Ngược lại khi chúng ta đói, cơ thể thiếu năng lượng, cơ thể phân giải glycogen thành đường giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Tham khảo: Quá trình thoát hơi nước ở lá là động lực phía trên để hút hơi nước từ rễ. Tế bào lông hút có không bào chứa chất tan ở nồng độ cao làm tăng áp suất thẩm thấu. Hoạt động hô hấp ở rễ mạnh làm tăng hàm lượng chất tan trong tế bào chất của rễ. Dung dịch đất chứa nhiều chất tan làm tăng áp suất thẩm thấu của dung dịch đất.
Nước được cấu tạo bởi 1 nguyê tử oxi liên kết với 2 nguyên tử hidro bằng liên kết cộng hòa trị (dùng chung đôi electron). Do oxi có độ âm điện lớn nên nó có xu hướng kéo lệch đôi electron dùng chung về phía mình làm cho phân tử nước có tính chất phân cực: đầu oxi mang điện tích âm, đầu hidro mang điện tích dương. Do tính phân cực của mình, nước có vai trò rất quan trọng đối với tế bào:
- Nước là dung môi hòa tan nên nước là môi trường phản ứng trong mọi tế bào.
- Nước bảo vệ cho các cấu trúc sống của tế bào.
- Nước là chất phản ứng: tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa sinh trong tế bào như phản ứng thủy phân.
- Nước có vai trò suy trì hình thái của tế bào, mô.