Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”
Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.
Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.
Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.
Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.
Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”
Có lẽ trong cuộc đời mỗi con người đều có những thầy cô giáo mà đi suốt cả cuộc đời có lẽ ta không bao giờ tìm thấy những người như họ. Họ là những người tận tâm tận tụy với nghề lúc nào cũng chỉ nghĩ đến những học sinh yêu quý của mình. Tôi cũng có một giáo viên chủ nhiệm như thế và có lẽ trong suốt cuộc đời tôi sẽ không thể nào quên được cô.
Đó là cô An, một cô giáo còn rất trẻ, cô dậy môn văn. Ngày đầu tiên khi cô vào dậy lớp tôi cô mặc một chiếc áo dài màu trắng, trông cô thật trẻ trung và năng động. Cô dành một tiết đầu tiên để làm quen với lớp và tự giới thiệu về bản thân mình. Ngay từ những tiết học đầu tiên, cô đã cho tôi một quan niệm hoàn toàn khác về môn văn. Môn văn đối với tôi từ trước cho đến nay là một môn cực kì khó nhưng mỗi lời cô giảng giải khiến tôi như được bước vào một thế giới khác, một thế giới mà tôi có thể thỏa sức tưởng tượng và cho tôi biết thêm về tình yêu thương về tình cảm về mọi mặt trong xã hội. Cô không hắt hủi hay chê bai những đứa học kém như tôi mà thậm chí cô còn luôn quan tâm chỉ bảo một cách tận tình.
Trước đây sinh hoạt có lẽ là giờ mà bọn tôi sợ nhất nhưng kể từ khi có cô thì nó không còn đáng sợ như vậy nữa, nó là giờ mà chúng tôi lại tiếp tục được giao lưu bên cạnh đó thì cô cũng khuyên những bạn còn học kém phải phấn đấu hơn. Nhiều lúc tôi đã từng nghĩ nếu như suốt đời học sinh của tôi được học văn cô được cô làm chủ nhiệm thì hay đến mấy và có lẽ đó cũng là hy vọng của tất cả đám học trò chúng tôi. Có lẽ điều làm tôi không thể nào quên được ở cô còn là một kỉ niệm khiến tôi nhớ mãi. Đó là một lần thi cuối lì môn văn tôi được một con hai tròn trĩnh và cô yêu cầu tất cả lớp phải mang về cho bố mẹ kí vào. Điều này đối với tôi như một tiếng sét ngang tai bởi vì tôi đã hứa với ba mẹ là lần này điểm thi sẽ trên trung bình. Không thể để cho bố mẹ biết điều này được và trong đầu của một đưa trẻ no nót như tôi nảy lên một suy nghĩ sai trái.
Tôi quyết định đi lục lọi lại những quyển sổ mà bố tôi đã kí và học theo nét đó rồi kí lại. Tuy không được giống cho lắm nhưng tôi vẫn mạnh tay kí bừa ra sao thì ra. Hôm sau tôi vẫn nộp như bình thường và không thấy cô nói gì nên trong lòng tôi cảm thấy lâng lâng vui sướng. Tan trường tôi đang rảo bước thì bỗng nghe tiếng ai đó hỏi đằng sau “Khánh ơi đợi cô với”. quay lại đằng sau thì ra đó là cô An. Thì ra cô đã biết đó không phải là chữ kí của ba tôi. Tôi không nói gì mà chỉ biết khóc òa lên vì sợ hãi. Cô ôm tôi vào lòng không một lời trách phạt. Cô nói sẽ không để chuyện này cho bố mẹ tôi biết với một điều kiện là trong kì thi cuối kì tôi phải đạt được điểm khá. Điều này đối với tôi thật khó nhưng vì sợ ba nên tôi đàng gật gù đồng ý.
Chẳng mấy chốc kì thi cuối kì đã gần tới tôi đang không biết xoay xở thế nào thì chiều hôm đó cô đến với một số tài liệu trên tay và cô nói sẽ kèm tôi học. Kì thi cuối kì đã tới và một tuần sau cô An thông báo điểm, tôi đã thực sự rất bất ngờ và không tin nổi vào mắt mình là một điểm chín đỏ chói. Tôi cảm ơn cô rất nhiều và từ đó trở đi tôi môn văn trở thành một môn mà tôi rất thích. Cô chính là người mẹ thứ hai của tôi và nếu không nói quá thì cô chính là người mang đến cho tôi một cuộc sống mới hoàn toàn khác. Cô không phải là người sang trọng hay quý phái gì mà cô rất gần giũ, giản dị như chính những đứa học sinh mà cô đang dậy vậy và chính điều đó đã khiến cho những đứa học sinh nghèo như chúng tôi cảm thấy yêu thương cô đến kì lạ. Cô cũng có một cuộc sống không mấy khấm khá gì khi con phải nuôi một người em đang học đại học nhưng mỗi khi chúng tôi nghỉ phép cô luôn đến thăm động viên an ủi và luôn đem theo khi là hộp bánh khi là hộp sữa. Cô giáo tôi là như thế đấy chân thành và mộc mạc đến lạ thường.
Những bài học lời dăn dạy của cô tôi sẽ không bao giờ quên được. Hình ảnh cô và những lời nói ân cần cô chỉ bảo chúng tôi sẽ luôn khắc ghi trong tâm trí tôi.
P/S : Bạn tham khảo thêm ở dây nha ( http://lazi.vn/edu/exercise/ta-co-giao-ma-em-yeu-quy )
Nếu không có người mẹ hiền thì cũng không có anh hùng, thi sĩ. Mỗi một đứa trẻ trên trái đất đều có một người mẹ; hạnh phúc nhất của đứa con là có người mẹ hiền.
Mẹ hiền là người mẹ sinh thành nuôi dưỡng đứa con. Tục ngữ có câu: Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ. Mẹ hiền là người yêu thương dạy bảo con nên người, biết nuôi dưỡng chí hướng và lẽ sống cho con, hình thành nhân cách văn hoá cho con. Bà mẹ Mạnh Tử là một người mẹ hiền lý tưởng xưa nay.
Bà thay đổi nơi ở đến nhiều lần. Lần thứ nhất dời nhà đến ở gần nghĩa địa, bà quan sát thấy con chỉ biết bắt chước "đào, chôn, lăn khóc". Đó là việc của phu đào huyệt, là những biểu hiện đau buồn của tang gia. Mạnh mẫu nói với mình, nói cho mình: chỗ này không phải chỗ con ta ở được. Lần thứ hai, bà phải dời nhà; dời nhà vì con thơ. Đến nơi ở mới, gần chợ, con trai bà cũng bắt chước nô nghịch cách buôn bán điền đảo. Không thể để con nhiễm phải tính xấu ấy, bà lại nói như nhắc khẽ mình: Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được. Bà lại dời nhà đến nơi khác. Tất cả vì con. Lần thứ ba, Mạnh mẫu chuyện nhà đến ở gần trường học. Con bà thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở, về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép, cáp sách vở. Mẹ Mạnh Tử rất vui lòng, nói: Chỗ này là chỗ con ta ở dược đây. Qua đó, ta thấy Mạnh mẫu rất quan tâm đến con, luôn luôn theo dõi những biến đổi, những tiến bộ của con, tìm môi trường sống, môi trường học tập tốt đẹp cho con. Đó là cách dạy con rất tích cực, rất tiến bộ.
Bà mẹ Mạnh Tử quan tâm giáo dục con tính trung thực, thật thà. Mẹ không được nói dối con thơ. Mẹ phải làm gương cho con trong nói năng, ứng xử, trong mọi việc lớn nhỏ. Nhỡ nói đùa con: "Để cho ăn ăn cơm đây", khi con hỏi: Người ta giết lợn làm gì thế, bà nghĩ và hối hận. Bà tự trách mình: Ta nói lỡ mồn rồi! Con ta thơ ấu, tri thức mới mở mang mà ta nói dối nó, thì chẳng hoá ra ta dạy nó nói dối hay sao?. Mẹ hiền đã đi mua thịt lợn, đem về cho con ăn thật. Lời nói ấy, cách suy nghĩ ấy, việc làm ấy cho thấy người mẹ hiền rất gương mẫu trong giáo dục đạo đức cho con thơ.
Mạnh mẫu rất thương con, nhưng không nuông chiều. Bà rất nghiêm khắc, rất kiên quyết trước ý thức vô kỷ luật trong học tập của con. Mạnh Tử đang đi học, bỏ học về nhà chơi. Cử chỉ người mẹ trông thấy con bỏ học liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt mà bị cắt đứt, xem như bị hỏng. Không la mắng! Không roi vọt! Bà chỉ nói với con: Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy. Một lời dạy con rất nghiêm, rất sâu sắc. Mạnh mẫu đã dạy con tính nghiêm túc, tính chăm chỉ trong học tập. Nhờ công giáo dục quý báu của mẹ hiền mà từ đó về sau, Mạnh Tử học tập rất chuyên cần, chẳng bao lâu trở thành một bậc đại hiền, được người đời ngưỡng mộ.
Truyện Mẹ hiền dạy con trích từ sách Liệt nữ truyện của Trung Hoa, nội dung kể về cách dạy con rất nghiêm khắc và tình thương con đặc biệt của bà mẹ Mạnh Tử. Bà đã cố tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp và dạy con vừa có đạo đức, vừa có ý chí học hành, phấn đấu.
Cốt truyện gồm năm sự việc diễn ra từ thuở Mạnh Tử còn nhỏ:
Sự việc 1: Nhà ở gần nghĩa địa, thấy con bắt chước người ta đào, chôn, lăn, khóc. Bà nghĩ: Chỗ này không phải chỗ con ta ở được nên dọn nhà ra gần chợ.
Sự việc 2: Nhà ở gần chợ, thấy con bắt chước học theo thói bán buôn điên đảo, bà mẹ nghĩ: Chỗ này cũng không phải là chỗ con ta ở được nên dọn nha đến cạnh trường học.
Sự việc 3: Nhà ở gần trường học, thấy con bắt chước lễ phép, chăm chỉ học hành, bà mẹ vui lòng nói: Chỗ này là chỗ con ta ở được lâu dài.
Sự việc 4: Thấy nhà hàng xóm giết lợn, con hỏi mẹ: Người ta giết lợn làm gì thế? Mẹ nói đùa: Để cho con ăn đấy. Biết mình lỡ lời, bà đi chợ mua thịt lợn về cho con ăn.
Sự việc 5 : Con đang đi học bỏ về nhà chơi, mẹ cầm dao cắt đứt tám vải đang dệt để ngầm ví với việc con đang đi học mà bỏ học. Sau khi nghe mẹ khuyên, con học tập rất chuyên cần.
Bầu trời buổi sớm thật là trong lành. Những cô mây dậy sớm để lên núi dạo chơi. Các em bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non. Ông mặt trời đứng dậy vươn vai sau một giấc ngử dài. Còn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá. Lũ chim cũng đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới. Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp.
Được ko
Gia đình em có 4 người: ba, mẹ, em và em Kiến. Mỗi buổi sáng khi ông Mặt trời thức dậy, bố và mẹ đi làm, còn em và em Kiến đến trường đi học. Buổi trưa ba mẹ em ăn cơm tại chỗ làm để chiều tiếp tục làm việc, em và em Kiến thì ăn cơm tại trường, nghỉ ngơi để chiều học tiếp. Đến buổi tối, cả nhà em mới quây quần bên nhau ăn cơm và xem ti vi. Em học bài và đi ngủ lúc 9 giờ 30
- Nhân hóa: từ “ông”, “thức dậy”.
p tham khảo na
Những buổi sáng mùa Hè thường được bắt đầu với những vạt nắng vàng hươm từ dãy núi phía Đông, tiếng chim lảnh lót chuyền cành, vài cánh cò bay muộn trên nền trời xanh ngắt còn ngơ ngác mảnh trăng non và mùi hoa nhài thoang thoảng từ bụi cây gần bờ giếng đưa lại. Thi thoảng, đầu hè đã có quả mít mật chín mũm, thơm lừng đặt ngay ngắn, bởi thứ quả này rất thảo nhưng lại rất hay cáu bẳn. Hễ thấy mùi thơm ngọt đưa trong gió là phải tìm cho bằng được, dùng hai tay vặn nhẹ mang vào, nhưng nếu lơ là, nó sẽ rụng xuống ngay và vỡ bét, lũ gà được một mẻ no, dù chắc chắn, với cái mỏ nhọn và sự mổ xong là nuốt ngấu nghiến, chúng chẳng biết vị mít mật thơm ngon ngọt ngào đến cỡ nào.
Những quả mít na thì lì lợm hơn, trừ khi nắng nóng quá chúng sẽ chín rùng rục, còn vào ngày bình thường, những cái miệng háu ăn và những cặp mắt hau háu có săm soi và trèo lên sờ nắn suốt cả ngày mới được vài quả bé bằng cái bát tô, tròn um ủm, bổ ra chưa ráo nhựa đã hết sạch. Phải ngày cây mít na đông đúc quả không chín chúng tôi mới sờ đến cây mít nghệ cuối vườn. Quả nó to và dài như cái thùng, treo lủng lẳng trên cành. Thấy bộp bộp là hò nhau lấy dây thừng cột vào cuống, vắt qua cành. Đứa ở trên cây cầm lấy dao, ngắm cho nó không rơi đụng quả khác, nhắm mắt chặt thật mạnh, mấy đứa ở dưới gốc thót bụng thả dây từ từ. Rồi cả lũ bâu vào khênh quả mít như người ta khênh cỗ quan tài đi chôn. Mà chôn thật, bởi, dù cường cượng hay đã chín mềm, hết góc này góc khác được xẻ ra, từng múi mít dài như chiếc lược, vàng ươm màu nghệ, tứa ra đầy mật lần lượt chui vào bụng lũ trẻ. Khi ấy, nghi thức cho buổi sáng mùa Hè đã tạm xong.
Nhưng, cũng có những sáng mùa Hè, sau giấc ngủ có hơi nước mát lịm, bước ra sân, giàn mướp bị bão quật ngả nghiêng, rơi rụng những đốt tre thâm xì, tơ tướp. Đấy là lúc rổ khoai lim vỏ tím lịm, ruột bở tung được dỡ ra, bốc hơi nghi ngút. Dụi vài cái cho mắt hết nhèm, chúng tôi sà vào rổ khoai, thi nhau thò tay búng, nóng bỏng tay rụt lại, kêu chí chóe. Theo kinh nghiệm thì cứ củ nào búng vào kêu bùng bục là bở, nhưng củ nào cũng bở cả, rốt cuộc, sau những tranh cướp, cãi vã, đứa nào đứa nấy hai tay hai củ khoai, ngoạm bên này một miếng, bên kia một miếng, cổ duỗi ra, mắt trợn ngược vì nghẹn.
Ăn xong, không đứa nào bảo đứa nào, đứa cầm rổ, đứa cầm cái xẻng nhỏ, dắt nhau ra bờ ao, chỗ rặng tre hàng ngày đứa nào đứa nấy sợ rắn không dám bén mảng vì thỉnh thoảng, có những con rắn đánh đu vắt vẻo trên cành tre, lột xác trắng xóa, nom rõ khiếp. Nhưng mưa bão xong, nghĩa là tay tre sẽ rụng nhiều, và đất mềm, hàng loạt măng tre nhu nhú đội đất xông lên. Khe khẽ gạt lớp đất ẩm phía trên, những củ măng bằng cái bát con trắng nõn nà, xắn nhẹ là đã lìa ra, lăn vào rổ. Nếu chịu khó chui vào bụi sẽ đẵn được những cây măng dài bằng cánh tay trẻ con, to như bắp đùi người lớn, non sần sật. Gai cào tơi tả, nhưng bù lại, sẽ có một bình măng dấm ớt cay xé lưỡi cho người lớn, và nồi canh măng cá, măng vịt ngọt lừ ăn đến căng cả rốn mà vẫn muốn chìa bát.
Cũng có sáng mùa Hè, không phải đợi nắng lên, ngay từ khi ngôi sao mai rõ dần và những ngôi sao đêm bắt đầu mờ đi, chúng tôi đã bấm nhau dậy. Rón rén dắt nhau xuống bờ ao. Gió sớm mai mát lịm, không khí thanh sạch tỉnh cả ngủ. Chị cả cầm cái sào tre nhỏ nhưng chắc, chị hai cẩn thận hơn được phân công cầm cái rổ nhỏ lót mấy tàu lá ngái bẻ vội, nhựa còn ròng ròng. Mấy đứa chúng tôi lăng xăng sẽ có nhiệm vụ tiếp theo. Những chiếc vó được thả từ tối hôm trước, chúng tôi không biết vì đứa nào cũng sợ ma không dám xuống ao. Chị cả thận trọng cất từng cái, từng bầy tôm tép nhảy lao xao bị lùa hết vào rổ, đậy lá lại, không có con nào rơi cho chúng tôi nhặt. Chỉ khoảng 30 phút đã đi hết một vòng quanh ao, cái rổ đã nằng nặng, và trời bắt đầu sáng rõ. Chúng tôi được phân công tìm hái mùi tầu trong vườn. Chị cả, chị hai buộc lại tóc, tất tả đi lên bếp, ra dáng người lớn lắm.
Bữa sáng, cả nhà ngạc nhiên với món mì gạo nấu tôm băm bỏ mùi tầu thơm tứa nước miếng ngọt sao lại ngọt thế? Chiếc nồi ngâm măng to đùng được trưng dụng để nấu mì bị vét đến những giọt nước cuối cùng mà vẫn thòm thèm.
Cho đến bây giờ, dù đã được ăn rất nhiều món mì của Tây, Tàu trên đời, tôi vẫn không sao quên được vị của bát mì nấu bằng những con tôm cụ đen sì băm nhuyễn, vừa ăn vừa thổi, suýt xoa toát mồ hôi những buổi sáng mùa Hè thời thơ bé.
Em bừng tỉnh giấc khi bên tai vang lên những tiếng “te te” của chú Gà trống choai đang tập gáy ở góc sân. Hôm nay đã bắt đầu được nghỉ hè nhưng em vẫn trở dậy sớm như thường lệ. Bởi những buổi sáng mùa hè ở làng quê thường đem đến cho em một cảm giác thật khoan khoái, dễ chịu.
Trời vẫn còn mờ tối, mở cửa nhìn ra chưa thấy rõ cảnh vật xung quanh, chỉ lờ mờ những hình khối đen sẫm. Em ngước mắt nhìn lên bầu trời mờ đục bao la, thấy ngôi sao Hôm sáng lấp lánh ở phía tây. Gà trong xóm vẫn thi nhau cất tiếng gáy râm ran như một bản hoà ca gọi buổi sáng. Rồi tiếng loa phát thanh của xã vang lên những bản nhạc trữ tình và tiếp đến là một giọng phát thanh viên nữ trong trẻo thông tin về tình hình thời sự của xã. Mọi người trong xóm đã thức dậy, nghe có tiếng í ới gọi nhau di chợ sớm của các bà các cô.
Trời hửng sáng. Sương sớm đang tan dần. Cảnh vật bắt đầu hiện rõ. Những mái nhà lô nhô cao thấp ẩn hiện trong những tán lá xanh thẫm. Tiếng chim chích choè hót vang hoà cùng tiếng lích chích của những chú chim sâu bé nhỏ ríu ran trong vườn. Trên mái ngói của nhà hàng xóm phía trước, đôi chim bồ câu đang quấn quýt, cất tiếng gù buổi sáng. Trước cửa nhà em, mấy nụ hoa thược dược chúm chím khoe sắc khẽ rung rinh trong gió sớm. Dưới sân, đàn gà lục tục kéo nhau chạy ra vườn, chúng vừa chạy vừa vỗ cánh phành phạch như tập thể dục buổi sáng. Gà mẹ chạy chầm chậm, cục cục gọi con. Đàn gà con như những nắm bông vàng chạy nhanh theo mẹ ra vườn, những đôi chân nhỏ xíu như muốn ríu vào nhau. Chú trống choai đã nhảy lên một cành khế ở giữa vườn, ngửa cổ ngó nghiêng ngắm những chùm hoa khế tím biếc lắc lư theo từng bước nhảy của chú. Thỉnh thoảng chú lại khẽ mổ vào những chiếc lá tỏ vẻ rất chăm chỉ kiếm mồi. Những làn gió mát thổi nhẹ làm những chiếc lá khô như những cánh bướm nâu bay chấp chới rồi đậu xuống nền đất ẩm. Có hươmg ổi chín thoang thoảng trong vườn, nhìn lên đã thấy lốm đốm những quả ổi chín vàng, căng mọng xen lẫn trong chùm quả xanh trĩu cành. Trên cây roi, những chùm quả hôm qua còn là màu trắng, qua một đêm đã ngả màu hồng sậm ngọt ngào. Một con chim chào mào bay vù khỏi cây roi làm quả rụng lộp bộp xuống gốc. Mẹ em đã ra vườn tưới rau, nhổ cỏ. Những tia nước từ chiếc bình tưới trên tay mẹ toả lên những vạt rau muống xanh non mơn mởn còn đẫm sương đêm. Mẹ bảo em:
- Hôm nay trời nắng to lắm dây. Ruộng lúa nhà ta ở cánh bãi đã chín vàng rồi. Lát nữa, ăn sáng xong, cả nhà mình đi gặt sớm kẻo nắng.
Em hào hứng đáp lời mẹ:
- Vầng ạ!
Khi em cùng bố mẹ tay liềm tay hái ra đồng gặt lúa, ở phía đông ánh hồng hừng lên rực rỡ. Những tia nắng ban mai vàng óng xuyên qua các kẽ lá. Ông mặt trời từ từ nhô lên sau lùm cây to, mặt ông đỏ au, tròn trĩnh, ông phủ cái nhìn vàng rực lên khắp nơi. Nền trời trong xanh, không gợn một chút mây báo hiệu một ngày nắng nóng. Cánh đồng đang vào mùa lúa chín, vàng xuộm một màu trải dài tận chân trời. Mỗi khi có làn gió thổi qua, những sóng lúa chạy rào rạt, hồn nhiên như trẻ con đùa giỡn nhau trên một biển vàng. Trên các bông lúa, những mạng nhện giăng vội trong đêm còn đọng những hạt sương được tia nắng chiếu vào thành những sợi tơ óng ánh, lung linh muôn sắc. Thỉnh thoảng có chú chim chiền chiện bay vút lên cao, cất tiếng hót lảnh lót vang khắp cánh đồng. Bà con trong làng khẩn trương bắt tay vào gặt lúa. Những cánh tay đưa nhanh thoăn thoắt trong tiếng cắt lúa sột soạt, những bông lúa vàng đổ xuống được gom lại thành từng bó. Chẳng mấy chốc, những ruộng lúa chỉ còn trơ những gốc rạ tươi.
Mặt trời đã lên cao, ánh nắng chói chang, không khí trở nên nóng nực, nhìn chiếc bóng mình trên ruộng đang dần ngắn lại, em biết trời dã ngả về trưa. Một buổi sáng đã kết thúc nhưng quang cảnh vô cùng tươi đẹp và thân thiết của làng quê đã bồi đắp thêm cho em tình yêu, sự gắn bó thiết tha với mảnh đất này.
Minh Huệ ( 1927 - 2003 ) là nhà thơ hiện đại của Việt Nam . Ông được nhiều đọc giả biết đến nhờ nhiều tác phẩm , tác phẩm nổi tiếng nhất " Đêm nay Bác không ngủ " và được Nhà nước Việt Nam tặng giải thưởng về văn học . Nhà văn Minh Huệ sinh tại Bến Thuỷ , nay thuộc Quang Trung , Vinh , Nghệ An với tên thật là Nguyễn Minh Thái.
Bài thơ là một câu chuyện có thật về cuộc trò chuyện giữa anh chiến sĩ và Bác Hồ trong đếm khuya lạnh lẽo . Bài thơ được viết lên nhờ lòng kính yêu của tác giả với Bác . Lòng nhân hậu , yêu thương sâu sắc của Bác đối với nhân dân , chiến sĩ là vô tận . Đồng thời nhà thơ cùng thể hiện tình cảm kính yêu , tôn trọng của các chiến sĩ đối với vị lãnh tụ đáng kính .
" Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ "
.................
" Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm "
Tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ , chỉ Bác là người cha và một số từ , hành động gắn đúng với người cha như " mái tóc bạc , đốt lửa .... " . Qua đây cho thấy tình cha con , tình bác cháu vô cùng thắm thiết . " Càng nhìn " vì ngạc nhiên và xúc động , " càng thương " vì đêm khuya lạnh mà Bác vẫn còn đốt lửa cho anh nằm
Trong đêm lạnh lẽo , anh đội viên còn cảm nhận được một tấm lòng nhân hậu nơi Bác . Ở Bác sáng rực lên ngọn lửa tình thương nồng cháy
" Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng "
Bác như một người cha già đang tận tâm chăm sóc cho đàn con thơ dại của mình . Bác coi trọng giấc ngủ của các anh đội viên . Đi dém chăn mà Bác vẫn còn sợ các anh giật mình , phải nhón chân nhè nhẹ
Hành động trên cho thấy tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần tỉ mỉ cho chiến sĩ . Sự chăm sóc ấy cẩn thận đến tỉ mỉ " từng người từng người một " . Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng là chi tiết đặc sắc , giản dị mà xúc động sâu lắng .
" Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng "
Hình ảnh và cử chỉ của Bác làm anh đội viên không thể phân biệt được cảnh trước mắt . Bác toả ra hơi ấm kì lạ , đến mức " ấm hơn ngọn lửa hồng " . Đó là hơi ấm tình người , tình đồng bào , tình yêu thương bao la mà Bác dành cho nhân loại .
Càng bồi hồi anh càng lo cho Bác vì khuya rồi mà Bác còn chưa ngủ
" Thổn thức cả nỗi lòng
Thầm thì anh hỏi nhỏ
Bác hơi Bác chưa ngủ
Bác có lạnh lắm không "
Lo Bác ốm nên anh mời Bác đi ngủ . Nhưng Bác chỉ đáp lại ân cần
" Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc "
Anh đội viên vâng lời , nhưng anh vẫn cứ thấp thỏm lo cho Bác . Tâm trạng của anh chiến sĩ càng lo lắng khi thấy Bác còn ngồi trong khi trời lạnh và sáng dần
" Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc "
Bây giờ , anh chiến sĩ không còn thì thầm nữa , thay vào đó là hốt hoảng . Câu thơ này cho thấy tấm lòng của anh chiến sĩ đối với Bác như đối với bậc sinh thành của mình .
Một vài chi tiết sau còn cho thấy thêm lòng nhân hậu của Bác
" Bác thương đoàn dân công
.............................
Mong trời sáng mau mau "
Qua hình ảnh anh đội viên , Minh Huệ đã diễn tả thành công hình ảnh Bác , tình yêu thương đồng bào , nhân dân của Bác
Đêm nay Bác không ngủ quả là một bài thơ hay , làm rung động biết bao con tim . Hình ảnh của Bác trong bài thơ này còn làm chúng ta thêm yêu kính Bác hơn .
Bạn bè của tôi
Sáng nắng chiều mưa
Buổi trưa man mát
Nhiều khi âm ấm
Có lúc hâm hâm
Ngồi cười toe toét
Người bạn của tôi
Hai mặt ,giả tạo
Sống thiếu đạo đức
Vừa chảnh,vừa pham
Không ai ưa nổi
Cái tính xấu ấy.
Đoạn văn nhé:Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố :xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.
happy new year
ahihi! theo dõi mk nha!!