Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
!!! ⚠Thαm Khảo⚠ !!!
Từ xưa đến nay, sách luôn được coi là một người bạn lớn của con người, có lẽ chính bởi sách có vai trò hết sức to lớn với đời sống nhân loại. Học sinh tới trường bấy lâu cũng coi sách giáo khoa làm người bạn đồng hành, vì vậy mà trong quá trình học tập dễ xảy ra những ý kiến trái chiều, một trong số đó phải kể đến ý kiến về việc viết, vẽ vào sách giáo khoa: Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, chở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó.
Sách là nơi cất giữ những tinh hoa, kiến thức bổ ích mà con người đã dày dặn tích luỹ được trong hàng ngàn năm qua. Sách giúp con người lưu giữ và truyền đạt kiến thức tích góp được đến cho mọi người, lưu giữ những kỳ công mà tốn bao nhiêu mồ hôi công sức mới quy tụ được. Vì vậy, để có thể thu gom, tích luỹ cho bản thân những kĩ năng xã hội, kiến thức thông dụng,…thì chỉ có việc đọc sách mới có thể thoả mãn được nhu cầu ấy.
Việc viết, vẽ vào sách giáo khoa từ lâu đã là một vấn đề tạo nên nhiều ý kiến trái chiều. Bởi nhiều ý kiến cho rằng sách là người bạn của học trò, không nên viết chữ, vẽ tranh lên mặt sách. Hơn nữa, một cuốn sách đẹp, sạch sẽ và phẳng phiu cũng thể hiện những phẩm chất giữ gìn, ngăn nắp của một người học sinh, việc viết vẽ nên sách sẽ làm mất đi vẻ đẹp vốn có của sách vở. sx
Sau cùng, nếu việc viết, vẽ nhằm mục đích học tập, cá nhân tôi nghĩ đây là quyền, suy nghĩ và lựa chọn của mỗi người. Tuy nhiên, là một người học và tôn trọng tri thức, mỗi học sinh nên lựa chọn nội dung viết, ghi chú vào sách phù hợp như một cách làm nâng niu tri thức, thay vì những bức tranh chỉ mang tính giải trí, không phù hợp với môi trường học tập. Sách là để học, để học tập, hãy để chúng phát huy tác dụng tuyệt vời của mình.
CHÚC BN HỌC TỐT ;)
a, Trong những lúc nhàn rỗi ấy, chúng tôi //thường hay kể chuyện. Và tôi// nghe câu chuyện này của một đồng chí già kể lại.
Trạng ngữ CN VN CN VN
b, Ông lão //cứ ngỡ là mình còn chiêm bao.
CN VN
c, Thầy giáo// khen bài tập làm văn bạn Nam viết.
CN VN
d, Quyển sách của tôi mua bìa //rất đẹp.
CN VN
Quyển sách của tôi mua là phụ ngữ cho từ bìa
e, Cái áo treo trên mắc giá //rất đắt.
CN VN
Cái áo treo trên mắc là phụ ngữ cho từ giá
g, Bất cứ chuyến đò nào ông //cũng kể được những tin tức mà mở đầu và kết thúc đều hết sức tự nhiên.
CN VN
những tin tức mà mở đầu và kết thúc đều hết sức tự nhiên là phụ ngữ cho cụm từ cũng kể được
h, Chú //khen cháu là kẻ có gan to, thua mà không nản chí.
CN VN
Mỏi tay quá, tớ ko viết nữa đâu, cậu dựa vào đây viết thành bài văn nhé
Hoa mai là 1 trong những loài hoa đặc trưng của miền đất ấm áp phương Nam. Hoa mai nở báo hiệu một mùa xuân mới nhiều sắc vàng, tiền vô như nước. Hoa mai có 5 cánh, bao bọc lấy nhuỵ vàng, thể hiện sự ấm cúng của mỗi gia đình trong dịp Tết. Hoa mai có thân cứng cáp, màu nâu như sự bền bỉ của con người. Mỗi khi nhìn thấy hoa mai, lòng tôi lại ấm áp và hạnh phúc biết bao nhiêu. Hoa mai mang vẻ đẹp bình dị, tuy chỉ có sắc vàng nhưng mai đã làm nổi bật lên miền đất phía Nam ấm no, đầy đủ. Những lá non của cây mai e ấp, ngượng ngùng, nấp sau những bông hoa mai ''căng tràn sức sống''. Lá non xanh mơn mởn thể hiện sự sinh sôi, nảy nở, phát triển của vùng đất này. Trong dịp Tết, ở mỗi gia đình, hoa mai là sự kết nối hạnh phúc, tình cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Hoa mai giúp tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà, tăng sự ấm cúng trong mỗi nhà. Hoa mai trong cuộc sống của em là 1 loài hoa không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. Thật là hạnh phúc ngắm nhìn hoa mai nở rộ. Sao yêu quá loài hoa này vậy. Chẳng phải vì sắc đẹp của nó đã lôi cuốn tôi hoà quyện cùng vào sắc đẹp này sao! Ôi, hoa mai đẹp quá, nó thật đẹp với biết bao con người. Hoa mai tượng trưng cho cả vẻ đẹp của mỗi con người ở đây. Tôi yêu hoa mai biết bao! Thật là may mắn khi tôi được sinh ra ở cội nguồn của hoa mai! Tôi rất yêu quý loài hoa này bởi nó đã mang cho mọi người nơi đây một ngày Tết thật ý nghĩa và tràn đầy niềm vui!
Mùa xuân đến hoa đua nhau khoe sắc nở.Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng toả hương thơm. Nhưng tôi lại thích ngắm nhìn cây mai vang trổ hoa trong những ngày tết đến. Gia đình tôi ở Miền Nam nên không có hoa đào như ở Miền Bắc.
Lá mai nhọn, hao hao giống lá chè. Trời cuối đông, lá mai vàng úa rồi lác đác rụng. Mỗi chiếc lá có một tâm tình riêng. Có chiếc lá thản nhiên rụng xuống cho xong chuyện, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá nhẹ nhàng bay lượn với làn gió thoảng. Có chiếc lá ngần ngại, rụt rè, lưu luyến khi phải xa cành, phải đợi người trồng mai tận tay tỉa chúng. Trước khi đón tết, mai vàng chỉ còn lại những cành khẳng khiu, trụi lá. Duy nhất, là có cái gốc trông vững chải. Tuy vậy, mai vẫn có dáng chiều quằn, chiều lượn, uyển chuyển lắm. Nhìn cây tôi tưởng rằng cây không còn sức sống nhưng đâu nghĩ được rằng dó là sự hi sinh cao cả. Những chiếc lá già đã nhường chỗ cho những chiếc lá non đang lặng lẽ ươm mầm, tiếp tục vươn lên để làm đẹp cho đời. Ngày tết đến, cùng với cảnh giao mùa, cây mai vàng nở rộ, lung linh những chùm hoa tươi thắm. Hoa mai cũng năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Màu hoa vàng tươi, ấp áp. Cây mai vàng làm đẹp cho sân nhà, đậm đà hương vị của ngày tết. Những câu đối đỏ, những lời chúc mừng năm mới trong những cánh thiệp nhỏ treo trên cành mai thì ý nghĩa biết nhường nào. Nắng xuân ấm nồng, rải nhẹ lên cành cây kẽ lá. Cây mai vàng lại càng đẹp hơn. Mai trông thanh cao, duyên dáng hơn người. những chú ong rù rì đôi cánh đi tìm mật.Thấp thoáng vài chị bướm trắng, bướm nâu rập rờn trong vòm lá xanh non. Chim chóc cũng vui mừng trước sắc xuân, dường như chúng cũng ngợp mắt trước màu vàng trù phú của cây mai ngày tết. Mai vàng thật đẹp, thật quí. Cây mai có mặt từ miền quê yên ả cho đến thành phố lộng lẫy các loại hoa. Mai ung dung đứng trước nhà, chắc nó rất hãnh diện về mình.Cây mai được ông tôi đặt ngay phòng khách, mai vui cung con người đón tết, đón xuân sang. Mỗi khi thấy mai nở, thì tôi lại nhớ đến tết.
Những hình ảnh, ki ức của ngày tết đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú. Bây giờ tôi nhớ lại những kỉ niệm lúc nhỏ thì tôi lại muốn xuân đến mãi, đến mãi.
Mỗi dịp tết đến, xuân về cùng với hình ảnh của mâm trái cây được đặt trên bàn thờ tổ tiên ông bà thì hình ảnh của cây mai với những cánh hoa vàng rộ càng làm tăng thêm sắc xuân của ngày tết. Như một bài thơ của Mãn Giác đã viết:
“Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua xuân trước nở cành mai”
Tham khảo nha bạn:
1. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
=>Con chuồn chuồn bay cao tức là áp suất không khí lúc đó cao giúp cho chuồn chuồn bay cao lên thì trời nắng. Khi chuồn chuồn bay vừa tức là có áp suất không khí nhưng không đủ để đưa nó bay cao hơn cũng không đủ đẻ là nó bay thấp xuống nên trời không nắng cũng không mưa tức là trời sẽ râm.
2. Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
Trồng lúa vào vụ chiêm (vụ lúa trong mùa hè thường khô hạn và thiếu nước) nên cây lúa chỉ đật tầm ngang bờ ruộng thôi.
Hễ nghe sấm động (có sấm động dẫn đến mưa dông) cây lúa sẽ trổ bông và cho mùa màng bội thu.
3. Kiến đen tha trứng lên cao
Thế nào cũng có, mưa rào rất to.
=>Loài kiến có khả năng dự đoán trước mưa bão do đó khi thấy kiên tha trứng tức là mưa vì khi cảm nhân nguy hiểm đến tổ thì nó sẻ tìm nơi an toàn cho tổ, còn việc mưa rất to là do kiến cảm thấy mưa to đến mức có thể tiêu diệt hết gióng nòi mình nên phải di chuyển đến cây cao thật cao để có thể tránh dược mưa to.
4. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
Nhìn về phía đông trên bầu trời, nếu thấy chớp giật kèm theo tiếng gà gáy, thì biết rằng trời sắp mưa
5. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.
Đây là kinh nghiệm dân gian về dự báo thời tiết: khi nhìn lên bầu trời thấy trời cao, mây trong xanh thì không có mưa, ngược lại nếu thấy mây trắng bay đầy, bầu trời thấp thì sẽ có mưa.
1. Cơn đằng Đông vừa trông vừa trông vừa chạy
Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi.
Cơn đằng Bắc, đổ thóc ra phơi
Cơn đằng Tây, mưa ngu bão ngáo.
2. Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.
=>Câu tục ngữ này là hoàn toàn chính xác. Tự cổ chí kim không ai làm chuồng gà, chuồng gia cầm, gia súc theo hướng Đông là vì nguyên nhân hướng gió. Một việc làm đầy tính khoa học và đúng đắn.
3. Trồng khoai đất nạ, gieo mạ đất quen.
=>Muốn trồng khoan ngon, nhiều củ thì nên trồng ở những thửa ruộng mà mùa trước canh tác các loại cây khác, còn mạ thì không cần, chỉ cần trồng trên những mảnh đất chuyện để gieo mạ thì cây mạ sẽ trở nên xanh tốt
4. Một tiền gà, ba tiền thóc.
=>Món lợi nhỏ đòi hỏi sựu thiệt thòi lớn
5. Được mùa quéo, héo mùa chiêm.
b) Câu tục ngữ “khoai đất lạ, mạ đất quen” chính là một trong những câu tục ngữ trong số đó, nó thể hiện kinh nghiệm gieo trồng mà ông cha ta đã quan sát được khi trồng trọt, trải qua hàng ngàn năm. Từ khoai mà có củ, từ mạ mà thành lúa, thành gạo, chúng đều là những loại lương thực thiết yếu và quan trọng. Thế còn “ đất lạ “ , “ đất quen “ là những từ ngữ chỉ trạng thái sử dụng của ruộng nương. “ Đất lạ “ ý chỉ những ruộng đất trồng đổi vụ, tức là vụ trước trồng một loại cây, vụ sau lại trồng một loại cây khác, không giống nhau. Còn “ đất quen “ thì ngược lại, là những thửa ruộng trồng không đổi vụ, mùa này qua mùa khác vẫn chỉ canh tác một loại cây đó. Cả câu tục ngữ muốn nói lên kinh nghiệm trồng trọt của ông cha ta, nghĩa là muốn trồng khoan ngon, nhiều củ thì nên trồng ở những thửa ruộng mà mùa trước canh tác các loại cây khác, còn mạ thì không cần, chỉ cần trồng trên những mảnh đất chuyện để gieo mạ thì cây mạ sẽ trở nên xanh tốt. Ta cũng có thể hiểu ý câu tục ngữ theo ý rẳng, khoai muốn có năng suất tốt thì nên đem trồng ở những ruộng đất mới, chưa trồng khoai ở vụ trước đó, hay ruộng đã được cày bừa, ven vén, chăm bẵm tốt, tức là khác về chất.
1. Ông chẳng bà chuộc: diễn đạt ý không thống nhất, không ăn khớp giữa người này với người khác.
2, Sơn hào hải vị: chỉ các món ăn sang trọng, quý hiếm
3, Ngựa quen đường cũ: chỉ những người không chịu rời bỏ hay sửa đổi thói hư tật xấu
4, Nói nhăng nói cuội: nói vu vơ, hão huyền , linh tinh, xa rời thực tế
5, mặt hoa da phấn: nói lên vẻ đẹp yêu kiều của người phụ nữ
6,nước đổ lá khoai: sự uổng công, vô ích
7, ngày lành tháng tốt: ngày, tháng được coi là tốt lành để tiến hành công việc hệ trọng nào đó
8, Đứng núi này trông núi nọ: thái độ kén chọn, không bằng lòng với công việc, hoàn cảnh (đã tương đối tốt) hiện có
9, nhà tranh vách đất: cảnh nghèo xơ xác
10, : chuột sa chĩnh gạo: may mắn gặp được nơi sung sướng, đầy đủ một cách tình cờ, ngẫu nhiên
1. Mình còn chiêm bao - làm vị ngữ.
2. Bạn Lan viết - làm vị ngữ.
3. Bìa rất đẹp - làm vị ngữ
4. Giá rất đắt - làm vị ngữ.
5. Mở đầu hay kết thúc đều hết sức tự nhiên - làm vị ngữ.
6. Kẻ to gan - làm vị ngữ.
- Kể tên 10 thành ngữ.
mk cũng tìm được nhiều rùi nhưng tạo cơ hội cho các bạn kiếm điểm hỏi đáp thôi