Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố thì tính phi kim của các nguyên tố biến thiên cùng chiều với độ âm điện của chúng.
- Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử các nguyên tố:
+ Bán kính: xu hướng giảm dần do điện tích tăng dần nên hạt nhân sẽ hút electron lớp ngoài cùng mạnh hơn.
+ Tính kim loại có xu hướng giảm dần còn tính phi kim có xu hướng tăng dần. Do lực hút của hạt nhân tới electron hóa trị tăng, làm giảm khả năng nhường electron của nguyên tố.
+ Độ âm điện: xu hướng tăng dần do điện tích hạt nhân tăng lên, bán kính nguyên tử giảm dần nên khả năng hút cặp e liên kết càng mạnh.
- Trong một nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử các nguyên tố:
+ Bán kính: xu hướng tăng dần do số lớp electron tăng dần.
+ Tính kim loại có xu hướng tăng dần còn tính phi kim có xu hướng giảm dần.. Do lực hút của hạt nhân tới electron hóa trị giảm dần, làm tăng khả năng nhường electron.
+ Độ âm điện: xu hướng giảm dần do theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, lực hút của hạt nhân tới cặp electron liên kết giảm.
Ghi chú: Các quy luật về xu hướng biến đổi bán kinh, tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm chỉ áp dụng cho nguyên tố nhóm A.
a) Fr là kim loại mạnh nhất. F là phi kim mạnh nhất.
b) Các kim loại được phâ bố ở khu vực bên trái trong bảng tuần hoàn.
c) Các phi kim được phân bố ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.
d) Nhóm IA gồm những kim loại mạnh nhất. Nhóm VIIA gồm những phi kim mạnh nhất.
e) Các khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.
Trong cùng một chu kì, tính phi kim của các nguyên tố tăng dần từ trái sang phải.
Trong cùng một nhóm (nhóm A) tính phi kim của các nguyên tố giảm dần từ trên xuống dưới.
Tính kim loại biến thiên ngược chiều với tính phi kim.
IA gồm những kim loại mạnh nhất. Nhóm VIIA gồm những phi kim mạnh nhất.
Các phi kim được phân bố ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.