K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hãy đọc bài chú Chim Sâu và trả lời câu hỏi

1.Vì sao chú Chim Sâu muốn trở thành Họa Mi

a.Vì Họa Mi xinh đẹp                       b.Vì Họa Mi hót hay                         c.Vì Họa Mi tốt bụng                  d.Vì Họa Mi thân thiện

2.Theo chim bố,người ta yêu quý loài chim ko chỉ vì tiếng hót mà còn về điều gì

a.Vì chim có hình dáng đẹp                                                                     b.Vì chim có thể bay đc lên cao

c.Vì chim biết bắt sâu và bảo vệ cây cối,hoa màu                                    d.Vì chim biết làm tổ trên cao

3.Trong cơn bão,chuyện gì đã xảy ra với Chim Sâu

a.Chim Sâu bị gió thổi tạt vào 1 khung cửa sổ và rơi xuống nền nhà.

b.Tổ Chim Sâu bị gió bão thôi rơi xuống đất

c.Chim Sâu đã khôn lớn chống trọi đc với bão tố

d.Chim Sâu bị gió bão quật gãy cánh

4.Sau khi đc chú bé thả ra,Chim Sâu đã làm gì

a.Chim Sâu bay về mách Chim Bố                                           b.Chim Sâu bay tới cành na trong vườn và tìm bắt sâu

c.Chim Sâu bay về nhà tập hót cho hay                                   d.Chim Sâu chú ý chăm chút sắc đẹp của mình

5.Điều gì đã thay đổi suy nghĩ của Chim Sâu ........................................................................................................................................................................................................................6.Qua câu chuyện này em rút ra bài học gì .........................................................................................................................................................................................................................7.Từ in đậm trong các câu sau:" Sáng hôm sau,cậu bé thả chim bay đi." và "Bạn Minh học rất sáng dạ." có quan hệ là

a.Từ đồng nghĩa                         b.Từ đồng âm                                  c.Từ nhiều nghĩa                                  d.Từ trái nghĩa

8.Dấu ngoặc kép trong câu Chú chim Sâu nhớ lại lời Chim Bố ngày nào Người ta yêu quý chim ko chỉ riêng vì tiếng hót có tác dụng gì? a.Báo hiệu đoạn liệt kê                                                             b.Báo hiệu bộ phận giải thích

c.Đánh dấu những từ ngữ đc dùng với ý nghĩa đặc biệt          d.Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

9.Gạch và ghi chú dưới bộ phận CN,VN trong câu sau :

Những tiếng kêu tích tích của Chim Sâu khiến cho chú bé rất thích thú.

10.Đặt 1 câu chỉ hoạt động của Chim Sâu có sử dụng từ láy và biện pháp nhân hóa. .....................................................................................................................................................................................................................

0
Chú chim sâuMột hôm, Chim sâu vào rừng chơi và được nghe Hoạ Mi hót. Về tổ, chim sâu phụng phịu nói với bố mẹ:- Bố mẹ ơi! Sao bố mẹ sinh con ra không là họa mi, mà lại là chim sâu ?- Bố mẹ là chim sâu thì con phải là chim sâu chứ! - Chim mẹ trả lời.Chim sâu con lại hỏi:- Chúng ta có thể trở thành họa mi được không ạ ?- Tại sao con lại muốn trở thành hoạ mi?- Vì con muốn có tiếng hót hay để được mọi...
Đọc tiếp

Chú chim sâu

Một hôm, Chim sâu vào rừng chơi và được nghe Hoạ Mi hót. Về tổ, chim sâu phụng phịu nói với bố mẹ:

- Bố mẹ ơi! Sao bố mẹ sinh con ra không là họa mi, mà lại là chim sâu ?

- Bố mẹ là chim sâu thì con phải là chim sâu chứ! - Chim mẹ trả lời.

Chim sâu con lại hỏi:

- Chúng ta có thể trở thành họa mi được không ạ ?

- Tại sao con lại muốn trở thành hoạ mi?

- Vì con muốn có tiếng hót hay để được mọi người yêu quý.

Chim bố nói:

- Người ta yêu quý chim không chỉ riêng vì tiếng hót đâu, con ạ! Con hãy cứ là chim sâu. Hãy bắt thật nhiều sâu, bảo vệ cây cối, hoa màu, con sẽ được mọi người yêu quý.

Một thời gian sau, chim sâu đã khôn lớn.Một buổi chiều, trời đầy bão giông. chim sâu bị gió thổi bạt vào một khung cửa sổ và rơi xuống nền nhà. Một cậu bé chạy tới  nâng chim sâu lên và đặt chim sâu trong một chiếc hộp cứng. Sáng hôm sau, trời quang mây tạnh.  Chú bé đến mở nắp hộp, nhẹ nhàng nâng chim sâu trên tay. Ông bố chú  bé nói:

- Con hãy thả chú chim ra. Loài chim này rất đáng quý vì nó có ích với vườn cây lắm đấy!

Chú chim sâu chợt nhớ lại lời chim bố ngày nào: “Người ta yêu quý chim không chỉ riêng vì tiếng hót”. Cậu bé vuốt ve chim sâu rồi khẽ tung chim sâu lên cho chú bay đi.

 Chú chim sâu liền bay tới cành na trong vườn và tìm bắt sâu. Chú vừa nghiêng nghiêng đầu tìm sâu vừa kêu những tiếng “ tích tích”. Những tiếng kêu“ tích tích” của chim sâu khiến chú bé rất thích thú.

     Sau đó, chim sâu làm tổ ở khu vườn ấy. Chú còn rủ thêm nhiều bạn chim tới trú ngụ, cùng nhau bắt sâu bảo vệ cây cối trong vườn.

                                                                                                    ( Theo Nguyễn Đình Quảng )

Qua câu chuyện trên, em đã rút ra được bài học gì?

__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

2
30 tháng 7 2021

Đừng vì vẻ bên ngoài mà đánh giá bên trong. 

5 tháng 3 2022

vẻ bề ngoài quan trọng như thế sao

CHIM HỌA MI HÓT          Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.          Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa...
Đọc tiếp

CHIM HỌA MI HÓT

          Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

          Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.

Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.              

Câu 1: (0,5 điểm) Con chim họa mi từ đâu bay đến?

A. Từ phương Bắc.                   B. Từ phương Nam.    C. Không rõ từ phương nào.                        

Câu 2: (0,5 điểm) Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào?

A. Êm đềm, rộn rã.                    B. Lảnh lót, ngân nga.               C. Buồn bã, nỉ non.           

Câu 3: (1 điểm) Chú chim họa mi được tác giả ví như ai?

A. Nhạc sĩ tài ba.                       B. Nhạc sĩ giang hồ.                      C. Ca sĩ tài ba.

 

 

 

 

 

 

 

Câu 4: (1 điểm) Nội dung chính của bài văn trên là gì?

Viết câu trả lời của em:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 5: (1 điểm) Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ tĩnh mịch?                             

A. im lặng                                       B. rộn ràng                                     C. ồn ào

Câu 6: (1 điểm) Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ nhiều nghĩa?  

A. Nó không biết tự phương nào bay đến. / Cậu ấy đánh bay mấy bát cơm.

B. Nó từ từ nhắm hai mắt. / Quả na đã mở mắt.                 

C. Con họa mi ấy lại hót. / Bạn Lan đang hót rác ở góc lớp.

Câu 7: (1 điểm) Hai câu: “Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.” được liên kết với nhau bằng cách nào?

 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

A. lặp từ ngữ                              B. thay thế từ ngữ                         C. từ ngữ nối

Câu 8: (1 điểm) Gạch chân dưới bộ phận chủ ngữ trong câu văn sau:

          Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.

1

Câu 1: 

C. Không rõ từ phương nào.

Câu 2: 

A. Êm đềm, rộn rã.

Câu 3: 

B. Nhạc sĩ giang hồ.

Câu 4: 

Nội dung chính của bài văn là mô tả về con chim họa mi và tiếng hót của nó vào các buổi chiều, cũng như việc tác giả so sánh chú chim với một nhạc sĩ giang hồ và miêu tả hành động của nó trong tự nhiên.

Câu 5: 

A. im lặng

Câu 6: 

A. Nó không biết tự phương nào bay đến. / Cậu ấy đánh bay mấy bát cơm.

Câu 7: 

B. thay thế từ ngữ

Câu 8:

Bộ phận chủ ngữ: con họa mi ấy.

CHIM HỌA MI HÓT          Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.          Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa...
Đọc tiếp

CHIM HỌA MI HÓT

          Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

          Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.

Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.              

Câu 1: (0,5 điểm) Con chim họa mi từ đâu bay đến?

ATừ phương Bắc.                   B. Từ phương Nam.    CKhông rõ từ phương nào.                        

Câu 2(0,5 điểm) Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào?

A. Êm đềm, rộn rã.                    B. Lảnh lót, ngân nga.               C. Buồn bã, nỉ non.           

Câu 3: (1 điểm) Chú chim họa mi được tác giả ví như ai?

A. Nhạc sĩ tài ba.                       B. Nhạc sĩ giang hồ.                      C. Ca sĩ tài ba.

 Câu 4(1 điểm) Nội dung chính của bài văn trên là gì?

Câu 5: (1 điểm) Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ tĩnh mịch?                             

A. im lặng                                       B. rộn ràng                                     C. ồn ào

Câu 6: (1 điểm) Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ nhiều nghĩa?  

A. Nó không biết tự phương nào bay đến. / Cậu ấy đánh bay mấy bát cơm.

B. Nó từ từ nhắm hai mắt. / Quả na đã mở mắt.                 

C. Con họa mi ấy lại hót. / Bạn Lan đang hót rác ở góc lớp.

Câu 7: (1 điểm) Hai câu: “Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.” được liên kết với nhau bằng cách nào?

 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

A. lặp từ ngữ                              B. thay thế từ ngữ                         C. từ ngữ nối

Câu 8: (1 điểm) Gạch chân dưới bộ phận chủ ngữ trong câu văn sau:

          Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.

 

 

1
18 tháng 5 2023

Câu 1: C

Câu 2: A

Câu 3: B

Câu 4: Nói về tiếng hót của họa mi

Câu 5: A

Câu 6: A

Câu 7: C

Câu 8: 

loading...

1. Đọc thầm đoạn văn sau: Chim họa mi hót Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh...
Đọc tiếp

1. Đọc thầm đoạn văn sau: Chim họa mi hót Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây. Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi. 

9/ Tìm trạng ngữ có trong bài và viết ra: 

 

0
CHIM HỌA MI HÓT Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch,...
Đọc tiếp

CHIM HỌA MI HÓT

 

Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.

Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.

                         

                                                                     (Theo Ngọc Giao)

 

 

 

 

 

 

          II. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh vào đáp án đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra ( 7 điểm).

Câu 1: (0,5 điểm). Con chim họa mi từ đâu bay đến ?

A. Từ phương Bắc.                  B. Từ phương Nam.

C. Từ trên rừng.                       D. Không rõ từ phương nào.

 

Câu 2: (0,5 điểm). Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào?

A. Trong trẻo, réo rắt.            B. Êm đềm, rộn rã.

C. Lảnh lót, ngân nga.             D. Buồn bã, nỉ non.

 

Câu 3: (0,5 điểm). Chú chim họa mi được tác giả ví như ai ?

A. Nhạc sĩ tài ba.                 B. Nhạc sĩ giang hồ.

C. Ca sĩ tài ba.                       D. Ca sĩ giang hồ.

 

Câu 4: (0,5 điểm). Hãy miêu tả lại cách ngủ của chim họa mi?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 5: (1,0 điểm). Vì sao buổi sáng con chim họa mi lại kéo dài cổ ra mà hót ?

A. Vì nó muốn khoe khoang giọng hót của mình.

B. Vì nó muốn đánh thức muôn loài thức dậy.

C. Vì nó muốn luyện cho giọng hay hơn.

D. Vì nó muốn các bạn xa gần lắng nghe.

 

Câu 6: (1,0 điểm). Nội dung chính của bài văn trên là gì?

……………………………………………………………………………………………...………………………………………………………………………………………………...…………………………………………………………………………………

Câu 7: (0,5 điểm). Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ tĩnh mịch?

A. rộn rã                                B. thanh vắng

C. ầm ầm                         D. lành lạnh

 

Câu 8: (0,5 điểm). Dấu phẩy trong câu: “Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.” 

A.

Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

B.

Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

C.

Ngăn cách các vế trong câu ghép.

D.

Ngăn cách các vế trong câu đơn.

 

 

 

Câu 9: (1,0 điểm). Hai câu: “Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.” được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Liên kết bằng cách lặp từ ngữ.

          B. Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ.

C. Liên kết bằng từ ngữ nối.

 

Câu 10: (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ, vị ngữ  trong câu văn sau:

 

      Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0
14 tháng 4 2022

c

14 tháng 4 2022

C

Hòn đá và chim ưngTrên đỉnh ngọn núi cao ngất trời, chim ưng làm tổ. Nó thường đứng cạnh một hòn đá, nhìn những dải mây xa và nhìn xuống biển xanh vời tít tắp dưới sâu. Trò chuyện với chim ưng chỉ có tiếng gió hú qua các khe đá và sóng biển trầm trầm vọng đến.Bỗng một hôm, hòn đá cất tiếng:- Hỡi chim ưng, ta cao không kém gì ngươi, nhưng ra đứng trên cao mãi cũng chán. Ta muốn cùng ngươi thi bay xuống dưới...
Đọc tiếp

Hòn đá và chim ưng
Trên đỉnh ngọn núi cao ngất trời, chim ưng làm tổ. Nó thường đứng cạnh một hòn đá, nhìn những dải mây xa và nhìn xuống biển xanh vời tít tắp dưới sâu. Trò chuyện với chim ưng chỉ có tiếng gió hú qua các khe đá và sóng biển trầm trầm vọng đến.
Bỗng một hôm, hòn đá cất tiếng:
- Hỡi chim ưng, ta cao không kém gì ngươi, nhưng ra đứng trên cao mãi cũng chán. Ta muốn cùng ngươi thi bay xuống dưới sâu kia xem ai tới trước.
Chim ưng kinh ngạc hỏi:
- Đá không có cánh, làm sao bay được?
- Được chứ! Ta chỉ nhờ ngươi đẩy mạnh cho ta lao xuống rồi tự ta biết cách bay tiếp để thi tài với ngươi.
Chim ưng lưỡng lự. Hòn đá khích:
- Chẳng lẽ dòng giống ngươi thượng võ là thế mà lại từ chối giúp người khác sao?
Sau một lúc phân vân, chim ưng áp sát thân mình rắn chắc vào hòn đá, ra sức đẩy về phía trước. Hòn đá từ từ chuyển động, lăn cộc cộc vài bước khô khốc, nó reo lên:
- A, ta sắp bay rồi! Nào ngươi hãy cất cánh cùng ta!
Vút một cái, hòn đá nhào xuống như luồng đạn bắn, xé gió rít lên kiêu hãnh. Chim ưng bay vút, nhưng không sao theo kịp hòn đá. Bị loá mắt vì biển phản chiếu ánh mặt trời, chim ưng dang cánh vọt ngang, vừa bay vừa la lớn:
- Cất cánh bay lên! Cất cánh bay lên! Biển! Biển!
Hòn đá như không nghe thấy, không nhìn thấy, cứ vun vút nhào tới. Một tiếng “ùm” dữ dội, nước biển toé lên. Thế là hết!
Chiều hôm ấy, bay về tổ trên núi cao, thấy vắng bóng hòn đá bạn bè, chim ưng ân hận mãi. Còn hòn đá, nằm sâu dưới đáy biển lạnh và tối mịt, thoạt đầu nó rất tự đắc là đã thắng chim ưng nhưng sau đó nó hoảng sợ, muốn trở về ngọn núi mẹ yêu quý mà không thể được.
Theo Vũ Tú Nam

Câu 1. Chim ưng và hòn đá ở đâu? *

A. Trên đỉnh ngọn núi cao ngất cạnh bờ biển

B.Trên ngọn núi có những dải mây bay phía dưới

C. Trong tổ, trên một ngọn cây cao ngất

Câu 2. Trò chuyện với chim ưng có: *

A. Gió và sóng biển

B. Hòn đá, sóng biển

C. Mây, sóng

Câu 3. Hòn đá đề nghị chim ưng điều gì? *

A. Đẩy nó để nó lăn xuống biển

B. Cùng nó bay xuống biển xanh

C. Bay thi xuống biển với nó

4
1 tháng 4 2022

giúp mình với

 

1 tháng 4 2022

Câu 1:A

Câu2:B

Câu3:B

Hòn đá và chim ưngTrên đỉnh ngọn núi cao ngất trời, chim ưng làm tổ. Nó thường đứng cạnh một hòn đá, nhìn những dải mây xa và nhìn xuống biển xanh vời tít tắp dưới sâu. Trò chuyện với chim ưng chỉ có tiếng gió hú qua các khe đá và sóng biển trầm trầm vọng đến.Bỗng một hôm, hòn đá cất tiếng:- Hỡi chim ưng, ta cao không kém gì ngươi, nhưng ra đứng trên cao mãi cũng chán. Ta muốn cùng ngươi thi bay xuống dưới...
Đọc tiếp

Hòn đá và chim ưng
Trên đỉnh ngọn núi cao ngất trời, chim ưng làm tổ. Nó thường đứng cạnh một hòn đá, nhìn những dải mây xa và nhìn xuống biển xanh vời tít tắp dưới sâu. Trò chuyện với chim ưng chỉ có tiếng gió hú qua các khe đá và sóng biển trầm trầm vọng đến.
Bỗng một hôm, hòn đá cất tiếng:
- Hỡi chim ưng, ta cao không kém gì ngươi, nhưng ra đứng trên cao mãi cũng chán. Ta muốn cùng ngươi thi bay xuống dưới sâu kia xem ai tới trước.
Chim ưng kinh ngạc hỏi:
- Đá không có cánh, làm sao bay được?
- Được chứ! Ta chỉ nhờ ngươi đẩy mạnh cho ta lao xuống rồi tự ta biết cách bay tiếp để thi tài với ngươi.
Chim ưng lưỡng lự. Hòn đá khích:
- Chẳng lẽ dòng giống ngươi thượng võ là thế mà lại từ chối giúp người khác sao?
Sau một lúc phân vân, chim ưng áp sát thân mình rắn chắc vào hòn đá, ra sức đẩy về phía trước. Hòn đá từ từ chuyển động, lăn cộc cộc vài bước khô khốc, nó reo lên:
- A, ta sắp bay rồi! Nào ngươi hãy cất cánh cùng ta!
Vút một cái, hòn đá nhào xuống như luồng đạn bắn, xé gió rít lên kiêu hãnh. Chim ưng bay vút, nhưng không sao theo kịp hòn đá. Bị loá mắt vì biển phản chiếu ánh mặt trời, chim ưng dang cánh vọt ngang, vừa bay vừa la lớn:
- Cất cánh bay lên! Cất cánh bay lên! Biển! Biển!
Hòn đá như không nghe thấy, không nhìn thấy, cứ vun vút nhào tới. Một tiếng “ùm” dữ dội, nước biển toé lên. Thế là hết!
Chiều hôm ấy, bay về tổ trên núi cao, thấy vắng bóng hòn đá bạn bè, chim ưng ân hận mãi. Còn hòn đá, nằm sâu dưới đáy biển lạnh và tối mịt, thoạt đầu nó rất tự đắc là đã thắng chim ưng nhưng sau đó nó hoảng sợ, muốn trở về ngọn núi mẹ yêu quý mà không thể được.
Theo Vũ Tú Nam

Câu 4. Tâm trạng của hòn đá và chim ưng sau cuộc “thi bay” xuống biển như thế nào? *

A. Hòn đá sung sướng vì thắng cuộc, chim ưng buồn rầu vì thua cuộc

B. Hòn đá sung sướng vì nó biết bay, chim ưng vui vì đã giúp bạn

C. Cả hai đều buồn, chim ưng mất một người bạn, hòn đá phải nằm nơi tối tăm

Câu 5. Qua câu chuyện, tác giả muốn khuyên chúng ta điều gì? *

A. Phải biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè

B. Phải biết trò chuyện hỏi thăm bạn bè

C. Cần suy nghĩ kĩ trước khi hành động để không phải ân hận.

Câu 6. Trạng ngữ trong câu “Sau một lúc phân vân, chim ưng áp sát thân mình rắn chắc vào hòn đá, ra sức đẩy về phía trước.” là: *

A. Sau một lúc phân vân

B. Sau một lúc phân vân, hòn đá

C. Sau một lúc phân vân, hòn đá, phía trước

3
1 tháng 4 2022

giúp với 

 

1 tháng 4 2022

Câu 5:C

Câu 6:A