Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lần sau đăng câu hỏi chia nhỏ ra nhé em !
PHẦN 1. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
A. CHƯƠNG 4: OXI-KHÔNG KHÍ
I. TÍNH CHẤT CỦA OXI
1. Tính chất vật lí
- Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí
- Oxi hóa lỏng ở -183°C
- Oxi lỏng có màu xanh nhạt
2. Tính chất hóa học: Viết PT minh họa cho mỗi t/c
a. Tác dụng với phi kim
PTHH: S + O2 ----to-----> SO2
PTHH: 4P + 5O2 ----to-----> 2P2O5
b. Tác dụng với kim loại
PTHH: 3Fe + 2O2 ----to-----> Fe3O4
c. Tác dụng với hợp chất:
CH4 + 2O2 ----to-----> CO2 + H2O
II. SỰ OXI HÓA - PHẢN ỨNG HÓA HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI
1. Sự oxi hóa là gì?
Là sự tác dụng của oxi với một chất
2. Phản ứng hóa hợp là gì?
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
Phản ứng cần nâng nhiệt độ lên để khơi mào phản ứng lúc đầu, các chất sẽ cháy, tỏa nhiều nhiệt gọi là phản ứng tỏa nhiệt.
III. OXIT
1. Định nghĩa
Oxit là hợp chất của ha nguyên tố , trong đó có một nguyên tố là oxi
VD: sắt từ oxi Fe3O4, lưu huỳnh đioxi SO2,…
2. Phân loại:
a. Oxit axit:
Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit
Vd : SO3 tương ứng với axit H2SO4
CO2 tướng ứng với axit H2CO3
b. Oxit bazo
Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ
VD: MgO tương ứng với bazo Mg(OH)2
K2O tương ứng với KOH
3. Cách gọi tên:
Tên oxit = tên nguyên tố + oxit
- Nếu kim loại có nhiều hóa trị
Tên oxit = tên kim loại (hóa trị) + oxit
VD: FeO : sắt (II) oxit
Fe2O3 : sắt (III) oxit
- Nếu phi kim có nhiều hóa trị
Tên gọi = tên phi kim + oxit
Dùng các tiền tố ( tiếp đầu ngữ) chỉ số nguyên tử
+ Mono: một
+ Đi : hai
+ Tri : ba
+ Tetra : bốn
+ Penta : năm
VD: CO: cacbon monooxit
CO2: cacbon đioxit
SO2: lưu huỳnh đioxit
SO3: lưu huỳnh trioxit
P2O3: điphotpho trioxit
P2O5 : đi photpho pentaoxit
4. công thức :
- CT chung M2Ox với x là hóa trị của chất M
- Nếu x = 2 thì có công thức là MO
IV. Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy
1. Điều chế oxi Trong phòng thí nghiệm. viết PT minh họa
Trong phòng thí nghiệm
Đun nóng hợp chất giâu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như kali pemanganat KMnO4 hoặc kali clorat KClO3 trong ống nghiệm, oxi thoát ra theo PT:
2KMnO4 −to→ K2MnO4 + MnO2 + O2
2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2
2. Phản ứng phân hủy là gì? Cho vd
Là phản ứng hóa học trong đó từ môtj chất sinh ra nhiều chất mới.
VD: 2KMnO4 −to→ K2MnO4 + MnO2 + O2
2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2
V. KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY
1. Thành phần của Không khí
a. Thành phần chính
Không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích. Cự thể oxi chiếm 21% thể tích, phần còn lại hầy hết là nitơ
b. Thành phần khác
Các khí khác (hơi nước, CO2, khí hiếm, bụi khói,…) chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 1%
2. Sự cháy và sự oxi hóa chậm
a. Sự cháy
- Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng
- Sự khác nhau giữa sự cháy trong oxi và trong không khí: cháy trong không khí diễn ra chậm hơn, tạo nhiệt độ thấp hơn trong oxi. Do trong không khí còn có nito với thể tích gấp 4 lần oxi, làm diện tích tiếp xúc của vật với oxi ít nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Đồng thời, nhiệt tiêu hao còn dùng để đốt nóng khí nitơ nên nhiệt độ đạt được thấp hơn
b. Sự oxi hóa chậm
- Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng
- VD: sắt để lâu trong không khí bị gỉ
- Trong điều kiện nhất định, sựu oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy
B. CHƯƠNG 5: HIDRO - NƯỚC
I. Tính chất - Ứng dụng của Hiđro
1. Tính chất vật lý
Là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước
2. Tính chất hóa học: viết PT minh họa
a. Tác dụng với oxi
Nếu đốt cháy hidro trong oxi: hidro cháy mạnh, trên thành lọ xuất hiện những giọt nước nhỏ
PTHH: 2H2 + O2 −to→ 2H2O
Hỗn hợp sẽ gây nổ nếu trộng hidro và oxi theo tỉ lệ thể tích 2:1
b. Tác dụng với đồng oxit CuO
Khi đốt nóng tới khoảng 400°C : bột CuO màu đen chuyển thành lớp kim loại đồng màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành trên thành cốc
PTHH: H2 + CuO −to→ Cu +H2O
⇒ Hidro đã chiến oxi trong CuO. Vậy hidro có tính khử
⇒ở nhiệt độ thích hợp, hidro có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. do vậy hidro có tính khử. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt
II. Điều chế khí Hiđrơ - Phản ứng thế
1. Điều chế hidrô Trong phòng thí nghiệm
Cho kim loại (Al, Fe, ….) tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4).
Khí H2 được thư bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước. nhận ra khí H2 bằng que đóm đang cháy ( cháy trong không khí với ngộn lửa xanh nhạt) hoặc dùng tàn đóm ( không làm tàn đóm bùng cháy)
VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
2. Phản ứng thế
Phản ứng thế là phản ứng hóa học của đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất
VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
III. Nước
1. Tính chất vật lý
Là chất lỏng không màu (tuy nhiên lớp nước dày có màu xanh da trời), không mùi, không vị
Sôi ở 100°C (p = 760 mmHg), hóa rắn ở 0°C
Khối lượng riêng ở 4°C là 1 g/ml (hay 1kg/lít)
Có thể hòa tan được nhiều chất rắn ( muối ăn, đường,…), chất lỏng ( còn, axit), chất khí (HCl,…)
2. Tính chất hóa học
Tác dụng với kim loại: nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như Ca, Ba, K,…
PTHH: K + H2O → KOH + H2
Tác dụng với mốt sô oxit bazo như CaO, K2O,… tạo ra bazo tương ứng Ca(OH)2, KOH,…
Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển xanh
VD: K2O + H2O → 2KOH
Tác dụng với oxit axit như SO3, P2O5,… tạo thành axit tương ứng H2SO4, H3PO4,…
Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển đỏ
VD: SO3 + H2O → H2SO4
IV. Axit - Bazơ - Muối
Nêu khái niệm, CTHH; phân loại; cách gọi tên các hợp chất và cho vd
1. Axit
a. Khái niệm
Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hihdro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại
b. CTHH: gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit
c. Phân loại: 2 loại
- Axit không có oxi: HCl, H2S,….
- Axit có oxi: H2SO4, H2CO3,…
d. Tên gọi
- Axit không có oxi
Tên axit = axit + tên phi kim + hidric
VD: HCl: axit clohidric. Gốc axit tương ứng là clorua
H2S: axit sunfuhidric. Gốc axit tương ứng là sunfua
- Axit có oxi
+ Axit có nhiều oxi:
Tên axit = axit + tên phi kim + ic
VD: H2SO4 : axit sunfuric. Gốc axit: sunfat
HNO3: axit nitric. Gốc axit: nitrat
+ Axit có ít oxi:
Tên axit = axit + tên phi kim + ơ
VD: H2SO3 : axit sunfuro. Gốc axit sunfit
2. Bazơ
a. Khai niệm:
Phân tử bazo gồm có môt nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).
b. CTHH: M(OH)n , n: số hóa trị của kim loại
c. Tên gọi:
Tên bazo = tên kim loại ( kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hidroxit
VD: Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit
KOH: kali hidroxit
d. Phân loại
Bazơ tan trong nước gọi là kiềm. VD: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.
Bazơ không tan trong nước. VD: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,…
3. Muối
a. Khái niệm
Phân tử muối có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với môht hay nhiều gốc axit
b. CTHH: gồm 2 phần: kim loại và gốc axit
VD: Na2SO4, CaCO3,…
c. Tên gọi
Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit
VD: Na2SO4 : natri sunfat
CaCO3: canxi cacbonat
FeSO4: sắt (II) sunfat
d. Phân loại
- Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại
VD: Na2SO4, CaCO3,…
- Muối axit: là muối trong đó gốc axit còn nguyên tử hidro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro đã được thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
VD: NaHSO4, NaHS, NaHSO3,…
Mai thi mà hôm nay ôn thì không ổn đâu, em rượt qua một lượt kiến thức, đọc giải và làm lại những dạng em thấy khó. Ngủ, nếu không ngủ được cũng đừng có chơi hay đọc truyện, dễ bị loãng đấy
dạ , em cũng chắc phần vô cơ r nma hữu cơ em chịu nên thôi:))
Khi tham gia dự thi HSG hóa thì cần phải nắm vững các kiến thức sau:
- Dãy điện hoá
-Nhận biết,tách chất..
-Các bài toán chuyên về oxit, axit bazơ
..
Còn nhiều kiến thức cần học nhưng chị nghĩ em nên nắm vững các kiến thức thầy cô dạy bd là OK rồi
Hoá kì I lớp 9 là học về vô cơ em nè
Sang kì II em học hữu cơ
Nói chung có nhiều cái mới, nhưng những dạng như xác định công thức phân tử, hay là tính toán theo PTHH vẫn có, nói chung là cách làm dạng bài á em.
Chứ liên thông lý thuyết thì hầu như không, có thì chắc ở ứng dụng em nè.
vâng cô chiều em thi cấp huyện xong em sẽ gửi đề cho cô ạ