Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tăng trưởng kinh tế nhanh ở Việt Nam diễn ra trong suốt thập niên 90 và những năm đầu thập niên 2000 đã đem đến những kết quả ngoạn mục về giảm nghèo. Tuy nhiên trong giai đoạn này, sự giảm nghèo của nhóm đồng bào dân tộc thiểu số diễn ra với tốc độ chậm hơn. Nghèo, tuổi thọ, tình trạng dinh dưỡng và những chỉ số đo mức sống khác của nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn ở mức thấp dù có rất nhiều chính sách đã được đưa vào thực hiện nhằm hỗ trợ các nhóm dân tộc này. Ở Việt Nam có 54 nhóm dân tộc sinh sống, trong đó người Kinh chiếm tới gần 87%. Trừ người Hoa, người Khơ-me và người Chăm, 50 nhóm dân tộc còn lại chủ yếu sinh sống ở vùng nông thôn hoặc miền núi xa xôi và chịu những bất lợi về xã hội và kinh tế ở những mức độ khác nhau. Tỉ lệ nghèo của nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số cao hơn 4,5 lần so với đồng bào người Kinh và Hoa. Nhóm đồng bào dân tộc thiểu số cũng có tỉ lệ suy dinh dưỡng, mù chữ và bệnh tật cao hơn. Tuy chỉ chiếm 1/8 số dân cả nước, song các dân tộc thiểu số chiếm đến 40% tổng số người nghèo năm 2004. Một số cơ quan chính phủ dự báo rằng đến năm 2010, đồng bào dân tộc thiểu số sẽ chiếm hơn một nửa số người nghèo của Việt Nam.
Ảnh hưởng:
+ Kinh tế: tốc độ phát triển chậm.
+ Xã hội: lao động - việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, giao thông... bị quá tải khiến đời sống người dân chậm được nâng cao.
Cần làm:
Thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình để làm giảm việc gia tăng dân số tự nhiên.
Đặc điểm và sự phân bố các dân tộc ở Việt Nam:
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc khác nhau. Tuy nhiên, dân tộc Kinh chiếm phần lớn dân số, chiếm khoảng 85-90% dân số tổng cộng. Các dân tộc thiểu số khác bao gồm: Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng, H'Mông, Dao, và nhiều dân tộc khác. Đặc điểm của các dân tộc này bao gồm văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ, và trang phục riêng biệt. Các dân tộc thiểu số thường tập trung ở vùng núi và miền núi hẻo lánh, trong khi dân tộc Kinh phân bố rộng rãi trên toàn quốc, chủ yếu ở vùng đồng bằng và các thành phố lớn.
Đặc điểm về tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam và sự phân bố dân cư:
- Tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam đã trải qua các giai đoạn khác nhau. Trong thập kỷ gần đây, tỷ lệ tăng dân số đã giảm đi do các chính sách hạn chế sự sinh sản. Tuy nhiên, dân số vẫn đang tiếp tục tăng, và Việt Nam là một trong các quốc gia có dân số trẻ đông và gia tăng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á.
- Sự phân bố dân cư ở Việt Nam có sự chênh lệch giữa các vùng miền. Miền Bắc và miền Trung thường có dân số thưa thớt hơn so với miền Nam. Các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dân số đông đúc hơn so với các vùng quê. Sự chênh lệch này đặc biệt rõ rệt trong việc phát triển kinh tế, với các khu vực đô thị phát triển mạnh mẽ, trong khi vùng nông thôn vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.
Thuận lợi:
- Tài nguyên biển phong phú: Các đảo và quần đảo có thể cung cấp nguồn tài nguyên biển đa dạng như cá, hải sản, dầu khí, khoáng sản, và năng lượng tái tạo như gió và mặt trời.
- Du lịch và nguồn thu từ biển: Các đảo và quần đảo có thể thu hút du khách bằng cảnh quan đẹp, bãi biển và hoạt động du lịch biển, đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương.
- Vùng biển chiến lược: Vị trí địa lý của các đảo và quần đảo có thể mang lại lợi thế chiến lược trong việc kiểm soát tuyến biển, giao thương và an ninh khu vực.
Khó khăn:
- Giao thông và giao thương: Việc kết nối các đảo và quần đảo với đất liền và với nhau có thể gặp khó khăn do hạn chế về hạ tầng giao thông và vận tải biển.
- Quản lý và phát triển kinh tế: Việc quản lý và phát triển kinh tế trên các đảo và quần đảo đòi hỏi sự đầu tư lớn vào hạ tầng, công nghệ và nguồn nhân lực, đồng thời phải đối mặt với các rủi ro tự nhiên như bão, sóng thần và biến đổi khí hậu.
- An ninh biển: Bảo vệ an ninh quốc phòng trên các đảo và quần đảo đòi hỏi sự tập trung lực lượng và tài nguyên để đảm bảo an toàn và ngăn chặn các hoạt động phi pháp trên biển.
Việc nước ta có nhiều đảo và quần đảo có cả những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế và giữ vững an ninh quốc phòng
+ VỀ KT: các đảo, quần đảo có thể mang lại nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế của Việt Nam vì nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ,có thể khai thác các ngành kinh tế như đánh bắt thủy sản, du lịch biển, khai thác dầu khí và đá quý, đồng thời cũng có thể tạo ra các công ăn việc làm cho người dân địa phương. Hơn nữa, các đảo và quần đảo còn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế biển của Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cả nước.
Khó Khăn:
Các đảo và quần đảo cũng đối mặt với nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế. Vì địa hình và điều kiện tự nhiên khó khăn, việc vận chuyển hàng hóa và người dân đến các đảo và quần đảo là rất khó khăn. Gây ra nhiều khó khăn trong việc phát triển các ngành kinh tế và gây cản trở cho sự phát triển kinh tế của các đảo và quần đảo.
+ Về mặt ANQP :Các đảo và quần đảo có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Việc giữ vững an ninh quốc phòng trên các đảo và quần đảo là rất quan trọng để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền của Việt Nam. Vì các đảo và quần đảo cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường an ninh và phòng thủ ở vùng biển, đảm bảo an toàn cho các tuyến đường hàng hải và giữ vững bình yên trên biển đảo.
Khó Khăn:
Việc duy trì an ninh quốc phòng trên các đảo và quần đảo cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Chủ yếu là do địa hình khó khăn và xa trung tâm, việc triển khai các lực lượng quân sự và cơ quan chức năng cũng rất khó khăn. Điều này đòi hỏi sự đầu tư lớn và phải đảm bảo an toàn cho các nhân viên và quân sự tại các đảo và quần đảo.
=>>> Các đảo và quần đảo của Việt Nam có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và giữ vững an ninh quốc phòng. Việc khai thác các nguồn tài nguyên và phát triển kinh tế trên các đảo và quần đảo là cần thiết, đồng thời cũng cần đảm bảo an ninh và chủ quyền của Việt Nam trên biển đảo.
a) Thuận lợi và khó khăn gcủa cơ cấu dân số theo độ tuổi với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta:
+ Thuận lợi:
- Nguồn lao động đông.
- Nguồn bổ sung lao động lớn.
-> Có lợi thế trong phát triển các ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động và thu hút đầu tư nước ngoài
+ Khó khăn:
Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, cơ cấu dân số trên làm hạn chế cho việc:
- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư (thu nhập theo đầu người, giáo dục, y tế, tuổi thọ…).
- Giải quyết việc làm, nhà ở, an ninh xã hội.
- Bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững…
b) Biện pháp khắc phục những khó khăn:
- Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động
Sinh đẻ có kế hoạch, nâng cao ý thức về chính sách dân số trong cộng đồng dân cư nhằm giảm tỉ lệ sinh, giảm tốc độ tăng dân số.
- Phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước, đẩy maanhj chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tạo việc làm và thu nhập, cải thiện mức sống dân cư.
- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các hình thức giáo dục dân số.
tham khảo:
+ Thuận lợi:
Khoáng sản: địa hình đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh:đồng,chì,thiếc... nguồn gốc ngoại sinh:boxit,apatit,đá vôi... là nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành công nghiệp.
Rừng, đất trồng: Rừng giàu có về thành phần động vật, thực vật nhiều loài quý hiếm,cao nguyên, thung lũng tạo điều kiện hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả,chăn nuôi phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến, tiêu dùng...
Đất trồng: đất vùng bán bình nguyên, trung du trồng cây công nghiệp, ăn quả, lương thực
Thủy năng: Sông ngòi có tiềm năng thủy điện lớn
Du lịch: Miền núi có điều kiện để phát triển du lịch: tham quan nghỉ dưỡng, sinh thái
+ Hạn chế:
Địa hình đồi núi gây trở ngại cho dân sinh phát triển kinh tế-xã hội
Địa hình bị chia cắt mạnh lắm sông suối,hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại giao thông
Khai thác tài nguyên giao lưu kinh tế các vùng khó khăn
Thiên tai: mưa nhiều, độ dốc lớn, lũ nguồn, lũ quét,xói mòn...
các đứt gãy sâu có nguy cơ động đất
lốc, mưa đá, sương muối, rét hại tác hại lớn đời sống dân cư, sản xuất...
- Thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số theo độ tuổi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:
+ Thuận lợi: Do có cơ cấu dân số trẻ, nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, trợ lực cho phát triển kinh tế ...
+ Khó khăn: gây sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm, tài nguyên, môi trường, giáo dục, ý tế ...
- Biện pháp:
+ Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
+ Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các ngành, các vùng.
+ Phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở đô thị, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
+ Tăng cường đầu tư giáo dục – đào tạo cho lớp trẻ để nâng cao chất lượng nguồn lao động. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm.