K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2018

Bạn sống ở đâu

20 tháng 7 2018

sáng: dậy VSCN, nấu bữa sáng, ăn sáng, dọn dẹp bát đĩa,dọn nhà cửa

trưa:nấu bữa trưa, ăn trưa, ngồi chơi một lúc, ngủ trưa

chiều:ăn đồ ăn nhẹ, đi chơi, về tắm.

tối :ăn tối, dọn bát đĩa, xem phim hoạt hình rồi đi ngủ.

vậy đó. 

30 tháng 7 2020

đi ôn bài 

đọc sách 

giúp bố mẹ làm việ nhà

đi bơi hay đi du lịch

30 tháng 7 2020

Ngủ

Đọc chuyện 

Hớt

18 tháng 10 2017

1 ngày cả hai người làm được số công việc là:

\(1:48=\frac{1}{48}\)(công việc)

A và B cùng làm 28 ngày thì được số công việc là:

\(28\times\frac{1}{48}=\frac{7}{12}\)(công việc)

Số công việc còn lại là:

\(1-\frac{7}{12}=\frac{5}{12}\)(công việc)

\(\frac{5}{12}\)công việc tương đương với số ngày B làm là:

63 - 28 = 35 ( ngày )

Vậy: A làm một mình công việc đó hết:

35 : 5 x 12 = 84 ( ngày )

Nhớ k cho mình nhé! Thank you!!!

7 tháng 2 2018

Dan y 
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Em có rất nhiều bạn.
- Thân nhất là bạn Thắng nhà ở cùng phố và học chung một lớp.
2. Thân bài:
* Tả bạn Thắng: a/ Ngoại hình:
- Dáng người cân đối, chân tay săn chắc.
- Mái tóc cắt ngắn hợp với khuôn mặt đầy đặn, rám nắng.
- Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh, b/ Tính nết, tài năng:
- Dễ mến, hay giúp đỡ bạn.
- Học ra học, chơi ra chơi.
- Giỏi Toán nhất lớp.
- Là chân sút số một của đội bóng...
- Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ... c/ Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn với Thắng:
- Thắng giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước. ,
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ cùa em:
- Em và Thắng đều có những ước mơ đẹp đẽ.
- Tình bạn thân thiết sẽ giúp chúng em biến những ước mơ đó thành hiện thực.

7 tháng 2 2018

Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.

Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang. It lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.

– Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.

Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!

Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.
Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.

Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.

Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:

– Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.
Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.

Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.

Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.

Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, cặp gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.

Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:
ò… ó… o

Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.

25 tháng 2 2018

Những câu trả lời bạn nhận được chắc chắn là được cop tren mạng. 

ZZnên lên Google tra cho nhanh, đăng lam j mất công. 

24 tháng 7 2018

ok.mk tin bn

25 tháng 1 2018

3.

Tháng 12 năm nay, trường em phát động đợt thi đua theo chủ đề "Uống nước nhớ nguồn" với mục tiêu mỗi thầy cô giáo, mỗi học sinh làm được một việc tốt có ý nghĩa để chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.

Có lớp tổ chức viết thư gửi các chú bộ đội đang công tác ở hải đảo, ở các chốt biên phòng xa xôi. Có lớp tỏa về các xóm để giúp các gia đình thương binh liệt sĩ. Có chi đội mang quà đến tặng các thương binh hiện đang điều trị tại gia đình. Riêng lớp 5E của chúng em lại đi chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ.

Sáng chủ nhật, chúng em theo cô giáo Thư và bạn Nga, bạn Thành trong Ban chỉ huy chi đội kéo đến Đồi Ây. Mỗi tổ được phân công mang theo một dụng cụ như cuốc, dao, liềm, chổi... Tổ en được chỉ định mang liềm.

Đúng 7 giờ rưỡi, 39 bạn và cô giáo đã hành quân tới Đồi Ây. Nắng mùa đông vàng nhạt. Gió thổi nhẹ nhưng khá lạnh. Hàng thông, hàng bạch đàn và những khóm liễu xung quanh nghĩa trang lao xao, thì thầm. Mộ 49 liệt sĩ được xây theo 7 hàng thẳng tắp. Đó là các chiến sĩ, cán bộ đơn vị pháo binh đã anh dũng hi sinh trong những trận chiến đấu bảo vệ cầu Thôn năm 1972, năm 1973. Ngôi mộ nào cũng có quốc huy với ngôi sao vàng năm cánh. Em và bạn Lộ, bạn Lan cắt cỏ, nhổ những cây hoang dại quanh từng nấm mồ. Bạn Hương, bạn Quỳnh, bạn Phương đi cắt tỉa các cành liễu bị gió làm gãy, bị sâu làm cho úa vàng. Bạn Trọng, Hùng, Cư đi thay cát mới, cát vàng vào các bình hương trên các mộ chí. Cô giáo chủ nhiệm và các bạn trong Ban chỉ huy đội đi kiểm tra, đôn đốc. Khi cỏ, cành cây được vun thành đống lấp đầy các hố phía cuối nghĩa trang, cô giáo Thư và tất cả chúng em đi thắp hương lên các ngôi mộ liệt sĩ.

Cô giáo Thư cho biết máy bay Mĩ đến ném bom cầu Thông 6 trận. Cầu bị đánh sập ta lại bắc, giặc lại phá, ta lại xây. Ba máy bay Mĩ bị quân ta bắn cháy. Dân quân, trai tráng, các mẹ trong vùng đều hăng hái, dũng cảm phục vụ chiến đấu viết nên bài ca anh hùng của quê hương.

49 liệt sĩ, mỗi người ở một miền quê xa xôi: Yên Bái, Cao Bằng, Thanh Hóa, Quảng Ngãi... đã yên nghỉ vĩnh viễn tại quê hương chúng em. Cầu Thông năm xưa nay đã được bắc lại bốn nhịp, kiên cố, hiện đại. Quê em đã đổi mới. Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân của chúng em đã được xây dựng thật khang trang. Đến thãm Đồi Ây, đọc tên các liệt sĩ, trở về em cứ nao nao, bồi hồi mãi. Nén hương thơm mà chúng em thắp lên nghĩa trang Đồi Ây mang nặng bao nghĩa tình đối với các anh hùng liệt sĩ. Làng em cũng có 32 người con đi chiến đấu lại chiến trường miền Nam, đi mãi chưa về...

25 tháng 1 2018
Chắc hẳn các bạn còn nhớ câu chuyện Trận bóng dưới lòng đất được học ở lớp Hai. Vì đá bóng dưới lòng đường, các bạn đã đá bóng vào người đi đường, thậm chí một bạn dã đá vào dầu ông nội của mình khiến ông phải đi cấp cứu ở bệnh viện. Hành dộng của các bạn nhỏ dã vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Ở trường, chúng ta cũng đã được học các quy định của Luật Giao thông đường bộ rồi còn gì? Thế mà hôm chủ nhật vừa rồi, khi tôi và ba ra hiệu sách ở quận Bình Thạnh thì lại thấy một số bạn nam trạc tuổi như tôi đang say sưa đá bóng dưới lòng đường. Mồ hôi nhễ nhại trên đôi vai trần của các bạn, tôi hiểu các bạn đã đá bóng từ sáng tới giờ. Các bạn thi nhau la hét, bóng bay vào khung thành đối phương nào là các bạn lại nhảy lên ôm nhau cười sung sướng. Ô tô, xe máy qua lại ngày một đông, nhưng các bạn bất chấp nguy hiểm, cứ cắm đầu vào đẳ, chẳng thèm dể ý gì cả. Và rồi quả bóng do bạn nào đá bay vào vỉa hè, đập vào đầu một bà cụ đang đi, cụ ngã khụy xuông, hai tay ôm lấy mặt. Tôi tưởng các bạn phải ngừng trận đấu, chạy lại đỡ cụ dậy. Nhưng không! Các bạn vẫn mải mê giành bóng, coi như không có chuyện, gì xảy ra. Thấy vậy, ba tôi dựng xe, chạy lại đỡ cụ dậy, cụ bị chảy máu mũi. Ba vội lấy khăn tay lau vết máu cho cụ, còn tôi nhặt giỏ trái cây của cụ rơi ra đường. Sau khi dìu cu vào ngồi nghỉ ở một gốc cây bên đường và thấy vẹt thương của cụ khôg nghiêm trọng lấm, ba đi lại phía các bạn đang đá bóng và yêu cầu ngưng ngay trận đấu. Một số bạn nam tỏ vẻ bực tức, miệng làu bàu một câu gì đó. Ba ôn tồn nói với các bạn: - Các cháu không học Luật Giao thông đường bộ hả? Tại sao lạị chơi bóng dưới lòng đường? Chính các cháu đã gây tai nạn cho người đi đường rồi đấy! Các cháu không xin lỗi mà còn tiếp tục đá bóng nữa hay sao? Bác cảnh cáo các cháu đấy! Sau khi nghe ba giảng giải, các bạn thấy mình có lỗi và lần lượt từng bạn chạy đến xin lỗi bà cụ. Chơi bóng dưới lòng đường thật nguy hiểm phải không các bạn? Nó không những gây tai nạn cho người qua đường mà chính bản thân mình cũng sẽ nguy hiểm vì đường là nơi ô tô, xe cộ qua lại. Các bạn ơi! Chúng ta phải có ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ để góp phần giữ gìn trật tự dường phố T.I.C.K mk nhé , thank you very much
6 tháng 5 2019

 Để thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ, Liên đội trường em thường tổ chức đến những gia đình thương binh liệt sĩ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để thăm hỏi sức khỏe và làm những việc vừa với sức của mình.

  Chi đội của em được Liên đội phân công chăm sóc, giúp đỡ chú Thắng bị cụt hau chân hồi đánh Mĩ. Chú đi lại bằng xe lăn hoặc hai cái nạng kẹp hai bên nách. Ngoài tiền trợ cấp hàng tháng, chú còn phải đi bán thêm vé số để có thêm thu nhập nuôi hai con ăn học cấp II và cấp III. Vợ của chú đi làm thuê làm mướn, ai kêu gì làm nấy.

  Hàng tuần, vào ngày chủ nhật, chúng em gồm mười bạn đến nhà chú Thắng làm những công việc : quét dọn nhà cửa, chăm sóc vườn rau đủ các loại, kéo nước từ giếng khơi đủ đầy các lu, khạp. Việc làm của chúng em tuy nhỏ nhưng đủ làm chú Thắng ấm lòng. Chú khen chúng em ngoan, biết giúp đỡ người khác và chú thường nhắc nhở chúng em phải cố gắng học hành cho giỏi.

19 tháng 2 2018

Tuyên truyền, vận động mọi người chung tay giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử văn hóa

Không trộm cắp, ăn cướp, mua bán bất hợp pháp những công trình công cộng

19 tháng 2 2018

                                                                                       Bài làm:

 Cho đến bây giờ tôi vẫn không sao quên được câu chuyện chiều hôm ấy, câu chuyện đã để lại trong tôi nhiều suy nghĩ về ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng của một chú bé bán kem.

 Vào một chiều chủ nhật đẹp trời, tôi thong thả tản bộ quanh công viên Văn Lang, trong lòng khoan khoái lạ thường. Chợt một tiếng rao lảnh lót vang lên khiến tôi quay lại:

 - Ai mua kem không ?

 Thì ra là một cậu bé bán kem. Tôi nghĩ thầm. Với thân hình gầy gò, ốm yếu và manh áo cũ đã sờn trên va, trông cậu thật tội nghiệp.

 Vừa lúc đó, một đám trẻ con quần áo rực rỡ chạy đến mua kem. Chúng vừ ăn, vừa cười nói tíu tít như bầy chim non. Thỉnh thoảng có vài đứa rượt đuổi nhau một cách hồn nhiên. Ăn xong, bọn trẻ thản nhiên vứt que kem xuống đường.

 Thấy thế, cậu bé bán kem nhắc nhở:

 - Các em không được vứt que kem xuống đường! Các em nhặt lại mang bỏ vào thùng rác đi, kẻo các cô chú công nhân viên lại than phiền.

 Những tửng lũ trẻ sẽ ngoan ngoãn làm theo, không ngờ chúng lại xấc xược đáo:

 - Anh thì biết quái gì mà nói! Lo bán kem đi, đừng có lên mặt dạy đời!

 Chú bé bán kem chẳng thèm cãi lại, lẳng lặng nhặt những que kem ấy bỏ vào thùng rác.

 Bọn trẻ xấu hổ cúi gầm mặt, bẽn lẽn đến xin lỗi cậu bé rồi kéo nhau đi nơi khác.

 Được chứng kiến câu chuyện, tôi thầm cảm phục cậu bé bán kem. Việc làm của cậu bé tuy nhỏ nhưng đã đóng góp một phần công sức vào việc xây dựng thảnh phố thêm sạch đẹp phải không các bạn?

21 tháng 4 2020

câu 1 :

Người xưa đặt ra luật tục nhằm để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.

câu 2:

Những việc mà người Ê-đê xem là có tội là: tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.

câu 3 :

Những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng là:

-  Tội nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song), chuyện lớn thì xử nặng (phạt tiền một co). Người phạm tội là người bà con, anh em cũng xử vậy.

-  Tang chứng phải chắc chắn (phải nhìn tận mặt, bắt tận tay, lấy và giữ được gùi, khăn, áo, dao... của kẻ phạm tội; đánh dấu nơi xảy ra sự việc) mới được kết tội.

- Nhân chứng: phải có vài ba người làm chứng, tai nghe mắt thấy thì đối chứng mới có giá trị.

câu 4 :

Luật giáo dục, luật phổ cập tiểu học, luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, luật bảo vệ môi trường, luật giao thông đường bộ...

 

21 tháng 4 2020

1. Người xưa đặt xa luật tục để mọi người tuân theo mà sống cho đúng; nhằm giữ gìn và bảo vệ cuộc sống thanh bình cho cộng đồng.

2.  Tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho giặc. 

3. - Chuyện nhỏ thì xử nhỏ, phạt tiền một song.

- Chuyện lớn thì xử nặng, phạt tiền một co.

- Chuyện quá sức con người, gánh không nổi, vác không kham thì xử tội chết.

- Chuyện nội bộ trong gia đình, dòng tộc cũng xử như vậy.

- Tang chứng phải đầy đủ, chắc chắn, có nhiều người chứng kiến sự việc

4. Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Lao động, luật Báo chí, luật Bảo vệ môi trường...

 

Đề 3: kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.

 

Bài tham khảo 1

Trong kì nghỉ hè vừa qua, một trong những hoạt động làm tôi nhớ mãi, đó là việc các anh chị phụ trách tổ chức cho chi đội tôi đến giúp đỡ gia đình bà Nguyễn Thị Hằng, người có chồng và con hi sinh trong hai cuộc kháng chiến.

Nhà bà Hằng ở Củ Chi, bà năm nay đã ngoài bảy mứơi tuổi, dáng người nhỏ nhắn. Từ ngày giải phóng đất nước đến giờ, bà chỉ sống có một mình, chồng và ngữời con trai cả dã hi sinh trong kháng chiến chống Pháp. Hai người con trai sau của bà tham gia vào đội du kích Củ Chi và cũng đã hi sinh trong một trận càn của địch. Hoàn cảnh gia đình bà thật neo đơn, mấy năm nay đo già yếu nên bà không làm ruộng được nữa, ở nhà hưởng chế độ liệt sĩ của chồng và các con.

Khi chúng tôi đến, bà đang lom khom quét nhà. Thấy thế, tôi bèn chạy đến bên bà và nói:

- Bà ơi, để cháu quét cho ạ!

Bà nhẹ nhàng đưa chổi cho tôi và nói:

- Các cháu lại đến thăm bà đấy à? Làm xong lại đây ngồi nói chuyện, uống nước với bà các cháu nhé!

Chúng tồi phân công nhau mỗi người một việc: người quét nhà, người xuống bếp nấu nước, người ra dọn chuồng heo, người quét sân chẻ củi, người tưới rau, nhặt cỏ... Chỉ trong hai tiếng đồng hồ chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ.

Tất cả chúng tôi ngồi quây quần bên bà nghe bà kể chuyện: Ngày trước bà là một cô gái xinh đẹp nhất vùng Củ Chi Do hoạt động thanh niên, bà gặp và yêu một chàng cán bộ tuyên huấn. Thế rồi họ lấy nhau. Tình yêu và cuộc sống gia đình của họ rất hạnh phúc. Nhưng rồi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, bà phải chia tay chồng, ông vào bộ đội và hi sinh ở mặt trận miền Đông. Người con trai cả của bà cũng xin gia nhập quân đội và anh đã hi sinh ở Điện Biên Phủ. Chồng chết, con chết, trên tay người phụ nữ nhỏ nhắn này phải đeo hai chiếc khăn tang. Bà phải chạy ngược chạy xuôi, tần tảo nuôi hai người con trai lúc ấy còn rất nhỏ. Rồi những năm tháng cả miền Nam sôi sục đánh Mĩ, hai người con trai còn lại của bà cũng xin phép mẹ tham gia vào đội du kích xã. Các anh cũng dã lần lượt ra đi...

Đau đớn trước những mất mát, những tổn thất lớn lao, người mẹ anh hùng càng tích cực tham gia kháng chiến.'

Bà tình nguyện xung phong vào đội quân "tóc dài" và là Hội trưởng Hội Phụ nữ Củ Chi. Bà được mọi người tin tưởng, yêu mến.

Hòa bình lập lại bà vẫn tiếp tục công tác, nhưng rồi tuổi già, sức yếu, bà phải nghỉ ở nhà.

Lần nào chúng tôi đến cũng được nghe bà kể chuyện về những chiến công thầm lặng của các chiến sĩ vùng Củ Chi đất thép này. Nhìn bà kể, tôi thấy trên gưong mặt bà ánh lên một niềm tự hào và kiêu hãnh. Mỗi lần nghe bà kể xong, tất cả chúng tôi không ai bảo ai đều đến trước bàn thờ thắp một nén nhang cho nhũng người đã hi sinh anh dũng. Bên làn khói nhanh mờ mờ, tôi thầm nói với người đã khuất: "Ông và các bác cử yên tâm an nghỉ, chúng cháu sẽ thường xuyên đến chăm sóc bà, đem lại niềm vui cho bà để bà được sống khỏe, sống vui".

Đề 3: kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.

Bài tham khảo 2

Phường 3, quận 3 nơi gia đình em ở có phong trào đền ơn đáp nghĩa phát triển mạnh từ mấy năm nay. Nhiều cơ quan xí nghiệp đứng ra xây nhà tình nghĩa cho các gia đình thương binh, liệt sĩ và chăm sóc cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Trường tiểu học Võ thị Sáu cũng tham gia tích cực vào phong trào đó.

Cô Thanh giáo viên chủ nhiệm lớp 5A của chúng em đã đứng ra nhận giúp đỡ mẹ Thiện, mẹ của liệt sĩ Nguyễn Sĩ Đức, hy sinh trong chiến dịch biên giới Tây – Nam.

Bà cụ Thiện có hai người con, chị con gái lớn lấy chồng xa, không có điều kiện chăm sóc mẹ già. Con anh trai là liệt sĩ Đức. Cô Thanh là người cùng tổ dân phố nên rất hiểu tình cảnh khó khăn của cụ, nhất là những lúc cơ nhỡ, ốm đau. Lớp em co 4 tổ, mỗi tổ tới thăm cụ 1 tuần một lần.

Sáng chủ nhật tuần trước, cô thanh cùng các bạn tổ 1 mang thuốc bổ, đường, sữa và trái cây đến thăm vì cụ Thiện đã mệt mấy ngày. các bạn gái quét dọn nhà cửa, còn các bạn trai thì bày trái cây và cắm hoa lên trên bàn thờ liệt sĩ. Cô thanh đốt nhang và dìu bà cụ đứng lên. Bà cụ lầm rầm khấn nguyện trước di ảnh của người con yêu quý của mình, hai hàng nước mắt lăn dài trên đôi má nhăn nheo. Chúng em lặng đi vì xúc động.

Bà cụ ngồi trên chiếc võng dù mà anh Đức để lại, rồi kể cho chúng em nghe về người con hiếu thảo đã mãi mãi ra đi ở tuổi hai mươi. Tốt nghiệp trường Lê Hồng Phong nhưng anh không học đại học mà tình nguyện nhập ngũ. Trong một trận chiến đấu ác liêt để bảo vệ biên giới Tây Nam của tổ quốc. Anh Đức đã dũng cảm hi sinh. Bà cụ Thiện vẫn còn giữ những kỷ vật của anh thời học sinh, bà cho chúng em xem chiếc cặp da cũ kỹ đựng sách vở, thước kẻ và và cuốn sổ lưu niệm lớp 12 trong đó, trang đầu tiên anh Đức chép bài hát “Tự nguyện” bằng nét chữ nắn nót: “Nếu là chim tui sẽ là loài bồ câu trắng, nếu là hoa tui sẽ là một đóa hướng dương, nếu là mây tui sẽ là một vầng mây ấm, nếu là người tui xin chết cho quê hương”

Qua lời kể nghẹn ngào của người mẹ già, chúng em đã phần nào hình dung ra anh Đức, một người con hiếu thảo, giỏi giang, trung thực và sôi nổi rất đáng yêu và đáng tự hào.

Việc giúp đỡ gia đình liệt sĩ của chúng em tuy làm chưa được bao nhiêu, nhưng em cảm giác đó là việc tốt, góp phần vào phong trào chung của cả nước, thể hiện truyền thống tốt đẹp uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.