K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 6 2017

* Giống nhau :
+) Hình ảnh: đều có những hình ảnh về quê hương
+) Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật với các chuẩn mực khắt khe về quy tắc
+) Giọng điệu: nhớ nhung, da diết
* Khác nhau
+) Hình ảnh: bài thứ nhất là hình ảnh về con người, bài thứ hai là hình ảnh của sự vật
+) Nghệ thuật: bài thứ nhất sử dụng nghệ thuật đối giữa các cặp câu
+) Giọng điệu: bài thứ nhất mang giọng điệu vui tươi khi được trở về quê hương, bài thứ hai sâu lắng hơn, mang giọng điệu nhớ nhung cảnh cũ

24 tháng 10 2018

Nguyễn Phương Thảo4 tháng 6 2017 lúc 13:01

* Giống nhau :
+) Hình ảnh: đều có những hình ảnh về quê hương
+) Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật với các chuẩn mực khắt khe về quy tắc
+) Giọng điệu: nhớ nhung, da diết
* Khác nhau
+) Hình ảnh: bài thứ nhất là hình ảnh về con người, bài thứ hai là hình ảnh của sự vật
+) Nghệ thuật: bài thứ nhất sử dụng nghệ thuật đối giữa các cặp câu
+) Giọng điệu: bài thứ nhất mang giọng điệu vui tươi khi được trở về quê hương, bài thứ hai sâu lắng hơn, mang giọng điệu nhớ nhung cảnh cũ

Hạ Tri Chương có làm 2 bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới vê quê. Bài thú hai như sau: Li biệt gia hương tuế nguyệt đa Cận lai nhân sự bán tiêu ma. Duy hữu môn tiền Kính Hồ thủy Xuân lai bất cải cựu thời ba.Dịch nghĩa: Xa cách quê nhà đã nhiều năm tháng Gần đây chuyện đời đã mỏi mòn quá nửa. Chỉ có nước của hồ Kính ở trước cửa Gió xuân vẫn không thể thay đổi được làn sóng...
Đọc tiếp

Hạ Tri Chương có làm 2 bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới vê quê. Bài thú hai như sau:

Li biệt gia hương tuế nguyệt đa

Cận lai nhân sự bán tiêu ma.

Duy hữu môn tiền Kính Hồ thủy

Xuân lai bất cải cựu thời ba.

Dịch nghĩa:

Xa cách quê nhà đã nhiều năm tháng

Gần đây chuyện đời đã mỏi mòn quá nửa.

Chỉ có nước của hồ Kính ở trước cửa

Gió xuân vẫn không thể thay đổi được làn sóng ngày xưa.

Dịch thơ:

Năm tháng quê nhà mãi cách xa

Chuyện đời quá nửa đã tiêu ma.

Kính Hồ gương nước ngoài khung cửa

Gió chẳng hề thay lớp sóng xưa.

a) Cả hai bài thơ đều thể hiện chủ đề gì?

b) Cách làm nổi bật sự thay đổi ghê gớm của quê hương có gì giống nhau, có gì khác nhau? Câu thứ tư của bài này đã nêu ra 1 điều phi lí, vậy cái lí mà tác giả muốn nhấn mạnh ở đây là điều gì?

c) So sánh hai câu trên với hai câu treenm hai câu dưới với hai câu đưới để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về giọng điệu của hai bài thơ.

Sự giống nhau và khác nahu giữa 2 bài thơ( ngoài sự giống nhau về chủ đề ):

- Về hình ảnh:.............................................................................................................

- Về việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật:........................................................................................................................

- Về giọng điệu:...........................................................................................................................

0
b) qua tiêu đề bài thơ,hãy cho biết cách thể hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì đặc biệt.c) hai câu thơ đầu đã sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối,tự đối ).hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối trong việc thể hiện những đổi thay của cuộc sống và những điều ko thay đổi trong tâm hồn tác giả.d)giọng điệu của hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có điểm...
Đọc tiếp

b) qua tiêu đề bài thơ,hãy cho biết cách thể hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì đặc biệt.

c) hai câu thơ đầu đã sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối,tự đối ).hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối trong việc thể hiện những đổi thay của cuộc sống và những điều ko thay đổi trong tâm hồn tác giả.

d)giọng điệu của hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có điểm gì khác biệt?tác giả có cảm xúc và tâm trạng gì trước sự xuất hiện của các em nhi đồng với tiếng cười câu hỏi hồn nhiên ,ngây thơ của các em

e) bài thơ cho ta hiểu gì về tình cảm của nhà thơ ,cũng là tình cảm của những người sau bao năm đi xa lần đầu tiên trở về quê hương ?

g)tình cảm ,cảm xúc của nhà thơ được thể hiện qua những nét nghệ thuật đặc sắc nào?

3
29 tháng 10 2016

bài j bạn????????????????????????????

30 tháng 10 2016

v cj potay vj k còn sách

21 tháng 10 2016

Bài j ?

22 tháng 10 2016

Bài gì bạn???????

a) Bài thơ (bản phiên âm) viết theo thể thơ nào ? Hãy nêu đặc điểm của thể thơ đó b) Qua tiêu đề bài thơ , hãy cho bik cách thể hiện tình quê hương của bài thơ có gì đặc biệt c) Hai câu thơp đầu đã sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối , tự đối) Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối đó trong việc thể hiện những thay đổi của cuộc sống và những điều không thay...
Đọc tiếp

a) Bài thơ (bản phiên âm) viết theo thể thơ nào ? Hãy nêu đặc điểm của thể thơ đó 

b) Qua tiêu đề bài thơ , hãy cho bik cách thể hiện tình quê hương của bài thơ có gì đặc biệt 

c) Hai câu thơp đầu đã sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối , tự đối) Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối đó trong việc thể hiện những thay đổi của cuộc sống và những điều không thay đổi trong tâm hồn tác giả 

d) Giọng điệu của hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có điểm gì khác biệt ?

Tác giả có cảm xúc và tâm trạng gì trước sự  xuất hiện của các em nhi đồng vs tiếng cười , câu hỏi hồn nhiên , ngây thơ của các em ?

e) Bài thơ cho ta hiểu gì về tình cảm của nhà thơ , cũng là tình cảm của những người sau bao năm đi xa lần đầu tiên trở về quê ?

g) Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đc thể hiện qua những nét nghệ thuật đặc sắc nào ?

BÀI NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ 

5
19 tháng 10 2016

a) Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt

Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, phân nửa của thất ngôn bát cú.

b) Ngày xưa, nỗi nhớ quê hương thường thể hiện qua nỗi sầu của người xa xứ. Song qua tiêu đề, có thể nhận thấy, bài thơ này đã thể hiện tình yêu quê hương một cách hoàn toàn khác: tình quê lại thể hiện ngay khi mới đặt chân về đến quê nhà, ngay khi tưởng là được hạnh phúc và vui mừng nhất.

c)

Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi, Hương âm vô cải / mấn mao tồi. Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh. Lí gia đối với đại hồi, hương âm đối với mấn mao là chỉnh cả ý lẫn lời ;thiếu tiểu đối với lão, vô cải đối với tồi tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ ; lão: về già ; vô cải: không thay đổi ; tồi: chỉ sự thay đổi). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, thiếu tiểu và lão đều là chủ ngữ cũng như vô cải và tồi đều là vị ngữ, hai câu đối đọc lên nghe rất hài hoà.Hình thức tiểu đối trong hai câu này đã giúp nhà thơ thể hiện những ý nghĩa rất khái quát trong một lượng câu chữ ít ỏi. Câu thơ đầu nói về quãng thời gian gần suốt cả cuộc đời xa quê đồng thời hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ. Câu thơ thứ hai dùng một yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (tiếng nói quê hương). Nóihương âm vô cải là đã động đến phần tinh tế trong sâu thẳm tâm hồn (người thấy tiếng nói quê hương không thay đổi qua mấy chục năm trời hẳn là người luôn nghĩ về quê hương).d ) - Giọng điệu của câu đầu (khi nói về những thay đổi của thời gian và của con người) tuy có vẻ khách quan nhưng đã hàm chứa cái phảng phất buồn. - Hai câu sau thiên về tự sự và biểu cảm về sự xuất hiện của đám trẻ nhỏ. Đám trẻ nhìn mà không biết, không hiểu. Đó là một sự ngỡ ngàng. Nhưng chua chát hơn, bọn trẻ coi nhà thơ như là một vị khách lạ từ xa tới. Đó là một hiện thực, một hiện thực quá trớ trêu. Tác giả chấp nhận điều đó và không khỏi không xót xa. Xa quê lâu quá nay trở về trở thành kẻ lạ lẫm trên chính miền quê mà không lúc nào nguôi thương nhớ. Giọng thơ ở hai câu này tuy có chút hóm hỉnh song không giấu nổi nỗi buồn sâu kín bên trong. Cũng nhờ thế mà người đọc càng nhận ra cái tình đối với quê hương thật tha thiết và sâu nặng của nhà thơ.e)Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương ngậm ngùi mà sâu sắc của nhà thơ. 
3 tháng 11 2016

Soạn bài ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương (Hồi hương ngẫu thư) I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. - Lí do để bài thơ ra đời là một nghịch lí ngậm ngùi bị gọi là khách ngay trên chính quê hương mình trong ngày đầu tiên trở về. - Khác với Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch ở xa quê nhớ quê nên mới viết về quê. Câu 2. - Nhận xét: + Phép đối này được thực hiện trong cùng một câu (tiếu đối). + Đối nhưng không cân về chữ, vì đây là thơ thất ngôn. + Nhưng chỉnh đối về mặt từ loại, cú pháp, ý và lời. - Tác dụng của phép đối. Thiếu tiểu li gia > < lão đại hồi Rời nhà lúc trẻ < - > già mới về Thiểu tiểu đối với lão; li gia đối với đại hồi. Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về = > thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời mình, “Cáo chết quay đầu về núi – Chim mỏi bay về rừng cũ”. Hương âm vô cả > < mấn mao tổi Giọng quê không đổi < - > tóc mai đội Sự đối lập giữa cái thay đổi: tóc mai rụng đi do tuổi già và cái không thay đổi: giọng nói của quê hương vẫn còn nguyên sau cả nửa thế kỉ = > hồn quê hương, tình quê hương sống mãi trong lòng thi nhân. Câu 3. Hướng dẫn. Phương thức biểu đạt Tự sự Miêu tả Biểu cảm Biểu cảm qua tự sự Biểu cảm qua miêu tả Câu 1 X X X Câu 2 X X Câu 1: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua tự sự. Câu 2: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua miêu tả. Câu 4. Sự khác nhau về giọng điệu biểu đạt ở hai câu trên và hai câu dưới: - Hai câu trên: “Trẻ đi, già trở lại nhà Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu” Giọng điệu miêu tả, tự sự và thoáng chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về. - Hai câu dưới: “Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi? Giọng điệu hóm hỉnh, bi hài: + Sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ. + Hoàn cảnh trớ trêu, bị gọi là khách ngay trên quê nhà. + Cảm giác bơ vơ, lạc lọng khi trở về quê không còn người thân thích, quen biết, nỗi ngậm ngùi đau xót. + Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn. II. Luyện tập. So sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San. - Giống nhau: + Cả hai bản dịch đều sử dụng thể thơ lục bát. + Sát với bản dịch nghĩa. - Khác nhau: + Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ không có hình ảnh tiếu: tiếng cười của trẻ con. + Bản dịch của Trần Trọng San âm điệu câu cuối không được mềm mại, hơi bị hụt hẫng.

Nguon : http://hoctotnguvan.net/soan-bai-ngau-nhien-viet-nhan-buoi-moi-ve-que-23-1246.html

Hạ Tri Chương là một trong những thi sĩ lớn thời Đường, ông còn là bạn vong niên với Lí Bạch. Ông đã để lại 2o bài thơ, trong đó bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một trong số những bài thơ hay nổi tiếng viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê hương sau bao...
Đọc tiếp

Hạ Tri Chương là một trong những thi sĩ lớn thời Đường, ông còn là bạn vong niên với Lí Bạch. Ông đã để lại 2o bài thơ, trong đó bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một trong số những bài thơ hay nổi tiếng viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê hương sau bao nhiêu năm mới trở về:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi

( Thiếu tiểu li gia lão đại hồi,

Hương âm vổ cải mấn mao tồi.

Nhi đồng tương kiết bất tương thức

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?)

Mỗi nhà thơ đều mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt .

Ngay ở nhan đềbài thơ đã thể hiện cảm xúc dâng trào khi tác giả trở về với mảnh đất đã sinh ra mình .Trong những năm tháng xa quê nhưng trong trái tim ông vẫn luôn nhớ quê nhà - nơi đã nuôi dưỡng và làm nên con người ông bấy giờ

Khi đi trẻ, lúc về già

( Thiếu tiểu li gia lão đại hồi)

Câu thơ nói về một hoàn cảnh đối lập, đó là ngày Hạ Tri Chương ra đi và ngày trở về .Với hạ Tri chương , thời gian li biệt quê hương gia đình không chỉ 3 năm, 15 năm mà hơn một nửa thế kỉ. Có lẽ, cũng có thể hiểu được đó là một nỗi nhớ quê da diết dẫu cho cuộc sống của ông những ngày xa quê mà đầy đủ. Tình cảm gắn bó, tha thiết với que hương của tác giả đã thể hiện ở câu thơ tiếp theo:

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

(Hương âm vổ cải mấn mao tồi.)

Xa quê đã mấy chục năm rồi nhưng tình cảm với quê hương trong lòng tác giả vẫn vẹn nguyên.Suốt một đời xa quê, khách li hương giờ đây mái tóc đã bạc phơ, tóc mai đã rụng, nhưng " giọng quê"( hương quê) vẫn không đổi thay để nhấn mạnh hình thức bên ngoài có bị thời gian và cuộc sống lau dài làm đổi thay nhiều nhưng bản chất của một con người yeu quê hương vần còn như xưa.

Trong cái biến đổi "mấn mao tồi" và cái không thể biến đổi 'hương âm vổ cải ", nhà thơ chân thành thổ lộ tấm lòng son sắt thủy chung , sự gắn bó thiết tha của khách li hương đối với nơi chôn rau căt rốn của mình .Đó là một sự kì diệu của tấm lòng đôn hậu dáng trân trọng ngợi ca.

Một con người yêu quê hương tha thiết như ông sẽ càng buồn hơn khi xa quê, nhớ quê khi trở về với biết bao lòng bồi hồi xúc động. Nhưng về đến nhà thì ông phải đối diện với một nghịch lí trong cuộc đời.

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng : Khách ở xứ nào lại chơi?

(Nhi đồng tương kiết bất tương thức

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?)

Kẻ đi xa, nay trở về thành người khác lạ. Trẻ con gặp mà không biết. Thời gian xa quê dài dằng dặc bao năm tháng...

mk ko bt nên viết như thế nào nữa mong các bạn giúp mình viết tiếp và nhận xét bài của mk với nha

0
11 tháng 3 2018

Hai câu thơ đầu có giọng điệu nhẹ nhàng, bình thản, khách quan song pha lần nỗi buồn ngậm ngùi bởi quá lâu rồi tác giả mới về thăm quê.

Trẻ đi, già trở lại nhà

Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu

Hai câu sau là giọng điệu hóm hỉnh, bi hài chứa đựng một nỗi buồn ngậm ngùi, cô đơn của tác giả khi về đến quê nhà. Mâu thuẫn trong nội tâm là ở chỗ tình cảm sâu nặng thủy chung của nhà thơ đối với quê hương nhưng nay bỗng thành người xa lạ. Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn.

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?

Hạ Tri Chương là một trong những thi sĩ lớn thời Đường, ông còn là bạn vong niên với Lí Bạch. Ông đã để lại 2o bài thơ, trong đó bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một trong số những bài thơ hay nổi tiếng viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê hương sau bao...
Đọc tiếp

Hạ Tri Chương là một trong những thi sĩ lớn thời Đường, ông còn là bạn vong niên với Lí Bạch. Ông đã để lại 2o bài thơ, trong đó bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một trong số những bài thơ hay nổi tiếng viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê hương sau bao nhiêu năm mới trở về:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi

( Thiếu tiểu li gia lão đại hồi,

Hương âm vổ cải mấn mao tồi.

Nhi đồng tương kiết bất tương thức

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?)

Mỗi nhà thơ đều mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt .

Ngay ở nhan đềbài thơ đã thể hiện cảm xúc dâng trào khi tác giả trở về với mảnh đất đã sinh ra mình .Trong những năm tháng xa quê nhưng trong trái tim ông vẫn luôn nhớ quê nhà - nơi đã nuôi dưỡng và làm nên con người ông bấy giờ

Khi đi trẻ, lúc về già

( Thiếu tiểu li gia lão đại hồi)

Câu thơ nói về một hoàn cảnh đối lập, đó là ngày Hạ Tri Chương ra đi và ngày trở về .Với hạ Tri chương , thời gian li biệt quê hương gia đình không chỉ 3 năm, 15 năm mà hơn một nửa thế kỉ. Có lẽ, cũng có thể hiểu được đó là một nỗi nhớ quê da diết dẫu cho cuộc sống của ông những ngày xa quê mà đầy đủ. Tình cảm gắn bó, tha thiết với que hương của tác giả đã thể hiện ở câu thơ tiếp theo:

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

(Hương âm vổ cải mấn mao tồi.)

Xa quê đã mấy chục năm rồi nhưng tình cảm với quê hương trong lòng tác giả vẫn vẹn nguyên.Suốt một đời xa quê, khách li hương giờ đây mái tóc đã bạc phơ, tóc mai đã rụng, nhưng " giọng quê"( hương quê) vẫn không đổi thay để nhấn mạnh hình thức bên ngoài có bị thời gian và cuộc sống lau dài làm đổi thay nhiều nhưng bản chất của một con người yeu quê hương vần còn như xưa.

Trong cái biến đổi "mấn mao tồi" và cái không thể biến đổi 'hương âm vổ cải ", nhà thơ chân thành thổ lộ tấm lòng son sắt thủy chung , sự gắn bó thiết tha của khách li hương đối với nơi chôn rau căt rốn của mình .Đó là một sự kì diệu của tấm lòng đôn hậu dáng trân trọng ngợi ca.

Một con người yêu quê hương tha thiết như ông sẽ càng buồn hơn khi xa quê, nhớ quê khi trở về với biết bao lòng bồi hồi xúc động. Nhưng về đến nhà thì ông phải đối diện với một nghịch lí trong cuộc đời.

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng : Khách ở xứ nào lại chơi?

(Nhi đồng tương kiết bất tương thức

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?)

Kẻ đi xa, nay trở về thành người khác lạ. Trẻ con gặp mà không biết. Thời gian xa quê dài dằng dặc bao năm tháng.....

mình không nghĩ ra nên viết iếp như thế nào nữa mong các bạn giúp mình bổ sung cho bài văn cảm nghĩ này với. Các bn nhận xét bài viết của mình với nhé

1
6 tháng 11 2018

) Bài thơ Hồi hương ngẫu thư là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, được xây dựng dựa trên một cái tứ độc đáo. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương ngậm ngùi mà sâu sắc của nhà thơ.

Số câu : 4 câu , mỗi câu 7 chữ

Hiệp vần : gieo vần ở câu 1,2,4 ; ngắt ở nhịp : 4/3,3/4

b) Ngày xưa, nỗi nhớ quê hương thường thể hiện qua nỗi sầu của người xa xứ. Song qua tiêu đề, có thể nhận thấy, bài thơ này đã thể hiện tình yêu quê hương một cách hoàn toàn khác: tình quê lại thể hiện ngay khi mới đặt chân về đến quê nhà, ngay khi tưởng là được hạnh phúc và vui mừng nhất.

c)

Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi, Hương âm vô cải / mấn mao tồi. Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh. Lí gia đối với đại hồi, hương âm đối với mấn mao là chỉnh cả ý lẫn lời ;thiếu tiểu đối với lão, vô cải đối với tồi tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ ;lão: về già ; vô cải: không thay đổi ; tồi: chỉ sự thay đổi). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, thiếu tiểu và lão đều là chủ ngữ cũng như vô cải và tồi đều là vị ngữ, hai câu đối đọc lên nghe rất hài hoà. Hình thức tiểu đối trong hai câu này đã giúp nhà thơ thể hiện những ý nghĩa rất khái quát trong một lượng câu chữ ít ỏi. Câu thơ đầu nói về quãng thời gian gần suốt cả cuộc đời xa quê đồng thời hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ. Câu thơ thứ hai dùng một yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (tiếng nói quê hương). Nóihương âm vô cải là đã động đến phần tinh tế trong sâu thẳm tâm hồn (người thấy tiếng nói quê hương không thay đổi qua mấy chục năm trời hẳn là người luôn nghĩ về quê hương). d) - Giọng điệu của câu đầu (khi nói về những thay đổi của thời gian và của con người) tuy có vẻ khách quan nhưng đã hàm chứa cái phảng phất buồn. - Hai câu sau thiên về tự sự và biểu cảm về sự xuất hiện của đám trẻ nhỏ. Đám trẻ nhìn mà không biết, không hiểu. Đó là một sự ngỡ ngàng. Nhưng chua chát hơn, bọn trẻ coi nhà thơ như là một vị khách lạ từ xa tới. Đó là một hiện thực, một hiện thực quá trớ trêu. Tác giả chấp nhận điều đó và không khỏi không xót xa. Xa quê lâu quá nay trở về trở thành kẻ lạ lẫm trên chính miền quê mà không lúc nào nguôi thương nhớ. Giọng thơ ở hai câu này tuy có chút hóm hỉnh song không giấu nổi nỗi buồn sâu kín bên trong. Cũng nhờ thế mà người đọc càng nhận ra cái tình đối với quê hương thật tha thiết và sâu nặng của nhà thơ. Giọng điệu hóm hỉnh , bi hài : _ Sự ngây ngô , hồn nhiên của trẻ thơ _ Hoàn cảnh trớ trêu , bị gọi là khách ngay khi về quê nhà. _ Cảm giác bơ vơ , lạc lõng khi trở về ko còn ng thân thích , quen biết , nỗi ngậm ngùi đau xót. _ Câu hỏi hồn nhiên của trẻ nhỏ khiến tg vừa vui vừa bùn. e) Ta thấy tình cảm của ông đối với quê hương thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bởi ta biết rằng ông từng làm quan to trong triều đình, được bao người trọng vọng, ở một môi trường như thế con người rất dễ thay đổi, thực tế không ít người quay lưng lại với quê hương mình bằng cách thay đổi giọng nói cho phù hợp với nơi đô thị. Hạ Tri Chương quả có một tâm hồn thủy chung, nghĩa tình với quê hương của mình. g) Nghệ thuật:
- Từ ngữ mộc mạc giản dị.
- Sử dụng phép đối.
- Giọng điệu vừa khách quan, hóm hỉnh, vừa ngậm ngùi.
13 tháng 11 2016

Nét tương đồng và đặc sắc qua hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương.
- Nét tương đồng: đều viết về tình yêu quê hương sâu sắc: “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch nói về nỗi sầu nhớ khu xa quê hương còn Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương thể hiện cảm xúc bồi hồi, niềm vui xen lẫn ngậm ngùi ngày trở về quê hương.
- Nét đặc sắc:
+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: vọng nguyệt hoài hương (nhìn trăng nhớ quê) là một chủ đề phổ biến trong thơ xưa. vâng trăng gợi nên nỗi buồn xa xứ, mong ước được đoàn tụ nơi quê nhà. Điều đặc sắc là đề tài không mới nhưng nhà thơ vẫn tạo nên một bài thơ hay, thấm thía hồn người do cách dùng từ đối xứng cử đầu (ngẩng đầu-hướng ra nhìn cảnh trăng sáng) – đê đầu (cúi đầu-hướng vào hồn mình nhớ cố hương).
+ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: thể hiện tình cảm gắn bó với quê hương bằng nghệ thuật đối rất chỉnh về cả ý và lời. Hai câu thơ cuối, tác giả dùng những hình ảnh, âm thanh tươi vui (tiếng chào, tiếng cười của đám trẻ nhỏ) để phản ánh hiện thực: ông đã trở thành khách lạ trên chính quê hương mình. Ở đây, ta thấy thoáng chút ngậm ngù của nhà thơ.

13 tháng 11 2016

Không khỏi xúc động cho hai con người, họ có những cảnh ngộ khác nhau nhưng tình yêu quê hương thì hoàn toàn đồng điệu. Trong lòng hai nhà thơ nỗi nhớ quê hương luôn ăn sâu vào tiềm thức, nó luôn thường trực trong trái tim của mỗi người. Thế mới biết quê hương là nguồn cảm hứng mãnh liệt và được thể hiện ở những cung bậc khác nhau, mức độ khác nhau qua những kỷ niệm khác nhau.

Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Lý Bạch và Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỷ niệm ấu thơ. Dẫu kỷ niệm khác nhau nhưng ở họ đều có chung một tình yêu thương cháy bỏng.

Đời hiệp khách chống kiếm lãng du xa quê từ thuở nhỏ. Đêm nay dừng chân nơi quán trọ, Lý Bạch lại bắt gặp ánh trăng thân thuộc ngày nào, ánh trăng đêm nay sáng quá, ánh trăng sáng tận đầu giường nơi lữ khách ngơi chân. Ánh trăng đêm nay lạ quá, trăng tràn khắp nẻo, lan ra bao phủ khắp không gian. Đêm vắng, trên mặt đất những giọt sương như những hạt ngọc lung linh. Trăng đêm nay đẹp khiến không ai có thể hững hờ trước sự choáng ngợp của ánh sáng. Lòng lữ khách bồi hồi xao xuyến say sưa trước cảnh đêm trăng. Thi nhân tìm thấy trong không gian tĩnh lặng ấy hơi ấm của quê hương đang lan toả khắp căn phòng:

Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Rất tự nhiên ngẩng đầu ngắm trăng sáng. Ánh trăng đêm nay gợi nhớ về những kỷ niệm ngày nào trên núi Nga Mi. Nỗi niềm nhớ về quê hương đang trĩu nặng trong lòng, tác giả chạnh lòng nhớ về quá khứ, xót xa thay khi nhận ra đang ở quê người. Và cũng rất tự nhiên hành động:Cúi đầu nhớ cố hương

Nó như một sự phản xạ không điều kiện như nằm ngoái ý thức. Dưới ánh trăng khuya một lữ khách đang ngóng mắt về quê hương nơi ấy có mẹ già tần tảo sớm hôm, có bà con láng giềng thân thuộc, có đám bạn chăn trâu thổi sáo, những đêm trăng ríu rít nô đùa, họ bây giờ ra sao? Quê hương vẫn thế hay có gì thay đổi. Hỏi mà như để khẳng định với chính mình! và dĩ nhiên khi đôi chân lãng du đã mệt mỏi thì ai cũng trở lại quê hương. Về với quê hương là về với mẹ, người mẹ ấy vẫn từng ngày từng giờ dang rộng cánh tay chào đón những đứa con.

Với Lý Bạch ánh trăng gợi nhớ về quê hương. Còn Hạ Tri Chương cũng xa quê từ ngày thơ ấu, lứa tuổi đáng ra phải được sống trọn với quê hương nhưng buồn thay:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

Sống ở kinh đô Tràng An sầm uất đua chen, lòng tác giả thổn thức chờ ngày về với mẹ. Niềm khắc khoải mong chờ ấy đau đáu bên lòng. Khi đi mái tóc vẫn còn xanh và khi trở lại thì tóc đà khác bao. Tóc đã nhuộm màu thời gian, nhưng giọng quê, hồn quê thì không hề thay đổi. Chất quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, nó trở thành giọt máu nuôi sống bản thân. Cảm động xiết bao, thời gian xa cách, tấm lòng với quê son sắt thuỷ chung. Trong cái giọng quê vẫn thế ấy là sự thuỷ chung được trải nghiệm bằng thời gian. Trở lại quê hương sau gần hết cuộc đời xa cách lòng sao lại không man mác bùi ngùi. Nếu như Lý Bạch có ánh trăng gợi nhớ về quê hương thì Hạ Tri Chương là lũ trẻ nơi đầu xóm. Nghịch lý là lũ trẻ kia không biết ông là ai:

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi

Trở lại quê hương, mái đầu tóc đã pha sương. Bao năm xa cách nay mới được trở về đất mẹ. Tuy xa cách quê hương trong khoảng thời gian đằng đẵng nhưng giọng quê - giọng của quê hương đất mẹ vẫn không thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng với

Hạ Tri Chương quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Và như vậy thì dù thời gian và con người có thay đổi nhưng tình cảm với quê hương thì không bao giờ thay đổi.

Không khỏi xúc động cho hai con người, họ có những cảnh ngộ khác nhau nhưng tình yêu quê hương thì hoàn toàn đồng điệu. Trong lòng hai nhà thơ nỗi nhớ quê hương luôn ăn sâu vào tiềm thức, nó luôn thường trực trong trái tim của mỗi người. Thế mới biết quê hương là nguồn cảm hứng mãnh liệt và được thể hiện ở những cung bậc khác nhau, mức độ khác nhau qua những kỷ niệm khác nhau.

Đúng vậy quê hương trong thơ Đỗ Trung Quân cũng thật bình dị mà sâu sắc: chùm khế ngọt, con diều biếc, con đường đi học... còn với Tế Hanh thì quê hương hiện lên là làng chài ven biển, con thuyền lướt sóng... Hai tiếng quê hương sao nghe xúc động đến thế.

Cùng một chủ đề là tình ỵêu quê hương mà mỗi tác giả lại có cách biểu lộ khác nhau. Để rồi khi bài thơ khép lại những ai chưa từng nhớ quê nhà cũng nao lòng tìm đọc những dòng thơ. Hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh cua Lý Bạch và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương đã để lại trong lòng chúng ta bao tình cảm thiêng liêng, trân trọng với gia đình và quê hương yêu dấu.





Nhớ like ok