Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án B
Điểm khác biệt cơ bản của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX so với phong trào đấu tranh sau chiến tranh thế giới thứ nhất là giai cấp lãnh đạo.
- Đầu thế kỉ XX, phong trào do các sĩ phu yêu nước tiến bộ lãnh đạo
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào do giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo. Nói cách khác, phong trào đấu tranh thời kì này mới mang đúng chất tư sản
Câu 1 : Phong trào giải phóng thuộc địa của các nước á phi mĩ la-tinh đã giúp các nước thoát khỏi ách thống thống trị của các nước tư bản thực dân , mở ra thoài kì mới để tái thiết và xây dựng đất nước.
Câu 2 : các thành tựu :
Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng.
+ Tình hình chính trị - xã hội ổn định.
+ Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt.
+ Nâng cao địa vị của Trung Quốc trên trường quốc tế.
+ Tạo điều kiện cho sự hội nhập của Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực đối với các nước trên thế giới và ngược lại, sự hội nhập của nền kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật, thương mại của thế giới đối với thị trường rộng lớn đầy tiềm năng như Trung Quốc.
Châu Phi:
Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, p,trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra hết sức sôi nổi:
- Bắc Phi là nới phong trào nổ ra sớm nhất, điển hình là cuộc binh biến ở Ai Cập dẫn tới sự thành lập cộng hòa Ai Cập( 18-6-1953)
- Tiếp đó là thắng lợi của nhân dân An-giê-ri năm 1962: đánh bại thực dân Pháp giành độc lập dân tộc.
- năm 1960: 17 nc Châu Phi tuyên bố giành độc lập.
=> Từ đó hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc lần lượt tan rã, các nc châu Phi giành lại đc độc lập và chủ quyền.
Đáp án cần chọn là: D
Điểm khác biệt lớn nhất giữa phong trào giải phóng dân tộc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai so với giai đoạn trước là kết quả đấu tranh. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc liên tiếp giành thắng lợi trên quy mô toàn cầu, dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân. Còn ở các giai đoạn trước, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới hầu hết đều thất bại (trừ khu vực Mĩ Latinh).
Dựa vào kẻ thù và nhiệm vụ đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi với khu vực Mĩ Latinh để so sánh.
Giải chi tiết:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân ở châu Á và châu Phi đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân cũ để giành độc lập.
- Khác với châu Á và châu Phi, nhiều nước Mĩ Latinh sớm giành được độc lập nhưng lại bị lệ thuộc vào Mĩ. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế, quân sự, Mĩ đã tìm cách biến Mĩ Latinh thành khu vực “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ => nhân dân Mĩ Latinh phải đấu tranh chống lại chế độ độc tài thân Mĩ – một hình thức của chủ nghĩa thực dân mới để giành độc lập.
Phong trào công nhân nước ta trong mấy năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phát triển trong bối cảnh:
- Hoạt động của tổ chức Công hội do Tôn Đức Thắng thành lập năm 1920 ở Sài Gòn.
- Các cuộc đấu tranh của công nhân, thủy thủ Pháp và công nhân thuỷ thủ Trung Quốc ở các bến cảng lớn như Hương Cảng, Thượng Hải... (1921).
⟹ Những sự kiện này có tác dụng cổ vũ, động viên công nhân Việt Nam đấu tranh và là nguyên nhân làm cho phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau chiến tranh.
- Hoạt động của tổ chức Công hội do Tôn Đức Thắng thành lập năm 1920 ở Sài Gòn.
- Các cuộc đấu tranh của công nhân, thủy thủ Pháp và công nhân thuỷ thủ Trung Quốc ở các bến cảng lớn như Hương Cảng, Thượng Hải...
- Những sự kiện này có tác dụng cổ vũ, động viên công nhân Việt Nam đấu tranh và là nguyên nhân làm cho phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau chiến tranh.
Phong trào
Mục đích
Hình thức và nội dung hoạt động chủ yếu
Phong trào Đông du (1905 - 1909)
Lập ra một nước Việt Nam độc lập
- Bạo động vũ trang.
- Cầu viện Nhật Bản để đánh Pháp, phát động phong trào Đông du, đưa du học sinh sang Nhật để học tập.
Đông Kinh nghĩa thục (1907)
Giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội tiến bộ
- Vận động cải cách văn hóa - xã hội.
- Mở trường học, tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn,… để truyền bá tư tưởng mới, vận động chấn hưng đất nước.
Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)
- Nâng cao ý thức tự cường để đi đến giành độc lập.
- Đấu tranh hòa bình, dần thiên về xu hướng bạo động
- Mở trường, diễn thuyết, tuyên truyền, đả phá phong tục lạc hậu, bỏ cái cũ, học theo cái mới, cổ động mở mang công thương nghiệp
- Dưới ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy Tân, phong trào chống đi phu, chống sưu thuế diễn ra rầm rộ và lan rộng ở các tỉnh Trung Kì.