Soạn bài: Phong cách Hồ Chí Minh

(Lê Anh Trà)
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

29 tháng 1 2018

ko cần

13 tháng 3 2016

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Hồ Chí Minh có một vốn tri thức văn hoá nhân loại sâu rộng. Đó là những hiểu biết uyên thâm về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới từ Đông sang Tây, từ văn hoá các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ. Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Người đã:
- Học tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, Hoa, Nga…;
- Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề - tức là học hỏi từ thực tiễn và lao động;
- Tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của các khu vực khác nhau trên thế giới một cách sâu sắc, uyên thâm;
Hơn nữa, trong việc học hỏi, trau dồi vốn tri thức văn hoá, Hồ Chí Minh đã thể hiện một phương châm đúng đắn: “đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản,… Những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Tức là chủ động lựa chọn, tiếp thu những thành tựu văn hoá của nhân loại một cách có phê phán dựa trên nền tảng căn bản của văn hoá dân tộc. Nói ở Bác Hồ có sự thống nhất giữa dân tộc và nhân loại là như thế.
2. Những biểu hiện chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh:
- Nơi ở và nơi làm việc rất mộc mạc đơn sơ: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao”, chiếc nhà sàn “chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”;
 - Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ;
- Ăn uống rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…
3. Lối sống của Hồ Chí Minh giản dị mà thanh cao một cách tự nhiên:
- Giản dị mà không kham khổ;
- Không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời mà xuất phát từ cốt cách, từ trong quan niệm thẩm mĩ thuần thục, tự nhiên của nhân cách Hồ Chí Minh.
4. Những biện pháp được sử dụng nhằm làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh trong bài văn:
- Sử dụng lập luận: tiêu biểu là ở đoạn nói về vốn tri thức văn hoá sâu rộng và phương châm học hỏi của Hồ Chí Minh;
- Phân tích thực tế: những biểu hiện cụ thể trong lối sống của Bác;
- Thủ pháp tương phản: chủ tịch nước - bình dị, mộc mạc; tri thức văn hoá phương Đông - tri thức văn hoá phương Tây; rất truyền thống, rất Việt Nam - rất hiện đại, nhân loại.
- So sánh: Hồ Chủ Tịch - vị tiên siêu phàm, các hiền triết ngày xưa (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm).
9 tháng 6 2016

I.                  TÌM HIỂU TÁC PHẨM

1.Xuất xứ:

Phong cách Hồ Chí Minh là một phần bài viết "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị" của tác giả Lê Anh Trà, trích trong cuốn sách "Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam", Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990.

 

2. Tác phẩm:

Mặc dù am tường và ảnh hưởng nền văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới nhưng phong cách của Hồ Chí Minh vô cùng giản dị, điều đó được thể hiện ngay trong đời sống sinh hoạt của Người: nơi ở chỉ là một ngôi nhà sàn nhỏ bé với những đồ đạc mộc mạc, trang phục đơn sơ, ăn uống đạm bạc.

 

3. Tóm tắt:

Viết về phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đưa ra luận điểm then chốt: Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị.

Để làm sáng tỏ luận điểm này, tác giả đã vận dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, với những dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục về quá trình hoạt động cách mạng, khả năng sử dụng ngôn ngữ và sự giản dị, thanh cao trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của Bác.

 

 II.               TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào ? Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy ?
-Vốn kiến thức sâu rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh :

+ Nói được nhiều thứ tiếng : Pháp, Anh, Hoa, Nga,...
+ Làm nhiều nghề
+ Học hỏi đến mức uyên thâm
-Người có được vốn kiến thức sâu rộng đến vậy vì:
+ Người đã đi nhiều, tiếp xúc nhiều
+ Lao động để học hỏi
+ Tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nước ngoài, dám phê phán, khen ngợi; nhưng tinh hoa văn hóa dân tộc vẫn không bị xói mòn.

 

2. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?
- Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa thế giới nơi con người của Bác
- Lối sống của Bác, của một vị "vua", nhưng lại rất bình dị và rất đỗi đời thường, như phong cách sống đạo đứa, giống với phong cách sống của những bậc hiền tiết ngày xưa: vua Nghiêu, vua Thuấn,...

 

3. Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp hài hòa giữa thanh cao và giản dị ?
- Giản dị:
+ Nơi ở và làm việc: đơn sơ và giản dị: nhà sàn nhỏ bằng gỗ với vài căn phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ. Đồ dùng đơn sơ => Nơi sống không thể tưởng với tư cách là "vua" của một nước, là một vị Chủ tịch, một nhà lãnh đạo cao cả.
+ Trang phục: hết sức giản dị, ít ỏi: bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp.
+ Ăn uống: đạm bạc: những món ăn dân tộc không một chút cầu kỳ như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
-Thanh cao:
+ Không phải lối sống khắc khổ của con người tự vui trong cảnh nghèo khó
+ Không phải cách thần thánh hóa làm cho khác đời, hơn đời
+ Cách sống của Người như một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại cuộc sống thanh cao cho tâm hồn và thể xác.

 

 
22 tháng 2 2016

Bài thứ nhất

I- Gợi ý

1.Xuất xứ:

Phong cách Hồ Chí Minh là một phần bài viết "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị" của tác giả Lê Anh Trà, trích trong cuốn sách "Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam", Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990.

 

2. Tác phẩm:

Mặc dù am tường và ảnh hưởng nền văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới nhưng phong cách của Hồ Chí Minh vô cùng giản dị, điều đó được thể hiện ngay trong đời sống sinh hoạt của Người: nơi ở chỉ là một ngôi nhà sàn nhỏ bé với những đồ đạc mộc mạc, trang phục đơn sơ, ăn uống đạm bạc.

3. Tóm tắt:

Viết về phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đưa ra luận điểm then chốt: Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị.

Để làm sáng tỏ luận điểm này, tác giả đã vận dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, với những dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục về quá trình hoạt động cách mạng, khả năng sử dụng ngôn ngữ và sự giản dị, thanh cao trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của Bác.

 

II – Giá trị tác phẩm

Trong bài thơ Người đi tìm hình của nước, Chế Lan Viên viết:

Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê

Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá…

Đó là những câu thơ viết về Bác trong thời gian đầu của cuộc hành trình cứu nước gian khổ. Câu thơ vừa mang nghĩa tả thực vừa có ý khái quát sâu xa. Sự đối lập giữa một viên gạch hồng giản dị với cả một mùa đông băng giá đã phần nào nói lên sức mạnh và phong thái của vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại. Sau này, khi đã trở về Tổ quốc, sống giữa đồng bào, đồng chí, dường như chúng ta vẫn gặp đã con người đã từng bôn ba khắp thế giới ấy:

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.

(Việt Bắc – Tố Hữu)

Còn nhiều, rất nhiều những bài thơ, bài văn viết về cuộc đời hoạt động cũng như tình cảm của Bác đối với đất nước, nhân dân. Điểm chung nổi bật trong những tác phẩm ấy là phong thái ung dung, thanh thản của một người luôn biết cách làm chủ cuộc đời, là phong cách sống rất riêng: phong cách Hồ Chí Minh.

Với một hệ thống lập luận chặt chẽ và những dẫn chứng vừa cụ thể vừa giàu sức thuyết phục, bài nghị luận xã hội của Lê Anh Trà đã chỉ ra sự thống nhất, kết hợp hài hoà của các yếu tố: dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại để làm nên sự thống nhất giữa sự vĩ đại và giản dị trong phong cách của Người.

Cách gợi mở, dẫn dắt vấn đề của tác giả rất tự nhiên và hiệu quả. Để lí giải sự thống nhất giữa dân tộc và nhân loại, tác giả đã dẫn ra cuộc đời hoạt động đầy truân chuyên, tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới… Kết luận được đưa ra sau đó hoàn toàn hợp lô gích: "Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh… Người cũng chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hoá, đã tiếp thu cái đẹp và cái hay…". Đó là những căn cứ xác đáng để lí giải về tính nhân loại, tính hiện đại – một vế của sự hoà hợp, thống nhất trong phong cách Hồ Chí Minh.

Ngay sau đó, tác giả lập luận: "Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại..".

Đây có thể coi là lập luận quan trọng nhất trong bài nhằm làm sáng tỏ luận điểm chính nói trên. Trong thực tế, các yếu tố "dân tộc" và "nhân loại", "truyền thống" và "hiện đại" luôn có xu hướng loại trừ nhau. Yếu tố này trội lên sẽ lấn át yếu tố kia. Sự kết hợp hài hoà của các yếu tố mang nhiều nét đối lập ấy trong một phong cách quả là điều kì diệu, chỉ có thể thực hiện được bởi một yếu tố vượt lên trên tất cả: đó là bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cộng sản, là tình cảm cách mạng được nung nấu bởi lòng yêu nước, thương dân vô bờ bến và tinh thần sẵn sàng quên mình vì sự nghiệp chung. Hồ Chí Minh là người hội tụ đầy đủ những phẩm chất đó.

 

Để củng cố cho lập luận của mình, tác giả đưa ra hàng loạt dẫn chứng. Những chi tiết hết sức cụ thể, phổ biến: đó là ngôi nhà sàn, là chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp đã từng đi vào thơ ca như một huyền thoại, là cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, là tình cảm thắm thiết đối với đồng bào, nhất là với các em thiếu nhi… cũng đã trở thành huyền thoại trong lòng nhân dân Việt Nam. Với những dẫn chứng sống động ấy, thủ pháp liệt kê được sử dụng ở đây không những không gây nhàm chán, đơn điệu mà còn có tác dụng thuyết phục hơn hẳn những lời thuyết lí dài dòng.

Trong phần cuối bài, tác giả đã khiến cho bài viết thêm sâu sắc bằng cách kết nối giữa quá khứ với hiện tại. Từ nếp sống "giản dị và thanh đạm" của Bác, tác giả liên hệ đến Nguyễn Trãi, đến Nguyễn Bỉnh Khiêm – các vị "hiền triết" của non sông đất Việt:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…

Đây cũng là một yếu tố trong hệ thống lập luận của tác giả. Dẫu các yếu tố so sánh không thật tương đồng (Bác là một chiến sĩ cách mạng, là Chủ tịch nước trong khi Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm được nói đến trong thời gian ở ẩn, xa lánh
cuộc sống sôi động bên ngoài) nhưng vẫn được vận dụng hợp lí nhờ cách lập luận có chiều sâu: "Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác".

Bài văn nghị luận này giúp chúng ta hiểu sâu thêm về phong cách của Bác Hồ -vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá của thế giới.

22 tháng 2 2016

Bài 2

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Hồ Chí Minh có một vốn tri thức văn hoá nhân loại sâu rộng. Đó là những hiểu biết uyên thâm về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới từ Đông sang Tây, từ văn hoá các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ. Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Người đã:

- Học tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, Hoa, Nga…;

- Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề - tức là học hỏi từ thực tiễn và lao động;

- Tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của các khu vực khác nhau trên thế giới một cách sâu sắc, uyên thâm;

Hơn nữa, trong việc học hỏi, trau dồi vốn tri thức văn hoá, Hồ Chí Minh đã thể hiện một phương châm đúng đắn: “đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản,… Những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Tức là chủ động lựa chọn, tiếp thu những thành tựu văn hoá của nhân loại một cách có phê phán dựa trên nền tảng căn bản của văn hoá dân tộc. Nói ở Bác Hồ có sự thống nhất giữa dân tộc và nhân loại là như thế.

2. Những biểu hiện chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh:

- Nơi ở và nơi làm việc rất mộc mạc đơn sơ: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao”, chiếc nhà sàn “chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”;

 - Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ;

- Ăn uống rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…

3. Lối sống của Hồ Chí Minh giản dị mà thanh cao một cách tự nhiên:

- Giản dị mà không kham khổ;

- Không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời mà xuất phát từ cốt cách, từ trong quan niệm thẩm mĩ thuần thục, tự nhiên của nhân cách Hồ Chí Minh.

4. Những biện pháp được sử dụng nhằm làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh trong bài văn:

- Sử dụng lập luận: tiêu biểu là ở đoạn nói về vốn tri thức văn hoá sâu rộng và phương châm học hỏi của Hồ Chí Minh;

- Phân tích thực tế: những biểu hiện cụ thể trong lối sống của Bác;

- Thủ pháp tương phản: chủ tịch nước - bình dị, mộc mạc; tri thức văn hoá phương Đông - tri thức văn hoá phương Tây; rất truyền thống, rất Việt Nam - rất hiện đại, nhân loại.

- So sánh: Hồ Chủ Tịch - vị tiên siêu phàm, các hiền triết ngày xưa (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm).

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Viết về "phong cách Hồ Chí Minh", tác giả đưa ra luận điểm then chốt : Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị.

Để làm sáng tỏ luận điểm này, tác giả đã vận dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, với những dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục về những chặng đường hoạt động cách mạng, ngôn ngữ và về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của Bác.

Cần chú ý đọc bài văn bằng giọng chậm rãi, trang trọng, chú ý nhấn mạnh những câu thể hiện chủ đề:

- "Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá nhièu nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây".

- "một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại"...

 

- "Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ… là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác".

15 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

1.

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, nhưng lại có phong cách rất giản dị, gần gũi phong cách của các tầng lớp nhân dân lao động. Ở Người có sự kết hợp phong cách của một nhà hiền triết phương Đông (ông đồ xứ Nghệ ) với phong cách lịch lãm của một chính khách phương Tây.
Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như nhiều nhà chính trị đã đề cập đến phong cách Hồ Chí Minh ở nhiều góc độ từ tư duy đến hành động : phong cách lãnh đạo, phong cách công tác, phong cách sinh hoạt, phong cách nói, phong cách viết ...
- Đặc điểm nổi bậc của phong cách tư duy Hồ Chí Minh là độc lập, tự chủ, sáng tạo.
- Đặc điểm nổi bật trong phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh là tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, là thận trọng, chu đáo, sâu sát, tỉ mỉ, là lời nói phải đi đôi với việc làm...
- Đặc điểm nổi bật trong phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh là sự giản dị, tiết kiệm và sự gần gũi, chan hoà với mọi người tạo nên phong cách giao tiếp riêng, rất lịch sự nhưng chân thành và ấm áp, bên cạnh phong cách đó là tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của một người luôn biết làm chủ. Tình cảm đó chính là nguồn cảm xúc dồi dào để Người sáng tác những bài thơ nói về thiên nhiên, đất nước, con người. Với Hồ Chí Minh, khi hoạt động bí mật trong rừng sâu hay khi hoà bình về thành phố, thiên nhiên, với những “ mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông” luôn gần gũi, gắn bó với cuộc sống của Người ...

2.

+ Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc;

+ Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào vễ những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; Uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,…

+ Tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.

4 tháng 9 2018

lỗi nha , mk mới có lớp bảy thôi

BÀI TẬP VĂN BẢN “PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH”ĐỀ 1: Trong bài « phong cách Hồ Chí Minh », sau khi nhắc lại việc chủ tịch Hồ Chí Minh  đã tiếp xúc với nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới , tác giả Lê Anh Trà viết :«  .. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân...
Đọc tiếp

BÀI TẬP 
VĂN BẢN “PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH”

ĐỀ 1: Trong bài « phong cách Hồ Chí Minh », sau khi nhắc lại việc chủ tịch Hồ Chí Minh  đã tiếp xúc với nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới , tác giả Lê Anh Trà viết :
«  .. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn
 hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”… 
                                  (Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Câu hỏi
1. ở phần trích trên, tác gỉa đã cho ta thấy vẻ đẹp của phong cách HCM được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào ? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người ?
2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn, cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy ?
3. Em hãy suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển. 


ĐỀ 2: Đọc kĩ phần trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
     Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyên thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
Câu hỏi
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
2. Tìm dẫn chứng cụ thể để chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông của Hồ Chí Minh?
3. Nêu và phân tích các biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng thành công để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh trong phần trích nói trên.

0
20 tháng 10 2018

Yêu cầu viết thành bài văn, đảm bảo các ý chính sau :

- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên (dẫn chứng)

- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu (dẫn chứng)

- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc sự gần gũi giữa Bác với các bậc hiền triết dân tộc (dẫn chứng).

- Sử dụng nghệ thuật đối lập : vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà hết sức Việt Nam (dẫn chứng).