Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Để đứng vững và phát triển xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mỗi một quốc gia đều phải coi trọng việc gìn giữ bản sắc văn hóa. Vai trò, ý nghĩa to lớn của bản sắc văn hóa đối với sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của mỗi một dân tộc đã đặt ra vấn đề về vai trò của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa.Như chúng ta đã biết, bản sắc văn hóa là điều cốt lõi mang tính đặc trưng, màu sắc riêng của mỗi một quốc gia, dân tộc; được hình thành và được vun đắp song song với quá trình dựng nước và giữ nước theo cả chiều đồng đại và lịch đại. Đó có thể là những giá trị về vật chất, cũng có thể là những giá trị văn hóa về tinh thần như phong tục tập quán, truyền thống văn hóa,.... Đối với dân tộc Việt Nam, những giá trị đó luôn bền vững, trường tồn theo thời gian như nền văn minh lúa nước, trống đồng Đông Sơn, tinh thần yêu nước mạnh mẽ, bền bỉ như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, tinh thần "tương thân tương ái" giàu giá trị nhân văn, hay truyền thống đạo lí "uống nước nhớ nguồn", "ân nghĩa thủy chung",....Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay.Như vậy, thế hệ trẻ là tầng lớp có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Là những học sinh được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của bản sắc dân tộc, chúng ta cần nỗ lực, cố gắng trong học tập, lao động để trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.
Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng đã mang lại cho người đọc bài học quý giá. Khi chúng ta sống trong một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu, học hỏi quá lâu ta sẽ trở nên thiếu hiểu biết, kiêu căng và tự phụ. Chính vì thế, để bản thân không trở thành một người kiêu căng, thiếu hiểu biết, chúng ta phải biết học hỏi, mở rộng mối quan hệ bạn bè, thầy cô, thấm nhuần câu thành ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn", phải biết thay đổi môi trường sống, tiếp thu những cái hay cái đẹp của thế giới bên ngoài. Bên cạnh đó, chúng ta không nên có tính kiêu căng, tự phụ, cho mình là giỏi nhất, điều đó dễ khiến cho chúng ta phải trả một cái giá đắt như chú ếch trong câu chuyện. Trong môi trường sống cũng như trong môi trường học tập, việc thay đổi môi trường, mở rộng hơn tầm nhìn, học hỏi của bản thân, tránh chủ quan và kiêu ngạo sẽ giúp chúng ta biết được nhiều hơn và giúp ích cho chúng ta trên con đường bước đến thành công của chính bản thân mình.
Đối với mỗi cuộc đời con người, sự sẻ chia trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết. Vậy sẻ chia là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Sẻ chia là một dạng tình cảm xuất phát từ trái tim, sự đồng cảm, và tình yêu thương, được thể hiện khi ta biết quan tâm, lo lắng và giúp đỡ những người xung quanh. Nói cách khác, sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Bạn biết đấy, cuộc sống là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Biết sẻ chia chắc chắn sẽ giúp bạn phát triển các mối quan hệ xã hội, tạo nên sự gắn kết với những người xung quanh, từ đó không bao giờ cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo. Đồng thời khi ai đó gặp khó khăn, giúp được họ - dù chỉ một chút thôi – chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và thanh thản hơn rất nhiều. Trong thực tế, không khó để ta bắt gặp và cảm phục những con người mang trong mình đức tính này. Những tình nguyện viên mang trên mình màu áo xanh tình nguyện, các mạnh thường quân không quản ngại khó khăn đến với vùng bão lũ hay đơn giản hơn là một cậu bé biết dành tiền ăn sáng tặng cho người hành khất…, đó đều là những bông hoa đẹp điểm tô cho vườn đời thêm rực rỡ. Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần học cách đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh từ những việc làm nhỏ nhất: gửi lời chào tới bố mẹ trước khi đi học, chúc người bạn cùng bàn một ngày tốt lành khi tới lớp… Như vậy, chắc chắn cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều. Bởi đúng như một nhà văn Nga từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương của con người”
Em viết theo những ý sau :
Mở đoạn:
* Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của công việc đối với mỗi người.
Thân đoạn :
* Bàn luận:
- Ý nghĩa công việc:
+ Công việc giúp ta phát huy năng lực, phẩm chất bản thân.
+ Không chỉ vậy công việc còn giúp ta tìm ra những năng lực tiềm tàng mà ta chưa biết đến.
+ Công việc đem lại niềm vui, giúp cuộc sống có ý nghĩa hơn.
+ ….
- Thái độ với công việc: làm việc phải hăng say, tích cực, có trách nhiệm.
- Phê phán những kẻ ham chơi, lười làm hoặc làm cho có, không có trách nhiệm trong công việc.
* Tổng kết: em suy nghĩ viết.
Bài thơ ''Viếng lăng Bác'' đã để lại trong lòng người đọc nhiều điều đáng qúy. Tác giả đã bày tỏ tình cảm thương nhớ, kính yêu của mình với vị Cha già của dân tộc, sự quý trọng, tự hào về con người VN.
Trong cuộc sống nhộn nhịp này dường như con người chỉ hướng tới những những thứ to lớn về vật chất bên ngoài mà dần lãng quên đi những tình cảm thiêng liêng để khi đi qua rồi mới ngẫm nghĩ lại. Và câu chuyện “ Hoa hồng tặng mẹ” là một câu chuyện hay, cảm động nói về tình mẫu tử. Hơn thế nữa câu chuyện này còn mang một ý nghĩa nhân sinh sâu sắc trong cuộc sống. Để cuộc sống thêm niềm vui và hạnh phúc hơn.
Câu chuyện “ Hoa hồng của mẹ” kể về hai người con đi mua hoa tặng mẹ ở hai hoàn cảnh khác nhau. “ Anh dừng lại tiệm bán hoa để mua hoa tặng mẹ” đây là một hành động rất bình thường của một người con nhưng anh này lại nhờ chủ quan chuyển phát nhanh chứ không mang về tặng tận tay cho mẹ. “ Nhưng khi bước ra khỏi xe anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè” cô bé không đủ tiền mua một bông hoa hồng tặng mẹ và anh đã giúp cô bé mua hoa và trở cô tới nhà mẹ. Anh bất ngờ khi em bé chỉ đường ra nghĩa trang và cô bé chỉ “một phần mộ mới đắp” là nhà mẹ mình. Chi tiết này là điểm nhấn của câu chuyện, một nốt lặng để con người ta dừng lại suy ngẫm lại những gì đã qua. Và điều này giúp anh thanh niên nhận ra được sự quan trọng của mẹ. Anh đã quay sẽ lại đến tiệm hoa hủy bỏ chuyển phát nhanh, lấy hoa rồi lái xe 300km để tặng hoa tận tay mẹ. Anh ôm mẹ và anh nhận ra một điều rằng rồi sẽ có một ngày mẹ anh sẽ rời xa anh đến lúc đó anh có muốn tặng hoa cho bà cũng không được nữa.
Mẹ là một bầu trời rộng lớn bao la rộng lớn chứa đầy tình yêu thương vô tận. Và khi chúng ta mất mẹ giống như chúng ta mất đi hoàn toàn một bầu trời tình thương. Vậy mà có những con người không biết quý trọng mẹ mình. Họ thờ ơ, vô trách nhiệm với mẹ để cho mẹ lam lũ vất vả còn mình sống an nhàn. Làm vậy mà họ vẫn không hề có chút ân hận nào vẫn vui vẻ và hạnh phúc với cái thực tại không có tình thương và lòng hiếu thảo.
Mặc dù chúng ta có đối xử với mẹ ra sao, nhẫn tâm đến mức nào nhưng mẹ vẫn là người yêu thương, đùm bọc bất cứ khi nào. Mẹ thật là rộng lượng cao cả như một món quà vô giá mà ông trời ban tặng. Vậy thì vì sao lại có những đứa con vô cảm đến vậy. Chính mẹ đẻ ra mình mà họ còn không tốt thì thử hỏi làm sao họ có thể tốt với những người xung quanh.
hoa-tang-me
Hoa hồng tặng mẹ
Thử hỏi trong xã hội ngày càng phát triển con người thì thi nhau lao vào vòng xoáy của đồng tiền mấy ai quan tâm đến mẹ mình được như cô bé và anh thanh niên. Đừng nói đến một bông hoa hồng tặng mẹ mà ngay cả một lời nói cám ơn mẹ cũng không có. Họ bỏ qua những thứ tình cảm tưởng chừng nhỏ bé mà chạy theo những thứ xa xỉ mà họ đâu hay cái tình cảm nhỏ bé ấy là vô cùng quý giá và to lớn đối với mẹ.