Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mới sớm bình minh, khi ông mặt trời vừa thức dậy, trải ánh sáng vàng lấp lánh xuống vạn vật và quanh các ngõ hẻm vắng người.
Có lẽ nói là vắng nhưng thời điểm sáng sớm thế này đôi khi còn đông hơn buổi trưa chiều. Vào buổi sáng đều có những nhóm nhỏ dậy đi tập dạo bộ.
Vì dịch covid-19 là một loại dịch rất nguy hiểm. Dịch lây lan từ người này sang người khác . Có rất nhiều người phải tử vong vì loại dịch này. Vì loại dịch này nên thứ gì cũng tăng giá. Đắt như vậy mọi người vẫn đổ xô đi mua về để tích trữ phòng bệnh. Các bà, các chị, các cô đua nhau mang hàng ra chợ bán hàng. Tiếng gió vi vu mơn man theo tiếng sáo diều cao vút. Tre trúc man mác khúc nhạc đồng quê. Ai ra đường cũng đeo khẩu trang . Khẩu trang thì cháy hàng. Có người đong cả một yến gạo về tích trữ . Xe buýt cũng bị cấm chạy . Các quán ăn thì bị đóng cửa. Các xưởng may, công nghiệp cũng các nhân viên cũng phải nghỉ vài hôm.
Xóm em thì cũng không ngoại lệ. Vắng tanh không một bóng người. Ở nhà thì bà cũng sớm tối đi chợ tranh thủ bán hàng. Mẹ thì đi làm, đôi lúc đi về sớm thì mua ít đồ dự trữ. Ba thì cũng đi làm kiếm phụ giúp gia đình. Vì dịch bệnh ngyaf càng khó khăn nên gia đình tôi thường xuyên được đoàn tụ ăn cùng mâm cơm. Vì còn nhỏ nên khi ba, mẹ và bà đi làm tôi cùng em trai ở nhà lau dọn nhà cửa sạc sẽ thoáng mát. Dịch ngayyf càng yếu đi gia đình tôi cũng vui vẻ.
Cả xóm em cùng đoàn kết để thắng đại dịch. Ngày cùng dọn dẹp khu phố và luôn nhắc câu tâm đắc:" Chống dịch như chống giặc." Ở xóm chỉ có thế thôi nhưng cũng vui lắm.
CHÚC BẠN HỌC TỐT~~~~
Hè vừa qua, em được mẹ cho về thăm quê ngoại ở Thạch Thất, Sơn Tây. Lần đầu tiên em được chứng kiến cảnh mặt trời mọc thật huy hoàng, rực rỡ.
Trời mới tang tảng sáng, bà đã đánh thức em dậy. Tiếng gà gáy rộn rã trong thôn báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Em theo bà và mẹ bước ra sân. Đêm chưa tan hẳn. Làng xóm còn chìm trong màn sương mỏng mờ mờ như khói. Gió sớm mát rượi làm cho em tỉnh hẳn người. Không khí trong lành ở thôn quê thật khác xa với chốn thị thành ồn ào, bụi bặm.
Nhà bà ngoại em ở lưng chừng ngọn đồi Câu Lậu, trên đỉnh đồi là ngôi chùa Tây Phương nổi tiếng. Từ sân nhà nhìn về hướng Đông, em thấy bầu trời đang chuyển dần từ màu trắng sữa sang màu hồng nhạt. Mặt trời vẫn giấu mình sau đám mây dày nhưng những tia sáng hình rẻ quạt báo hiệu mặt trời đã thức giấc. Chỉ một lát sau, mặt trời như một quả bóng khổng lồ màu đỏ đang từ từ nhô lên, nhuộm chân trời một màu hồng rực. Gió sớm lồng lộng thổi, quét sạch tàn dư của bóng đêm. Bầu trời như được đẩy lên, thoáng đãng và cao vời vợi.
Mặt trời lên rất nhanh. Thoáng chốc, ánh sáng đã chan hòa mặt đất. Vạn vật như bừng tỉnh, hân hoan chào đón nắng mai. Sương đêm đọng trên lá cây ngọn cỏ, lấp lánh dưới ánh mặt trời.Khung cảnh quê em đã hiện rõ ra trước mắt. Cánh đồng lúa như một tấm thảm vàng trải rộng. Xa xa, ngọn Sài Sơn sừng sững in hình trên nền trời biếc. Dòng sông Đáy như một dải lụa mềm vấn vít uốn quanh. Mặt sông lung linh ánh nắng sớm mai tinh khiết. Những con thuyền nhỏ bồng bềnh xuôi dòng. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp lạ lùng, kì ảo như trong cổ tích.
Trên đường làng đã rậm rịch bước chân. Tiếng cười, tiếng nói của các bà, các chị ra đồng thăm lúa hòa trong bao âm thanh khác của làng quê thân thuộc. Cảnh mặt trời mọc trên quê hương em đẹp như một bức tranh thiên nhiên được vẽ bằng ngọn bút của một họa sĩ tài hoa, để lại trong em một ấn tượng sâu đậm, không thể phai nhòa.Những từ ngữ miêu tả Dượng Hương Thư: Dượng Hương Thư "như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào"
P/s: mình không chắc lắm :(
Chúc bạn học tốt! :)
#Rin.
Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi.Dáng người chú bé nhỏ nhắn nhưng Lượm rất nhanh nhẹn .Cái chân thoăn thoắt trên đường đạn lửa để chuyển thư liên lạc.Bộ trang phục là bộ quần áo của những người đi liên lạc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái xắc xinh xinh luôn đeo bên mình. Cái đầu nghênh nghênh đội chiếc mũ trắng tinh khôi. Chú bé luôn yêu đời, luôn huýt sáo, luôn đáng yêu và tinh nghịch. Lời nói giản dị, chân thật. Chú bé đã hi sinh trên đường đi liên lạc. Nhưng hình ảnh Lượm sẽ vẫn còn mãi trong lòng mọi người, còn mãi với quê hương, đất nước.
Ace cũng là anh trai của Luffy, Ace đã bị hải quân bắt và đưa đến đài hành hình. Với tấm lòng của một người em trai dành cho anh của mình, Luffy đã vượt qua rất nhiều thử thách để đến Marineford cứu anh trai của mình. Nhưng khi tia hi vọng gần được mở ra thì mọi thứ lại bị dập tắt. Vì muốn bảo vệ cho đứa em trai của mình Ace đã lấy thân mình che chắn cho Luffy trước đòn đánh của Akainu. Luffy đã rất sốc sau sự kiện này, thậm chí cậu còn rơi vào trạng thái điên loạn, nếu không có Jinbei khuyên bảo thì mình cũng không biết Luffy còn có thể sống nổi sau sự kiện này không nữa.
Với mỗi đứa trẻ nông thôn như em, hình ảnh cánh đồng lúa chín chắc chắn không còn xa lạ nữa. Cánh đồng lúa gắn bó với tuổi thơ em, với từng ngày em lớn lên, với những ngày tháng em tới trường.Ngôi làng nhỏ của em có truyền thống trồng lúa. Những cánh đồng lúa mênh mông, rộng thẳng cánh cò bay một tay bà con nơi đây chăm bón. Còn gì đẹp hơn khi kỷ niệm tuổi thơ được gắn liền với ruộng lúa quê hương, với những tháng ngày cùng chúng bạn rong ruổi trên cánh đồng lúa tốt tươi. Đến mùa, cánh đồng lúa phủ một màu vàng óng mượt, thật đẹp mắt, êm dịu đến lạ thường.Cánh đồng mẫu lớn được chia thành rất nhiều những ô vuông trông giống như một tấm thảm khổng lồ. Những cây lúa được chăm bón kỹ lưỡng cho tới ngày được thu hoạch. Bông lúa chín nặng trĩu trên tay vàng óng như những bông vàng, hạt ngọc của người dân. Cả đồng lúa chín tràn ngập sắc vàng, chỗ vàng sẫm, chỗ lại vàng tươi xen lẫn với màu xanh của lá.Nếu có cơn gió bất chợt ghé qua hỏi thăm, những bông lúa rì rào uốn lượn như từng đợt sóng đang thi nhau tấp vào bờ. Trên ruộng, các bác nông dân cẩn thận làm những con ma nơ canh mặc áo, đội nón lá để dọa lũ chim không cho chúng xuống ăn thóc. Nhìn từ xa, chúng như những vệ sĩ to khỏe, đứng sừng sững bảo vệ đồng lúa khỏi lũ chim ham ăn vậy.Cánh đồng lúa chín thật đẹp. Nó mang một nét đẹp bình dị, mộc mạc nhưng thật ý nghĩa. Em rất yêu cánh đồng lúa quê em. Cánh đồng không chỉ giúp người nông dân chăm chỉ làm kinh tế mà nó còn là nơi ấp ủ những kỷ niệm tuổi thơ của em và những đứa trẻ thôn quê.
Hôm nay, mấy anh chị bạn của anh tôi rủ nhau đi ra ngoại thành chơi. Họ hẹn nhau đi thật sớm để có thể ngắm cánh đồng mùa chín rộ trước lúc mặt trời lên. Tôi được anh đưa đi theo. Ra khỏi nội thành, khi xe còn chạy giữa những dãy nhà che khuất tầm nhìn, trong làn gió se se lạnh của buổi sớm, không khí đã thoang thoảng một mùi thơm lạ lùng không giống cái không khí quen thuộc đầy mùi dầu, mùi khói nồng khét của đường phố. Một người bạn của anh tôi vốn ở miệt vườn miền Tây lên theo gia đình đã mấy năm nay, thốt lên: - Trời ơi! Thơm quá! Đúng là mùi lúa chín. Trước mắt chúng tôi, cánh đồng ngoại thành trải ra mênh mông, im lìm như còn tận hưởng giấc ngủ thanh bình của buổi sớm. Chúng tôi dừng xe, lặng lẽ ra ngoài, ngồi xuống vệ đường. Trong ánh sáng còn mờ mờ, trăng trắng, tôi chưa nhìn rõ được cánh đồng. Chỉ thấy một mặt phẳng với những gợn sóng nhỏ. Những làn gió nhẹ thoảng đưa, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Thỉnh thoảng, một con chim nhỏ bay vụt lên từ một thửa ruộng rất gần. Có lẽ, đó là con chim mải ăn đã ngủ lại qua đêm trong các bụi lúa. Những tia sáng đầu tiên của ánh bình minh phớt nhẹ đây đó trên những thửa ruộng còn chìm trong một màn sương bàng bạc. Tuy vậy, tôi cũng nhận ra những gợn sóng màu vàng đuổi nhau trên cái biển lúa tưởng như vô tận kia do những làn gió nhẹ tạo ra. Cánh đồng như đang chuyển động. Những con chim đêm đang bay vù ra khỏi những đám lúa, chao liệng trên không trung chào đón một ngày nắng đẹp. Mặt trời lên hẳn trên các rặng cây xanh ở ngoại thành, tỏa ánh nắng chói chang xuống biển lúa, biến màu vàng sậm của cánh đồng thành màu vàng tươi. Bước xuống bờ ruộng, cầm trong tay một bông lúa nặng hạt, chín đều. Tôi liên tưởng tới câu ca dao trong một bài học: Công lênh chẳng quản bao lâu Ngày nay nước bạc, ngày mai cơm vàng. Trời mỗi lúc một nắng, gió cũng thổi mạnh hơn. Cả cánh đồng như rung lên bởi những đợt sóng lúa đang thi nhau chạy “tiếp sức”, ở đằng kia, một đoàn người chừng dăm bảy cô chú, tay liềm tay hái dàn thành một hàng ngang đang thu hoạch lúa. Cạnh đấy là một chiếc máy tuốt lúa màu xanh đang ầm ầm nhả khói và phun mạnh từng luồng rơm thành một dòng chảy cầu vồng, chất thành một đống lớn. Có lẽ đây là thửa ruộng đầu tiên được gặt hái. Chừng vài ngày nữa thôi, có thể cánh đồng sẽ bắt đầu vào vụ thu hoạch. Lúc đó, chắc sẽ tấp nập rộn ràng lắm. Từ trên bụi tre cuối làng vọng lại tiếng mấy con chim cu gáy cất lên giọng trầm trâm như gần, như xa. Thoảng trong gió mùi hương của lúa mỗi lúc một đậm hơn. Thứ hương gợi nhớ những bếp lửa và nồi cơm ngon vừa chín tới. Tôi muốn nán lại thêm vài phút nữa nhưng xe đã nổ máy. Bước nhanh vào ghế ngồi, mắt vẫn đăm đăm nhìn cánh đồng qua cửa kính trong. Chiếc xe bon nhanh, trở lại nội thành, thả lại đằng sau những làn khói xanh nhạt, mờ dần, tan biến vào khoảng không. Và giờ này, trong tôi dường như hương vị của đồng nội, của hương lúa chín vẫn không tan biến mà đọng lại như một kỉ niệm đẹp vê một buổi sáng mai hồng được ngắm biển lúa vàng ven thành
“Lạnh quá!” Tôi giật mình khi nghe tiếng mẹ kêu nên vội vàng cời lại cái liễn đựng than, thổi phù phù cho liễn than hoa hồng lên rồi lại thở dài dựa vào tường. Cái liễn đã nóng, chiếc nắp đồng đậy ở trên hừng hực những lửa, ánh lên một màu đỏ quạch và hơi xỉn. Tôi hơ tay qua trên lửa, xoa xoa hai bàn tay vào nhau rồi xách cái liễn đặt đến gần giường mẹ. Gian buồng sáng lên và ấm màu lửa, mẹ cũng không trở mình nữa, chắc đã bớt sốt. Tôi dém lại chăn cho mẹ, lặng lẽ bước đến bên cửa sổ… ngoài kia, mùa đông giá rét đang ngự trị.
Bố tôi bảo chưa có mùa đông nào lạnh ghê gớm như năm nay. Quả thật, mấy ngày nay không gian chỉ toàn màu xám xịt. Gió cuộn thành từng luồng bàng bạc, cuốn theo bao nhiêu là đất, bụi và iá vụn đã queo quắt màu nâu xỉn. Con đường làng phía xa lấp ló trong sương mù. Thỉnh thoảng lại nghe có tiếng cành cây gãy răng rắc.
Một cơn gió lùa qua khe cửa mang thêm cái lạnh giá khiến tôi rùng mình dù đã mặc áo ấm và đang đứng trong nhà. Thường những đêm mùa đông, tôi nghe thấy nhiều tiếng động. Đó là tiếng giàn mướp xác xơ, cành quắt lại vỗ vào cọc, là tiếng chân người khách bộ hành đi ngoài đường giẫm lên lá khô giòn tan, là tiếng tranh trên mái nhà bị gió khua chạm vào nhau ràn rạt, là tiếng đứa trẻ hàng xóm khóc vì lạnh. Tôi gọi đó âm thanh mùa đông.
Đã hơn sáu giờ sáng, tôi lấy chiếc khăn len dài quấn quanh cổ và đi ra ngoài. Trời sáng hẳn nhưng vẫn chưa nhìn thấy ánh mặt trời. Hơi nước vẫn còn đọng trên các lá cây ướt lạnh. Vậy mà bố tôi đã đi ra đồng từ lúc nào. Tôi lấy thóc cho lũ gà ăn và bỏ thêm ít rơm khô vào ổ cho con gà mái ấp. Rồi tôi đi quét dọn sân và ngõ. Sau mấy phút lao động, tôi cảm thấy nóng người lên. Đứng ở ngõ mà nhìn ra xa, mới thấy được toàn cảnh quê tôi. Những mái nhà tranh nấp dưới lũy tre xanh. Đôi nóc nhà có dòng khói lặng lẽ bay lên. như cố xua đi những cơn gió lạnh. Phía xa là cánh đồng loáng thoáng đám xanh đám nâu. Đám xanh là chỗ ươm mạ còn đám nâu là mảnh ruộng đang chờ được cấy. Con đường từ làng ra đồng có rặng phi lao xanh mướt giờ cùng ngả lướt theo chiều giổ. Ngoài đồng giờ chắc lạnh và nhiều gió lắm. Tự nhiên tôi thấy chán mùa đông vì cái lạnh của nó làm đôi chân bố tôi tím bầm mỗi khi bố ở đồng về. Và nó cũng là nguyên nhân làm mẹ tôi ốm. Ngày hôm kia mẹ đã bị cảm lạnh khi đi cấy.
Nhưng dù sao mùa đông cũng là một mùa đem lại cho con người nhiều cảm xúc. Dù không thích mùa đông nhưng tôi vẫn muốn có mùa đông và có đủ cả bốn mùa trong năm. Phải có mùa đông tôi mới có thể có được cảm giác vui sướng mỗi khi thấy vầng thái dương ấm áp xuất hiện xua tan đi những giá lạnh.
“Lạnh quá!” Tôi giật mình khi nghe tiếng mẹ kêu nên vội vàng cời lại cái liễn đựng than, thổi phù phù cho liễn than hoa hồng lên rồi lại thở dài dựa vào tường. Cái liễn đã nóng, chiếc nắp đồng đậy ở trên hừng hực những lửa, ánh lên một màu đỏ quạch và hơi xỉn. Tôi hơ tay qua trên lửa, xoa xoa hai bàn tay vào nhau rồi xách cái liễn đặt đến gần giường mẹ. Gian buồng sáng lên và ấm màu lửa, mẹ cũng không trở mình nữa, chắc đã bớt sốt. Tôi dém lại chăn cho mẹ, lặng lẽ bước đến bên cửa sổ… ngoài kia, mùa đông giá rét đang ngự trị.
Bố tôi bảo chưa có mùa đông nào lạnh ghê gớm như năm nay. Quả thật, mấy ngày nay không gian chỉ toàn màu xám xịt. Gió cuộn thành từng luồng bàng bạc, cuốn theo bao nhiêu là đất, bụi và iá vụn đã queo quắt màu nâu xỉn. Con đường làng phía xa lấp ló trong sương mù. Thỉnh thoảng lại nghe có tiếng cành cây gãy răng rắc.
Một cơn gió lùa qua khe cửa mang thêm cái lạnh giá khiến tôi rùng mình dù đã mặc áo ấm và đang đứng trong nhà. Thường những đêm mùa đông, tôi nghe thấy nhiều tiếng động. Đó là tiếng giàn mướp xác xơ, cành quắt lại vỗ vào cọc, là tiếng chân người khách bộ hành đi ngoài đường giẫm lên lá khô giòn tan, là tiếng tranh trên mái nhà bị gió khua chạm vào nhau ràn rạt, là tiếng đứa trẻ hàng xóm khóc vì lạnh. Tôi gọi đó âm thanh mùa đông.
Đã hơn sáu giờ sáng, tôi lấy chiếc khăn len dài quấn quanh cổ và đi ra ngoài. Trời sáng hẳn nhưng vẫn chưa nhìn thấy ánh mặt trời. Hơi nước vẫn còn đọng trên các lá cây ướt lạnh. Vậy mà bố tôi đã đi ra đồng từ lúc nào. Tôi lấy thóc cho lũ gà ăn và bỏ thêm ít rơm khô vào ổ cho con gà mái ấp. Rồi tôi đi quét dọn sân và ngõ. Sau mấy phút lao động, tôi cảm thấy nóng người lên. Đứng ở ngõ mà nhìn ra xa, mới thấy được toàn cảnh quê tôi. Những mái nhà tranh nấp dưới lũy tre xanh. Đôi nóc nhà có dòng khói lặng lẽ bay lên. như cố xua đi những cơn gió lạnh. Phía xa là cánh đồng loáng thoáng đám xanh đám nâu. Đám xanh là chỗ ươm mạ còn đám nâu là mảnh ruộng đang chờ được cấy. Con đường từ làng ra đồng có rặng phi lao xanh mướt giờ cùng ngả lướt theo chiều giổ. Ngoài đồng giờ chắc lạnh và nhiều gió lắm. Tự nhiên tôi thấy chán mùa đông vì cái lạnh của nó làm đôi chân bố tôi tím bầm mỗi khi bố ở đồng về. Và nó cũng là nguyên nhân làm mẹ tôi ốm. Ngày hôm kia mẹ đã bị cảm lạnh khi đi cấy.
Nhưng dù sao mùa đông cũng là một mùa đem lại cho con người nhiều cảm xúc. Dù không thích mùa đông nhưng tôi vẫn muốn có mùa đông và có đủ cả bốn mùa trong năm. Phải có mùa đông tôi mới có thể có được cảm giác vui sướng mỗi khi thấy vầng thái dương ấm áp xuất hiện xua tan đi những giá lạnh.
sửa lại cũng sai từ mùa đông,đúng là bái phục
cai nay phai tu lam chu
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hông gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống như người mẹ hiền nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa ngọt lành, thanh khiết. Yêu quê hương, là yêu cảnh đẹp quê hương xinh xắn nên thơ. Và có lẽ, đẹp nhất trong trái tim tôi là cánh đồng lúa quê hương.
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng “quê hương”. Còn gì riêng cho dáng quê, cảnh quê và tình quê hơn là cánh đồng lúa bát ngát xanh, êm đềm rủ bóng xuống biết bao trang văn, trang thơ của thi nhân muôn thuở:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”
Đó là trong trang văn, quê hương đẹp dịu dàng mà đằm thắm cùng cánh cò trắng hiền hòa. Nhưng kì thực, ngoài kia, trên thực tế vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương còn quyến rũ hơn. Cánh đông lúa bát ngát như biển rộng rinh không bờ bến, mỗi đợt lúa gối đầu nhau, tạo nên những đợt sóng lúa nhấp nhô, nhịp nhàng, yên ả. Những bông lúa như những nàng thiếu nữ xuân sắc, xuân thì, mang một sức sống tươi trẻ, dòng dòng nhựa sống. Đặc biệt khi còn ở thì con gái, những bông lúa xanh rì, tấp nập như đoàn đoàn lớp lớp các thiếu nữ thanh tân trẻ trung trong tà áo dài truyền thống. Đó cũng là khi, cánh đồng lúa quê hương tỏa ra một mùi hương thơm của lúa đòng đòng, một thứ vị rất thanh khiết, tươi mới, nông nhẹ mà lan thấm hồn người. Tưởng như mùi hương ấy là mùi của đất quê, hồn quê, tình quê đã hun đúc từ bao đời nay mà ấp ủ trong từng hạt gạo tròn trịa trắng ngần như tấm lòng thảo thơm, mộc mạc của người dân Việt Nam. Đến khi lúa chín, sắc xanh mơn mởn, biếc rờn ấy khoác lên mình bằng tấm áo vàng óng, rực rỡ nặng trĩu trong đó là tinh chất trời ban quyện hòa cùng tấm lòng cần lao, công sức, mồ hôi nước mắt của các bác nông dân. Vậy là, mỗi mùa, mỗi cảnh, cánh đồng lúa quê hương đều mang những vẻ đẹp rất thơ, rất hồn, rất mộc mạc mà xoa xuyến hồn người.
Nhưng có lẽ, hoạt động sống của người dân quê mới thật sự nhộn nhịp, tươi vui khi cánh đồng lúa bước vào thời kì thu hoạch. Trên đồng lúa, nhấp nhô nón trắng của các bà, các mẹ, các chị đang lom khom gặt lúa. Tiếng cười nói rôm rả, huyên náo khắp không gian, đánh thức vẻ im lìm, bình lặng của cánh đông mỗi khi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy phụt, tiếng chuyển thóc lên xe hòa vào làm nên một âm thanh của sự sống rộn ràng, náo nức đang tràn ngập nơi nơi. Xa xa là những đứa trẻ tinh nghịch đang mót lúa, bắt châu chấu, cào cào về cho chim non. Trông các cậu mới trong sáng, hồn nhiên biết mấy.
Cánh đồng lúa quê hương cũng gắn liền với tuổi thơ ngọt ngào, hồn nhiên của tôi khi còn ở bên bà. Chiều chiều mát, tôi hay ra bờ cỏ triền đê gần ruộng lúa nhà mình. Thỉnh thoảng cất lên những câu hát vu vơ, hồn nhiên của tuổi học trò. Nghe đâu đây tiếng lúa thì thầm như đang nói chuyện cùng mình, cảm giác như những người bạn thật tuyệt.
Quê hương trong tâm trí tôi luôn đẹp, một nét đẹp gợi hồn, một vẻ đẹp thấm trong từng ánh mắt, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ. Và nhất là hình ảnh cánh đồng đã trở thành một mảnh hông tôi thời ấu thơ, là cảnh đẹp quê hương tôi luôn âu yếm nhớ về.
#