K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4 2018

 Từng có câu: "ngọc không mài không sáng, người không học không hiểu lí lẽ", việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người. Một con người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững trên con đường đời. Bởi thế mà, từ xưa ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu phải cố gắng học hành, phấn đấu rèn luyện thật tốt. Ấy vậy mà, trong thời đại phát triển như hiện nay, một thực trạng đáng buồn là có nhiều học sinh lơ là, chán nản việc học. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến cá nhân học sinh mà còn tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững và ổn định của đất nước, của xã hội. 

* Nguyên nhân: 

- Cá nhân học sinh: lười nhác, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, lơ đãng, chỉ lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ chính của mình, bị bạn bè lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, chưa có lí tưởng và tư tưởng vững chắc, không có ước mơ để làm mục tiêu phấn đấu... 

- Gia đình: cha mẹ quá nuông chìu con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết với quá trình học tập của học sinh, tạo áp lực quá nhiều cho con trong việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con mình... 

- Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự thu hút học sinh vào học tập, chưa đánh trúng tâm lí học sinh, còn nhiều cách dạy bảo thủ. Mặt khác, chương trình học quá nặng với học sinh, áp lực từ nhiều phía, theo tâm lí: không học thêm thì học không giỏi khiến học sinh chỉ biết cắm đầu học mà không biết mình học vì cái gì và tiếp thu được gì. 

- Xã hội: cùng hoà vào nhịp độ phát triển của thời đại, xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực vừa tiêu cực. Trong đó việc tiếp thu thiếu chọn lọc các nền văn hoá của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện, phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng xao động mà lơ đãng đến nhiệm vụ chính của mình. 

* Thực trạng: 

- Có nhiều học sinh bỏ tiết, trốn học đi chơi, chui đầu vào các quán nét để giết thời gian thay vì lên lớp (dc). 

- Thành tích học tập đã xuống dốc nhiều. 

- Có nhiều học sinh bỏ bê học hành và lao vào các tệ nạn xã hội. 

... 

* Hậu quả: 

- Cá nhân học sinh : tương lai mờ mịt, không có định hướng cho phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng của xã hội (một số trường hợp hiếm hoi thì có chiều hướng tích cực hơn), có sự tha hoá và xuống dốc về đạo đức, không nhận ra giá trị của cuộc sống và không biết cách trân trọng, lỡ mất tuổi trẻ... 

- Gia đình: mất đi niềm tin nơi con cái, khi thấy thành tích của con không như mình mong đợi thì có những thái độ gắt gỏng, không vui => gia đình không hoà hợp. 

- Xã hội: về lâu dài sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển của toàn xã hội, học sinh là thế hệ trẻ của xã hội nhưng đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển bền vững, nguồn nhân lực kém... 

* Biện pháp: 

- Cá nhân học sinh: cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình và có ý thức hơn, xác định cho mình một ước mơ, động lực học tập, biết cách kết hợp hài hoà giữa chơi và học, có lập trường vững chắc... 

- Nhà trường: thay đổi phương pháp dạy và học, nắm bắt tâm lí học sinh, tạo sự hứng thú trong học tập, phát huy tính năng động của học sinh, chương trình học phải phù hợp vs học sinh, không nên quá nặng và tạo quá nhiều áp lực. 

- Gia đình: có cái nhìn thoáng hơn, không nên làm học sinh quá căng thẳng, không quá nuông chiều, quan tâm nhiều hơn đến con mình... 

- Xã hội: tuyên truyền rộng rãi để làm tăng nhận thức của mọi người, có nhiều chương trình khuyến học hơn, có ý thức trong tiếp thu văn hoá nước ngoài... 

* Hiện tượng này có sự tác động từ nhiều phía, nhưng nhìn một cách khách quan thì chủ yếu là từ các yếu tố bên ngoài bởi thế mà học sinh mới có sự chán nản và lười học, có thể nói ngay đến cả những học sinh chăm chỉ nhất cũng chưa chắc đã thực sự muốn kéo dài tình trạng này, chương trình nặng, áp lực quá cao... Điều quan trọng là ý thức của mỗi người, cần có cái nhìn về nhiều phương diện để có thể đánh giá và có cái nhìn đúng nhất. 


Học tập là chuyện của mỗi người nhưng cũng là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cả xã hội. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội, bởi thế mà nếu mùa xuân ấy chưa đến mà đã vội lụi tàn thì xã hội sẽ như nhà mà không có cột vậy.

21 tháng 4 2018

chăm chỉ vậy bạn

21 tháng 4 2018

Từng có câu: "ngọc không mài không sáng, người không học không hiểu lí lẽ", việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người. Một con người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững trên con đường đời. Bởi thế mà, từ xưa ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu phải cố gắng học hành, phấn đấu rèn luyện thật tốt. Ấy vậy mà, trong thời đại phát triển như hiện nay, một thực trạng đáng buồn là có nhiều học sinh lơ là, chán nản việc học. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến cá nhân học sinh mà còn tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững và ổn định của đất nước, của xã hội. 

* Nguyên nhân: 

- Cá nhân học sinh: lười nhác, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, lơ đãng, chỉ lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ chính của mình, bị bạn bè lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, chưa có lí tưởng và tư tưởng vững chắc, không có ước mơ để làm mục tiêu phấn đấu... 

- Gia đình: cha mẹ quá nuông chìu con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết với quá trình học tập của học sinh, tạo áp lực quá nhiều cho con trong việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con mình... 

- Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự thu hút học sinh vào học tập, chưa đánh trúng tâm lí học sinh, còn nhiều cách dạy bảo thủ. Mặt khác, chương trình học quá nặng với học sinh, áp lực từ nhiều phía, theo tâm lí: không học thêm thì học không giỏi khiến học sinh chỉ biết cắm đầu học mà không biết mình học vì cái gì và tiếp thu được gì. 

- Xã hội: cùng hoà vào nhịp độ phát triển của thời đại, xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực vừa tiêu cực. Trong đó việc tiếp thu thiếu chọn lọc các nền văn hoá của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện, phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng xao động mà lơ đãng đến nhiệm vụ chính của mình. 

* Thực trạng: 

- Có nhiều học sinh bỏ tiết, trốn học đi chơi, chui đầu vào các quán nét để giết thời gian thay vì lên lớp (dc). 

- Thành tích học tập đã xuống dốc nhiều. 

- Có nhiều học sinh bỏ bê học hành và lao vào các tệ nạn xã hội. 

... 

* Hậu quả: 

- Cá nhân học sinh : tương lai mờ mịt, không có định hướng cho phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng của xã hội (một số trường hợp hiếm hoi thì có chiều hướng tích cực hơn), có sự tha hoá và xuống dốc về đạo đức, không nhận ra giá trị của cuộc sống và không biết cách trân trọng, lỡ mất tuổi trẻ... 

- Gia đình: mất đi niềm tin nơi con cái, khi thấy thành tích của con không như mình mong đợi thì có những thái độ gắt gỏng, không vui => gia đình không hoà hợp. 

- Xã hội: về lâu dài sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển của toàn xã hội, học sinh là thế hệ trẻ của xã hội nhưng đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển bền vững, nguồn nhân lực kém... 

* Biện pháp: 

- Cá nhân học sinh: cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình và có ý thức hơn, xác định cho mình một ước mơ, động lực học tập, biết cách kết hợp hài hoà giữa chơi và học, có lập trường vững chắc... 

- Nhà trường: thay đổi phương pháp dạy và học, nắm bắt tâm lí học sinh, tạo sự hứng thú trong học tập, phát huy tính năng động của học sinh, chương trình học phải phù hợp vs học sinh, không nên quá nặng và tạo quá nhiều áp lực. 

- Gia đình: có cái nhìn thoáng hơn, không nên làm học sinh quá căng thẳng, không quá nuông chiều, quan tâm nhiều hơn đến con mình... 

- Xã hội: tuyên truyền rộng rãi để làm tăng nhận thức của mọi người, có nhiều chương trình khuyến học hơn, có ý thức trong tiếp thu văn hoá nước ngoài... 

* Hiện tượng này có sự tác động từ nhiều phía, nhưng nhìn một cách khách quan thì chủ yếu là từ các yếu tố bên ngoài bởi thế mà học sinh mới có sự chán nản và lười học, có thể nói ngay đến cả những học sinh chăm chỉ nhất cũng chưa chắc đã thực sự muốn kéo dài tình trạng này, chương trình nặng, áp lực quá cao... Điều quan trọng là ý thức của mỗi người, cần có cái nhìn về nhiều phương diện để có thể đánh giá và có cái nhìn đúng nhất. 


Học tập là chuyện của mỗi người nhưng cũng là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cả xã hội. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội, bởi thế mà nếu mùa xuân ấy chưa đến mà đã vội lụi tàn thì xã hội sẽ như nhà mà không có cột vậy.

21 tháng 4 2018

1/ Mở bài : – Dẫn dắt đến câu nói (câu tục ngữ ) 
- Giới thiệu nội dung của giải thích : vai trò của việc học đối với con người . 
- Trích dẫn câu tục ngữ 
2/ Thân bài : Giải thích 
- + Người không học : không chịu học tập , không chịu tiếp thu tri thức và kinh nghiệm của nhân loại . 
+ Ngọc không mài : ngọc không qua chế tác , mài dũa chỉ là một viên đá bình thường không bộc lộ phẩm chất quý giá. 
- Vì sao người không học tập lại bị coi là kém giá trị . 
+ Không học tập không có tri thức 
+ Không học hỏi thì trí tuệ, tình cảm không phát triển cũng chỉ như con vật mà thôi. 
– Vì sao lại so sánh người không học với ngọc không mài . 
+ Ngọc tuy quý song không mài thì chỉ là một viên đá bình thường lẫn lộn trong đất đá, không bộc lộ đc phẩm chất quý giá 
+ Người tuy quý nhưng không học thì cũng không phát triển, trở nên lạc hậu, trở thành uổng phí . 
-> Cả hai vốn là tốt đẹp nhưng sẽ trở nên kém giá trị nếu không đc học đc mài . 
3/ Kết bài : 
+ Khái quát so sánh của người xưa là chính xác , sáng suốt 
+ Nhiệm vụ của mỗi người là phải học tập để có ích .

21 tháng 4 2018

người không gắng sức  học thì không có kiến thức chẳng giúp ích cho bản thân hay xã hội được cũng giống như 1 viên ngọc mà không mài thì làm sao sáng lóa được!!!

21 tháng 4 2018

Tục ngữ có câu : Người không học như ngọc không mài.Ý nói mỗi bản thân chúng ta đã là một viên ngọc quý nếu muốn phát huy được vẻ đẹp của nó thì phải học hỏi,rèn luyện nhân cách,phẩm chất,đạo đức.Từ đó trở thành người có ích cho gia đình,xã hội và góp phần xây dựng đất nước.Trái lại,nếu viên ngọc đẹp mà không biết phát huy thì sớm muộn gì cũng trở nên xấu xí và trở thành đồ bỏ đi trong xã hội Việt Nam

 

13 tháng 4 2019

 Ngày nay xã hội phát triển, nhu cầu công nghệ ngày càng tăng, việc học hỏi ngày càng đòi hỏi cao hơn. Vì vậy mà nhân dân ta có câu nói: “Người không học như ngọc không mài”.

Học tập là nhiệm vụ suốt đời của con người “người không học như ngọc không mài”. Đúng vậy nếu không học tập con người sẽ không có tri thức, không tiếp thu, theo kịp được những tiến bộ của thế giới.

Viên ngọc càng được va chạm và mài thì càng sáng và đẹp. Việc học được sánh với viên ngọc sáng.

Tuy nhiên để học tập một cách khoa học và hiệu quả cần phải xác định được mục đích đúng đắn của việc học. Hiểu được điều đó UNESCO đã từng đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Học là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, trường học, từ thực tế cuộc sống “trường đời”. Nếu không học thì sẽ mãi mãi không biết, chúng ta phải học mọi nơi, mọi lúc, trong nhà trường và ngoài xã hội để nâng cao hiểu biết của bản thân.

 

Giải thích và chứng minh câu nói: “Người không học như ngọc không mài”

Học để biết: “Học để biết” là mục đích đầu tiên của việc học. “Biết” là tiếp thu, mở mang, có thêm kiến thức về đời sống, tự nhiên, xã hội và con người. Con người từ chỗ chưa biết đến biết, biết ít đến biết nhiều, biết sơ sài đến biết sâu sắc, biết một lĩnh vực đến hiểu biết về nhiều lĩnh vực đời sống.Nhờ học, con người có những hiểu biết phong phú, tự làm giàu kho tri thức khoa học của mình, tạo được vốn sống sâu sắc… Quan trọng hơn, qua những tri thức đó, con người có khả năng hiểu biết về bản chất con người và tự nhận thức bản thân, “biết người”, “biết mình”, biết giao tiếp, ứng xử với nhau sao cho hay và thu hút. Học để làm: “Học để làm” là mục đích tiếp theo của việc học. “Làm” là vận dụng kiến thức có được vào thực tế cuộc sống. Đây là mục đích thiết thực nhất của việc học – “Học đi đôi với hành”.

Làm để tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ nhu cầu cuộc sống của bản thân và góp phần tạo nên của cải cho xã hội. Ví dụ: Người nông dân, kĩ sư, bác sĩ… đều mang kiến thức đã học được áp dụng vào thực tế, để tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Học mà không làm thì kiến thức có được không có ích, không bền vững, không được sàng lọc.

Học để chung sống: Một trong những mục đích quan trọng nhất của việc học. “Chung sống” là khả năng hòa nhập xã hội, kĩ năng giao tiếp, ứng xử… để tự thích nghi với mọi môi trường sống, các quan hệ phức tạp của con người trong quá trình sống để không bị tụt hậu, lạc lõng. Đây là hệ quả tất yếu của việc “biết”, “làm”.

Bởi lẽ, “con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”. Bản chất, giá trị, nhân cách của con người được hình thành, nuôi dưỡng, khẳng định, thử thách trong các mối quan hệ đó.

Học để tự khẳng định mình: Là mục đích sau cùng của việc học. “Tự khẳng định mình” là tạo được vị trí, chỗ đứng vững vàng trong xã hội, thể hiện sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân mình trong cuộc đời. Mỗi con người chỉ có thể khẳng định mình khi có hiểu biết, có năng lực hành động, có khả năng chung sống. Từ việc học, mỗi người có cơ hội khẳng định tri thức mình tích lũy được; khẳng định khả năng lao động, sáng tạo; khẳng định nhân cách, phẩm chất…

Nội dung đề xướng về mục đích học tập của UNESCO thật sự đúng đắn, đầy đủ, toàn diện. Mục đích học tập này thực sự đáp ứng, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu giáo dục, đào tạo con người trong thời đại ngày nay. Mục đích này không chỉ dành riêng cho học sinh, sinh viên mà còn dành cho tất cả những ai là người học.

Vì  thế, có thể coi đây là mục đích học tập chung, có tính chất toàn cầu. Từ mục đích học tập đúng đắn này, mỗi người học thấy rõ những sai lầm nhận thức về việc học: học không có mục đích; coi việc học là thực hiện nghĩa vụ với người khác; học vì bằng cấp; học vì thành tích; học mà không có khả năng làm, không biết chung sống, không thể khẳng định mình.

Mục  đích học tập giúp con người, xã hội điều chỉnh được nhận thức về thời gian học: không chỉ học ở một giai đoạn mà phải học suốt đời; không chỉ học trong nhà trường mà cần phải học ngoài xã hội; người dạy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn dạy “làm người”…

Học không bao giờ là lãng phí, luôn học hỏi xây dựng bản thân, học bất cứ đâu để bản thân được hoàn thiện.

13 tháng 4 2019

bạn em tên là ngọc thì câu này em hỉu là người ko thì ko được cũng gống như bạn ngọc ko thể mài

28 tháng 3 2020

a) các phép tu từ được sử dụng : từ trái nghĩa, điệp ngữ, so sánh

b) nghĩa : dù sống trong bất kì hoàn cảnh nào, con người ta cũng không được đánh mất đi giá trị của bản thân, không được vì đồng tiền mà tha hoá nhân cách đạo đức. Đó là lẽ sống !

c) Giấy rách phải giữ lấy lề

Chết vinh còn hơn sống nhục

Chết trong còn hơn sống đục

Chết đứng còn hơn sống quỳ

        #shin

11 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

. Lập dàn ý

A. MỞ BÀI:

– Giới thiệu nội dung câu tục ngữ cần giải thích và chứng minh.

B. THÂN BÀI

– Giải thích :

– Nghĩa đen của từng vế câu tục ngữ : người không học (không chịu học tập, không tiếp thu tri thức và kinh nghiệm của nhân loại) ; ngọc không mài (ngọc không được qua chế tác, chỉ là một viên đá tầm thường, không bộc lộ phẩm chất quý giá).

– Vì sao người không học tập lại bị coi là kém giá trị ? + Vì không học tập thì không có tri thức

+ Người không học hỏi thì trí tuệ, tình cảm không phát triển, cũng chỉ như là một con vật mà thôi.

– Vì sao lại so sánh người không học với ngọc không mài ?

+ Ngọc tuy quý, song không mài thì chỉ là một viên đá bình thường, lẫn lộn trong đất đá, không bộc lộ phẩm chất quý giá.

+ Người tuy là quý (Người ta là hoa đất) nhưng không học thì cũng không phát triển, trở nên uống phí.

– Chứng minh ý nghĩa của việc học tập đối với học sinh.

C. KẾT BÀI

– Sự so sánh của người xưa là chính xác, sáng suốt.

– Nhiệm vụ của mỗi người là phải học tập tốt, học suốt đời để làm người có ích.

bài văn.

Mỗi học sinh khi bước tới trường đều được tiếp nhận biết bao tri thức trong cuộc sống để sau này có thể trở thành người tài giỏi, có ích cho xã hội. Vậy mà chúng ta không học thì sẽ không có kiến thức, bỗng dưng thành người thừa trong xã hội. Chính vì thế việc học rất quan trọng và cần thiết cho mỗi con người. Và chính vì điều đó mà nhân dân ta đã nhắc nhở nhau phải luôn nhớ lời cha ông dạy : “Người không học như ngọc không mài”.

Câu tục ngữ sử dụng nghệ thuật so sánh với câu văn ngắn gọn súc tích trong đó chứa đựng sự giáo huấn sâu sắc của cha ông xưa. Một viên ngọc nguyên thuỷ khi khai thác lên chỉ là một hòn đá, chỉ khi bàn tay của con người mài giũa thì mới là một viên ngọc sáng đẹp và lung linh, lúc đó nó mới trở thành báu vật. Cũng như ngọc, người không học thì không có kiến thức, không còn phân biệt được đúng sai và có thể sẽ lao đầu vào những sai lầm, thói hư tật xấu trong xã hội. Người thiếu chữ nghĩa, thiếu học sẽ tăm tối, cạn hẹp. Chỉ có học thức mới giúp họ mở mang, hiểu biết hơn. Câu tục ngữ muốn nói với chúng ta rằng người không có kiến thức cũng như cục đá vô dụng kia, nhưng khi có ánh sáng của tri thức hòn đá đó bỗng toả sáng, xua tan mọi đen tối của ngu dốt, tối tăm. Học hành giúp cho tri thức và tâm hồn con người trở thành một thứ gì đó tốt đẹp quý báu. Ngọc có thể mua được nhưng ngọc tri thức” không thể mua được bằng tiền của. Nó chỉ có được qua rèn luyện, qua lao động và trong học tập phấn đấu vươn lên.

Chúng ta còn là học sinh nên còn có thể học qua nhiều cách như qua sách vở, qua cuộc sống. Đặc biệt là qua nhà trường và thây CÔ. Đối với học sinh thì nhà trường và thầy cô như căn nhà và cha mẹ thứ hai của mỗi chúng ta. Họ là những người truyền thụ cho ta biết bao tri thức ở đời. Chúng ta cần phải tiếp thu, phát triển và sáng tạo để cho kiến thức được phong phú và giàu có.

Việc học đâu chỉ có trong sách vở, nhà trường mà nó là một biển học không bờ. Sự khám phá, sự hiểu biết còn chờ đợi chúng ta ở cuộc sống sau này. Học ngay trong thực hành, trong lao động. Ngay trong các mối quan hệ xã hội thì việc học đâu có điểm dừng. Không phải vô tình mà cha ông xưa đã căn dặn “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Lấy con số nhỏ đối chiếu với một số lượng lớn, khó đo, đếm được là một cách nói rất thâm thuý. Nó càng giúp chúng ta hiểu sâu sắc giá trị to lớn của việc học hành. Cũng từ đó hiểu rộng hơn về phạm vi và thời gian không có giới hạn trong Công việc tiếp thu kiến thức đó.

“Người không học như ngọc không mài”. Câu tục ngữ giàu hình ảnh và thật thấm thía. Nó giúp ta biết và hiểu được tầm quan trọng của việc học và nhắc nhở ta phải luôn duy trì thực hiện tốt lời cha ông đã dạy bảo.

27 tháng 3 2018

Tham khảo bài mình nhé:

 

Tri thức là thế giới của khoa học vô biên con người không thể hiểu hết hoặc biết hết một  cách toàn diện. Thế nên chúng ta cần phải tìm tòi học hỏi, khám phá những kiến thức, tri thức mà mình của nhân loại. Đơn giản là khi ta không hiểu một kiến thức nào đó,nhưng hãy đừng đánh mất niềm tin và cảm thấy xấu hổ với bản thân vì chúng ta chưa khám phá và hiểu ra nó thì hãy cố gắng đừng nản lòng để tìm ra đáp án chính xác vì vậy trong câu nói Nga có viết"Đừng bao giờ xấu hổ khi không biết chỉ xấu hổ khi không học" nhận định câu nói trên hoàn toàn đúng.

Trong câu nói "Đừng bao giờ xấu hổ khi không học chỉ xấu hổ khi không biết" theo như câu nói giúp ta hiểu vấn đề vô cùng quan trọng của việc học đối với mỗi con người nó mang lại cánh cửa tri thức của nhân loại giúp ta mở cho ta một chân trời kiến thức bổ ích giúp cho con đường tương lai của chúng ta tươi sáng hơn.

Câu nói được hiểu rõ hơn qua câu "xấu hổ" là một trạng thái tâm lý bình thường khi chúng ta đang phải đối diện với một điều gì ấy cảm thấy ngượng ngùng, e thẹn thiếu tự tin, nhút nhát hoặc có thể bộc lộ rõ nhất trong suy nghĩ cảm thấy chán nản, buồn bã thất vọng vì không làm được mục đích đề ra. Theo như vế câu thứ nhất cho ta một lời khuyên chân thành khi "Đừng bao giờ xấu hổ khi không biết" câu nói khuyên nhủ ta rằng đừng bao giờ cảm thấy lo lắng buồn bã xấu hổ khi khác hiểu biết hơn mình.

Vì người khác hơn mình là việc họ được học và tìm hiểu những kiến thức . Thế nên đó là điều bình thường khi ta biết thì vẫn có thể biết khi ta học. Đó là khi mình không biết và được học tìm hiểu  điều đó là đương nhiên chúng ta sẽ không hiểu được vấn đề.

Còn nếu như "Chỉ xấu hổ khi không học" cho ta hiểu rõ tầm quan trọng quyết định cho cuộc đời bạn chính là việc học quyết định đối với mỗi chúng ta trong việc nhận thức tốt và hình thành tốt trong nhân cách đạo đức sống , đạt được thành đạt trong công việc mở ra một tương lai tươi sáng.

Và giúp những bài học quý giá về việc đối nhân xử thế khi hiểu biết rõ thì ta phải có nhiệm vụ trau dồi học hỏi kiến thức hơn nữa. Để có thể đem kiến thức đó để cống hiến nhằm phát triển xã hội, đất nước. Thế nên ta đừng có cảm thấy xấu hổ khi không học mà chính là bản thân ta không  muốn học. Ta cảm nhận rõ sự lười nhác đã khiến ta thất bại trong cuộc sống.

Trong lao động thiếu sự chăm chỉ cần mẫn, cũng như thiếu ý chí cầu tiến trong  công việc không có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng . Thế nên quan trọng nhất vẫn là việc học là rất quan trọng trong tương lai của mỗi người nó nhu cầu tất yếu cho mỗi thế hệ, thời đại hiện nay.

Vì vậy ta phải học những điều ta không biết chứ đừng cảm khi không muốn học. Ta nói đến vấn đề học tập hiện nay nhất là trong những kì thi của học sinh tóm gọn cho một ví dụ điển hình trong bài thi toán những bạn chăm học bạn sẽ lắng nghe các kiến thức bài học mà cô đã từng giảng áp dụng vào  các bài toán để giải ra được đáp án đúng nhất thì tất nhiên bạn ấy sẽ được điểm toán rất cao. Còn những bạn không bao giờ nghe giảng hay học bài không hiểu được công thức của bài toán áp dụng vào giải các câu hỏi.

Khi không học thì tất nhiên là không thể nào có thể làm tốt được bài vì không có kiến thức kết quả là được điểm thấp và cảm thấy xấu hổ trước chúng bạn. Nhưng tại sao khi phải xấu hổ khi mình không muốn học ? Đừng bao giờ học theo kiểu thụ động và học theo cảm tính hãy luôn đặt mục tiêu là học cho tương lai sau này của mình.

Câu nói còn mang ý nghĩa phê phán hiện tượng xấu trong xã hội đã "không biết" vẻ bề ngoài còn tỏ vẻ huênh hoang, kiêu ngạo, tự mãn trước người khác nhưng bên trong lại "Giấu dốt". Vì vậy nếu không biết thì ta nên học chứ không biết lại đổ thừa ra không học. Ta nên có phương pháp tất yếu giúp cho việc học hành đạt kết quả cao.

Ta áp dụng nhiều phương pháp học không chỉ sách vở, giáo viên chỉ dạy, mà phải cũng thể học trong phim ảnh để trau dồi mày mò ra những bài học bổ sung rất tốt trong cuộc sống. Học bao giờ sánh đôi song hành với nhau từ kiến thức lý thuyết ta áp dụng trực tiếp vào công việc hàng ngày.Như vậy việc học trở nên đúng đắn và ý nghĩa. Thế nên việc học là điều không thể thiếu trong cuộc sống ,không chịu học mới là điều đáng xấu hổ. 

Câu nói mang lại ý nghĩa vô cùng sâu xa mà răn dạy bản thân rằng hãy học bằng chính khả năng của mình đừng bao giờ giấu dốt mà hãy thẳng thắn thú thật bản thân những điều ta không biết ta có thể học chứ không nên cảm buồn bã xấu hổ khi không học. Hãy cố gắng phấn đấu, kiên trì học tập không ngừng, tích cực rèn luyện, trau dồi kiến thức tôi tin một ngày bạn sẽ thành công.

 
16 tháng 7 2018

Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

“Canh” nghĩa là làm (canh tác). “Trì” là ao, “viên” là vườn, “điền” là ruộng. Như vậy, bám sát câu chữ để giải nghĩa thì câu tục ngữ đó có nghĩa là: Thứ nhất là làm ao, thứ hai làm vườn thứ ba làm ruộng. 
 
Cơ sở của sự sắp xếp trong câu tục ngữ:

- Trước hết, có thể hiểu câu tục ngữ đề cập đến giá trị kinh tế của các mô hình lao động của nhà nông. Theo đó, làm ao mang lại giá trị kinh tế lớn nhất, tiếp đến là làm vườn rồi mới đến làm ruộng. Hiểu theo nghĩa đó không phải là không có lí. Nếu làm ao, người nông dân có thể sử dụng diện tích mặt nước để nuôi các loại cá: cá mè, cá trắm,... Đó đều là những loại thực phẩm thiết yếu của đời sống và có giá trị kinh tế cao, Hơn nữa, thức ăn lại dễ dàng, có thể nuôi cá bằng các loại cỏ, lá rau, phân gia súc, gia cầm. . Không chỉ vậy, người làm ao còn có thể tận dụng mặt nước để trồng lúa hoặc các rau như rau cần. Làm vườn thì có thể trồng các loại cây ăn quả: bưởi, táo, xoài,... So với cá thì các loại quả có giá trị kinh tế thấp hơn và giá cả thường biến động thất thường hơn. Nhưng trong ba mô hình canh tác ấy thì làm ruộng vẫn mang lại giá trị kinh tế thấp hơn cả. Ruộng phổ biến ở nhiều nơi. Ruộng thường chỉ trồng lúa và các loại rau màu theo thời vụ. Do sự phổ biên đó mà giá cả của lúa và các loại rau màu rẻ nhất trong ba loại sản phẩm của ba mô hình canh tác kể trên.
 
- Tuy nhiên, cũng có thể hiếu câu tục ngữ theo một cách khác. Tiêu chí so sánh ba mô hình canh tác đó còn có thể là công sức đầu tư, sự vất vả và độ khó của kĩ thuật canh tác. Làm ao phải đầu tư nhiều để đào ao, nạo vét, xây đắp bờ, mua giống, học hỏi kĩ thuật nuôi, thức ăn, chăm sóc, phòng bệnh. Có thể nói, trong ba loại sản phẩm: cá, quả, rau lúa thì kĩ thuật nuôi và chăm sóc cá phức tạp nhất, nếu bất cẩn có thể dẫn đến thiệt hại nặng nề về kinh tế. Không chỉ vậy, việc chăm sóc, thu hoạch cá đều phải tiếp xúc với nước nên mất nhiều công sức. Việc trồng cây ăn quả không đòi hỏi nhiều về vốn, giống... như nuôi cá nhưng cũng phải đầu tư để chọn được giống cho quả ngon, sai; học kĩ thuật chăm sóc cây để bón phân, phòng bệnh, thu hoạch,... Việc trồng lúa và hoa màu đơn giản hơn cả. Có điều đó do giống rẻ, kĩ thuật canh tác truyền thống nên rất phổ biến, không mất công sức học hỏi nhiều.
 
Những nhận định trên của nhân dân đều xuất phát từ cơ sở thực tiễn là những trải nghiệm thực tế trong đời sống lao động sản xuất. Kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện giúp người nông dân lựa chọn được mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện và khai thác tốt điều kiện tự nhiên ấy từ đó làm ra nhiều của cải vật chất.

29 tháng 3 2022

Không chỉ đúc kết kinh nghiệm trong cách dự đoán thời tiết, nhìn người, nhìn xã hội mà nhân dân Việt Nam ta còn đúc kết kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ về lao động sản xuất như một bài học của thế hệ mai sau để biết cách nâng cao năng suất lao động.

Câu tục ngữ “Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền”. Đây là câu tục ngữ được đúc kết bằng văn tự chữ Hán. “Nhất canh trì” có nghĩa thứ quan trọng nhất là ao, “nhì canh viên” có nghĩa là thứ quan trọng thứ hai là vườn tược, và cuối cùng “tam canh điền” chính là làm ruộng. Ba thứ quan trọng ao, vườn, ruộng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống nông nghiệp của nhân dân ta. Để lao động có hiệu quả thì người nông dân nên làm ao cá trước, thứ hai có thể làm vườn và cuối cùng là làm ruộng. Làm ao sẽ thu được nhiều nguồn lợi hơn làm vườn và ruộng.

Câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Ở đây tác giả dân gian muốn thể hiện kinh nghiệm trồng lúa của nhân dân ta xưa nay. Yếu tố quan trọng hàng đầu chính là yếu tố nước. Có nước thì lúa mới sống tươi tốt được, sau đó thì mới đến phân – thức ăn để lúa phát triển nhanh. Yếu tố thứ ba là sự chăm có của con người và cuối cùng mới là giống.

Câu tục ngữ “nhất thì, nhì thục” có nghĩa yếu tố quan trọng nhất là thời gian mùa vụ, sau đó mới là đất đai màu mỡ tươi xốp. Đất quý là thế tốt là thế nhưng phải cây đúng thời vụ, cấy đúng mùa lúa phát triển thì mới cho năng suất được

Như vậy, ba câu tục ngữ trên thể hiện được kinh nghiệm của nhân dân ta trong cách sử dụng các yếu trong trồng trọt để đạt được năng suất cao trong công việc

Giải thích câu tục ngữ: ''Học, học nữa, học mãi''

Con người ta ai sinh ra trong đời chẳng muốn trở thành một người có ích, một người tài giỏi cho xã hội? Muốn vậy, thì cách duy nhất là phải có tri thức, có hiểu biết, và muốn có điều ấy, chúng ta phải học, giống như V.I.Lenin đã từng nói “Học, học nữa, học mãi”.

Vậy, Lenin muốn nhắn nhủ điều gì qua câu nói ấy? Trước hết, “học” là một hành động mà con người ta ai cũng sẽ trải qua trong cuộc đời, đó là sự tiếp thu những điều mới mẻ, trau dồi các kỹ năng để hoàn thiện bản thân mình. Nhưng phạm vi V.I.Lenin đặt ra không chỉ dừng ở việc “học” mà còn phải “học nữa”, là ngoài những kiến thức ta học trong nhà trường, sách vở, cần phải trau dồi thêm những tri thức bên ngoài, học ở một mức độ nâng cao hơn, rộng rãi hơn. Từ đó, ông khẳng định “học mãi”, là học không ngừng nghỉ, không giới hạn ở độ tuổi, thời gian, say mê, tiếp thu kiến thức mọi lúc mọi nơi, khi nào con người ta còn tồn tại, ta vẫn cần phải học. Như vậy, qua câu nói ngắn gọn theo thể thức tăng tiến, V.I.Lenin đã đề cao vai trò của việc học tập trong quá trình hoàn thiện và phát triển ở cuộc đời của mỗi con người. 

Lời khẳng định của Lenin là hoàn toàn đúng đắn trong cuộc sống hôm nay. Tại sao lại vậy? Đầu tiên, cần hiểu rằng, tri thức nhân loại là vô cùng,vô tận, những gì chúng ta tiếp thu từ nhà trường, qua sách vở, sách giáo khoa,..chỉ đơn thuần là một phần rất nhỏ trong kho tàng kiến thức muôn đời. Lịch sử nhân loại đã trải qua hàng trăm nghìn, hàng triệu năm , bằng ấy thời gian là bằng ấy những phát minh, những sáng chế mới ra đời ở mọi lĩnh vực, rồi biết bao sự kiện, bao quy luật của tự nhiên,...dưới sự phát triển không ngừng của xã hội cũng ngày một nhiều hơn. Vậy nên, con người ta mới cần phải học, phải tiếp thu những tri thức ấy.

Học tập khiến con người ta hoàn thiện bản thân và tư duy, để phát triển theo những yêu cầu của xã hội. Học cung cấp cho ta tri thức, những điều mà ta không hề biết trước đó. Có học mới biết những hiện tượng trong tự nhiên như nắng, mưa, gió, bão,..có học ta mới hiểu được nước sôi ở 100 độ C, đèn giao thông có ba màu đỏ, vàng, xanh, rồi tại sao biển lại có sóng, chim lại biết bay,...Khi con người ta có học vấn, biết bao cơ hội sẽ được mở ra trong cuộc sống, trong tương lai, ta tìm kiếm được những cơ hội để thực hiện được ước mơ của mình.

Tuy nhiên, học là vậy, nhưng cũng không thể nào chỉ dừng lại ở một giới hạn nào đó. Có những người cho rằng, chỉ cần học hết 12 năm học sinh, có chăng thì thêm 4 năm đại học là quá đủ để sau này có công việc, kiếm được nhiều tiền, thực hiện được ước mơ, hoài bão. Thế nhưng nếu điều đó là đúng thì đã không có tình trạng hàng nghìn sinh viên ra tường với tấm bằng đại học loại giỏi trong tay nhưng lại thất nghiệp hàng loạt. Do đó, khi xã hội càng phát triển, yêu cầu đặt ra với mỗi người cũng sẽ ngày càng một cao hơn, mà trước yêu cầu cao ấy, nếu con người ta không học rộng hơn, học ở một mức cao hơn trong khi kiến thức là vô cùng vô tận thì làm sao có thể có những cơ hội trong tương lai?

Học kiến thức nhưng cũng không phải là không học cách làm người, trau dồi đạo đức. Xung quanh ta có biết bao những con người với hàng loạt điều tốt đẹp, ta cũng có thể học được từ họ các điều hay, lẽ phải, học cách đối nhân xử thế. Bên cạnh đó, học cũng cần đi đôi với hành, nếu chỉ học những lý thuyết suông đơn thuần trong sách vở mà không áp dụng thực tế thì cũng không có hiệu quả. . Học ở đây có nhiều hình thức, có những người học qua sách vở, qua thầy cô truyền đạt tri thức, có những người đi đây đi đó để “đi một ngày đàng học một sàng khôn” ,giống như chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã ra đi tìm đường cứu nước, trải qua biết bao công việc như phụ bếp,cào tuyết,... bôn ba nơi xứ người thế nhưng với mỗi công việc, với mỗi điểm dừng chân, Bác lại học hỏi thêm được nhiều điều mới, như ngôn ngữ, như kỹ năng...Nhìn chung, việc học không hạn định chúng ta trong một phạm vi cụ thể, cũng không phải là ngày ngày miệt mài gác đèn đọc sách mà không có sự nghỉ ngơi. Rõ ràng, “học” mang nhiều nghĩa và nhiều hình thức, không chỉ là tiếp thu tri thức từ việc học tập mà còn là tiếp thu từ những người xung quanh, từ những hiện tượng trong cuộc sống, ta đến một nơi, nhìn nhận ra một vấn đề đúng, đó cũng là học, ta nhìn thấy một người giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, rồi lần sau ta cũng làm theo họ, đó cũng là học....Tất nhiên, “học, học nữa, học mãi” cũng không có nghĩa là điều gì cũng học, học mọi thứ, kể cả những cái xấu xa, sai trái. Cần tỉnh táo, phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai thì việc học của ta mới có hiệu quả.

Trên con đường đi đến thành công của mỗi người, tri thức sẽ như ngọn đèn để soi sáng con đường ấy, vậy nên mỗi người chúng ta đều cần học, học không ngừng, học tri thức, học cả cách làm người,...Lời khẳng định của V.I.Lenin vẫn luôn đúng đắn và giàu ý nghĩa dù là trong quá khứ, hiện tại hay cả tương lai.

 

Giải thích câu tục ngữ: ''Thương người như thể thương thân''

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu phản ánh tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ – một truyền thống quý báu của dân tộc. Một trong những số đó là câu tục ngữ "thương người như thể thương thân".

Trước hết ta phải hiểu thế nào là "Thương người như thể thương thân"? "thương người" là thương yêu, quan tâm, đùm bọc những người xung quanh, "thương thân" nghĩa là yêu thương, chăm sóc chính bản thân mình. Hai cụm từ trên liên kết với nhau bởi sự so sánh ngang bằng: Như thể. Chúng ta thường yêu thương, động viên, chăm sóc bản thân mình khi bị ốm đau, khi gặp khó khăn hay bất lực trong cuộc sống. Và ta cũng nên yêu thương, quan tâm tới người khác như chính với bản thân mình. Dân gian còn có nhiều câu tục ngữ hay ca dao mang nội dung tương tự để nhấn mạnh và tăng sức thuyết phục với bài học mà họ gửi gắm. Một trong số chúng là:

"Lá lành đùm lá rách"

"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"

Vậy tại sao con người phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Thứ nhất, là người ai cũng mong muốn cuộc sống của mình được hạnh phúc, ấm no, đầy đủ, không cực khổ, nhưng không phải ai cũng đạt được như vậy. Có những người dù đã vô cùng cố gắng nhưng họ vẫn gặp phải hết khó khăn này đến khó khăn khác, ít khi được điều mà mình mong muốn. Những lúc khó khăn mệt mỏi như vậy mà nhận được tình yêu thương, sự sẻ chia, giúp đỡ chân tình thì họ sẽ vơi đi bao nỗi ưu tư, phiền muội và được tiếp thêm niềm tin và nghị lực để tiếp tục tiến về phía trước. Ngoài ra, khi ta giúp đỡ, cho đi tình yêu thương ta sẽ nhận được niềm vui, sự thanh thản, niềm tự hào với bản thân vì mình đã làm được những việc tốt, những điều có ích. Những việc làm nhân đạo như vậy góp phần xây dựng một cuộc sống văn minh, tiến bộ và tươi đẹp, giàu tình nhân ái, thêm nữa sự yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ cùng góp phần xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, nếu chẳng may ta gặp khó khăn, những người trước kia được ta giúp đỡ sẽ quay lại đùm bọc, giúp đỡ ta cùng ta vượt lên số phận. Nói như vậy không có nghĩa là cứ cho đi là phải nhận lại mà tình yêu thương chỉ góp phần xây dựng các mối quan hệ mà thôi. Quan trọng nhất, chúng ta cùng sống trên dải đất hình như S thiêng liêng, nói cùng tiếng mẹ đẻ, chung một tổ tiên, đều là con Lạc cháu Hồng, có cùng trang lịch sử đau thương nhưng rất đỗi hào hùng... Ta đều tự hào bởi 2 tiếng Việt Nam, đều máu đỏ da vàng, mang trong mình dòng máu nồng nàn yêu nước... Tất cả những điểm chung đó đều là những minh chứng xác đáng giải thích cho việc tại sao chúng ta phải yêu thương nhau bởi ta là những người anh em thân thiết tuy không cùng huyết thống hay họ hàng gì. Cuối cùng, một xã hội nếu thiếu đi tình yêu thương thì sẽ vô cùng nghèo nàn, nhạt nhẽo, chỉ là một thế giới con người ích kỷ, ngày ngày chỉ đi qua nhau như những người xa lạ, chỉ biết khoanh tay trước sự đau khổ của người khác. Một xã hội không có trái tim, chỉ có sự lạnh lẽo, cô độc, chẳng khác nào một xã hội chết.

Vậy thì chúng ta cần làm gì để phát huy truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc? Trước tiên, trong gia đình ta phải biết yêu thương, quan tâm giúp đỡ ông bà cha mẹ, đặc biệt là anh chị em, ta nên giúp đỡ gia đình từ những việc nhỏ nhất như nấu cơm, quét nhà... đến những việc lớn hơn. Đi học về phải chào mọi người, ăn cơm phải biết mời người lớn dùng bữa trước, khi ăn xong phải rót nước cho cả nhà, lúc ông bà, cha mẹ không khỏe thì hỏi thăm, em nhỏ nghịch dại nên khuyên bảo... Sau nữa ở trường lớp, cùng là bạn bè, học chung dưới một mái trường thì nên giúp đỡ, sẻ chia với những người bạn có hoàn cảnh khó khăn để cùng chung tay xây dựng, vun đắp ước mơ đến trường của các bạn. Hay trong một lớp, bạn học giỏi thì giúp đỡ những bạn học kém hơn mình để cùng nhau vươn lên trong học tập. Chúng ta cũng nên thường xuyên tham gia các quỹ nhân đạo, ủng hộ chữ thập đỏ do nhà trường tổ chức. Ngoài ra, ở ngoài xã hội, tương thân tương ái cũng có thể rèn luyện dễ dàng. Nhà nước ta có biết bao chính sách xây dựng những mái ấm tình thương, làng trẻ em SOS... để cưu mang những trẻ em mồi côi không nơi nương tựa, ta cũng dễ dàng tìm thấy những chương trình hay quỹ từ thiện trên ti vi, báo đài như vì bạn xứng đáng, lục lạc vàng, điều ước thứ bảy, trái tim cho em...tham gia những hoạt động từ thiện ấy là một cách hữu hiệu để phát huy truyền thống tương thân tương ái của cha ông.

Tóm lại, câu tục ngữ "thương người như thể thương thân" đã đúc rút một bài học đúng đắn và vẫn còn giá trị to lớn trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Mỗi chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống "lá lành đùm lá rách" của dân tộc để xây dựng một cuộc sống tươi đẹp, văn minh. Câu tục ngữ cũng giúp ta hoàn thiện nhân cách, phát triển tâm hồn.

 

 
Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo- Không thầy đố mày làm nên- Học thầy không tày học bạn- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây                                                                 (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 12 - 14)Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục...
Đọc tiếp

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thầy không tày học bạn

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

                                                                 (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 12 - 14)

Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó.

Câu 3: Câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được rút gọn thành phần nào? Việc rút gọn câu như vậy nhằm mục đích gì?

Câu 4 : Em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ: «Ăn quả nhớ kẻ trồng cây», trong đó có sử dụng 1 câu đặc biệt.

0