Vì năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng trong một đem, quân sĩ chợt nghe tiếng ngâm thơ từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát làm cho quân giặc khiếp sợ. Vì vậy bài thơ “Nam quốc sơn hà” từng được gọi là “bài thơ thần”.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài
Giới thiệu chung về tác giả Hồ CHí Minh và bài thơ Rằm tháng giêng.
2. Thân bài
a. Cảm nghĩ về 2 câu thơ đầu:
Phiên âm:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.
Dịch nghĩa:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Hình ảnh “nguyệt chính viên” - khi trăng tròn nhất
→ Khi đêm vào khuya, trăng đã lên nơi cao nhất, phô bày vẻ đẹp mĩ lệ nhất, tỏa ánh sáng dạt dào.
→ Miêu tả không gian rộng lớn, thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng dìu dịu của mặt trăng.
Hình ảnh “xuân giang”, “xuân thủy”, “xuân thiên” - sông xuân, nước xuân, trời xuân
→ Những từ xuân được lặp lại nối tiếp nhau để khẳng định mùa xuân, sắc xuân đang tràn ngập khắp nơi
→ Miêu tả khung cảnh mà sông nước và bầu trời như được dung hòa, đan cài làm một bởi mùa xuân
→ Khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong một đêm trăng rộng lớn, bát ngát vô cùng sinh động tươi đẹp, uyển chuyển.
b. Cảm nghĩ về 2 câu thơ cuối:
Phiên âm:
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Dịch thơ:
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
- Hình ảnh con người: “bàn bạc việc quân” - hình ảnh con người là những chiến sĩ - tập trung bàn bạc, lo lắng cho việc nước, việc dân - dù là trong 1 đêm trăng đẹp đến như vậy.
- Thời gian:
“dạ bán quy lai” - đêm đã trôi qua một nửa
“nguyệt mãn thuyền” - ánh trăng rải đều lên mặt thuyền - trăng đã lên đến đỉnh - thời điểm khuya nhất của đêm
→ Các chiến sĩ đã bàn bạc hăng say, tập trung đến rất khuya vẫn không dừng lại → Tinh thần quyết tâm, lo lắng cho tổ quốc
→ Trăng như một người chiến sĩ cũng thức cùng, lắng lo cùng với các chiến sĩ
→ Tất cả cùng tập trung, cùng đồng lòng vì sự nghiệp bảo vệ tổ quốc
→ Hình ảnh ánh trăng sáng trải đầy thuyền còn tượng trưng cho tương lai sáng rọi phía trước của đất nước khi có những con người hết lòng, hết sức vì tổ quốc như vậy.
- Hình ảnh song hành trăng - con người (nghệ sĩ - chiến sĩ) quen thuộc thường được nhắc đến trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh, như:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
→ Khẳng định sự giao hòa cảm xúc của nhà thơ: vừa là chiến sĩ hết lòng vì đất nước, vừa là nhà thơ với tâm hồn nhạy cảm.
3. Kết bài
Tóm lược đặc sắc nội dung, nghệ thuật bài Rằm tháng giêng
Những cảm nhận, tình cảm của em dành cho bài thơ Rằm tháng giêng.
Học tốt !
Bài thơ Rằm tháng Giêng với âm hưởng khỏe khoắn, tươi vui đã đem lại cho người đọc cảm xúc thanh cao, trong sáng. Bài thơ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh Bác Hồ vừa là một lãnh tụ cách mạng tài ba, vừa là một nghệ sĩ có trái tim vô cùng nhạy cảm.
Nếu mình có làm sai mong bạn thông cảm
Nam Quốc Sơn Hà là bài thơ thần, xuất hiện dưới thời Lê Đại Hành Sử Sách đều chép rằng: Lý Thường Kiệt sai người vào đền tờ anh em Trương Hồng, Trương Hát ngâm bài thơ này nhưng không nói rõ ông là tác giả.
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ ( điệp từ nghe )
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
" Cục... cục tác cục ta"
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
=> Tác dụng: Nhấn mạnh điểm nhịp, bắt nguồn cho cảm xúc, tạo cảm giác gần gũi.