K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2018

Ngày nay, tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh-gọi là chữ Quốc ngữ cùng các dấu thanh để viết.

Tiếng Việt bao gồm:

- Cách phát âm tiếng Việt

- Chữ Quốc ngữ để viết

16 tháng 12 2017

Từ đồng nghĩa là : Bác, Người, ông Cụ.

Tất cả các từ trên đều có ý nghĩa chỉ Bác Hồ.

Từ đồng nghĩa : Bác, Người, ông Cụ

=> Nói về hình ảnh Hồ Chủ tịch.

II. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:        Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến cả khăn túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của...
Đọc tiếp

II. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

        Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến cả khăn túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

           - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

      Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

          - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

      Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông".

(Theo Tuốc-ghê-nhép)

Câu 1: Câu chuyện được kể ở ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện?

Câu 2:  Khi nhận được hành động chìa tay xin của ông xin của ông lão ăn xin về phía mình, cậu bé đã cư xử với ông lão như thế nào?

Câu 3: Em hiểu câu nói của ông lão đã nói với cậu bé: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi” nghĩa là gì? Cậu bé nhận được điều gì từ ông lão ăn xin?

Câu 4: Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên?

0

Tham khảo :

“Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”

Mỗi cây một vẻ đẹp riêng, một công dụng riêng. Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với con người Việt Nam vẫn là cây tre, nếu thiếu đi lũy tre già thì không còn là làng quê nữa.

Nhìn từ xa xa, các bạn sẽ thấy lũy tre như bức tuờng thành kiên cố đang bảo vệ bao quanh thôn xóm mình. Nhưng khi bước tới gần mới thấy “thân gầy guộc lá mong manh”, cây tre nhỏ nhắn với thân dài thẳng, được chia thành những đốt nhỏ đều nhau. Thân cây thường có màu xanh thẫm, các đốt thì có màu hơi xanh đậm hơi vàng. Cây tre không đứng riêng lẻ với nhau, mà thường tạo thành từng lũy với cây này tựa cây kia, dựa vào nhau cùng vươn lên bất chấp nắng mưa để đón lấy ánh sớm bình minh. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Họ nhà tre có đến vài chục loại khác nhau, nhưng cùng một điểm tương đồng, đó là cùng có mầm non măng mọc thẳng. Và tre cũng có hoa đó các bạn, nhưng phải hơn 100 năm nó mới ra hoa một lần. Hoa tre mọc thành từng chùm có màu vàng nhạt. Mùi thơm của hoa tre cũng rất đặc biệt đó ạ!

Cây tre có nhiều loại, mỗi loại lại mang đến cho chúng ta một công dụng riêng. Có tre to để đan lát, có tre để làm hàng thủ công. Tre còn có thể được sử dụng để làm nhà cửa, lều quán. Tre gai lại là người canh gác giúp cho cho luỹ làng ta trở nên kiên cố.

Nói tóm lại, cây tre đã góp phần tô điểm cho cảnh sắc quê hương. Tre ôm lấy xóm làng, làm phong cảnh làng quê thêm phần duyên dáng, thêm phần thanh bình. Còn gì đẹp hơn những hình ảnh những mái đình, ngôi chùa thấp thoáng dưới bóng tre xanh, ánh trăng vàng treo lơ lửng trên ngọn tre.

21 tháng 8 2019

Văn bản thuyết minh bắt đầu bằng một nhận xét bao trùm, có sức khái quát cho toàn bài : "Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam", rồi ngay sau đó để chứng minh, người viết đi vào luận điểm đầu tiên : cây tre Việt Nam là loài cây độc đáo nhất trong các loài cây. Ý thức khẳng định bằng phép so sánh này đã có một cách làm trực tiếp : đặt cây tre vào vùng thiên nhiên nhiệt đới của "muôn ngàn cây lá khác nhau". Chỉ với ba câu văn, tác giả đã thuyết phục được chúng ta ở sự trân trọng, nâng niu (cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý) nhưng là nhằm nhấn mạnh về quan hệ "thân thuộc nhất" với con người thì không gì bằng nứa bằng tre. Để tránh sự ngộ nhận, chủ quan, với cách viết dụng công và tâm huyết, ông trưng bày một hệ thống hình ảnh trùng điệp, liên hoàn có ấn tượng thị giác rất cao : "Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi...". Nếu hình dung cách viết này như một thứ ống kính quay phim, ta có một cái nhìn ở hai cấp độ : viễn cảnh và cận cảnh, từ xa đến gần. Riêng hình ảnh cận cảnh (luỹ tre thân mật làng tôi) làm chúng ta không khỏi bồi hồi. Ấy là chưa nói sự cất cánh của lời văn bằng nhạc, một giai điệu say sưa ở sự cân đối, hài hoà. Nếu tách nhịp, chúng ta có kết cấu 3-3, 6-6. Ngôn ngữ ấy, nhạc điệu ấy - từ cảm xúc vang lên như những bài thơ. Mạch cảm hứng dồi dào còn vắt xuống ý tiếp theo để đi vào phẩm chất. Vẫn với phương pháp so sánh, vẫn với lối văn trùng điệp, vẫn những nhịp điệu hài hoà, ta thấy hình tượng cây tre độc áo hiện ra với lòng ham sống và sức sống dồi dào : "Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt", và từ cái gốc ấy, nó tự vun trồng những nét đặc trưng : mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, thanh cao, chí khí. Quen thuộc với con người, lại "chí khí" như người, cây tre còn độc đáo ở sự hoá thân. Nó là cốt cách người và chỉ con người Việt Nam mới có. Đọc câu văn ấy ta bỗng giật mình : đường biên phân định giữa cây tre với con người không còn chia tách rạch ròi được nữa

    Bài tập: Tìm các từ ngữ/ cụm từ được lặp lại trong các câu sau và chỉ ra vị trí của các từ/ cụm từ đó. Sau đó chỉ ra tác dụng của việc lặp lại các từ ngữ. ( Gợi ý: kẻ bảng) Từ/ cụm từ được lặp lạiNhận xét về vị trí của các từ và cụm từ đóTác dụng của việc lặp lại các từ/ cụm từ.    a. Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ...
Đọc tiếp

    Bài tập: Tìm các từ ngữ/ cụm từ được lặp lại trong các câu sau và chỉ ra vị trí của các từ/ cụm từ đó. Sau đó chỉ ra tác dụng của việc lặp lại các từ ngữ. ( Gợi ý: kẻ bảng)

Từ/ cụm từ được lặp lại

Nhận xét về vị trí của các từ và cụm từ đó

Tác dụng của việc lặp lại các từ/ cụm từ.

 

 

 

 


a. Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi                       

Nghe gọi về tuổi thơ

b. Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa

 Thương em, thương em, thương em biết mấy.

c. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?

d. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.

e. Tôi yêu Sài Gòn da diết… Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào… Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở…

(Minh Hương)

0
19 tháng 11 2017

TỪ TIẾNG VIỆT CÓ 2 LOẠI LÀ TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC:

Từ Tiếng Việt Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy

18 tháng 12 2017

Đây là nguồn gốc . Tức từ thuần việt vs từ mượn đó

11 tháng 12 2018

Ta có 2 loại từ : Đó là từ Thuần Việt và từ mượn

Trong từ mượn có 2 nhóm chính là từ mượn của nước Hán đc thuần Việt gọi là từ Hán Việt và từ mượn của các nước khác gọi là từ có nguồn gốc Ấn-Âu

VD: 

Thuần việt: đàn bà, đàn ông, gà, vịt, nhà,...

Hán việt: phụ nữ; y thuật, gương, vợ, đền, miếu,..

:Từ có nguồn gốc Ấn- Âu: ra-di-o, vo-lăng; in-tơ-nét; wi-fi,..

12 tháng 12 2020

Cách viết từ mượn :

Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt. Đối với những từ chưa được Việt hóa hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng, ta nên dùng gạch nối để nối với nhau

Nguyên tắc mượn từ

Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện.Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.Gìn giữ văn hóa dân tộc

Chúc bạn học thật tốt nhé vui

 

12 tháng 12 2020

Cách viết từ mượn :

Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt. Đối với những từ chưa được Việt hóa hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng, ta nên dùng gạch nối để nối với nhau

Nguyên tắc mượn từ

Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện.Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.Gìn giữ văn hóa dân tộc