Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Năm 1987, ngay từ những ngày đầu vào làm việc, đồng chí Phùng Quang Hải luôn tích cực tham gia lao động sản xuất và học hỏi những người đi trước có tay nghề bậc thợ cao, để trau dồi kỹ năng, kiến thức, tích lũy kinh nghiệm. Bằng sự nỗ lực làm việc và cống hiến, đồng chí được cấp trên tín nhiệm phân công giữ chức vụ Phó quản đốc Phân xưởng Líp. Đến năm 1996, đồng chí được bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng Kỹ thuật sản xuất. Từ năm 1998 đến nay, đồng chí đã kinh qua nhiều cương vị, trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của công ty, với tư cách là người định hướng công tác kỹ thuật, đồng chí luôn năng động, sáng tạo, đi sâu sát quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời quan tâm chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho người lao động, thu nhập bình quân năm sau luôn cao hơn năm trước.
Năm 1996, khi Công ty cơ cấu lại bộ máy lãnh đạo, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Trưởng phòng Kỹ thuật sản xuất. Thời gian mới đảm nhiệm chức vụ, đồng chí không khỏi băn khoăn, trăn trở khi nhìn thấy tình hình sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, máy móc kỹ thuật lạc hậu; đời sống công nhân vô cùng khó khăn, vất vả, không yên tâm gắn bó với công việc. Ý thức được tầm quan trọng của khoa học – kỹ thuật đối với một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, đồng chí đã phải nghiên cứu, tìm hiểu rất nhiều để cho ra đời những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong nước. Bên cạnh đó, bản thân đồng chí luôn tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý điều hành công việc một cách tốt hơn, luôn đi sâu sát quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Năm 1998, thời điểm sau cơ chế mở cửa, nước ta đã kêu gọi được nhiều dự án đầu tư của nước ngoài vào. Các doanh nghiệp xe máy của nước ngoài bắt đầu lắp ráp xe máy tại Việt Nam và tìm kiếm nhà cung cấp. Lúc này, Tổng giám đốc Công ty có chủ trương tăng cường, mở rộng đối ngoại với các công ty, doanh nghiệp nhằm ký kết các hợp đồng kinh tế. Công ty bắt đầu có hợp đồng sản xuất phụ tùng với công ty Honda Việt Nam. Lúc này, gánh nặng đặt lên vai đồng chí Hải: Các công ty Nhật Bản đòi hỏi kỹ thuật rất cao, đúng tiêu chuẩn; trang thiết bị hiện đại, môi trường làm việc sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng, người lao động phải có trình độ, có tác phong công nghiệp, và đặc biệt, họ đòi hỏi chữ tín về thời gian. Đồng chí Phùng Quang Hải mạnh dạn đề xuất với Ban Giám đốc nhiều khâu đột phá: đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, xen kẽ với công nghệ hiện có vừa để tận dụng hệ thống máy móc cũ, vừa nâng cao năng lực sản xuất phụ tùng xe máy mới, đáp ứng yêu cầu cao của phía đối tác. Cùng với đó, xây dựng bộ quy tắc làm việc mới, tuyển dụng thêm kỹ sư giỏi, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân; xây dựng nhóm cán bộ chuyên nghiên cứu thiết kế… Chỉ trong thời gian ngắn, Công ty đã có thể chế tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng với nhu cầu thị trường. Chính vì đó, công ty bắt đầu có những đơn hàng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Số lượng sản phẩm của công ty rất đã dạng và liên tục thay đổi mẫu theo yêu cầu khách hàng, mỗi sản phẩm gồm nhiều công đoạn khác nhau nên đòi hỏi việc quản lý, điều hành sản xuất chặt chẽ. Với cương vị là Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật, đồng chí luôn tham mưu với Tổng giám đốc thường xuyên đổi mới phương pháp quản lý, xây dựng tiến độ sản xuất cụ thể để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, từ đó năng suất, chất lượng sản phẩm cũng được nâng lên.
Khởi đầu, Công ty sản xuất 8 phụ tùng cung cấp cho Honda. Đến nay, số đầu phụ tùng, linh kiện đã lên đến trên 1.000 chủng loại cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp xe máy nổi tiếng và mở rộng thêm các mặt hàng khác ngoài xe máy. Từ chỗ chỉ sản xuất các chi tiết, linh kiện đơn giản phục vụ cho hàn dập khung sườn xe máy, đến nay Công ty đã sản xuất thêm các linh kiện phục vụ cho lắp ráp bên trong động cơ, từ 4 phân xưởng ban đầu với 2 dây chuyền sản xuất Xích và Líp, đến nay số phân xưởng đã tăng gấp 3 lần với nhiều máy móc thiết bị công nghệ hiện đại. Chỉ trong 3 năm gần đây, Công ty đã đầu tư hơn 100 tỷ đồng để cải tạo mặt bằng nhà xưởng, mua mới nhiều máy móc thiết bị hiện tại nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng, tạo được sức cạnh tranh trên thị trưởng với những đối thủ cùng ngành nghề. Doanh thu của Công ty từ 20 tỷ đồng đến năm 2018 là trên 1.400 tỷ đồng. Các sản phẩm phụ tùng xe máy của Công ty đã được xuất khẩu sang các nước trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia, Philippin, và các nước có công nghệ phát triển như: Italia, Nhật Bản, Ấn Độ. Khách hàng của Công ty có sự chuyển hướng rõ rệt cho thấy thương hiệu và vị thế của Công ty đã được khẳng định trên thị trường và ngành công nghiệp phụ trợ.
Với kinh nghiệm và ý chí học hỏi, đồng chí Phùng Quang Hải đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật được áp dụng trong thực tế sản xuất, nhằm hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm chi phí, làm lợi cho Công ty. Trong 5 năm từ 2010 đến 2014, đồng chí đã có 48 sáng kiến làm lợi cho công ty gần 1 tỷ đồng. “Năm 2019, tôi cùng anh em trong công ty phấn đấu có trên 189 sáng kiến với giá trị làm lợi đạt ≥ 1,1 tỷ đồng; dự kiến chế thử 98 sản phẩm mới, phấn đấu 100% số sản phẩm chế thử đạt chất lượng để đưa vào sản xuất loạt” – đồng chí Phùng Quang Hải chia sẻ. Với việc đi đầu trong phong trào sáng tạo, đồng chí đã động viên, khuyến khích các kỹ sư, công nhân trong Công ty tích cực tìm tòi, sáng tạo, phát huy sáng kiến bản thân để cải tiến sản xuất, giảm cường độ, sức lao động, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Với cương vị là Chủ tịch công đoàn, đồng chí lãnh đạo đoàn viên công đoàn hưởng ứng các phong trào phát động thi đua lao động sản xuất, phong trào người tốt việc tốt, phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; phong trào xanh-sạch-đẹp của công ty. Đồng chí cũng chú trọng công tác tuyên truyền vận động CBCNV công ty thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước; tương trợ lẫn nhau. Với sự chỉ đạo của đồng chí, 100% CBCNVC được đóng BHXH, 85% CBCNV được đi nghỉ mát hàng năm. Bên cạnh đó, đồng chí còn luôn quan tâm, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của anh em công nhân; chỉ đạo ban chức năng trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, thường xuyên nghiên cứu để thay đổi chủng loại một số loại bảo hộ lao động để phù hợp với điều kiện làm việc. Nhờ đó, cán bộ công nhân yên tâm gắn bó với nghề, đã có hàng trăm sáng kiến cải tiến kỹ thuật được đưa ra, cùng hàng trăm lượt cá nhân xuất sắc được khen thưởng.
Các chương trình thiện nguyện như: “Mùa đông ấm trên quê hương cách mạng Cao Bằng”; “ủng hộ các gia định bị lũ lụt ở tỉnh Quảng Ninh” được đồng chí Hải và cán bộ công ty quan tâm, trong năm 2018 đã ủng hộ 100 triệu đồng xây dựng nhà nhân ái cho 01 CBCNV Công ty có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; ủng hộ các quỹ từ thiện xã hội trên địa bàn huyện Đông Anh và thành phố Hà Nội 537.200.000.
Với cương vị là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra của Đảng bộ Công ty, đồng chí đã chỉ đạo Ban kiểm tra làm tốt công tác kiểm tra Đảng, nhờ đó, toàn Đảng bộ không có đảng viên vi phạm chính sách của Đảng và Nhà nước, không có đơn thư khiếu nại, tố cáo. Nhiều năm liền, tổ chức cơ sở Đảng luôn được công nhận Đảng bộ “trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu”, tổ chức Công đoàn được công nhận danh hiệu “Công đoàn cơ sở vững mạnh, xuất sắc”.
Với những thành tích đã đạt được, đồng chí Phùng Quang Hải đã vinh dự được tặng nhiều bằng khen, giấy khen, danh hiệu cao quý, như: “Vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô”; nhiều năm đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở”, Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Chủ tịch Công đoàn giỏi; Chiến sĩ thi đua thành phố Hà Nội, nhiều năm được trao bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Giấy khen có đề tài sáng kiến, sáng tạo tiêu biểu huyện Đông Anh…
Với những cống hiến không ngừng nghỉ, đồng chí thực sự là tấm gương sáng về tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước những việc khó để mọi người noi theo.
TK#
Hoàng Lê nhất thống chí là văn bản viết về những sự kiện lịch sử, mà nhân vật chính tiêu biểu – anh hùng Quang Trung (Nguyễn Huệ). Ông là một vị anh hùng dân tộc trong chiến công đại phá quân thanh, với sự dũng mãnh, tài trí, tầm nhìn xa trông rộng thì Quang Trung quả là một hình ảnh đẹp trong lòng dân tộc Việt Nam. Một con người có hành động mạnh mẽ và quyết đoán, Nguyễn Huệ luôn luôn là người hành động một cách xông xáo mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng, “ định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi trong vòng chỉ một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: “ tế cáo trời đất”, “lên ngôi hoàng đế”, “ đốc suất đại binh’’ ra Bắc gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. Hình ảnh Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận: Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân đánh giặc không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông là một tổng chỉ huy chiến dịch thật sự hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh mũi tên tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha trước hòn tên mũi đạn, bày mưu tính kế…Đội quân của vua Quang Trung không phải là đội quân thiện chiến, lại vừa trải qua những ngày hành quân cấp tốc, không có thì giờ nghỉ ngơi, vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tình của vị chỉ huy này đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù ( bắt sống hết quân do thám của địch ở phú Xuyên, giữ được bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín làng Hạ Hồi…) trận đánh Ngọc Hồi cho ta thấy rõ tài trí về chiến lược phong thái lẫm liệt của vua Quang Trung Từ đoạn trích trên ta thấy hiện về trong lịch sử một nhân vật xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.
Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ. Nhưng bên cạnh vẻ nhân từ đó, ông còn là một người rất dũng cảm. Trước sự hung hăng, hung dữ của tên cướp biển, ông vẫn tỏ ra điềm tĩnh và cương quyết. Vì vậy, ông đã khuất phục được tên cướp biển.
2
Sáng ra, em thức dậy khoảng năm giờ. Em bước ra sân tập mấy động tác thể dục. Sau đó, em đánh răng, rửa mặt. Cũng vừa lúc mẹ dọn bữa điểm tâm lên. Em cùng mọi người ngồi vào bàn ăn sáng. Chị em lấy xe đưa em đến trường.
Tất cả các câu trên đều là câu kể Ai làm gì?
Bài 1 :Hãy viết 3 câu về biển:
1 câu kể : Trên mặt biển, từng con sóng nhỏ lăn tăn dạt vào bờ, mang theo những vỏ sò nhỏ để lại trên mặt cát trắng.
1 câu hỏi: Bạn đã bao giờ thấy những chú cá heo thỉnh thoảng lại nhảy, nhấp nhô tung tăng lên khỏi mặt biển?
1 câu khiến: Bạn hãy chung tay bảo vệ môi trường biển, không được xả rác xuống biển làm mất vệ sinh nơi sống của những sinh vật biển.
Theo Phả họ Ngô, Ngô Quyền sinh ngày 12/3 năm Đinh Tỵ (897), mất năm 944, một số tài liệu khác ghi ông sinh năm Mậu Ngọ 898. Ông còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương, người ấp Đường Lâm (nay là xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội).
Ngô Quyền sinh ra trong dòng họ hào trưởng có thế lực. Cha ông là Ngô Mân, từng làm chức Châu mục Đường Lâm, rất được người dân mến phục.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư (ngoại kỷ, quyển 5) mô tả: "Ngô Quyền có dung mạo khác thường, lưng có ba nốt ruồi. Các thầy tướng cho là lạ, rằng có thể làm chủ được một phương. Bởi thế, Ngô Mân mới đặt tên con là Quyền. Khi lớn lên, Ngô Quyền có tướng mạo khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, trí dũng hơn người, sức có thể nâng được vạc”.
Lúc trưởng thành, Ngô Quyền tinh thông võ nghệ, có chí lớn. Ông tham gia xây dựng chính quyền họ Khúc ở Đại La rồi theo Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất, giải phóng thành Đại La năm 931.
Dương Đình Nghệ lên cầm quyền, tự xưng là Tiết độ sứ, đóng tại thành Đại La. Ông phong cho Đinh Công Trứ (cha Đinh Bộ Lĩnh) chức thứ sử Hoan Châu, gả con gái là Dương Thị Như Ngọc cho Ngô Quyền và giao coi giữ Ái châu.
Năm 937, một nha tướng là Kiều Công Tiễn phản chủ, giết Dương Đình Nghệ để cướp quyền. Do soán ngôi bất minh, Kiều Công Tiễn bị dân chúng và các thế lực phản đối kịch liệt.
Dù căm thù kẻ phản chủ giết hại cha vợ mình, Ngô Quyền vẫn kìm nén lòng, tiếp tục củng cố lực lượng và tạo dựng thời cơ trả thù. Lo sợ trước viễn cảnh đen tối, Kiều Công Tiễn dấn thêm một bước sai lầm tệ hại là cầu cứu nhà Nam Hán. Chỉ chờ có vậy, nhà Nam Hán bèn lấy cớ xua quân xuống xâm lược nước ta.
Sau đó, Kiều Công Tiễn bị Ngô Quyền đem quân từ Ái Châu ra Đại La tiêu diệt.
Ý nghĩa :
“ | Lưu Cung tham đất đai của người, muốn mở rộng bờ cõi, đất đai chưa lấy được mà đã hại mất đứa con của mình và hại cả nhân dân, tức như Mạnh Tử nói: "Đem cái mình không yêu mà hại cái mình yêu" vậy chăng? | ” |
— Ngô Sĩ Liên[1] |
“ | Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đến, đổi niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã nối lại được. | ” |
— Ngô Sĩ Liên [1] |
“ | Ngô Quyền trong thì giết được nghịch thần, báo thù cho chủ, ngoài thì phá được cường địch, bảo toàn cho nước, thật là một người trung nghĩa lưu danh thiên cổ, mà cũng nhờ có tay Ngô Quyền, nước Nam ta mới cởi được ách Bắc thuộc hơn một nghìn năm, và mở đường cho Đinh, Lê, Lý, Trần, về sau này được tự chủ ở cõi Nam vậy. | ” |
— Việt Nam sử lược, soạn giả Trần Trọng Kim |
Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.
Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.
Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế quốc lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục miền Bắc xứ Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc dụ mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu (Đài Loan), Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).
Từ đầu công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hán không phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sát nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.
Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 - trở thành vị vua có "công tái tạo, vua của các vua" theo như nhận định của Đại Việt Sử ký Toàn thư.[1] Ông xứng đáng với danh hiệu là "vị tổ trung hưng" của dân tộc như nhà yêu nước Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.
Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Lý, Trần, Lê.
Nhà sử học Ngô Thì Sĩ đánh giá:
“ | Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu | ” |
— Việt sử tiêu án - Ngô Thì Sĩ |
Còn theo vua Dực Tông nhà Nguyễn
“ | Ngô Quyền gặp được ngụy triều Nam Hán là một nước nhỏ, Hoằng Tháo là thằng hèn kém, nên mới có được trận thắng trên sông Bạch Đằng. Đó là một việc may, có gì đáng khen. Nếu gặp phải tay Trần Bá Tiên, mà bảo rằng Ngô Quyền không phải theo gót Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, thì ít có lắm! nguyên nhân : - vì muốn mở rộng bờ cõi xuống phía nam nhằm đặt ách cai trị nhân dân ta Công lao của Ngô Quyền đối với đất nước ta: - Đánh tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán - Kết thúc hơn 1000 Bắc thuộc - Đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền độc lập -Giành lại quyền độc lập cho nước nhà - Nếu cao tinh thần đấu tranh bất khuất, quật cường của nhân dân ta ~ Chúc bạn học tốt! ~ |
Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Nghiễm kinh hoàng, đành "thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rút lui.Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược Tĩnh Hải quân. Lưu Cung cũng than rằng cái tên "Cung" của ông là xấu
Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa
Ý nghĩa : + Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. + Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.
Để chuẩn bị cho ngày khai giảng mồng 5 tháng 9, tất cả học sinh trong trường, sáng ngày mồng 3 tháng 9 đều có mặt để tổng vệ sinh trường lớp.
Đúng 7 giờ sáng, tất cả mọi người đều có mặt tại trường, ai nấy đều hồ hởi, trên tay đủ loại dụng cụ, nào là cuốc, xẻng, chổi tre… Một hồi trống tập trung vang lên, tất cả học sinh về vị trí của mình. Sau khi cô Nga phân công trực nhật xong, các lớp tản về chỗ lao động của mình. Tiếng bàn tán vang lên. Tiếng cuốc xẻng từng nhịp cất lên, tiếng chổi quét xoèn xoẹt. Lớp 6A chúng em bắt đầu làm việc. Ai có dụng cụ gì thì làm việc nấy. Nhóm của Dung, Tùng, Kiên, Thắng quét cây dại ven đường.
Những lùm cây dại đó đã mọc um tùm cả lên trông thật ngứa mắt, chúng em phải cuốc lên, dọn đi để nó trở nên sạch sẽ. Em cùng nhóm bạn nữ dùng chổi tre quét sạch rác rưởi thành từng đống. Long và Huỳnh đảm nhiệm phần hốt rác sẽ đến hốt chúng đi. Những khu đất mấp mô cần được san bằng và tất nhiên những chiếc xẻng của các bạn Nam, Thủy, Giáp sẽ giúp chúng trở nên đẹp đẽ lạ thường. Trời nắng chang chang, gió thổi, chim hót, thời gian trôi đi và cuối cùng chúng em cũng đã dọn dẹp sạch con đường đó.
Chúng em dừng tay , để xem nào, thật là tươm tất, sạch sẽ. Ngày mai con đường này sẽ giúp cho buổi khai giảng của chúng em thành công hơn. Cô Thúy là chủ nhiệm lớp em báo hiệu tập trung. Sau khi điểm danh từng người, cô nhắc chúng em chuẩn bị cho ngày hôm sau. Mọi người tản ra, mỗi người một ngả, lòng ai cũng vui phơi phới và em cũng vậy, em rất vui vì đã có những buổi làm cho môi trường sạch đẹp thêm. Em mong về sau trường sẽ tổ chức nhiều buổi lao động như thế nữa để trường em luôn luôn sạch đẹp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người. Lời dặn của Bác đến tận ngày ngay vẫn được các thể hệ con cháu nối tiếp theo…
Trường của em là ngôi trường mới, mọc lên trên một nền đất rộng. Ngôi nhà ba tầng đẹp đẽ nhưng lại chưa có cây xanh. Chính vì thế mà mùa xuân trước, trong trường em đã tổ chức một buổi lao động trồng cây nhằm tạo cảnh quan xanh sạch đẹp cho trường. Buổi lao động đầy ý nghĩa với khí thế vui tươi đã để lại trong em ấn tượng khó phai.
Theo kế hoạch của nhà trường, mỗi lớp chúng em được giao trách nhiệm trồng và chăm sóc một chục cây xanh. Bồn cây của lớp nào xanh và tốt nhất sau một năn sẽ được nhà trường khen tặng và gắn biển để kỷ niệm.
Lớp em hưởng ứng ngày tết trồng cây hào hứng, sôi nổi vô cùng. Bạn Hoài Anh vui vẻ đứng lên xin phép cô chủ nhiệm rồi phân công nhiệm vụ cho từng tổ, tổ lại phân công đến các bạn đội viên. Bạn thì xin được mang cây, bạn mang dụng cụ, người thì mang bình nước tưới, bạn mang phân bón.
Sáng hôm nhà trường tổ chức lễ ra quân, lớp em cùng hai mươi lớp khác xếp hàng thẳng tắp nghe thầy hiệu trưởng nói về ý nghĩa của việc trồng cây.
Sau khi nhận nhiệm vụ, chúng em tỏa đi những khu vực được giao. Hoài Anh nhanh nhảu, nhiệt tình và gương mẫu ra tay trước. Bạn cuốc liền một mạch để tạo hình cho hố cây thứ nhất. Thế là, cứ như vậy, cả lớp chia nhau cuốc đủ mười hố trồng cây.
Vừa cuốc đất, các bạn còn vui vẻ trêu nhau. Có bạn còn hào hứng đọc bài ca vỡ đất. Đến lượt các bạn nữ nhanh tay tra phân bón lót cho cây. Các bạn chu đáo thật. Trước đó một ngày các bạn còn cử nhau đi hỏi cô giáo dạy sinh để chọn lượng phân vừa đủ tránh cho cây khỏi chết.
Khâu chuẩn bị đã xong, bạn lớp trưởng mời cô chủ nhiệm đặt trồng cây trước nhất. Cô chọn một cây bàng rất nhỏ, đặt xuống hố cây rồi nói.
Hôm nay cô trò mình trồng cây bàng này, có lẽ phải đến lúc các em ra trường nó mới cho tán được. Lúc ấy, trong những ngày hè, thế hệ sau của các em sẽ được hưởng những tán bàng mát rượi. Các em biết không, đó chính là cái lợi ích mười năm mà Bác kính yêu của chúng ta ngày xưa đã dạy.
Rồi cô vón đất thật nhỏ, vun vào gốc cây.
Chẳng mấy chốc, hàng câu của lớp em đã được trồng xong, một hàng dài đủ loại, bàng, sấu, bằng lăng, hoa sữa,,, Các gốc cây tưới nước cẩn thận cho đủ ngấm rồi các bạn mới ra về. Trong lòng các bạn hôm ấy ai cũng vui tươi phấn khởi.
Mới đó mà một năm học đã đi qua, hàng cây lớp em trồng đã tốt và xanh mướt. Lớp em rất tự hào khi được nhà trường chọn một cây hoa sữa để gắn biển kỷ niệm. Thời gian trôi qua, hàng cây trước lớp đã trở thành một kỷ niệm không phai với mỗi bạn lớp em. Bây giờ em đã hiểu rõ hơn lời dạy của Bác ngày xưa có ý nghĩa biết nhường nào.
1)Diệt các tập đoàn phong kiến phản động,cát cứ lãnh thổ Nguyễn,Trịnh,Lê,tạo tiền đề cơ bản cho việc thống nhất sơn hà
2)Thành công rực rỡ trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền,đánh tan quân xâm lược Xiêm,Thanh
3)Đổi mới về giáo dục,dùng chữ Nôm trong hành chính để đề cao văn hóa dân tộc,đúc tiền mới,mở cửa khẩu để phát triển thương mại,tạo mầm mống cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển(tiếc rằng ông mất sớm nên công lao thứ ba không được thực hiện đầy đủ và ít người biết tới)
Trả lời : Công lao của vua Quang Trung:
-Lật đổ chính quyền thối nát Nguyễn ,Trịnh ,Lê
Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước
Đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia
-Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập dân tóc & toàn vẹn lãnh thổ
Có những chính sách giúp phục hồi và phát triển kinh tế , quốc phòng ngoại giao
Hok_Tốt
#Thiên_Hy