Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chế độ quân chủ ( hay còn gọi là xã hội phong kiến ) là nhà nước do vua đứng đầu . Sau vua là các quan lại nắm các bộ phaanj khác nhau . Vua và quân lại đi bóc lột . Nông dân , thương nhân bị bóc lột
VD : Phương đông : Nước Trung Quốc , Nước Hàn Quốc ; ...
Phương tây : Nước Anh ; nước Pháp ; nước Đức ; ............
- Chế độ quân chủ là thể chế nhà nước do vua đứng đầu.
- Chế độ quân chủ chuyên chế là chế độ mà quyền lực tập trung tuyệt đối, tối cao, vô hạn trong tay một người (vua - hoàng đế - Thiên tử...), mọi người phải phục tùng tuyệt đối.
- Ví dụ:
+ Giống như ở phương Tây , người đứng đầu là Lãnh Chúa (vua) có mọi quyền hành , có thể ban ra mọi thứ thuế để bóc lột nông nô , sống sung xướng xa hoa .
+ Còn phương Đông cũng tương tư , Vua của họ gọi là Địa chủ , nên có một câu rất nổi tiếng là :"Quân xử thần tử thần bất tử bất trung"
mk kẻ bảng cho dễ nhớ nha
So sánh | Phương Đông | Châu Âu |
cơ | nông nghiệp chủ yếu là kết hợp vs chăn nuôi và 1 số nghề thủ công | nông nghiệp chủ yếu là kết hợp vs chăn nuôi và 1 số nghề thủ công |
sở | sản xuất đóng kín trong nông sản nông thôn | trong các lãnh địa |
kinh | ruộng đất nẳm trong tay địa chủ | ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa |
tế | phương thức bóc lột= địa tô | phương thức bóc lột= địa tô |
xã | địa của và nông dân lĩnh canh | lãnh chúa và nông nô |
hội | chế độ quân chủ | chế độ quân chủ |
nhà nước | vua có nhiều quyền lực gọi là hoàng đế | lúc đầu hạn chế trong các lãnh địa từ thế kỉ XVI, quyền lực tập trung trong tay vua. |
1. Sự giống nhau:
Kinh tế:
Kinh tế nông nghiệp là chính, bên cạnh là kinh tế thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ.
Tư liệu sản xuất chính là ruộng đất.
Lực lượng sản xuất chính là nông dân.
Đặc điểm cơ bản là tự cung tự cấp.
Xã hội:
Tất cả ruộng đất, con người đều là của cải và thuộc quyền sở hữu của nhà vua.
Hai giai cấp cơ bản và cũng chính là mâu thuẫn cơ bản là chủ đất và nông dân làm thuê.
Phân chia đẳng cấp là đặc điểm tiêu biểu.
Chính trị:
Bộ máy nhà nước đứng đầu là vua, giúp vua là quan. Vua, quan là những giai cấp thống trị nhân dân.
Chế độ chính trị: đi từ phân quyền đến tập quyền, đây là đỉnh tột cùng của chế độ phong kiến.
Tư tưởng:
Cả hai đều lấy tôn giáo làm cơ sở lí luận cho sự thống trị của mình (Trung Quốc: Khổng giáo, Ấn Độ: Hồi giáo, châu Âu: Thiên chúa giáo).
2. Sự khác nhau:
Kinh tế - xã hội:
- Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, ở phương Tây thế lực thống trị gồm quý tộc, tăng lữ, lãnh chúa. Chúng câu kết với nhau rất chặt và bóc lột nông nô tàn bạo và khắc nghiệt hơn so với phương Đông.
- Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.
- Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông. Điều này lí giải sự sụp đổ sớm của chế độ phong kiến phương Tây (tồn tại 1o thế kỉ) và sự tồn tại lâu dài của chế độ PK phương Đông (hơn 2500 năm).
Chính trị và tư tưởng.
Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây khoảng 1000 năm.
Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông (thời Tần Thủy Hoàng) và A-sô-ka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ (thế kỉ XIV) và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa.
Cơ sở lí luận chio chế độ phong kiến phương Đông và phương tây là các tôn giáo có sẵn từ trước. tuy nhiên, sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn. Trong khi đó, ở phương Đông tầng lớp này không mang tính công khai và rất ít nơi trở thành giai cấp thống trị.
- Vào cuối thế kỉ XIV, các cuộc đấu tranh của nông dân đã làm cho nhà Trần suy yếu , làng xã tiêu điều , dân đinh giảm sút. Nhà Trần không còn đủ sức giữ vai trò của mình , nên sự sụp đổ là khó tránh khỏi. Lúc đó , xuất hiện Hồ Quý Ly . Sau vụ một số quý tộc nhà Trần mưu giết Hồ Quý Ly không thành ( 1399 ), năm 1400 , ông phế truất vua Trần và lên làm vua , đổi quốc hiệu là Đại Ngu - nhà Hồ thành lập.
- Những cải cách của Hồ Quý Ly:
+, Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải
họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.
Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
+, Về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
+, Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.
Hoàn cảnh thành lập :
Nhà Trần suy yếu -> Hồ Qúy Ly truất ngôi nhà Trần lập ra nhà Hồ .
Biện pháp cải cách
-Chính trị
+cải tổ hàng ngũ võ quan ,thay thế quý tộc nhà Trần bằng những người không thuộc họ Trần nhưng có tài và thân thuộc với mình.
+đổi tên một số đơn vị hành chính ,quy định lại cách làm việc của bộ máy chính quyền ,quan triều đình về thăm hỏi nhân dân .
-Quân sự
+làm tăng quân số ,lập ra sổ đinh
+chế tạo nhiều loại súng mới ,thuyên mới
+phòng thủ ở những nơi hiểm yếu
+xâu dựng thành quân sự.
Những điểm tiến bộ trong cải cách
+tăng cường quốc phòng bảo vệ Tổ Quốc
+quan tâm đến nhân dân nhiều hơn
+cách làm việc của bộ máy chính quyền hiệu quả và hoàn chỉnh hơn
Hết trưa lại tối, hết ngày lại đêm,
Đông qua xuân đã đến liền
Hè về rực rỡ êm đềm thu sang..."
Đó là những câu thơ mà tôi đã được nghe từ bé, nhưng đến bây giờ mới tận tường hiểu nghĩa. Thật vậy, thời gian trôi đi thật nhanh, mới ngày nào đây khi tôi còn bé, cứ mỗi lần đến tết tôi và các bạn cùng hân hoan trông chờ, một cái tết được nhiều niềm vui và hạnh phúc. Hôm nay trong tiết trời se lạnh của quê nhà miền Trung nhớ lại kỷ niệm những ngày tết đã qua, tôi bồi hồi nhớ về những tết năm xưa khi tôi còn bé.
Khoảnh khắc giao mùa làm cho đất trời vạn vật thay đổi như được khoác trên mình màu áo mới. Cây cối đâm chồi, nảy lộc. Những nhánh hoa mai, hoa lan, hoa vạn thọ nở... báo hiệu một mùa xuân sắp về, khiến lòng người rạo rực, chờ mong năm mới.
Giao thừa là thời điểm thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới, khi đất - trời giao cảm, muôn vật như tạm thời ngưng đọng trong giây phút để rồi bừng ra một sức sống mới, một sự tái sinh kỳ diệu. Đất trời vào xuân mang hơi thở rất lạ, nồng nàn, khoan thai làm cho lòng người chìm trong thứ men say ngất ngây. Giây phút thiêng liêng, tức là đón Giao thừa mọi người ai cũng muốn rũ bỏ những cái gì đó không may mắn của năm cũ để đón nhận những điều may điều tốt của năm mới.
Phải chăng vì thế mà chẳng ai muốn tỉnh giấc trong cái “men say” ấy. Cái “men” mà chỉ mùa xuân mới có: cảm giác yêu thương và muốn được yêu thương, cảm giác được che chở và mong ngóng có một năm mới ngập tràn hạnh phúc…
Vẫn nhớ như in những ngày trước tết, nhà nào cũng hân hoan, người gói bánh, người làm mứt, người lo sắp dọn nhà cửa... mọi người tắm rửa rồi ăn cơm tất niên, công việc đó được coi như một nghi lễ của ngày cuối năm. Cái mùi thơm của những trái bồ kết, lá hương nhu, lá chanh dùng để đun nước gội đầu và tắm rửa... đến nay vẫn còn đọng lại trong ký ức
Người xưa quan niệm rằng “việc tắm ngày cuối năm bằng nước lá hoa mùi là để gột rửa bụi trần, gột rửa mọi nỗi ưu tư và cũng là để tắm rửa tinh thần, giúp con người tĩnh tâm hơn sau bao khổ nhọc của cuộc mưu sinh tìm đường trở về đoàn tụ bên mái ấm”. Những giây phút ấy như đánh dấu cho một sự đổi mới với bao hoài bão, mong ước cho một tương lai mới, thách thức mới.
Nhớ những tết xưa, cứ chiều 30 tết, nhà nào nhà nấy đã chuẩn bị đầy đủ thực phẩm cho ba ngày tết, nào thịt, nào gà, nào dưa món nào bánh chưng, bánh tét…, những thứ không thể thiếu của ngày tết.
Cũng có những năm khó khăn, khi xã hội kinh tế chưa phát triển, nhưng được nhà nước ưu ái cho những tình cảm giản đơn, bằng tem phiếu nhưng nhà nào cũng có mứt, có bánh, có rượu và cả pháo nữa, cố gắng lắm thì sắm sửa được nhiều hơn. Nhớ lại một kỷ niệm, có những năm nhà tôi tự rang gạo nếp giã thành bột, trộn với đường cát và tự làm bánh in, cái thứ bánh mà trước dùng để thờ Ông bà và sau lại chia phần cho con cháu rất thích. Thường xuyên hơn nữa là năm nào cũng cố gắng dành dụm gói vài đòn bánh, nếp tự làm lá gói và lạt buộc thì nông thôn không bao giờ thiếu, nhớ nhất là đêm nấu bánh, hương thơm của lá chuối và gạo nếp ngan ngát bay xa, không khí tết càng nên ấm cúng, chờ đợi bánh chín, vớt ra tôi và các em luôn muốn được ăn thử, nhưng không được Ba Mẹ tôi phải đặt bánh lên bàn thờ tổ tiên trước đã sau đó những cái bánh không đẹp mới được cho chúng tôi ăn thử, ngon ơi là ngon, thích ơi là thích ...
Dường như những khó khăn đó không làm tan biến những ước mơ, hoài bão của tất cả mọi người luôn mong ngóng, tết đến cuộc sống của gia đình sẽ khác, tôi và các em được mừng tuổi, được mặc quần áo mới, mặc dù quần áo mới ấy là thứ bình thường thôi nhưng lại rất sung sướng đầy vui mừng.
Tết xưa là Tết theo quan niệm cũ, khi kinh tế nước ta chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Đó là những ngày của các lễ hội tưng bừng và diễn ra dài ngày. Khi đó người ta có quan niệm Tết là “ăn Tết”, chứ không phải “nghỉ Tết” như hiện nay. Người ta dành những gì ngon nhất, tốt nhất như thịt heo, thịt gà, trái cây, quần áo mới... cho những ngày Tết. Dù nghèo đến đâu cũng phải cũng phải sắm được một mâm cỗ để cúng giao thừa, lễ gia tiên, rước ông bà về cùng ăn Tết với con cháu.
Truyền thống Tết khắc sâu trong tâm thức người Việt cho đến tận bây giờ, tập quán đó gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp, quanh năm đầu tắt mặt tối, nhưng tết vẫn là những ngày thiêng liêng để mừng tuổi cha mẹ, ông bà, là những ngày thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên ông bà .
Một mùa xuân lại về nhưng tôi cảm giác không còn cái không khí bận rộn như lúc trước. Tết ngày nay đơn giản quá, cần thứ gì chỉ việc ra chợ mua là có ngay, những phong tục ngày tết cũng dần dần mất đi. Không còn cái không khí nấu bánh chưng bánh tét ở mỗi gia đình nữa bởi bây giờ thứ gì cũng có sẵn, được làm sẵn. Con người cũng trở nên thay đổi hơn, không còn bận rộn với ngày tết nữa mà giờ đến chiều mùng 2 là đã hết tết rồi. Mọi người lại lo lắng bắt tay vào công việc năm mới của mình.
Tết nay qua bao biến thiên của thời đại, theo dòng chảy của thời gian, đặc biệt trong thời đại hội nhập toàn cầu như hiện nay, quan niệm về Tết hình như thay đổi nhiều. Nền kinh tế đang phát triển, thu nhập người dân ngày một cao. Nhu cầu ăn ngon mặc đẹp là tự nhiên, được đáp ứng ngay khi có tiền, chứ không đợi đến Tết. Từ những nhu cầu thực tế đó cho thấy những thay đổi trong suy nghĩ về quan niệm Tết. Điểm thay đổi dễ thấy nhất là sự khác nhau giữa “ăn Tết” và “nghỉ Tết”. Còn nói chung, về cơ bản Tết cổ truyền vẫn chưa có sự thay đổi rõ nét. Tết vẫn là dịp để gia đình đoàn tụ, để người thân thăm viếng lẫn nhau. không khí Tết ngày nay so với ngày xưa giảm đi ý nghĩa nhiều. Nhưng tết cổ truyền vẫn là một sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam quan niệm đó sẽ phụ thuộc theo từng suy nghĩ và nhận thức của mỗi chúng ta …
Ngày Tết, ngày xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên của gia đình, nếu ở xa thì đây là những ngày nhớ thương da diết nhất. Trước tiên là nghĩ đến những người đã mất, nên thường tổ chức đi viếng mộ để tỏ lòng thành kính "uống nước nhớ nguồn". Mâm cơm cúng tất niên chiều 30 tết, thường quy tụ đủ mặt mọi người thân trong gia đình.
Ba ngày tết là ba ngày vui chơi, ăn uống, thăm viếng, chúc mừng nhau những điều mới mẻ, tốt lành. Một tập quán phổ biến là trong những ngày đầu năm, mọi người đều chỉ nói ra những lời hay, ý đẹp, gặp nhau chào mừng, hy vọng mọi điều như ý, bao điều không vui, không vừa lòng năm trước đều bỏ đi.
Mồng một người ta thường hay đến cúng vái và thăm hỏi những nhà bên nội, mồng hai sang lễ tết bên nhà ngoại và mồng ba đến thăm thầy, vì thế có câu "Mồng một tết cha, mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy". nhưng ngày nay thì trình tự đó trở nên lộn xộn, gặp đâu thăm đó, ai thân thì thăm, còn không thì thôi, kể cả bà con. Khi đến thăm họ hàng, bạn bè, người ta thường chúc nhau mạnh khỏe, sống lâu, hạnh phúc và may mắn gọi là "mừng tuổi", và "lì xì"
Ngày tết thường có nhiều trò vui đặc biệt như đá gà, chơi cờ, hội chợ ... đua thuyền, đánh bài, xem bói ... Những lễ tục phiền toái, lãng phí xa hoa, tốn kém thời giờ và tiền của, hoặc mang tính chất mê tín, dị đoan, những trò chơi đỏ đen có tính chất ăn thua, đều được loại bỏ và xa dần. Quan niệm kéo dài ngày tết cũng tùy theo vùng miền và tùy theo công việc, để để bù lại quanh năm vất vả cũng được sửa đổi để phù hợp với nhịp điệu cuộc sống khẩn trương của xã hội hiện đại. Nhưng không phải vì thế mà những nét đẹp cổ truyền đậm đà màu sắc dân tộc cũng như không khí vui tươi phấn khởi nhộn nhịp mang ý nghĩa mới chúc nhau thêm sức khỏe, niềm vui của ngày Tết lại giảm đi.
Cho gì đi nữa, ngày tết vẫn là ngày thiêng liêng nhất, cao quý nhất để chúng ta thể hiện tình cảm của con người với con người, của con người với người thân bạn bè và những người đã khuất, mong rằng những thế hệ sau cho dù giàu có, đầy đủ tiện nghi, công nghệ hiện đại, nhưng đừng quên ngày tết cổ truyền mà cha ông ta đã xây dựng qua hàng ngàn đời, là nét đẹp và phong phú được chắc lọc qua hàng ngàn thế hệ lưu truyền cho đến ngày nay.
Ở đâu ngày tết vẫn là ngày cao quý và thiêng liêng nhất trong mỗi con người chúng ta.
Mình chỉ trả lời được câu 1 thôi bạn ạ.
1. Quý tộc và thương nhân châu Âu ra sức cướp bóc của cải.
2. Bắt và buôn bán người da đen
3. Dùng bạo lực để cướp ruộng đất, đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa.
4. Bắt công nhân làm việc trong hầm mỏ, bóc lột.
Mình chỉ biết đc nhiêu đó thôi. Mong là giúp đc bạn.
+) Biện pháp :
Tạo ra nguồn vốn:
- Cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước thuộc địa, buôn bán người da đen, cướp biển,...
Tạo ra nguồn nhân công:
- Dùng bạo lực để cướp đoạt ruộng đất , đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa => nông nô không có ruộng để cày cấy buộc phải vào làm thuê ở các xí nghiệp của tư sản, mua người da đen từ Châu Phi.
Chúc bạn học tốt
Đề bài : Nêu các biện pháp mà các quý tộc và thương nhân châu Âu đã dũng để tạo ra nguồn vốn và nhân công .
Bài Làm
Các biện pháp :
- Bắt hàng triệu người dân da đen ở Châu Phi để đem bán cho các đồn điền , hầm mỏ ở Châu Âu để lấy tiền hoặc giữ lại làm nô lệ .
- Dùng bạo lực để cướp đoạt ruộng đất để chăn nuôi ( nuôi cừu , nuôi dê ,...)
- Bắt các người dân Pháp làm việc cho họ trong hầm mỏ .
- Bắt các người dân Tây Ban Nha phải khai thác khoáng sản ( vàng,...)
- Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của thành thị thời trung đại :
+ Từ khoảng cuối thế kỉ XI, hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều.
+ Lập các thị trấn, tp trao đổi buôn bán, lập xưởng sản xuất.
+ Thợ thủ công, thương nhân lập phường hội và thương hội để sản xuất và buôn bán. Thành thị trung đại ra đời.
- Miêu tả khung cảnh thành thị ở châu Âu thời trung đại. Chỉ ra những điểm khác nhau về kinh tế và thành phần dân cư trong các thành thị với các lãnh địa. (ngu)
- Sự xuất hiện các thành thị trung đại có vai trò rất quan trọng đới với sự phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu.
- Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự ra đời của thành thị : do nhu cầu của sản xuất và trao đổi, buôn bán các sản phẩm thủ công.
- Miêu tả khung cảnh thành thị ở châu Âu thời trung đại. Chỉ ra những điểm khác nhau về kinh tế và thành phần dân cư trong các thành thị với lãnh địa.
→ Tổ chức: 2 tầng lớp cơ bản: (Thợ thủ công Thương nhân.)
- Vai trò: Thành thị trung đại ra đời thúc đẩy sản xuất, làm cho xã hội phong kiến châu Âu phát triển.
Về nông nghiệp, sau nhiều năm chiến tranh, nông nghiệp nước ta sa sút nghiêm trọng. Các vua Nguyễn rất chú ý việc khai hoang. Các biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền được tiến hành ở nhiều tỉnh phía bắc và phía nam.
Năm 1828, Nguyễn Công Trứ được cử làm Doanh điền sứ. Ông chiêu mộ dân lưu vong khai phá miền ven biển, lập nên các huyện Tiền Hải (Thái Hình) và Kim Sơn (Ninh Bình). Hàng trăm đồn điền được thành lập rải rác ở các tỉnh Nam Kì.
Việc khai hoang đã tăng thêm diện tích canh tác. Nhưng ruộng đất bỏ hoang vẫn còn nhiều, vì nông dân bị địa chủ, cường hào cướp mất ruộng đất, phải lưu vong.
Nhà Nguyễn đặt lại chế độ quân điền. Nông dân bị trói buộc vào ruộng đất để nộp tô thuế và đi phu dịch cho nhà nước. Nhưng phần lớn ruộng đất đã tập trung vào tay địa chủ. Do vậy, chế độ quân điền không còn tác dụng phát triển nông nghiệp và ổn định đời sống nông dân.
Ở các tỉnh phía bắc, việc sửa đắp đê không được chú trọng. Lụt lội, hạn hán xảy ra luôn. Thời Tự Đức, tài chính thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến, việc sửa đắp đê càng khó khăn. Có nơi như phủ Khoái Châu (Hưng Yên), đê vỡ 18 năm liền. Dân phiêu tán khắp nơi, trong dân gian có câu : "Oai oái như phủ Khoái xin cơm", cả một vùng đồng bằng phì nhiêu biến thành bãi sậy.
Về công thương nghiệp, theo đà phát triển của các thế kỉ trước, công thương nghiệp có điều kiện phát triển thêm. Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ờ kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định... Thợ giỏi các địa phương được tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước.
Ngành khai thác mỏ được mở rộng, cả nước có hàng trăm mở được khai thác (các mỏ vàng, bạc, đồng, kẽm, chì, diêm tiêu:..). Nhưng cách khai thác còn lạc hậu. Các mỏ hoạt động thất thường và sa sút dần.
Các nghề thủ công ở nông thôn và thành thị vẫn không ngừng phát triển. Nhiều làng thủ công nổi tiếng khắp nước như làng Bát Tràng, Ngũ Xã, Vạn Phuc (Hà Nội), Bão An (Quảng Nam) v.v... Nhưng hoạt động thủ công nghiệp trong dân gian còn rất phân tán. Thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặn};
nề.
Sang thế kỉ XIX, đất nước đã thống nhất, việc buôn bán có nhiều thuận lợi Ngoài các thành thị nổi tiếng trước đó như Hà Nội, Phú Xuân (Huế), Gia Định nhiều thị tứ mới xuất hiện rải rác ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ.
cũng nhiều lần phái quan sang Trung Quốc, Xin-ga-po, Phi-líp-pin, Xiêm, Nam Dương (In-đô-nê-xi-a) bán gạo, đường, các lâm sản... và mua về len dạ, đồ sứ, vũ khí...
Tàu buôn phương Tây (Anh, Pháp, Mĩ) cũng đến buôn bán ở các hải cảng Việt Nam. Nhưng nhà Nguyễn không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào một số cảng đã quy định.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/kinh-te-duoi-trieu-nguyen-c82a14054.html#ixzz4gsGsfMYw
Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn
* Nông nghiệp
- Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền, song do diện tích đất công ít (20% tổng diện tích đất), đối tượng được hưởng nhiều, vì vậy tác dụng không lớn.
- Khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức, nhà nước và nhân dân cùng khai hoang.
- Nhà nước còn bỏ tiền, huy động nhân dân sửa, đắp đê điều.
- Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông cá thể vẫn duy trì như cũ.
* Nhà Nguyễn đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp, song đó chỉ là những biện pháp truyền thống, lúc này không có hiệu quả cao.Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, rất lạc hậu.
* Thủ công nghiệp
- Thủ công nghiệp nhà nước:
+ Tổ chức quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng, sản xuất tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói (nghề cũ).
+ Thợ quan xưởng đã đóng tàu thủy - được tiếp cận với kỹ thuật chạy bằng máy hơi nước.
- Trong nhân dân: nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước.
* Thương nghiệp
+ Nội dung phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của Nhà nước.
+ Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng giềng như Trung Hoa, Xiêm, Mã lai.
+ Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền các nước phương Tây chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng.
+ Cho nên đô thị tàn lụi dần.
* Nhận xét
Thủ công nghiệp không có điều kiện tiếp cận kỹ thuật của các nước tiên tiến, vì vậy so với nền công nghiệp phương Tây, thủ công nghiệp nước ta lạc hậu hơn nhiều.
- Cướp bóc của cải, tài nguyên -> giàu có -> nông dân trở nên nghèo khổ -> phải đi làm thuê cho các quý tộc và thương nhân -> những người này vừa có nguồn vốn vừa có công nhân.
ok.cảm ơn