K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

cây có rễ thân cành và lá, rễ hút nước và các khoáng chất ở duới đất ** gúp cây phát trển,thân và cành vận chuyển các chât lên lá, lá gặp ánh năng mặt trời, nhận cac bon ních nhả o xy,sư liên quan đến nhau giúp cây phát triển và ra hoa, lá..

9 tháng 1 2019

Trong hoạt động sống của cây các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng. Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan khác và toàn bộ cây.



Trong vườn cây có múi người ta thường thả kiến đỏ vào sống. Kiến đỏ này đuổi được loài kiến hôi (chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non. Nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho kiến hôi ăn). Đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Hãy cho biết mối quan hệ giữa: 1. Quan hệ giữa rệp cây và cây có múi         2. Quan hệ giữa rệp cây và...
Đọc tiếp

Trong vườn cây có múi người ta thường thả kiến đỏ vào sống. Kiến đỏ này đuổi được loài kiến hôi (chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non. Nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho kiến hôi ăn). Đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Hãy cho biết mối quan hệ giữa:

1. Quan hệ giữa rệp cây và cây có múi         2. Quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi

3. Quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi              4. Quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây

Câu trả lời theo thứ tự sau:

A. 1. Quan hệ hỗ trợ; 2. Hội sinh; 3. Cạnh tranh; 4. Động vật ăn thịt - con mồi.

B. 1. Quan hệ hỗ trợ; 2. Hợp tác; 3. Cạnh tranh; 4. Động vật ăn thịt - con mồi.

C. 1. Quan hệ kí sinh; 2. Hợp tác; 3. Cạnh tranh; 4. Động vật ăn thịt - con mồi.

D. 1. Quan hệ kí sinh; 2. Hội sinh; 3. Động vật ăn thịt - con mồi; 4. Cạnh tranh.

1
27 tháng 1 2019

Quần xã: Kiến đỏ đuổi kiến hôi, tiêu diệt sâu và rệp cây.

Kiến hôi đưa rệp lên chồi non.

Rệp lấy nhựa cây và thải ra đường cho kiến hôi ăn.

Như vậy:

1. quan hệ giữa rệp cây và cây có múi à quan hệ kí sinh - vật chủ   đối kháng.

2. quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi à  quan hệ hợp tác  hỗ trợ.

3. quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi à quan hệ cạnh tranh khác loài  đối kháng.

4. quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây à  quan hệ vật ăn thịt  - con mồi  đối kháng.

Vậy: C đúng

22 tháng 9 2018
 
  Quần thể Quần xã Hệ sinh thái
Khái niệm Bao gồm những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định, giao phối tự do với nhau tạo ra thế hệ mới. Bao gồm những quần thể thuộc các loài khác nhau, cùng sống một không gian xác định, có mối quan hệ sinh thái mật thiết với nhau. Bao gồm quần xã và khu vực sống (sinh cảnh) của nó, trong đó các sinh vật luôn có sự tương tác lẫn nhau và với các nhân tố không sống tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Đặc điểm

- Các cá thể có mối quan hệ sinh thái hỗ trợ hoặc cạnh tranh. Số lượng cá thể được điều chỉnh ở mức cân bằng phù hợp với điều kiện môi trường sống khi mức sinh sản bằng mức tử vong cộng với phát tán.

- Quần thể không tăng trưởng theo tiềm năng lí thuyết do:Sức sinh sản thường không phải lúc nào cũng lớn và điều kiện ngoại cảnh thường không phải lúc nào cũng thuận lợi cho quần thể (thức ăn, nơi ở. dịch bệnh,...).

- Gồm các đặc trưng về phân loại loài và phân bố cá thể trong không gian.

- Các mỗi quan hệ hỗ trợ (cộng sinh, hợp tác, hội sinh) và các mỗi quan hệ đối kháng (cạnh tranh, kí sinh…)

- Có 2 thành phần cấu trúc: thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh.

- Các kiểu hệ sinh thái: Hệ sinh thái tự nhiên (trên cạn và dưới nước) và hệ sinh thái nhân tạo.

- Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là sử dụng vừa phải, không khai thác quá mức đồng thời cải tạo tài nguyên thiên nhiên và tìm thay thế các nguồn tài nguyên khác.

28 tháng 4 2017

Bài 4. Trong các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, có loài có lợi, có loài có hại. Hãy xếp theo thứ tự từ 1 cho tới hết các mối quan hệ theo nguyên tắc sau:

- Mối quan hệ chỉ có loài có lợi xếp trước.

- Mối quan hệ có loài bị hại xếp sau, loài càng bị hại nhiều càng xếp về sau.

Trả lời:

Xếp thứ tự các mối quan hệ giữa các loài sinh vật:

- Cộng sinh, hợp tác, hội sinh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, cạnh tranh, sinh vật ăn sinh vật khác.

(Ghi chú: Sự sắp xếp trên có thể thay đổi trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ trong một số trường hợp ức chế cảm nhiễm có thể đứng trước cạnh tranh).


26 tháng 4 2017

Trả lời:

Xếp thứ tự các mối quan hệ giữa các loài sinh vật:

- Cộng sinh, hợp tác, hội sinh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, cạnh tranh, sinh vật ăn sinh vật khác.

(Ghi chú: Sự sắp xếp trên có thể thay đổi trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ trong một số trường hợp ức chế cảm nhiễm có thể đứng trước cạnh tranh).

18 tháng 12 2019

14 tháng 4 2019

Đáp án C

(1) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm. à ức chế cảm nhiễm (1 loài có hại)

(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. à kí sinh – vật chủ (1 loài bị hại)

(3) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn. à hội sinh (1 loài có lợi, 1 loài ko lợi ko hại)

(4) Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng. à kí sinh (1 loài bị hại)

(5) Trùng roi sống trong ruột mối. à kí sinh (cả 2 loài có lợi)

1 tháng 2 2017

Đáp án B

(1) Cộng sinh là mối quan hệ chặt chẽ giữa hai loài và các loài cùng có lợi à đúng

(2) Trong các quan hệ đối kháng, không có loài nào được lợi à sai

(3) Phong lan bám trên cây gỗ là quan hệ kí sinh à sai, đây là quan hệ hội sinh.

(4) Trong các quan hệ hỗ trợ khác loài, có ít nhất 1 loài được lợi, không có loài nào bị hại. à đúng

2 tháng 9 2019

Đáp án : 

Ta có trình tự: (2): cả hai loài đều có lợi → (3) 1 loài có lợi, 1 loài không có lợi→(5) 1 loài có lợi, 1 loài bị hại →(1) 1 loài không có lợi, 1 loài bị hại → hai loài đều bị hại.

Đáp án cần chọn là: C

15 tháng 1 2018

Đáp án C

Ta có trình tự: (2): cả hai loài đều có lợi → (3) 1 loài có lợi, 1 loài không có lợi→(5) 1 loài có lợi, 1 loài bị hại →(1) 1 loài không có lợi, 1 loài bị hại →(4) hai loài đều bị hại (cạnh tranh nguồn thức ăn)

10 tháng 7 2019

(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá sống trong cùng môi trường à  là quan hệ ức chế - cảm nhiễm   quan hệ đối kháng.

(2) Cây tầm gửi sống bám trên thân các cây gỗ trong rừng à  là quan hệ kí sinh - vật chủ  quan hệ đối kháng.

(3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng à là quan hệ hội sinh quan hệ hỗ trợ.

(4) Vi khuẩn Rhizobium sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu à  là quan hệ cộng sinh  quan hệ hỗ trợ.

Vậy: D đúng