K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2017

Thời gian gần đây, cổng trường tôi xuất hiện một người ăn xin. Vẻ mặt thiểu não, bộ dạng nhếch nhác, ngồi lê dưới đất, ông ngửa chiếc mũ đen đúa để chờ xin sự bố thí của tụi học sinh chúng tôi. Thấy các bạn cho tiền, tôi và Giang bảo nhau: "Mai chúng mình không ăn sáng nữa, để tiền cho ông ấy nhé. Trông ông ấy khổ thật".

Sáng hôm sau, hai chúng tôi đưa biếu ông 10 nghìn đồng. Đưa xong, tôi khẽ hỏi: "Ông ơi, ông không có nhà cửa, con cái sao ông?". Ông trả lời chúng tôi trong tiếng nghẹn ngào khiến chúng tôi cũng thấy cay cay nơi sống mũi, ông nói: "Ông có nhà, có con nhưng vì con ông bị ảnh hưởng chất độc da cam nên không đi lại được, mẹ nó đã chết vì tai nạn giao thông nên ông mới phải đi ngửa tay xin thế này, cơ cực lắm các cháu ạ". Câu chuyện đang dang dở thì trống vào lớp, hai đứa chúng tôi miễn cưỡng đứng lên. Vào lớp rồi mà tôi vẫn quanh quẩn nghĩ ngợi về câu chuyện vừa nghe. Tôi hình dung ra đủ mọi khó khăn nghèo túng của một gia cảnh đáng thương. 

Khi về nhà, tôi đem câu chuyện này kể cho bố mẹ tôi nghe. Nghe xong, bố tôi bảo: "Chắc gì đã là sự thật, bây giờ nhiều người ăn xin giả vờ lắm, không tinh ý dễ bị lừa đấy con ạ". Tôi xịu mặt thất vọng và thầm nghĩ trong bụng: "Đúng là người lớn, vừa cứng rắn vừa hay đa nghi! Tưởng đâu bố mẹ sẽ cho mình chút tiền giúp ông lão đáng thương". Tôi buồn, thở dài và quay vào bàn học.

Sáng hôm sau, khi đứng chờ Giang cùng đi học, tôi đã cầm sẵn phần tiền quà sáng trong tay và tự nhủ mình sẽ nhịn ăn sáng cả tháng để biếu ông ăn xin nọ. Nhưng từ xa, tôi thấy Giang đi rất vội như đang muốn nói chuyện gì với tôi. Gặp nhau, Giang nói vội vàng trong tiếng thở hổn hển: "Cậu biết không? Ông ăn mày ở cổng trường mình chính là người ở trong ngõ chợ đấy. Bác tớ bảo nhà ông ấy ở ngay cạnh nhà bác tớ. Ông ấy có con cái tử tế, nhà cửa đàng hoàng, nhưng ông ấy nghiện lô đề lắm, con cái biếu gì cũng đem bán lấy tiền chơi lô đề. Nói mãi không được, bây giờ họ chỉ lo cho ăn uống mà không biếu tiền nữa. Ông ấy chiều nào cũng ghi trăm hơn trăm ngót tiền đề đấy. Chính vì thế, nên phải đi ăn xin để kiếm tiền, toàn phải đi xa, không dám loanh quanh khu ngõ chợ, sợ người quen biết mặt…". Nghe thế, tôi thấy nổi da gà và thầm tự trách mình đã vội vàng nghĩ sai về bố mẹ.

Thật đáng sợ, chỉ vì ham mê cờ bạc mà ông ấy dám bịa ra một "kịch bản" để lợi dụng lòng tốt của bọn trẻ con chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng nhịn quà sáng, ngồi học chay tới 5 tiếng đồng hồ để dành tiền cho ông. Thật là uổng phí! Mong sao đừng ai "bày đặt" số phận mình để lợi dụng lòng thương yêu của người khác như ông lão ăn xin ở cổng trường học của chúng tôi nữa.

- Nguồn: Lã Phương Lan (Lớp 10A, Trường Chu Văn An)

14 tháng 10 2017

truyện thầy bói xem voi bạn gì ơi......

13 tháng 9 2023

Phê phán những người không có lập trường, chính kiến cá nhân

13 tháng 9 2023

- Truyện phê phán những người không có chính kiến của mình, tin người và không tập trung trong cuộc sống.

25 tháng 11 2021

Đây là những lưu ý nếu bạn muốn viết một đoạn văn tự sự có xem yếu tố miêu tả và biểu cảm .

- Dàn ý đó cũng tương tự như dàn ý của bài văn tự sự bình thường khác.

- Tuy nhiên, trong thân bài (phần chính của chuyện), cần bố trí các đoạn để có thể miêu tả và biểu cảm đối với nhân vật, hoàn cảnh nhân vật. Trong phần kết cũng thường có những đoạn biểu cảm.

- Chú ý: Không nên miêu tả và biểu cảm lan man, chỉ nên tập trang khắc hoạ hình tượng nhân vật, như miêu tả ngoại hình, miêu tả nội tâm, miêu tả và biểu cảm về hoàn cảnh nhân vật ...
Bạn dựa vào dàn ý để làm bài văn nhé 
1.Mở bài:

-Nhìn vào bộ mặt của các đô thị,người ta có thể đánh giá trình độ và mức độ phát triển của 1 quốc gia.Ở các nc tiên tiến,vấn đề giữ gìn vệ sinh nơi công cộng,bảo vệ môi trường sạch đẹp đc quan tâm thường xuyên.
-Ở nước ta,chuyện vứt rác,xả nc' bẩn làm ô úê nơi công cộng, khá phổ biến.Có thể gọi hiện tượng này là nếp sống thiếu văn hóa,văn minh.
2.Thân bài:
*Nguyên nhân:
-Do lối sống ích kỉ,chỉ nghĩ đến mình mà k nghĩ đến ng khác (dc:muốn cho nhà mình sạch đem rác vứt ra đừong họặc sông,hồ,công viên…)
- Do thói quen xấu đã có từ lâu(dc: tiện tay vứt rác ở mọi nơi kể cả các khu di tích hay thắng cảnh nổi tiếng)
- Do k ý thức đc hành vi của mình góp phần phá họai môi trường,vô ý thức và thiếu văn hóa.
-Do việc giáo dục ý thức ng dân chưa đc làm thường xuyên và việc xử phạt chưa nghiêm túc.
*hậu quả:
- Mất vẻ mỹ quan đô thị (dc)
-Ô nhiễm môi trường nc,k khí,đất.(dc)
-Góp phần làm phát triển dịch bệnh(dc)
-Tốn kém nhiều trong việc thuê ng dọn dẹp khác khu di tích,đừong phố,công viên….(dc)

*Biện pháp:
-Đẩy mạnh tuyên truyền,giáo dục cho ng dân ý thức bảo vệ môi trừơng.
-Xử phạt nghiêm và nặng với những hành vi cố tình làm ảnh hưởng xấu tới môi trường
-Không chỉ có lực lượng thu dọn rác ở đường phố mà cần chú ý đến sông ngòi,kênh rạch…
-Quan trọng hơn cả là mỗi ng cần có ý thức,sửa đổi đựơc thói quen xấu của mình.

3.Kết bài:
-Những hành vi thiếu văn hóa trên rất đáng phê phán vì nó gây ảnh hưởng k nhỏ tới xã hội.
-Mỗi ng cần nhận thức rõ hành vi của mình,cùng nhau bảo vệ môi trừơng,bảo vệ môi trường cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ bản thân con ng khỏi những nguy cơ diệt vong.

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại truyện cười và sử dụng ngôi kể thứ ba.

Câu 2: Nghĩa hàm ẩn trong câu "Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà" là thông báo với anh bạn hay khoác lác kia rằng mình đã biết được sự thật rằng không có quả bí khổng lồ nào như vậy.

Câu 3: Câu chuyện trên đang phê phán, châm biếm nhân vật hay nói khoác, phóng đại về những điều không có thật.

Câu 4: Câu trả lời "cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói đấy mà" nhằm mục đích chế nhạo và vạch mặt lời nói khoác trắng trợn của anh bạn kia về quả bí khổng lồ.

Câu 5: 

Anh nói khoác có hiểu ẩn ý trong câu nói của người bạn mình được thể hiện qua chi tiết nói lảng sang chuyện khác. 

Câu 6: Bài học em rút ra là:

- Phê phán những kẻ nói khoác, phóng đại sự thật làm người khác hiểu sai lệch về sự vật hiện tượng.

- Khuyên chúng ta cần phải trung thực trong lời nói, khi lan truyền thồng tin cần phải có căn cứ xác thực.

1 tháng 1

HAI KIỂU ÁO

Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi :

- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ ?

Quan lớn ngạc nhiên :

- Nhà ngươi biết để làm gì ?

Người thợ may đáp :

- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.

Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo :

- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.

25 tháng 10 2021

D mà