K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Vệ sinh chuồng trại định kì
-  Xử lí chất thải chăn nuôi đúng cách

6 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Thực hiện vệ sinh chăn nuôi thường xuyên: Vệ sinh định kỳ chăn nuôi, thường xuyên vệ sinh đồ dung, sát trùng trang thiết bị và nơi ở động vật để giảm bớt sự lây lan của bệnh tật.
- Giám sát sức khỏe động vật: Thực hiện kiểm tra sức khỏe thường xuyên cho động vật nuôi để phát hiện sớm bệnh tật, điều trị kịp thời và tránh lây lan sang con người. Giám sát quy trình sản xuất:
- Giám sát quy trình sản xuất của các sản phẩm từ động vật nuôi như thịt, trứng, sữa, để đảm bảo quy trình sản xuất đúng quy định, an toàn cho sức khỏe con người.
- Sử dụng các thiết bị bảo hộ: Đảm bảo nhân viên thực hiện chăn nuôi sử dụng đầy đủ các thiết bị bảo hộ như khẩu trang, găng tay, kính bảo hộ khi thực hiện công việc để giảm thiểu rủi ro lây nhiễm.

5 tháng 8 2023

- Vệ sinh chuồng trại và các thiết bị, ăn uống của vật nuôi.

- Đảm bảo nguồn ăn cho vật nuôi an toàn

- Chú ý trạng thái của vật nuôi hằng ngày qua các biểu hiện

- Cách ly vật nuôi có biểu hiện bất thường để theo dõi và báo cáo người phụ trách (nếu có). Nếu vật nuôi chết, đưa ngay xác vật nuôi ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý tuỳ từng loại bệnh.

- Tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại, không đưa vật nuôi ốm, chết và các chất thải của chúng ra môi trường khi chưa xử lý.

25 tháng 8 2023

* Ý nghĩa của việc đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi: tạo môi trường sạch sẽ, an toàn cho cả con người và vật nuôi, là giải pháp quan trọng để phòng bệnh cho vật nuôi, phòng bệnh lây truyền giữa động vật và con người, làm giảm các tác động xấu của chăn nuôi đến môi trường, là chìa khóa cho sự phát triển chăn nuôi bền vững.

* Đề xuất một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi:

- Những việc nên làm:

+ Quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối đi, khơi thông rãnh thoát phân, nước thải.

+ Vệ sinh khử trùng sau khi kết thúc đợt nuôi và trước khi bắt đầu đợt nuôi mới.

+ Hàng năm định kì quét vôi, vệ sinh và tẩy uế chuồng trại.

- Những việc không nên làm:

+ Không xử lí chất thải thường xuyên

+ Không quan tâm đến việc quy hoạch chăn nuôi.

25 tháng 8 2023

Đề xuất biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong hoạt động chăn nuôi ở gia đình, địa phương em:

+ Chuồng trại được vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, diệt mầm bệnh.

+ Dụng cụ được vệ sinh trước khi đưa vào sử dụng.

+ Con giống đảm bảo chất lượng, không mang mầm bệnh.

+ Thức ăn đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, nước uống sạch

+ Vật nuôi khỏe mạnh, không mang mầm bệnh truyền nhiễm.

 

25 tháng 8 2023

Đề xuất biện pháp phù hợp để hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi tại gia đình và địa phương em:

+ Quy hoạch khu chăn nuôi và xây dựng hệ thống chuồng trại tốt: hạn chế lây lan dịch bệnh và ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe cộng đồng; giảm phát thải và sử dụng tối đa chất thải ngay trong trang trại.

+ Áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi: đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường chăn nuôi theo quy định.

+ Công tác vệ sinh, khử trùng chuồng trại: giảm thiểu ô nhiễm cho chăn nuôi, hạn chế tối đa sự phát triển của mầm bệnh, tạo tiểu khí hậu tốt cho sức khỏe vật nuôi, giảm thiểu ảnh hưởng của chất thải ra môi trường.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:
Kiểm soát bên trong và bên ngoài trang trại
Quản lí nước thải
Quản lí phân, chất thải rắn

25 tháng 8 2023

- Các phương pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi:

   + Vệ sinh khu vực chuồng trại: Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ.

   + Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi:

    • Thu gom chất thải triệt để và sớm nhất có thể.

    • Thu phân để ủ làm bón phân hữu cơ.

    • Xây hầm biogas để xử lí chất thải cho trại chăn nuôi.

- Vai trò của nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi: Vai trò rất quan trọng, có ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi.

   + Vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt sẽ phát triển, tăng khối lượng, kích thước cơ thể và có sức khoẻ, sức đề kháng.

   + Tiêm phòng hoặc cho uống đầy đủ các loại vaccine, giữ vệ sinh thân thể và vệ sinh chuồng trại, giúp đàn vật nuôi phỏng ngừa được bệnh dịch. 

   + Điều trị đúng bệnh và kịp thời giúp đàn vật nuôi luôn khoẻ mạnh, phát triển tốt.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:
loading...
 

25 tháng 8 2023

Khi quan sát quá trình nuôi gà đẻ trứng ở gia đình, em nhận thấy có một số điểm cần lưu ý như sau:

- Chuồng nuôi gà không được bố trí ổ đẻ. Do đó cần bổ sung ổ đẻ cho gà.

- Thức ăn cho gà không được cung cấp calcium. Do đó, cần cung cấp thêm bột vỏ trứng, vỏ hến để gà ăn tự nhiên.

- Quá trình chăm sóc chưa chú trọng đến máng ăn, máng uống. Yêu cầu cần vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống để phòng tránh dịch bệnh.