Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Trong nước :
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào Việt Nam tồn tại cùng với quan hệ sản xuất phong kiến. Bên cạnh các giai cấp cũ, các lực lượng xã hội mới ra dời như công nhân, tư sản, tiểu tư sản với những hệ tư tưởng mới.
— Một bộ phận ưu tú trong hàng ngũ trí thức phong kiến sớm tiếp xúc với tư tưởng mới bên ngoài đã nhận ra những hạn chế của hệ tư tưởng phong kiến.
— Tân thư, tân báo được đưa vào Việt Nam, truyền bá, cổ vũ tư tưởng dân chủ tư sản.
* Thế giới, khu vực :
- Cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản (năm 1868) đã khiến Nhật Bản trở thành một nước tư bản phát triển.
- Cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc thành công. Nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới : dân chủ tư sản.
khuynh hướng mới này là theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
Nó nảy sinh trong hoàn cảnh:
1.Mọi phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản và phong kiến ( phong trào Cần Vương )đều đi đến thất bại.CM Việt Nam cần có một con đường mới.
2.Tác động của phong trào cách mạng thế giới ảnh hưởng đến phong trào cách mạng VN ( Cm Nhật Bản, Cm Trung Quốc), do vậy một trào lưu tư tưởng mới đã được truyền bá vào Việt NAm thông qua các TÂn văn, tân thư, tân báo .....đó là tư tưởng dân chủ tư sản.
Bối cảnh nảy sinh khuynh hướng mới trong phong trào vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX:
- Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản, đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.
- Đúng lúc này, các sách Tân thư, Tân báo do Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu viết được đưa vào Việt Nam đã cổ vũ các sĩ phu tiên tiến hướng theo lý tưởng cuộc vận động Duy tân của Trung Quốc, cuộc Duy tân Minh Trị, vào con đường cách mạng tư sản. Đầu thế kỷ XX, một phong trào yêu nước mới ở nước ta nảy sinh theo khuynh hướng dân chủ tư sản, tiêu biểu là Phan Bội Châu – người lãnh đạo xu hướng bạo động và Phan Châu Trinh – người lãnh đạo xu hướng cải cách.
* Bối cảnh lịch sử nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới đầu thế kỉ XX:
- Bối cảnh trong nước:
+ Sau khi phong trào Cần vương thất bại, con đường cứu nước dưới ngọn cờ phong kiến không còn phù hợp nữa, yêu cầu đặt ra là phải tìm một con đường cứu nước mới.
+ Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt nam. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, cơ cấu kinh tế Việt Nam có nhiều biến đổi. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào nước ta, bên cạnh nền sản xuất phong kiến lạc hậu. Sự biến đổi này là cơ sở kinh tế bên trong cho sự tiếp thu khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản từ bên ngoài dội vào.
+ Cơ cấu xã hội Việt Nam cũng có sự thay đổi với sự xuất hiện của các giai cấp, tầng lớp mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản. Các sĩ phu Nho học Việt Nam thời kì này cũng có sự chuyển biến về tư tưởng chính trị, tư duy kinh tế… Tất cả sự biến đổi này là cơ sở xã hội bên trong cho sự tiếp thu khuynh hướng cứu nước mới.
- Tác động từ bên ngoài:
+ Từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, tình hình chính trị thế giới, mà trước hết là từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc đã tác động đến Việt Nam.
+ Phong trào cải cách chính trị - văn hóa ở Trung Quốc, gắn liền với nhân vật Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, tư tưởng của Cách mạng Pháp với những tác phẩm của Ru-xô, Monong-te-xki-ơ, Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc… đã tác động đến tư tưởng của các sĩ phu Việt Nam.
+ Đặc biệt, Nhật Bản sau 30 năm tiến hành Duy tân Minh Trị đã trở thành một cường quốc, đánh bại cả nước Nga (1905). Các sĩ phu Việt Nam nhận thấy muốn đất nước phát triển thì phải Duy tân theo Nhật Bản.
* Những đặc điểm mới của phong trào đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX:
- Về mục tiêu: Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX nhằm chống thực dân Pháp giành độc lập, thiết lập trở lại chế độ phong kiến, còn phong trào đầu thế kỉ XX cũng nhằm chống thực dân Pháp, nhưng gắn với cải biến xã hội theo hướng tư bản chủ nghĩa.
- Về tư tưởng: Phong trào cuối thế kỉ XIX theo hệ tư tưởng phong kiến, còn phong trào đầu thế kỉ XX có khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Lãnh đạo: Phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu, văn thân có tư tưởng trung quân ái quốc, còn lãnh đạo phong trào đầu thế kỉ XX là những sĩ phu thức thời có tư tưởng tiến bộ.
- Lực lượng tham gia: Phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu có tư tưởng trung quân ái quốc và nông dân, còn phong trào đầu thế kỉ XX gồm những sĩ phu tiến bộ, nông dân, công nhân, tư sản, tiểu tư sản…
- Về hình thức đấu tranh: Phong trào cuối thế kỉ XIX chỉ tiến hành khởi nghĩa vũ trang, phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú theo hai xu hướng bạo động và cải cách; kết hợp nhiều biện pháp như: tuyên truyền vận động đoàn kết, chuẩn bị thực lực, tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài, vận động cải cách, mở mang và nâng cao dân trí, dân quyền, xúc tiến chuẩn bị võ trang bạo động.
- Quy mô: Phong trào cuối thế kỉ XIX diễn ra trên một địa bàn có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ đấu tranh vũ trang. Phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra trên địa bàn rộng lớn, ở cả trong và ngoài nước, với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân.
* Nguyên nhân nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới trong phong tào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX.
- Phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX thất bại, đã đặt ra yêu cầu phải tìm ra con đường cứu nước mới.
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp làm cho cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, quan hệ sản xuất phong kiến vẫn còn tồn tại, các giai cấp trong xã hội phân hóa sâu sắc, xuất hiện những lực lượng xã hội mới.
- Một số sĩ phu yêu nước thức thời đã nhận thấy sự hạn chế của tư tưởng phong kiến, có điều kiện tiếp xúc với những tư tưởng mới của thời đại.
- Các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài du nhập vào Việt Nam: phong trào cải cách chính trị, văn hóa ở Trung Quốc gắn liều với Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, cách mạng Tân Hợi (1911), tư tưởng của cách mạng Pháp… đã ảnh hưởng đến tư tưởng các sĩ phu Việt Nam. Đặc biệt sự cường thịnh của Nhật Bản sau 30 năm tiến hành Duy Tân Minh Trị, đã ảnh hưởng đến các sĩ phu, họ nhận thấy muốn đất nước phát triển thì phải Duy tân theo Nhật Bản.
Đây chính là điều kiện làm nả sinh khuynh hướng cứu nước mới ở nước ta đầu thế kỉ XX, trong đó tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
* Tóm lược những hoạt động tiêu biểu của phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX:
- Phan Bội Châu chủ trương bạo động vũ trang đánh Pháp.
+ Năm 1904, Phan Bội Châu thành lập Hội Duy tân, tổ chức phong trào Đông du.
+ Năm 1912 thành lập Việt Nam Quang phục hội.
- Phan Châu Trinh là người tiêu biểu cho xu hướng canh tân, cứu nước, giương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội:
+ Thực hiện cuộc vận động Duy tân với nhiều hình thức phong phú: thành lập trường học với nội dung giảng dạy mới…
+ Phong trào đấu tranh chống đi phu, đòi giảm thuế bùng nổ ở Trung Kì, chịu ảnh hưởng của phong trào Duy tân.
* Những điểm mới của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.
- Mục tiêu: Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX nhằm chống thực dân Pháp giành độc lập, thiết lập trở lại chế độ phong kiến, còn phong trào đầu thể kỉ XX cũng nhằm chống thực dân Pháp, nhưng gắn với cải biến xã hội theo hướng tư bản chủ nghĩa.
- Tư tưởng: Phong trào cuối thế kỉ XIX theo hệ tư tưởng phong kiến, còn phong trào đầu thế kỉ XX có khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Lãnh đạo: Phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu, văn thân có tư tưởng trung quân ái quốc, còn lãnh đạo phong trào đầu thế kỉ XX gồm những sĩ phu thức thời có tư tưởng tiến bộ.
- Lực lượng tham gia: Phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu có tư tưởng trung quân ái quốc và nông dân, còn phong trào đầu thế kỉ XX gồm những sĩ phu tiến bộ, nông dân, công nhân, tư sản, tiểu tư sản…
- Hình thức đấu tranh: phong trào cuối thế kỉ XIX chỉ tiến hành khởi nghĩa vũ trang, phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú theo hai xu hướng bạo động và cải cách, kết hợp nhiều biện pháp như: tuyên truyền vận động đoàn kết, chuẩn bị thực lực, tìm kiếm sự giúp đỡ bên ngoài, vận động cải cách, mở mang và nâng cao dân trí, dân quyền, xúc tiến chuẩn bị vũ trang bạo động.
- Quy mô: phong trào cuối thế kỉ XIX diễn ra trên một số địa bàn có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ đấu tranh vũ trang(Bắc Kì và Trung Kì). Phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra trên diện rộng lớn, ở cả trong và ngoài nước.
Hoàn cảnh lịch sử của khuynh hướng mới trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX:
- Tác động bên ngoài:
+ Những đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị (1868) càng củng cố niềm tin của các sĩ phu vào con đường cách mạng tư sản.
+ Nhiều Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Các sĩ phu yêu nước đã tiếp nhận tư tưởng đó một cách nồng nhiệt.
- Trong nước:
+ Phong trào Cần vương và khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại, đánh dấu sự thất bại của con đường cứu nước cũ.
+ Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, quan hệ sản xuất phong kiến vẫn tồn tại, các giai cấp trong xã hội phân hóa sâu sắc, xuất hiện những lực lượng xã hội mới.
+ Một số sĩ phu yêu nước thức thời đã nhận thấy sự hạn chế của tư tưởng phong kiến, có điều kiện tiếp xúc với những tư tưởng mới của thời đại.
Những điều này tạo ra những điều kiện xã hội tâm lí làm nảy sinh khuynh hướng mới trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX.
* Phân tích sự giống và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách đầu thế kỉ XX:
- Sự giống nhau:
+ Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, ý chí bất khuất của dân tộc.
+ Lãnh đạo là các sĩ phu yêu nước, tri thức phong kiến ưu tú.
+ Mục đích: đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.
+ Đều chịu ảnh hưởng tư tưởng mới từ bên ngoài, có khuynh hướng cứu nước theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản.
- Sự khác nhau:
+ Về chủ trương:
Xu hướng bạo động: chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến.
Xu hướng cải cách: dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
+ Về phương pháp:
Xu hướng bạo động: dùng bạo động vũ trang đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập, tổ chức lực lượng trong nước và tranh thủ sự viện trợ bên ngoài.
Xu hướng cải cách: dùng biện pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền, cổ động chấn hưng công nghiệp, lập hội kinh doanh.
Trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX ở nước ta là sự kế tục phong trào Cần vương yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX đồng thời đánh dấu bước phát triển mới của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở nước ta, vì :
-Trong nửa sau thế kỷ XIX trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam diễn ra liên tục. Lúc đầu là phong trào kháng chiến của quần chúng kết hợp với lực lượng quân đội chính quy của triều đình, tiếp theo là phong trào yêu nước khởi nghĩa vũ trang Cần Vương còn chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến. Thực chất đây là phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân nhằm đánh đổ Pháp và tay sai khôi phục lại nền độc lập dưới chế độ phong kiến.
-Đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một chủ nghĩa quốc gia dân tộc với những cuộc vận động dân tộc- dân chủ của những tầng lớp xã hội mới. Tiêu biểu là Phan Bội châu, Phan Châu Trinh với các phong trào Đông Du, phong cải cách xã hội ở Bắc kỳ và Trung kỳ (như việc thành lập Đông kinh nghĩa thục, phong trào Duy Tân ở Trung kỳ), phong trào chống thuế ở Trung kỳ 1908.... Đây là phong trào giải phóng dân tộc theo con đường dân chủ tư sản, nó kế tục phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX nhưng đồng thời cũng mang nhiều nét mới khác trước.
-Tầng lớp khởi xưởng trào lưu này là những sĩ phu yêu nước tiến bộ. Họ là những nho sĩ được đào tạo trong nền khoa cử cũ nhưng đã chuyển biến theo tư tưởng mới của thời đại, tư tưởng " Duy tân”.
-Chủ nghĩa yêu nước của các sĩ phu văn thân thuộc phong trào Cần Vương trước kia nay đã chuyển thành chủ nghĩa dân tộc gắn liền với những tư tưởng dân chủ và mong muốn nước nhà đuổi kịp các quốc gia văn minh trên thế giới.
-Về hình thức và phương pháp đấu tranh: Không chỉ hạn chế trong những hình thức đấu tranh vũ trang như trước đây mà còn kết hợp cả với nhiều biện pháp mới về chính trị, ngoại giao, tiến hành một phong trào cải cách sâu rộng trong đông đảo quần chúng.
-Trong nửa sau thế kỷ XIX trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam diễn ra liên tục. Lúc đầu là phong trào kháng chiến của quần chúng kết hợp với lực lượng quân đội chính quy của triều đình, tiếp theo là phong trào yêu nước khởi nghĩa vũ trang Cần Vương còn chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến. Thực chất đây là phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân nhằm đánh đổ Pháp và tay sai khôi phục lại nền độc lập dưới chế độ phong kiến
-Đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một chủ nghĩa quốc gia dân tộc với những cuộc vận động dân tộc- dân chủ của những tầng lớp xã hội mới. Tiêu biểu là Phan Bội châu, Phan Châu Trinh với các phong trào Đông Du, phong cải cách xã hội ở Bắc kỳ và Trung kỳ (như việc thành lập Đông kinh nghĩa thục, phong trào Duy Tân ở Trung kỳ), phong trào chống thuế ở Trung kỳ 1908.... Đây là phong trào giải phóng dân tộc theo con đường dân chủ tư sản, nó kế tục phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX nhưng đồng thời cũng mang nhiều nét mới khác trước.
-Tầng lớp khởi xưởng trào lưu này là những sĩ phu yêu nước tiến bộ. Họ là những nho sĩ được đào tạo trong nền khoa cử cũ nhưng đã chuyển biến theo tư tưởng mới của thời đại, tư tưởng " Duy tân”
-Chủ nghĩa yêu nước của các sĩ phu văn thân thuộc phong trào Cần Vương trước kia nay đã chuyển thành chủ nghĩa dân tộc gắn liền với những tư tưởng dân chủ và mong muốn nước nhà đuổi kịp các quốc gia văn minh trên thế giới.
-Về hình thức và phương pháp đấu tranh: Không chỉ hạn chế trong những hình thức đấu tranh vũ trang như trước đây mà còn kết hợp cả với nhiều biện pháp mới về chính trị, ngoại giao, tiến hành một phong trào cải cách sâu rộng trong đông đảo quần chúng
- Phong trào diễn ra liên tục, lôi cuốn nhiều tầng lớp tham gia.
- Xuất hiện những nhân tố mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc: giai cấp tư sản, giai cấp công nhân,…
- Cuối cùng các phong trào đều thất bại
- Bối cảnh trong nước:
+ Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào bên cạnh quan hệ sản xuất phong kiến. Các giai cấp tầng lớp mới ra đời : công nhân, tư sản, trí thức tiểu tư sản với những ý nghĩ và cách làm mới.
+ Một bộ phận ưu tú trong hàng ngũ trí thức phong kiến đã nhận thấy điểm hạn chế của hệ tư tưởng Nho giáo và sự phản bội của triều đình phong kiến.
- Đúng lúc đó, các Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta và được họ tiếp nhận nồng nhiệt. Bên cạnh đó, những đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy Tân Minh trị (1868) càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản.
Đây chính là những điều kiện xã hội và tâm lí làm nảy sinh và thúc đẩy phong trào yêu nước theo khuynh hướng mởi ở nước ta đầu thế kỉ XX, trong đó Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh những nhân vật tiêu biểu nhất. thấp và những người làm nghề tự do,...