Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ xưa đến nay, ông cha ta đã nghĩ ra rất nhiều câu chuyện về tình đoàn kết để răng dạy con cháu. Câu chuyện “Bó đũa” là một trong những chuyện như vậy. Sau đây, em xin kể lạo câu chuyện.
Ngày xưa, ở một làng nọ có mọt người nhà rất giàu. Ông ta sinh được những năm người con. Vì quá giàu có nên những người con của ông ta có một đời sống sung sướng thừa thải về vật chất. Nhưng chuyện đời thường vốn vô cùng. Có một thì đòi hai, có voi thì đòi tiên. Sung sướng quá nên các con ông sinh ra tham lam, ích kỉ, tranh giành lẫn nhau. Đến khi khôn lớn, cả năm người con vì nhờ tiền của cha mẹ nên đều trở nên giàu có. Tuy mỗi ngừi một cơ ngơi, nhưng vẫn giữ thói ganh ghét, tị nạnh, cãi cọ nhau về những của cải mà họ có. Nhìn cảnh các con không hòa thuận, người cha buồn lắm. Ông cố gắng khuyên bảo nhưng dù ông có cố gắng thế nào, các con ông cũng không bỏ được lòng đố kỵ đã ăn sâu vào máu thịt. Ông rất đau lòng nên ngã bệnh. Sau một thời gian ốm liệt giường, ông biết rằng mình không còn sống được bao lâu nữa. Ông cho họi các con đến bên giường và bảo gia nhân đêm đến cho ông hai bó đũa. Các con ông còn đang nhìn nhau ngơ ngác không hiểu người cha có ý định gì thì ông lấy một bó đũa, dưa cho mõi người một chiếc và bảo:
- Các con mỗi đứa lần lượt bẻ chiếc đũa này cho cha.
Ông vừa dứt lời, trong chớp mắt, năm người con bẻ năm chiếc đũa thật dễ dàng. Nhìn những chiếc đũa gãy đôi, ông im lặng và các con cũng yên lặng chờ đợi. Một lát sau, ông đưa nguyên bó đũa cho người con cả và dịu dàng nói:
- Các con đã rất dễ dàng thành công trong việc bẻ một chiếc đũa. Bây giờ, các con lại thay phiên nhau bẻ nguyên cả bó đãu này cho cha xem.
Người con trưởng cầm bó đũa ra sức bẻ. Anh vận dụng sức mạnh đến nỗi mặt mũi đỏ gay nhưng không thể nào làm cho bó đũa gãy được. Chờ đến lúc anh chịu thua, người cha bảo người con thứ hai tiếp tục. Cũng như người con lớn, người con thứ hai không bẻ được và chịu thua. Ông kiên nhẫn đến khi người con thứ năm bỏ cuộc mới ôn tồn nói:
- Đó, các con xem, thế nào là sức mạnh của sự đoàn kết. Nếu các con cứ tiếp tục tị nạnh nhau, chia rẻ nhau thì các con cũng lẽ loi, yếu đuối không khác gì một chiếc đũa và các con sẽ bị kẻ thù bẻ gãy dễ dàng. Nhưng nếu các con biết thương yêu đoàn kết lại với nhau như bó đũa thì không một sức mạnh nào bẽ gãy được các con.
Năm người con hiểu ý cha và bài học ông vừa dạy. Cảm động và hối hận vì ăn ở với nhau không phải rồi còn làm cha buồn, các con ông ôm lấy ông vừa khóc, vừa hứa từ nay về sau sẽ bỏ thói ích kỷ để yêu thương đoàn kết với nhau.
Sau đó, người cha mất đi. Năm người con vâng lời cha dạy. Họ rất đoàn kết và thương mến lẫn nhau. Đời sống gia đình họ rất hòa thuận và không một ai có thể cạnh tranh được với sự giàu mạnh trong việc làm ăn buôn bán của gia đình họ.
Câu chuyện tôi kể đến đây là hết.
Tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện giữa tôi và Hoàng. Hoàng là một cậu bé tật nguyền ở cạnh nhà tôi. Nhà Hoàng nghèo lắm. Bố cậu mất sớm khi cậu vừa tròn một tuổi. Giờ đây cậy đã chín tuổi bị liệt hai chân sau một cơn sốt bại liệt. Trông cậu rất đáng thương. Hồi cậu mới năm tuổi tôi thường hay sang nhà cậu chơi. Hoàng mến tôi lắm. Tôi nói với Hoàng sang năm đi học với tớ. Nghe tôi nói vậy Hoàng cúi xuống nhìn đôi chân mình rồi ngước lên nhìn tôi nói: Nam đi học về, sang đây dạy mình với nhé" Nói xong nước mắt Hoàng chảy ra. Thấy Hoàng buồn tôi thương lắm. Tối đó, bố tôi từ cơ quan về, tôi nói với bố: "Con thấy Hoàng tội nghiệp quá bố ạ! Hoàng rất muốn đi học nhưng không có điều kiện. Có cách gì giúp Hoàng không bố?" Bố tôi bảo: Bố sẽ viết đơn xin cho Hoàng đi học. Con việc đi lại bố sẽ tính sau. Sáng hôm sau tôi vội chạy sang báo tin cho Hoàng. Cậu phấn khởi lắm, ôm chầm lấy tôi. Một tháng sau bố tôi mua về một chiếc xe lăn mới tinh. Chiếc xe do hội từ thiện của tỉnh tặng cho Hoàng. Thế là Hoàng có được phương tiện đi lại. Ngày nào tôi cũng phụ giúp Hoàng đến trường. Giờ đây tôi với Hoàng đã lên lớp bốn. Chúng tôi đều là học sinh giỏi cả. Mẹ Hoàng rất quý tôi, có gì ngon cô thường đem qua cho tôi ăn. Tôi kể chuyện này cho các bạn nghe không phải là kể ơn với Hoàng mà là muốn nói đến sự cảm thông chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống của hai chúng tôi. Chỉ có tình bạn chân chính mới hiểu nhau giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
1. Nội dung:
a) Ví dụ về truyện ca ngợi truyền thống hiếu học: Ông tổ nghề thêu (Tiếng Việt 3, tập hai), Văn hay chữ tốt (Tiếng Việt 4, tập một), Bông sen trong giếng ngọc (Truyện đọc lớp 4).
b) Ví dụ về truyện ca ngợi truyền thống đoàn kết: Câu chuyện bó đũa (Tiếng Việt 2, tập một), Đôi bạn (Tiếng Việt 3, tập một), Vì muôn dân (Tiếng Việt 5, tập hai).
2. Tìm câu chuyện ở đâu?
- Những câu chuyện em đã được nghe.
- Báo, truyện đọc xưa và nay. Chú ý truyện của Nhà xuất bản Kim Đồng, sách Truyện đọc lớp 5 của Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Giới thiệu tên câu chuyện và kể lại nội dung câu chuyện đã nghe (hoặc đã đọc):
- Mở đầu câu chuyện thế nào?
- Diễn biến của câu chuyện ra sao? (Kể rõ trình tự các việc xảy ra, hành động của nhân vật; chú ý nhấn mạnh những chi tiết liên quan đến đức tính hiếu học hoặc tinh thần đoàn kết.)
4. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
Đề 3:
Ta là chim Phượng Hoàng. Ta chuyên cần giúp những người khốn khó và thay trời trừng trị những kẻ tham lam bất nhân.
Ta thường bay ngang một ngôi làng, ta thấy ở đó có một gia đình nhà kia có hai anh em trai và một người cha già.
Chẳng bao lâu, người cha mất đi. Nhà còn hai anh em. Người anh không những không bao bọc, thương yêu em mà lại rất tham lam, đối xử với em rất tệ. Hăn lấy vợ. Viện cớ đã có gia đình riêng hắn đứng ra chia gia tài. Bởi tham lam nên hắn giành hết gia sản, chỉ cho người em một cây khế ngọt ở góc vườn. Người em vốn ngoan ngoãn lại hiền lành nên anh chia sao người em nhận vậy. Anh ta nhận cây khế, dựng một túp lều con dưới gốc, rồi làm thuê cuốc mướn sống qua ngày.
Cây khế của người em rất sai quả. Mùa khế chín, ta thấy người em thường hái trái đem ra chợ bán, lấy tiền mua gạo. Nhìn thấy người em tội nghiệp, làm lụng vất vả trong khi người anh rất sung sướng ta bèn thử lòng người em. Ta đến cây khế, thản nhiên ăn hết trái khế này đến trái khế khác. Người em thấy vậy bèn buồn bã nói với ta: "Chim ơi, thương tôi với! Chim ăn hết khế của tôi thì tôi lấy gì đổi gạo?". Ta bèn nói: "Ăn một quả khế, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng".
Đêm sau, ta quay lại khu vườn. Bảo người em trèo lên lưng, ta chở anh ta vượt qua núi cao, sông dài, biển rộng đến đảo vàng, ta thả anh ta xuống. Một lúc sau, ta tháy người em quay ra với một túi ba gang đầy vàng. Ta lại cõng anh ta vượt trùng khơi về nhà. Từ đấy, cuộc sống của người em thay đổi hẳn. Anh ta không còn khổ cực nữa. Không những vậy, anh ta còn chia bớt của cải cho những người nghèo xung quanh mình. Tuy giàu có nhưng anh ta không hề kiêu căng, vẫn sống lối sống hết sức đạm bạc.
Người anh thấy cuộc sống của người em thay đổi thì nổi máu tham lam. Anh ta đến nhà, hỏi chuyện rồi gạ người em đổi cây khế cho mình. Người am vui vẻ đổi cây khế cho anh trai và dọn về căn nhà mà cha mẹ để lại, nhường túp lều nhỏ dưới gốc khế của mình cho anh.
Mùa khế lại đến, ta lại đến ăn khế chín. Người anh thấy ta ăn khế thì tiếc của, bèn đuổi ta đi. Ta nói "Ăn một quả khế, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng".
Đúng hẹn, ta quay trở lại khu vườn, chở người anh đến đảo vàng. Thấy vàng hắn tối mắt tối mũi lấy đầy một túi to đến mười hai gang mà hắn may sẵn, không những vậy, hắn còn dắt theo trên người rất nhiều. Hăn quên mất rồi lời ta dặn rằng chỉ được đầy túi ba gang mà thôi. Ta chở hắn về nhưng vì hắn quá nặng nên khi bay đến giữa biển khơi ta chao cánh, gió lại thổi mạnh nên hắn rơi tỏm xuống biển.
Thế đấy, những kẻ bát nhân, lại tham lam, ăn ở không chút nghĩa tình như hắn thfi sớm muộn cũng sẽ nhận được kết cục như vậy. Còn người em, anh ta ăn ở hiền lành, lại sống có nhân nghĩa, người tốt thì bao giờ cũng sẽ nhận được điều tốt.
Câu chuyện Nàng tiên ốc
Tôi là một bà lão nghèo khổ cô độc, gầy còm sống bằng nghề mò cua, bắt ốc. Cuộc sống cô độc đã xếp từng nếp nhăn trên da mặt tôi. Sự nghèo khổ in hằn trên áo quần vá chằng vá đụp của tôi. Tuổi già đè nặng trên thân thể gầycòm mòn mỏi của tôi. Hằng ngày, tôi vẫn phải lặn lội trên từng đám ruộng, bờ sông mò cua bắt ốc đế đổi lấy gạo.
Một hôm, tôi bắt được một con ốc màu xanh óng ánh. Con ốc nhỏ xinh vỏ màu xanh bạc, lấp lánh dưới ánh mặt trời. Con ốc đẹp quá, có người hỏi mua nhưng tôi không bán. Tôi thấy thương con ốc nên đem nó về thả trong chum nước để nuôi. Từ ngày tôi nuôi con ốc, nhà tôi xảy ra nhiều sự lạ: khi tôi đi làm về, cơm canh đã được dọn sẵn, nhà cửa sạch bóng, cỏ vườn đã được dọn sạch, lợn trong chuồng đã được ăn no. Tôi ngạc nhiên quá, lạ thật, ai đã giúp mình? Tôi tự hỏi rồi quyết chí rình xem. Một sáng, tôi đi ra đồng bình thường như mọi hôm nhưng nửa đường tôi quảy gánh về nhà, rón rén núp ở đầu hè. Từ trong chum nước, một cô gái mặc bộ màu xanh như màu vỏ ốc bước ra. Cô gái ấy đẹp như một nàng tiên: khuôn mặt trái xoan, đôi mắt đen láy nổi bật trên nước da trắng hồng, tươi tắn. Cô gái vén tay áo, dọn dẹp nhà cửa nhanh thoăn thoắt: cô cho lợn ăn, nhặt rau, quét sân. Cô gái nấu cơm, luộc rau. Nắng mai chiếu lên tấm áo lụa cô mặc lóng lánh màu vỏ ốc làm tôi sực tỉnh. Tôi len lén đến bên chum nước, đập tan vỏ ốc ra. Cô gái giật mình, chạy đến chum nước. Tôi ôm lấy cô, tha thiết:
– Già sống một mình buồn tủi làm sao! Con hãy làm con gái già nhé!
Từ đấy, hai mẹ con tôi sống bên nhau hạnh phúc, bình yên.
Nguồn: https://hocsinhgioi.com/trong-vai-ba-cu-em-hay-ke-lai-cau-chuyen-nang-tien-oc#ixzz5fKPhP78k
Giữ gìn an toàn giao thông không chỉ mang lại sự an toàn cho chính bản thân chúng ta mà còn ổn định tình hình giao thông và mang lại hạnh phúc cho mọi người. Trong tuần vừa qua, em đã được tham gia một hoạt động tình nguyện rất có ý nghĩa do liên đội phát động, đó là nhắc nhở các bạn học sinh chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông tại khu vực cổng trường.
Trong buổi chào cờ sáng thứ Hai, chúng em đã được nghe cô giáo tổng phụ trách đọc báo cáo tình hình giao thông khu vực cổng trường em. Do nằm gần trục đường giao thông lớn và gần chợ nên vào giờ đến lớp mỗi buổi sáng và mỗi khi tan trường, các bạn học sinh tập trung ở khu vực cổng trường, đã gây ra tình trạng lộn xộn, tắc nghẽn tuyến đường. Bên cạnh đó, nhiều bạn được bố mẹ đưa đến trường nhưng không đội mũ bảo hiểm, đi bộ dưới lòng đường hoặc đi trên vỉa hè bên trái. Vì vậy, cô giáo đã yêu cầu các bạn học sinh toàn trường cần nghiêm túc thực hiện quy định về an toàn giao thông và phát động chương trình tình nguyện “Em là chiến sĩ giao thông”. Em rất vui khi nghe cô giáo thông báo và đã viết đơn xin tham gia đội tình nguyện, mong muốn được góp chút công sức nhỏ bé của mình vào việc làm ý nghĩa đó.
Theo sự phân công của cô giáo, chúng em được chia thành các đội, thay phiên trực các ngày trong tuần. Đội của em hoạt động vào mỗi buổi sáng và buổi chiều thứ Ba hàng tuần. Từ sáng sớm, em và các bạn đã có mặt, mặc đồng phục nghiêm túc và đeo khăn quàng đỏ. Chúng em nhắc nhở các bạn đi xe đạp cần ghi sát lề đường bên phải, khi sang đường cần quan sát tín hiệu đèn giao thông. Những bác phụ huynh đến đón các bạn đi học về, chúng em lễ phép chào hỏi và nhắc nhở các bạn ngồi sau xe máy cần đội mũ bảo hiểm cẩn thận. Khi vào cổng trường, chúng em yêu cầu các bạn dắt xe đạp vào bãi đỗ xe gọn gàng, không đi xe trong sân trường có thể gây tai nạn. Với những bạn cố tình vi phạm, chúng em sẽ ghi tên vào sổ liên đội.
Trải qua một tuần hoạt động của các nhóm tình nguyện, tình hình giao thông tại khu vực cổng trường em đã ổn định hơn. Không còn tình trạng tắc nghẽn tuyến đường, các bạn học sinh trong trường thực hiện nghiêm túc các quy định giao thông… Cô hiệu trưởng rất vui mừng và tuyên dương chúng em trước toàn trường. Cô mong muốn mỗi bạn học sinh sẽ là một tuyên truyền viên tích cực, không chỉ ở trường mà ở mọi nơi mỗi khi tham gia giao thông.
Hoạt động tình nguyện “Em là chiến sĩ giao thông” của trường em vẫn được duy trì và ngày càng thêm nhiều bạn đăng kí tham gia. Em thấy rất vui và hạnh phúc khi được tham gia một hoạt động có ý nghĩa, góp phần đảm bảo an toàn giao thông. Em mong rằng mỗi bạn học sinh hãy làm thêm được nhiều việc tốt để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng văn minh và thanh bình như lời dạy của bác Hồ:
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tùy theo sức của mình…
Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh
Là một thương binh nặng được gia đình đón về chăm sóc, anh Quang đã phấn đấu trở thành một kĩ sư nông nghiệp của xã An Bình.
Anh bị thương tại chiến trường biên giới Tây Nam, mất hẳn một chân phải và tay phải; ngực, bụng, lưng còn nhiều mảnh đạn. Năm đó, anh mới 18 tuổi đang học dở lớp 10 cấp Ba.
Anh nói: “Có thời kì nằm ở trại thương binh, mấy lần anh định tự tử vì thấy buồn và thất vọng quá ”. Nhưng rồi, các bạn thương binh cùng cảnh ngộ, một số bác sĩ ân cần chăm sóc, an ủi động viên, cuối cùng anh đã tìm ra ánh sáng cuộc đời mình. “Tàn mà không phế”, anh nhớ nhất lời dạy của Bác Hồ.
Trở về quê, anh vẫn buồn, nhất là những khi bạn bè cũ đi công tác xa trở về thăm gia đình, đến thăm anh. Nhiều đêm cứ thao thức trằn trọc mãi. Thầy giáo cũ năm học lớp 10 đã đến thăm anh. Rồi được lắp thêm chân giả. Anh chủ động đi lại dễ dàng hơn. Thầy giáo cũ đã giúp Quang ôn tập, anh đã thi đỗ bằng Trung học bổ túc văn hóa.
Đọc báo, Quang biết trường Đại học tại chức tỉnh đang chiêu sinh lớp đào tạo kĩ sư Nông nghiệp. Anh viết thư cho Ban giám hiệu nhà trường nói rõ hoàn cảnh và nguyện vọng tha thiết của một thương binh. Chỉ 5 ngày sau, một cán bộ của trường đã đến tận gia đình giúp Quang hoàn chỉnh hồ sơ. Và anh đã xin theo học khoa chăn nuôi.
Với chiếc túi vải khoác vai đựng sách vở, tài liệu, có mũ tai bèo Giải phóng quân, dù mưa hay nắng, Quang lặn lội đến trường học tập. Anh vẫn tham gia đầy đủ các đợt thực tập. Có những ngày tháng mùa đông rét buốt, những vết thương cũ đau nhức nhối ê ẩm, nhưng quyển sách, cây bút không rời tay. Đúng là “Không có việc gì khó - Chỉ sợ lòng không bền”, sau 6 năm học tập, Quang đã tốt nghiệp loại Khá, trở thành kĩ sư chăn nuôi duy nhất của xã nhà.
Xã An Bình phát triển nghề chăn nuôi đứng đầu huyện. Nhiều trại chăn nuôi lợn quy mô trăm con, nhiều hộ nuôi gà đến mấy trăm con. Mọi việc như chọn giống, kĩ thuật, chăn nuôi, phòng dịch... chỉ một mình anh lo toan tất cả. Danh tiếng “Anh kĩ sư chân gỗ” nức tiếng gần xa. Anh được bầu là Chiến sĩ thi đua toàn tỉnh. Gương sáng học tập và vươn lên sống đẹp của anh Quang thương binh được nhiều người nhắc đến với bao cảm phục tự hào.
(Chuyện kể về Hai Bà Trưng)
Thuở xưa, nước ta bị quân Hán đô hộ. Chúng rất tàn ác, hà hiếp nhân dân ta và ra sức vơ vét của cải.
Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi: chị là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị. Cả hai bà đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách. Thi Sách là Lạc tướng cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định làm thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Quân của hai bà đi đến đâu, giặc tan đến đó. Với đoàn quân khởi nghĩa hừng hực khí thế chiến đấu và chiến thắng, Hai Bà tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương.
Năm 43, quân giặc cử Mã Viện, đại tướng lão luyện đốc quân đàn áp cuộc khởi nghĩa. Hai Bà lãnh đạo quân ta chiên đấu anh dũng nhưng vì thế giặc quá mạnh, yếu thế, Hai Bà nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Dân ta lại chìm trong vòng áp bức của giặc phương Bắc. Dù vậy, tấm gương oanh liệt của Hai Bà Trưng vẫn ngời sáng nghìn thu.
Ngày xưa, ở làng Gióng có một cậu bé kì lạ, đã lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, không biết nói, chỉ đặt đâu nằm đấy trơ trơ.
Giặc Ân từ phương Bắc tràn sang xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi, cầu người hiền tài đứng ra cứu nước. Nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗng nhiên biết nói. Cậu nhờ mẹ gọi sứ giả vào rồi bảo: “ông hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một chiếc nón sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc”.
Kể từ khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no, quần áo vừa may xong đã chật. Mẹ cậu không đủ thóc gạo, cả làng phải góp lương thực để nuôi cậu.
Khi nhà vua cho mang các thứ tới, Gióng vươn vai vụt trở thành một tráng sĩ dũng mãnh. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên lưng ngựa sắt. Ngựa sắt hí vang, phun lửa, lao ra trận. Tráng sĩ dùng roi sắt quất túi bụi vào kẻ thù. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ từng bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặc chết như ngả rạ.
Dẹp xong giặc nước, Gióng cởi áo giáp sắt, nón sắt, bỏ lại dưới chân núi, lưu luyến nhìn lại quê hương một lần cuối rồi cưỡi ngựa từ từ bay lên trời. Nhân dân trong vùng ghi nhớ công ơn to lớn của Gióng, lập đền thờ và suy tôn là Thánh Gióng.
Ý nghĩa câu chuyện:
Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng Vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay.
Thấy tôi về nhà trễ hơn mọi bữa, mẹ tôi hỏi: "Hôm nay sao con về trễ vậy? Thường ngày độ 11 giờ hay hơn một chút là con về. Chắc ở lớp có sinh hoạt gì phải không con?" "Chút nữa, con kể mẹ nghe, mẹ nhé". Trả lời mẹ xong, tôi vào cất cặp rồi ra bể nước rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.
- Chuyện là thế này mẹ ạ! Tan học, con và Phương con nhà dì Tư đi về sau cùng. Chúng bạn đều đi xe về trước cả, chỉ mình con và Phương đi bộ. Trời nắng quá, hai đứa nép vào vệ đường mà đi. Đến ngã tư đầu làng, vừa mới bước sang bên kia đường, cả hai đứa đều nghe một tiếng rên nho nhỏ. Con bảo Phương dừng lại:
- Phương ơi! Hình như có tiếng ai rên?
- Mình cũng nghe như thế.
Chúng con nhìn quanh quất không thấy một bóng người. Bỗng, tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như đã định hướng tiếng rên phát lên từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.
- Ôi! Một bà già.
Phương phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Bà nằm gối đầu lên rễ me. Bộ quần áo màu nâu sẫm lấm lem bụi đường. Chiếc gậy tre trơn bóng nằm cạnh chân. Mái tóc bà đã bạc trắng. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ lên trán bà thấy lạnh toát.
- Làm sao bây giờ hả Phương?
Phương vội để cặp xuống theo, run run nói:
- Cậu có mang theo dầu không?
Lúc này, con mới sực nhớ ra vội với lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa lấy ra một lọ dầu gió Kim mà mẹ vừa mới mua cho con hôm trước. Phương vừa thấm dầu lên trán, mũi, thái dương bà xoa mạnh. Chừng độ mười lăm phút, chúng con thấy người bà ấm lại hơi thở bắt đầu đều dần. Bà mở mắt nhìn chúng con rồi thều thào:
- Cho bà chút nước.
Nghe bà vừa nói xong, Phương quay lại con nói nhanh:
- Cậu ngồi đây với bà, mình chạy đi mua nước nhé!
- Phương chạy lùi lại gần một trăm mét, ngay quán cô Lựu, mua một túi nước chanh có ống hút rồi tất tả trở lại đưa cho con. Cầm túi nước, con từ từ cho bà uống. Được nửa túi, bà bảo cho bà nằm nghỉ một tí. Phương ngồi xuống bên cho bà tựa. Một lúc sau, bà uống tiếp hết túi nước rồi nhìn hai đứa chúng con:
- Bà ờ làng bên kia đi thăm đứa cháu gái ở xóm Đông. Qua đây, thây nắng quá, bà dừng lại nghỉ tạm ở gốc me này. Không ngờ, ngồi được một chút thì thấy xây xẩm cả mặt mày, chẳng có ai mà kêu cả.
- Bây giờ, bà đã thấy đỡ chưa hở bà?
- Bà đỡ rồi nhưng vẫn còn thấy mệt.
Ngồi với bà một lúc, chúng con bàn với nhau. Một đứa ra đường đón xe, đưa bà vào bệnh viện rồi nhắn với người nhà của bà lên. Con chạy ra đường đứng chờ. Từ xa, một chiếc honda vù tới. Con giơ tay ra hiệu cho xe dừng lại. Bác này có lẽ trạc tuổi với bố, dừng lại, nhìn con hỏi:
- Cháu đi về đâu?
- Thưa bác, cháu không đi nhưng có một bà cụ bị mệt. Chúng cháu đi học về, thấy bà ngất xỉu ở đây. Nhờ bác đưa hộ bà vào bệnh viện giúp ạ!
Bác xuống xe cùng con đi đến gốc me. Thấy bà cụ đang nằm tựa vào Phương, bác vội nói:
- Một cháu đứng chờ ở đây. Còn một cháu theo bác đưa bà vào bệnh viên.
Bác bế bà cụ trên tay rồi cùng Phương lên xe. Hai mươi phút sau, bác đưa Phương trở lại. Khi chia tay với chúng con, bác nói:
- Hai cháu thật là ngoan. Bác rất vui vì hành động của hai cháu. Bây giờ hai cháu yên tâm mà về. Bác đến xóm Đông, báo cho cô cháu gái của bà đến bệnh viện ngay.
Khi lên xe, bác còn quay lại mỉm cười với chúng con. Chuyện con về trễ là vì lí do thế đấy, mẹ ạ!
Bây giờ thì Phương - người bạn gái thân thiết của tôi đã theo gia đình về Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Câu chuyện trên là một kỉ niệm đáng nhớ trong tình bạn của chúng tôi.
Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn 2Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.
Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:
- Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!
Quỳnh bĩu môi:
- Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.
Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:
- Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: "Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác". Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.
Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.
1 . Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.
Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:
- Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!
Quỳnh bĩu môi:
- Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.
Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:
- Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: "Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác". Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.
Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.
Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn 3
Trong tâm trí mỗi người đều có những kỉ niệm đẹp, em cũng vậy. Kỉ niệm khó quên của em là một lần đi biển Nha Trang cùng với My - người bạn thân của em đã lâu.
Lần đó thật vui, chúng em chất hết đồ đạc vào va li và đi máy bay đến Nha Trang. Biển thật đẹp! Những rặng dừa rì rào trong gió. Những con sóng đua nhau chạy vào bờ tung bọt trắng xóa. Biển có lúc hiền hòa, lặng sóng, nhưng có lúc lại giận dữ, ngạo mạn đánh dạt tất cả cái gì xung quanh nó ra xa. Đứng trên bờ nhìn ra biển sẽ thấy thấp thoáng những đoàn thuyền đánh cá ra khơi, mang về cho mọi người những mẻ lưới nặng trịch cá. Trên bờ, người đi tắm biển rất nhiều. Em và My cùng nhau xây lâu đài cát và " thu hoạch " được rất nhiều vỏ sò, ốc, san hô,.... Tắm biển đã thỏa thích, hai gia đình của em và My dẫn nhau ra một nhà hàng cao cấp. Ở đó, bọn em được ăn đặc sản của Nha Trang cùng rất nhiều món ngon khác. Buổi tối, cả hai đứa lại ra biển hóng mát và đi dạo. Lúc ngồi nghỉ, bọn em thi nhau tán ngẫu những câu chuyện không có thật trên đời. Tiếng cười đùa của bọn em hòa vào tiếng dế đêm nghe rất hay, buổi đêm trên biển thật yên tĩnh ......
Đến giờ đã ba năm kể từ ngày em đi chơi với My nhưng em sẽ không bao giờ quên được ngày ấy vì nó đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. Ngày ấy, là một kỉ niệm khó quên, một kỉ niệm tình bạn đẹp.
2 . Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.
3 .
Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày.
Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:
- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!
Chim lạ liền nói:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.
Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.
Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.
Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.
K mk nha !
Gợi ý
1. Nội dung:
a) Ví dụ về truyện ca ngợi truyền thống hiếu học : ông tổ nghề thêu (Tiếng Việt 3, tập hai), Văn hay chữ tốt (Tiếng Việt 4, tập một), Bông sen trong giếng ngọc (Truyện đọc lớp 4).
b) Ví dụ về truyện ca ngợi truyền thống đoàn kết : Câu chuyện bó đũa (Tiếng Việt 2, tập một), Đôi bạn (Tiếng Việt 3, tập một), Vì muôn dân (Tiếng Việt 5, tập hai).
2. Tìm câu chuyện ở đâu ?
- Những câu chuyện em đã được nghe.
- Báo, truyện đọc xưa và nay. Chú ý truyện của Nhà xuất bản Kim Đồng, sách Truyện đọc lớp 5 của Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Giới thiệu tên câu chuyện và kể lại nội dung câu chuyện đã nghe (hoặc đã đọc) .
- Mở đầu câu chuyện thế nào ?
- Diễn biến của câu chuyện ra sao ? (Kể rõ trình tự các việc xảy ra, hành động của nhân vật ; chú ý nhấn mạnh những chi tiết liên quan đến đức tính hiếu học hoặc tinh thần đoàn kết.)
4. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
Từ xa xưa, nhân dân ta đã coi trọng tinh thần đoàn kết, đại đoàn kết. Đoàn kết để sống, để tồn tại và vượt qua mọi thử thách to lớn trong cuộc đời. Đoàn kết đã trở thành niềm tin và đạo lí của nhân dân ta từ bao đời nay. Chính vì thế, ông bà, cha mẹ luôn nhắc nhở con cháu ghi nhớ câu tục ngữ:
"Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".
Tôi sẽ kể cho các bạn nghe chuyện có tựa đề là "Câu chuyện bó đũa", ca ngợi về sức manh của tinh thần đoàn kết. Chuyện như sau:
"Ngày xưa ở một gia đình, có hai anh em. Lúc còn nhỏ hai anh em rất thương yêu nhau, có cái gì ngon, anh em thường nhường nhịn cho nhau, nhưng khi lớn lên anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn thường hay va chạm.
Thấy các con không thương yêu nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ồng đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố gắng hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo:
- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh”.
Câu chuyện khuyên chúng ta: anh chị em trong gia đình phải biết yêu thương, giúp đỡ, cưu mang nhau. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.
Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của (bạn của bạn). Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của (bạn của bạn) rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.
Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên (bạn của bạn). (bạn của bạn) nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. (bạn của bạn) sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho (bạn của bạn) mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và (bạn của bạn) cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. (bạn của bạn) thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: (bạn của bạn) ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. (bạn của bạn) nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, (bạn của bạn) trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và (bạn của bạn) đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.
Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.
Năm lớp Hai, có một chuyện mà đến giờ em vẫn nhớ trong câu chuyện đó em đã đấu tranh với sai lầm của chính mình.
Hôm đó, cô gọi các bạn lên bảng chữa bài tập toán, khi cô gọi bạn Thảo Hương lên chữa bài, em nhìn thấy bạn lúng túng nói gì đó với bạn bên cạnh, lúc bạn lên đến bàn em, bạn nói thầm vào tai em: Phương Anh ơi! Cho tớ mượn vở nhé! Em hơi lưỡng lự rồi đưa cho bạn vở của mình. Các bạn chữa bài xong, cô bảo cả lớp thu vở lúc đó em mới lên nói với cô là Thảo Hương quên vở, cô hỏi: Thế sao lúc này bạn lại có vở và lên chữa bài? Em trả lời là em không biết. Vừa lúc đó, tiếng trống trường từ báo hiệu giờ ra chơi, cô cho các bạn ra chơi, thế là cả lớp ùa ra ngoài như những chú chim non rời tổ, em cũng ra theo. Ra chơi vào, cô trả vở và gọi các bạn đọc điểm, cô gọi đến Thảo Hương thì bạn lí nhí trả lời: Thưa cô, em... em quên vở ạ. Thế là cô cho bạn điểm kém, bạn rất buồn.
Về đến nhà, em kể chuyện của bạn cho mẹ, mẹ bảo em: Con nên đến thú thật với cô thì chắc cô sẽ không nói gì đâu. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ được. Hôm sau, em đến nói thật với cô là chính em đã cho bạn mượn vở. Chẳng ngờ cô đã không mắng em mà còn khen em trong tiết học sinh hoạt lớp. Hôm đó em rất vui, khi vừa đến gặp mẹ ở nhà em đã tíu tít kể chuyện và em thấy mẹ nói rất đúng.
Câu chuyện đó luôn khắc sâu trong tâm trí em em rất tự hào vì mình đã làm một việc tốt.
ừ xưa đến nay, ông cha ta đã nghĩ ra rất nhiều câu chuyện về tình đoàn kết để răng dạy con cháu. Câu chuyện “Bó đũa” là một trong những chuyện như vậy. Sau đây, em xin kể lạo câu chuyện.
Ngày xưa, ở một làng nọ có mọt người nhà rất giàu. Ông ta sinh được những năm người con. Vì quá giàu có nên những người con của ông ta có một đời sống sung sướng thừa thải về vật chất. Nhưng chuyện đời thường vốn vô cùng. Có một thì đòi hai, có voi thì đòi tiên. Sung sướng quá nên các con ông sinh ra tham lam, ích kỉ, tranh giành lẫn nhau. Đến khi khôn lớn, cả năm người con vì nhờ tiền của cha mẹ nên đều trở nên giàu có. Tuy mỗi ngừi một cơ ngơi, nhưng vẫn giữ thói ganh ghét, tị nạnh, cãi cọ nhau về những của cải mà họ có. Nhìn cảnh các con không hòa thuận, người cha buồn lắm. Ông cố gắng khuyên bảo nhưng dù ông có cố gắng thế nào, các con ông cũng không bỏ được lòng đố kỵ đã ăn sâu vào máu thịt. Ông rất đau lòng nên ngã bệnh. Sau một thời gian ốm liệt giường, ông biết rằng mình không còn sống được bao lâu nữa. Ông cho họi các con đến bên giường và bảo gia nhân đêm đến cho ông hai bó đũa. Các con ông còn đang nhìn nhau ngơ ngác không hiểu người cha có ý định gì thì ông lấy một bó đũa, dưa cho mõi người một chiếc và bảo:
- Các con mỗi đứa lần lượt bẻ chiếc đũa này cho cha.
Ông vừa dứt lời, trong chớp mắt, năm người con bẻ năm chiếc đũa thật dễ dàng. Nhìn những chiếc đũa gãy đôi, ông im lặng và các con cũng yên lặng chờ đợi. Một lát sau, ông đưa nguyên bó đũa cho người con cả và dịu dàng nói:
- Các con đã rất dễ dàng thành công trong việc bẻ một chiếc đũa. Bây giờ, các con lại thay phiên nhau bẻ nguyên cả bó đãu này cho cha xem.
Người con trưởng cầm bó đũa ra sức bẻ. Anh vận dụng sức mạnh đến nỗi mặt mũi đỏ gay nhưng không thể nào làm cho bó đũa gãy được. Chờ đến lúc anh chịu thua, người cha bảo người con thứ hai tiếp tục. Cũng như người con lớn, người con thứ hai không bẻ được và chịu thua. Ông kiên nhẫn đến khi người con thứ năm bỏ cuộc mới ôn tồn nói:
- Đó, các con xem, thế nào là sức mạnh của sự đoàn kết. Nếu các con cứ tiếp tục tị nạnh nhau, chia rẻ nhau thì các con cũng lẽ loi, yếu đuối không khác gì một chiếc đũa và các con sẽ bị kẻ thù bẻ gãy dễ dàng. Nhưng nếu các con biết thương yêu đoàn kết lại với nhau như bó đũa thì không một sức mạnh nào bẽ gãy được các con.
Năm người con hiểu ý cha và bài học ông vừa dạy. Cảm động và hối hận vì ăn ở với nhau không phải rồi còn làm cha buồn, các con ông ôm lấy ông vừa khóc, vừa hứa từ nay về sau sẽ bỏ thói ích kỷ để yêu thương đoàn kết với nhau.
Sau đó, người cha mất đi. Năm người con vâng lời cha dạy. Họ rất đoàn kết và thương mến lẫn nhau. Đời sống gia đình họ rất hòa thuận và không một ai có thể cạnh tranh được với sự giàu mạnh trong việc làm ăn buôn bán của gia đình họ.
Câu chuyện tôi kể đến đây là hết.
Từ xưa đến nay, ông cha ta đã nghĩ ra rất nhiều câu chuyện về tình đoàn kết để răng dạy con cháu. Câu chuyện “Bó đũa” là một trong những chuyện như vậy. Sau đây, em xin kể lạo câu chuyện.
Ngày xưa, ở một làng nọ có mọt người nhà rất giàu. Ông ta sinh được những năm người con. Vì quá giàu có nên những người con của ông ta có một đời sống sung sướng thừa thải về vật chất. Nhưng chuyện đời thường vốn vô cùng. Có một thì đòi hai, có voi thì đòi tiên. Sung sướng quá nên các con ông sinh ra tham lam, ích kỉ, tranh giành lẫn nhau. Đến khi khôn lớn, cả năm người con vì nhờ tiền của cha mẹ nên đều trở nên giàu có. Tuy mỗi ngừi một cơ ngơi, nhưng vẫn giữ thói ganh ghét, tị nạnh, cãi cọ nhau về những của cải mà họ có. Nhìn cảnh các con không hòa thuận, người cha buồn lắm. Ông cố gắng khuyên bảo nhưng dù ông có cố gắng thế nào, các con ông cũng không bỏ được lòng đố kỵ đã ăn sâu vào máu thịt. Ông rất đau lòng nên ngã bệnh. Sau một thời gian ốm liệt giường, ông biết rằng mình không còn sống được bao lâu nữa. Ông cho họi các con đến bên giường và bảo gia nhân đêm đến cho ông hai bó đũa. Các con ông còn đang nhìn nhau ngơ ngác không hiểu người cha có ý định gì thì ông lấy một bó đũa, dưa cho mõi người một chiếc và bảo:
- Các con mỗi đứa lần lượt bẻ chiếc đũa này cho cha.
Ông vừa dứt lời, trong chớp mắt, năm người con bẻ năm chiếc đũa thật dễ dàng. Nhìn những chiếc đũa gãy đôi, ông im lặng và các con cũng yên lặng chờ đợi. Một lát sau, ông đưa nguyên bó đũa cho người con cả và dịu dàng nói:
- Các con đã rất dễ dàng thành công trong việc bẻ một chiếc đũa. Bây giờ, các con lại thay phiên nhau bẻ nguyên cả bó đãu này cho cha xem.
Người con trưởng cầm bó đũa ra sức bẻ. Anh vận dụng sức mạnh đến nỗi mặt mũi đỏ gay nhưng không thể nào làm cho bó đũa gãy được. Chờ đến lúc anh chịu thua, người cha bảo người con thứ hai tiếp tục. Cũng như người con lớn, người con thứ hai không bẻ được và chịu thua. Ông kiên nhẫn đến khi người con thứ năm bỏ cuộc mới ôn tồn nói:
- Đó, các con xem, thế nào là sức mạnh của sự đoàn kết. Nếu các con cứ tiếp tục tị nạnh nhau, chia rẻ nhau thì các con cũng lẽ loi, yếu đuối không khác gì một chiếc đũa và các con sẽ bị kẻ thù bẻ gãy dễ dàng. Nhưng nếu các con biết thương yêu đoàn kết lại với nhau như bó đũa thì không một sức mạnh nào bẽ gãy được các con.
Năm người con hiểu ý cha và bài học ông vừa dạy. Cảm động và hối hận vì ăn ở với nhau không phải rồi còn làm cha buồn, các con ông ôm lấy ông vừa khóc, vừa hứa từ nay về sau sẽ bỏ thói ích kỷ để yêu thương đoàn kết với nhau.
Sau đó, người cha mất đi. Năm người con vâng lời cha dạy. Họ rất đoàn kết và thương mến lẫn nhau. Đời sống gia đình họ rất hòa thuận và không một ai có thể cạnh tranh được với sự giàu mạnh trong việc làm ăn buôn bán của gia đình họ.
Câu chuyện tôi kể đến đây là hết.