Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bà đi chợ về. Vào đến sân nhà, bà bỏ cái thúng xuống gọi to: “Bống ơi… ơi Bống đâu rồi?”
Bống đang chơi với các bạn bên hàng xóm. Nghe tiếng bà gọi, nó ù té chạy về nhà.
– Bà ơi, bà mua quà gì cho cháu đấy?
– Mày hư lắm, chẳng trông nhà cho bà, để gà nó vào bới tung cả bếp. Bà giận, bà chẳng cho quà đâu.
Bống buồn quá. Bà mắng đúng rồi. Bà dặn Bống trông nhà cẩn thận, nhưng bà vừa đi khỏi một tí, các bạn đến gọi: “Bống ơi, sang chơi rồng rắn”. Thế là cái chân Bống nó cứ cuống lên chạy đi, không giữ được nữa. Bây giờ phải nhịn quà rồi!
Bống nhìn cái thúng đậy vỉ buồm [1]. Chắc là trong ấy có cái bánh đa đường. Hay là một gói kẹo bột.
Không phải, chắc là một con “phòng phòng”, con gà bằng bột bỏng xanh đỏ, thổi kêu te te, chơi xong lại ăn được nhé! Thèm quá, thế có khổ không!
Bỗng cái vỉ buồm nó động đậy, lục đục. Ngheo… Bống mở tròn mắt. Ngheo… “A! Con mèo, con mèo! Bà ơi! Bà cho cháu nhá!”.
Trong thúng, hai con mắt xanh sợ hãi, nhìn lên hấp háy. Hai cái tai có đốm đen mượt như nhung động đậy. Chú mèo trắng nằm cuộn tròn kêu “ngheo, ngheo”.
– Nào. Miu ra với chị nào!
Bống bế chú mèo trên tay nựng nịu. Bà cười bảo:
– Con đem nó vào bếp, buộc nó vào cái kiềng gãy vài hôm cho nó quen đi. Con khéo chăm cho nó chóng lớn để bắt chuột. Nhà dạo này lắm chuột quá!
Chú Mèo Con chẳng chịu ăn gì cả. Thấy sợi dây buộc vướng chân, Mèo Con chạy lồng ra lại bị giật lại. “Ngheo ngheo, sao tôi lại không chạy được nữa thế này?” Chú Mèo nằm giơ cái chân bị buộc lên cố giãy, nhưng chẳng ăn thua gì. Một lúc lâu Mèo Con mệt, nằm rúc vào đống tro ấm.
Bống đem đĩa cơm vào dỗ: “Miu ơi, ăn đi”.
Mèo Con vẫn không chịu ăn.
– Ngheo ngheo, mẹ tôi đi đâu rồi? Ai bắt tôi về đây, buộc tôi lại thế này? Ngheo ngheo, tôi chẳng được bú tí mẹ nữa rồi.
Gần tối mẹ Bống về, vào bếp hỏi:
– Con Mèo Con ở đâu thế Bống?
– Bà mua cho con đấy! Con bế nó lên nhà cho nó đi ngủ mẹ nhé!
– Đừng con ạ, cứ để nó dưới bếp, nó kêu cho chuột sợ.
Ừ, sắp Tết rồi, có con mèo cho chuột nó đỡ phá. Thế là đêm hôm ấy, Mèo Con phải ở một mình trong cái bếp lạ.
Điều khiến em cảm phục nhất về hành động của ông là ông đem hết của cải trong gia đình để mua thuốc, mua gạo cứu chữa những bệnh nhân. Điều này thể hiện y đức của người thầy thuốc vô cùng cao quý.
Trong lịch sử y học nước nhà, đã có không ít vị danh y được người đời mến mộ và trọng vọng. Họ là những bậc lương y chân chính, vừa giỏi về y thuật, vừa có lòng nhân đức thương xót người bệnh như chính bản thân mình. Tên tuổi của họ được lưu danh trong sử sách và được người đời truyền tụng.
Cũng đă có không ít những truyền thuyết, những giai thoại về những bậc danh y ấy, để người đời sau nhìn vào mà noi gương.
Văn chương cũng đã có những tác phẩm (dù ở mức độ kể sơ lược) viết về tài đức của các bậc danh y. Trong tác phẩm Nam Ông mộng lục, phần Y thiển dụng tâm của Hồ Nguyên Trừng, ta bắt gặp một hình ảnh đẹp về một bậc lương y chân chính: Thái y lệnh Phạm Bân.
Lương y Phạm Bân xuất thân con nhà thuốc. Tổ tiên của ông có nghề y gia truyền được ca tụng. Vì thế ông được bố nhiệm chức Thái y lệnh coi sóc việc chữa bệnh trong cung vua.
Được làm lương y ở trong cung vua đã là mơ ước của nhiều thầy thuốc, thái y lệnh lại là một chức bậc mà không ít kẻ thèm muốn dòm ngó. Cả một ngàn năm phong kiến Việt Nam với sự trị vì của cả trăm vị hoàng đế, đời nào chẳng có Thái y lệnh. Nhưng tên tuổi của mấy ai đã được lưu truyền?
Tác giả Hồ Nguyên Trừng không đi sâu kể về tài năng của Thái y lệnh Phạm Bân, chỉ lướt qua vài chi tiết như:
- Ông được bổ nhiệm chức Thái y lệnh.
- Bệnh nhân đến chữa tới khi khoẻ mạnh rồi đi. Cứ như vậy, trên giường không lúc nào vắng người.
- Bỗng liền năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, ngài lại dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người. Ngài được người đương thời trọng vọng.
- Cứu sống người đàn bà nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét.
-Vua Anh Tông khen là giỏi về nghề nghiệp.
Chỉ một vài chi tiết nhỏ cũng đủ để ta hình dung ra tài năng của vị lương y đó. Thật là một tài năng hiếm có.
Thái y lệnh Phạm Bân không chỉ giỏi về nghề nghiệp, nét nổi bật trong ông là lòng nhân đức, thương yêu người bệnh và hết lòng chữa bệnh cứu người.
Người bệnh ở đây không phải chỉ là các vị trong hoàng thất, các vị đại thần, quý tộc, mà chủ yếu là người dân, kể cả những kẻ cơ khổ khốn cùng nhất. Mặc dù ở địa vị cao sang, được hưởng vinh hoa phú quý vua ban, Thái y lệnh Phạm Bân vẫn dốc lòng, dốc sức chữa bệnh cho dân.
Mục đích của việc ông xây các nhà dưỡng bệnh tại nhà riêng của mình, nhận bệnh nhân về chữa trị không phải vì kiếm lợi (mà nếu có nhằm mục dich này cũng là đáng quý, vì ông đem tài năng ra để trị bệnh cứu người), song đáng quý hơn mục đích của ông là cứu người!
Vì mục đích cứu người mà ông đã dốc hết tiền của trong nhà ra để mua thuốc tốt, tích trữ lương thực. Mua thuốc tốt để chữa bệnh là điều dễ hiểu. Song tích trữ lương thực để làm gì? Thì ra để cấp cơm cháo cho những kè tật bệnh cơ khổ khi họ đến chữa trị. Rồi năm đói kém, bệnh dịch nổi lên, ông đã dựng thêm nhà cho những kể khốn cùng đói khát về bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người. Thật hiếm có một tấm lòng như thế!
Không chỉ cứu mạng, sẵn sàng chữa trị cho những kẻ khốn cùng, tinh thần phục vụ người bệnh của ông cũng thật đáng quý Dẫu bệnh có dầm dề máu mủ, ngài cũng không hề né tránh.
Để làm nổi bật tính cách nhân vật, tác giả đã đặt Thái y lệnh Phạm Bàn vào một tình huống gay cấn. Cùng một lúc ông được hai nơi mời đi chữa bệnh: một bên là người dân thường đang trong cơn nguy kịch máu chảy như xối, mặt mày xanh lét, một bên là một bậc quý nhân trong cung bị sốt, vua triệu ông đến khám cho vị quý nhân đó.
Thực hiện bổn phận của kẻ tôi với bề trên thì ông phải đến ngay Vương phủ khám bệnh. Thực hiện bổn phận của thầy thuốc thì ông phải đến ngay nhà người đàn bà nguy kịch để cứu người. Nếu thực hiện thực hiện bổn phận bề tôi thì người phụ nữ nguy kịch sẽ chết trong khoảnh khắc. Nếu thực hiện bổn phận thầy thuốc thì sẽ đắc tội với bề trên, với nhà vua, có thể sẽ rước hoạ vào thân. Ta thật khâm phục và cảm động thay suy nghĩ và hành động của ông: Tôi có mắc tội cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mạng của tiểu thần còn biết trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu. Nói rồi, lập tức đi cứu người kia đàn bà dân thường đang trong cơn nguy kịch kia.
Có thể nói, đây là hành động quên mình vì việc nghĩa của một con người chân chính. Hành động này đã làm bộc lộ đầy đù phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm. Không chỉ có tài chữa bệnh, mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.
Ông thật xứng đáng với lời khen của hoàng đế Trần Anh Tông: Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề lại có lòng nhân đức, thương xót dám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi.
Phẩm chất của người thầy thuốc và quan điểm trị bệnh cứu người của vị Thái y lệnh họ Phạm lại một lần nữa ngời sáng ở thầy thuốc - nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu:Thấy người đau giống mình đau,Phương nào cứu đặng mau mau trị lành Đứa ăn mày cũng trời sinh,Bệnh còn cứu đặng thuốc đành cho không
Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!
Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.
Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều noi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường. Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.
Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều người không biết dùng sức mình để vượt qua khó khăn, họ chỉ biết dựa dẫm vào người khác. Những người đó là những người không biết vượt qua nhiệm vụ mà cuộc sống đã thử thách chúng ta, thật đáng bị xã hội phê phán. Không nói đâu xa, chỉ cần nói trong học sinh chúng ta. Khi làm bài kiểm tra, những bạn biết tự dùng sức mình để làm bài vẫn hơn những bạn không học mà quay cóp hay mở tập. Dù có thể điểm số khi phát ra của những bạn đó không cao bằng những bạn quay cóp nhưng những bạn đó có thể tự hào vì mình đã không làm những chuyện làm cho lương tâm mình ray rứt. Vì vậy, cho dù khó khăn có thế nào đi nữa thi chúng ta đừng nên nản lòng, hãy vững tâm bước tiếp, có như vậy ta mới có được những bài học sáng suốt để có thể vượt qua những khó khăn của cuộc sống.
Chúng ta không thể biết con đường này, hay nói cách khác là đường đời sẽ dẫn ta đến đâu nếu ta chưa thực sự đi qua nó. Có rất nhiều khả năng mà ta Không thể kiểm soát được. Điều duy nhất có thể làm là ta phải biết làm chủ mình, đưa ra quyết định thật đúng đắn và quyết tâm kiên trì theo đuổi đến cùng. Như vậy không sớm thì muộn ta cũng có thể vượt qua được nó. Cũng như chủ tịch Hổ Chí Minh đã dạy: "Không có việc gì khó - Chi sợ lòng không bền - Đào núi và lấp biển - Quyết chí ắt làm nên"
Chỉ cần có ý chí là chúng ta có thể vượt qua được mọi trở ngại cho dù trở ngại đó có lớn đến mức nào. Khó khăn càng lớn khi ước vọng càng cao, khó khăn càng không thể vượt qua khi khả năng làm chủ bản thân càng thiếu. Vậy tại sao chúng ta không thử quyết tâm, kiên trì theo đuổi một điều gì đó đến cùng để rồi ta có thể nhận được một thành quả lớn như ta đã mơ ước?
Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, còn biết bao nhiêu điều đang chờ đợi ta phía trước. Vì thế hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thân mình, đừng nên chần chừ và do dự. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường đời ấy.
Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!
Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.
Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều noi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường. Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.
Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều người không biết dùng sức mình để vượt qua khó khăn, họ chỉ biết dựa dẫm vào người khác. Những người đó là những người không biết vượt qua nhiệm vụ mà cuộc sống đã thử thách chúng ta, thật đáng bị xã hội phê phán. Không nói đâu xa, chỉ cần nói trong học sinh chúng ta. Khi làm bài kiểm tra, những bạn biết tự dùng sức mình để làm bài vẫn hơn những bạn không học mà quay cóp hay mở tập. Dù có thể điểm số khi phát ra của những bạn đó không cao bằng những bạn quay cóp nhưng những bạn đó có thể tự hào vì mình đã không làm những chuyện làm cho lương tâm mình ray rứt. Vì vậy, cho dù khó khăn có thế nào đi nữa thi chúng ta đừng nên nản lòng, hãy vững tâm bước tiếp, có như vậy ta mới có được những bài học sáng suốt để có thể vượt qua những khó khăn của cuộc sống.
Chúng ta không thể biết con đường này, hay nói cách khác là đường đời sẽ dẫn ta đến đâu nếu ta chưa thực sự đi qua nó. Có rất nhiều khả năng mà ta Không thể kiểm soát được. Điều duy nhất có thể làm là ta phải biết làm chủ mình, đưa ra quyết định thật đúng đắn và quyết tâm kiên trì theo đuổi đến cùng. Như vậy không sớm thì muộn ta cũng có thể vượt qua được nó. Cũng như chủ tịch Hổ Chí Minh đã dạy: "Không có việc gì khó - Chi sợ lòng không bền - Đào núi và lấp biển - Quyết chí ắt làm nên"
Chỉ cần có ý chí là chúng ta có thể vượt qua được mọi trở ngại cho dù trở ngại đó có lớn đến mức nào. Khó khăn càng lớn khi ước vọng càng cao, khó khăn càng không thể vượt qua khi khả năng làm chủ bản thân càng thiếu. Vậy tại sao chúng ta không thử quyết tâm, kiên trì theo đuổi một điều gì đó đến cùng để rồi ta có thể nhận được một thành quả lớn như ta đã mơ ước?
Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, còn biết bao nhiêu điều đang chờ đợi ta phía trước. Vì thế hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thân mình, đừng nên chần chừ và do dự. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường đời ấy.
- Nhân vật " tôi " khi thấy " nó " chế thuốc vẽ từ nhọ nồi đã có suy nghĩ cảm thấy con bé nghich bẩn quá,hành động của nó thật dễ thương và tinh nghịch , rồi người anh đã có hành động tiếp tục theo dõi em mình xem nó sẽ làm gì.
- Người anh cảm thấy mình lớn, thấy mình trưởng thành hơn em , dù vậy nhưng vẫn theo dõi em vì quan tâm và yêu quý con bé.
Hok tốt
# Chi