K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 8 2017

Để học tốt Toán 8 | Giải toán lớp 8

+ Hình vuông cũng là hình bình hành nên nhận O là giao điểm của hai đường chéo là tâm đối xứng.

+ Hình vuông cũng là hình thoi nên nhận hai đường chéo AC và BD là các trục đối xứng.

+ Hình vuông cũng là hình thang cân nên nhận đường thẳng nối trung điểm các cặp cạnh đối diện là trục đối xứng.

Vậy hình vuông có 1 tâm đối xứng và 4 trục đối xứng như trên.

4 tháng 11 2016

-- Tâm đối xứng: giao điểm hai đường chéo hình vuông là tâm đối xứng.

-- Trục đối xứng :

     + Đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh đối của hình vuông là trục đối xứng của hình vuông

     + đường thẳng đi qua hai đường chéo của hình vuông là hai trục đối xứng của hình vuông đó

Tâm đối xứng hình vuông chính là giao của 2 đường chéo hình vuông

Hình vuông có 2 trục đối xứng,là đường nối trung điểm 2 cạnh.

21 tháng 4 2017

Bài giải:

- Hình vuông là hình chữ nhật có bốn cạnh bằng nhau. Mà hình chữ nhật có tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo, nên hình vuông có tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo.

- Hai đường thằng đi qua trung điểm hai cạnh đối của hình chữ nhật là hai trục đối xứng của hình. Mà hình vuông là hình chữ nhật có bốn cạnh bằng nhau nên hai đường trung bình của hình vuông là hai trục đối xứng của nó.

Mặt khác, hai đường chéo của hình thoi là hai trục đối xứng của hình mà hình vuông là hình thoi có bốn góc vuông nên hai đường chéo của hình vuông là hai trục đối xứng của nó.

Vậy hình vuông có bốn trục đối xứng đó là hai đường chéo và hai đường trung bình của hình vuông.

21 tháng 4 2017

- Hình vuông là hình chữ nhật có bốn cạnh bằng nhau. Mà hình chữ nhật có tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo, nên hình vuông có tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo.

- Hai đường thằng đi qua trung điểm hai cạnh đối của hình chữ nhật là hai trục đối xứng của hình. Mà hình vuông là hình chữ nhật có bốn cạnh bằng nhau nên hai đường trung bình của hình vuông là hai trục đối xứng của nó.

Mặt khác, hai đường chéo của hình thoi là hai trục đối xứng của hình mà hình vuông là hình thoi có bốn góc vuông nên hai đường chéo của hình vuông là hai trục đối xứng của nó.

Vậy hình vuông có bốn trục đối xứng đó là hai đường chéo và hai đường trung bình của hình vuông.

29 tháng 11 2018

Tứ giác: 0 trục, 0 tâm

Hình thang 0 trục, 0 tâm

Hình thang cân 1 trục 0 tâm

Hình bình hành 0 trục 1 tâm

Hình chữ nhật 2 trục 1 tâm

Hình thoi 2 trục 1 tâm

Hình vuông 4 trục 1 tâm

5 tháng 10 2022

Tứ giác: 0 trục đối xứng, 0 tâm đối xứng

Hình thang: 0 trục đối xứng, 0 tâm đối xứng

Hình thang cân: 1 trục đối xứng, 0 tâm đối xứng

Hình bình hành: 0 trục đối xứng, 1 tâm đối xứng

Hình chữ nhật: 2 trục đối xứng, 1 tâm đối xứng

Hình thoi: 2 trục đối xứng, 1 tâm đối xứng

Hình vuông: 4 trục đối xứng, 1 tâm đối xứng

Tích đúng 5 sao cho mình nhé. 

OK bạn

16 tháng 12 2016

1 tâm và 4 trục

13 tháng 12 2018

Đường tròn tâm O là hình có tâm đối xứng. Tâm đối xứng của (O) là tâm của đường tròn đó.

7 tháng 6 2017

Đoạn thẳng AB là hình có tâm đối xứng. Tâm đối xứng của đoạn thẳng AB là trung điểm của nó

7 tháng 11 2018

Tam giác đều ABC là hình không có tâm đối xứng.

30 tháng 10 2017

Để học tốt Toán 8 | Giải toán lớp 8

a) Trục đối xứng là các đường trung trực của tam giác đều

Tâm đối xứng là giao điểm ba đường trung trực

b) Trục đối xứng là đường thẳng nối hai trung điểm của hai cạnh đối nhau của hình vuông và hai đường chéo

Tâm đối xứng là giao điểm hai đường chéo

c) Trục đối xứng là đường thẳng nối đỉnh và trung điểm cạnh đối diện đỉnh đó

Tâm đối xứng là giao điểm của các trục đối xứng

d) Trục đối xứng là đường thẳng nối hai trung điểm của hai cạnh đối nhau của lục giác đều

Tâm đối xứng là giao điểm của các trục đối xứng

27 tháng 9 2018

SGK ... Tam giác cân không có tâm đối xứng đâu... Trục đối xứng của tam giác cân là ... Khó nói quá . VD nha : tam giác ABC cân tại A TH1 : kẻ AH vuông góc với BC => AH là trục đối xứng ( CM được tam giác ABH = ACH => ĐPCM) (1)

TH2 : Kẻ trung tuyến AI vì tam giác ABC cân tại A nên => AI vừa là trung tuyến vừa là đường cao => Tương tự (1) 

Nhớ được các trường hợp đặc biệt của các đường trung tuyến, phân giác, đường cao ..v..v... trong tam giác cân thì cứ biện luận thôi, không cần phải giải thích nhiều vì ta công nhận điều đó là đúng ...