Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc đời có những chuyện kì lạ. Ta may mắn được chứng kiến câu chuyện về Phù Đổng Thiên Vương. Hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe chuyện ngày xưa chàng đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.
Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, triều đình vô cùng lo lắng. Nhà vua cử ta đi khắp nơi kêu gọi người tài đánh đuổi quân thù. Khi ta đến kêu loa ở vùng làng Gióng thì có bà cụ ngập ngừng gọi ta vào nhà. Ta vô cùng ngạc nhiên khi thấy trong nhà chỉ có chú bé chừng ba tuổi, trông rất khôi ngô. Chú bé cất giọng nói:
- Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, ta sẽ đánh tan quân giặc này.
Ta choáng váng trước những lời nói ấy. Câu bé này thì đánh sao nổi giặc? Nhưng thấy thái độ nghiêm túc cùa cậu bé, ta ngạc nhiên vô cùng. Chào hai mẹ con nhà cu ra về, ta lân la hỏi thăm hàng xóm bà con kể rằng, và được họ cho biết. Hai ông bà vốn nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái nhưng sống rất lương thiện, phúc hậu. Một hôm, bà lão ra thăm đồng, thấy một vết chân rất to bèn ướm thử chân vào. Thế rồi có mang. Hai ông bà mừng lắm. Nhưng một năm sau, bà cụ mới sinh, lức đó ông lão đã mất. Kì lạ thay, đứa bé đẹp đẽ đáng yêu nhưng không nói không cười, đặt đâu nằm đấy. Năm nay nó đã ba tuổi mà mọi sự vẫn không thay đổi.
Chắc đúng là người nhà trời xuống giúp nước ta rồi. Ta vội trở về tâu trình lên nhà vua. Người nửa tin nửa ngờ song vẫn lập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một cây gậy sắt lớn.
Giặc đã đến chân núi Trâu, thế nước vô cùng nguy ngập. Ta tuân mệnh vua mang đến các thứ cậu bé yêu cầu. Ta vô cùng ngạc nhiên khi thấy trước mắt mình không phải là một cậu bé mà là chàng thanh niên khỏe mạnh. Chàng vươn vai hóa thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng. Tráng sĩ đội nón sắt, cầm gậy sắt, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một bụi tre đầu ngõ.
- Lạy mẹ, con đi!
Chàng nói rồi ra roi. Ngựa tung bờm phi thẳng đến chỗ quân giặc. Khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy (sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ (bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).
Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát? Ngựa phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng, roi sắt vung lên một lần thì đã có cả chục thằng bị hất tung lên trời.
Bỗng "rắc" một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ, định hò nhau xông lại. Sẩn các bụi tre bên đường, chàng vươn mình nhổ bật lên, quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã không còn một mống.
Giặc tan, tráng sĩ một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, chàng cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, rồi cùng ngựa sắt từ từ cất mình bay vào không trung.
Nhà vua về thăm làng Gióng, được dân làng kể: từ sau khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp com gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu vươn vai hóa thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt, đánh tan giặc rồi về trời, Nhà vua phong chàng là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ ngay tại quê nhà, hàng năm mở hội rất to. Năm nào ta cũng đến hội để tỏ lòng ngưỡng mộ chàng, người anh hùng của nhân dân.
Nhà có hai anh em, Kiều Phương là em gái. Hai anh em vốn quý mến nhau, anh đặt cho em biệt danh là “Mèo” và được em rất thích. Biết em lấy nhọ nồi và phẩm màu tự chế thuốc vẽ nhưng anh cũng không mách mẹ. Em tinh nghịch, có trêu anh thì anh cũng vui vẻ cho qua.
Thế rồi, một hôm, chú Tiến Lê, bạn của bố, phát hiện Kiều Phương có năng khiếu đặc biệt về hội họa. Từ hôm đó, mọi người cố gắng tạo điều kiện cho Kiều Phương rèn luyện, phát triển khả năng. Thấy vậy, anh rất buồn vì cảm thấy mình bị coi thường, vì mình bất tài. Tâm trạng ấy khiến anh không thân thiện với em nữa, anh hay bắt bẻ em. Còn em vẫn hồn nhiên như trước kia.
Kiều Phương được đi dự trại thi vẽ thiếu nhi quốc tế. Trước khi đi, Kiều Phương có vẻ xét nét anh hơn. Trong cuộc thi ấy, Kiều Phương đã được giải nhất. Kiều Phương mời cả anh đi nhận giải cùng mình. Trong phòng trưng bày tranh, người anh đã “ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ” trước bức tranh em gái vẽ mình là người anh hoàn hảo. Anh hiểu ra rằng bức tranh ấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái.
Nhà có hai anh em, Kiều Phương là em gái. Hai anh em vốn quý mến nhau, anh đặt cho em biệt danh là “Mèo” và được em rất thích. Biết em lấy nhọ nồi và phẩm màu tự chế thuốc vẽ nhưng anh cũng không mách mẹ. Em tinh nghịch, có trêu anh thì anh cũng vui vẻ cho qua.
Thế rồi, một hôm, chú Tiến Lê, bạn của bố, phát hiện Kiều Phương có năng khiếu đặc biệt về hội họa. Từ hôm đó, mọi người cố gắng tạo điều kiện cho Kiều Phương rèn luyện, phát triển khả năng. Thấy vậy, anh rất buồn vì cảm thấy mình bị coi thường, vì mình bất tài. Tâm trạng ấy khiến anh không thân thiện với em nữa, anh hay bắt bẻ em. Còn em vẫn hồn nhiên như trước kia.
Kiều Phương được đi dự trại thi vẽ thiếu nhi quốc tế. Trước khi đi, Kiều Phương có vẻ xét nét anh hơn. Trong cuộc thi ấy, Kiều Phương đã được giải nhất. Kiều Phương mời cả anh đi nhận giải cùng mình. Trong phòng trưng bày tranh, người anh đã “ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ” trước bức tranh em gái vẽ mình là người anh hoàn hảo. Anh hiểu ra rằng bức tranh ấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái.
Kể về người bạn thân < Kể với tình huống lần đầu gặp và quen khiến người đọc cảm thấy hay nha >
Giups
Chẳng bao lâu tôi/ đã trở thành môt chàng dế thanh niên cường tráng.
CN VN
tui đồng tình với í kiến của watti nhưng có phải chỉnh sửa 1 chút
Chẳng bao lâu là Trạng Ngữ
Tôi là chủ ngữ
Ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc ta đã tới cùng với mùa xuân mang sức sống cho muôn loài. Ngày mùng một Tết, mọi vật đều như được nhân lên sức sống và niềm vui. Quang cảnh nơi em ở cũng tưng bừng, nhộn nhịp hoà vào không khí đón Tết của mọi miền.
Không khí ngày đầu xuân thật dễ chịu. Bầu trời trong xanh, cao vời vợi. Trong không khí khắp nơi lan toả mùi hương hoa ngào ngạt và những loài hoa thi nhau phô sắc. Cả xóm em cũng tưng bừng trong không khí vui vẻ đó. Từng ngôi nhà với mái ngói đỏ tươi như được cởi bỏ cái áo cũ kỹ của những năm trước mà khoác trên mình chiếc áo đẹp của năm mới. Những cây ăn quả to cao, hay lắc lư cái đầu, ngày thường rất trầm tư thì hôm nay vui vẻ, luôn nở nụ cười giỡn đùa cùng nàng tiên mùa xuân vậy. Những cây hồng nhung trong vườn cũng rộn ràng khoe sắc. Cánh hồng mịn màng, đỏ thắm đầy vẻ kiêu hãnh và như rất biết ơn nàng tiên mùa xuân đã làm cho nó đẹp hơn. Con đường làng được khoác bộ áo mới sạch sẽ, mát mẻ. Ở trên cao ngang hai bên đường có chăng khẩu hiệu: "Chúc mừng năm mới".
Trong mỗi gia đình, ai nấy đều tất bật chuẩn bị bữa cơm đầu năm cúng tổ tiên. Thế rồi, mọi người quây quần bên mâm cơm ấm cúng với những lời chúc tốt đẹp. Gia đình em cũng vậy, cả nhà sum họp bên nhau hạnh phúc. Mọi người cười nói vui vẻ chúc nhau một năm mới có nhiều niềm vui, hạnh phúc và mọi điều may mắn. Tiếng cười vang khắp xóm, tràn ngâp niềm yêu thương. Rồi mọi người diện những hộ quần áo đẹp nhất để đi chúc Tết. Bác Tiếp là người sang xông đất nhà em. Bác chúc gia đình em năm mới sức khoẻ, làm ăn thuận lợi. Mấy đứa cháu bác dẫn theo ríu rít vui mừng vì được tiền mừng tuổi, chốc chốc chúng lại mang ra đếm. Những người trong xóm đã bắt đầu đi chúc Tết lẫn nhau, mong một năm mới "an khang – thịnh vượng"!
Ngày đầu xuân mới 2018 Bính Tuất đã diễn ra trong xóm em thật ấm cúng và vui vẻ. Em mong rằng mọi người sẽ sống chan hoà với nhau để cuộc sống mỗi ngày thêm tươi đẹp.
" Tết Tết Tết đến rồi...", nghe những câu hát này lòng tôi xao xuyến đến lạ. Tôi thích ngắm cảnh quê hương tôi vào những ngày giáp Tết: thật đẹp và tràn trề những nỗi khát khao. Tất cả sẽ reo mừng chào đón mùa xuân như chào đón vị chúa nhân từ, đẹp đẽ.
Tôi đạp chiếc xe cũ kĩ dạo khắp làng để ngắm làng quê đã lột xác khi được vị chúa nhân từ ban cho một tấm áo mới. Một màu xanh non đầy mơ ước bao trùm khắp nơi nơi, màu xanh đem đến cho vạn vật một sức sống mới, tự nhiên và êm dịu. Tôi thật ngỡ ngàng trước ánh nắng nhạt hoà mưa xuân khẽ gọi những chồi non sinh ra từ mùa đông vẫn chưa dám chào bà con hàng xóm nay bừng tỉnh giấc. Tô điểm thêm cho khung cảnh thêm rực rỡ là bàn tay của con người. Những ngôi nhà được các bác thợ sơn khoác cho những manh áo đủ màu tươi mới. Trước nhà còn được trang trí những chiếc đèn lồng trông xa như những quả hồng chín mọng. Hoa cùng bạn bè của nó đang kiều diễm toả hương ngào ngạt làm say đắm lòng người. Trên con đường cũ kĩ chật ních người xe. Đông vui nhất là ở chợ, tôi choáng ngợp trước những bức tranh làng hồ kì diệu mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam mà nhà nhà thích treo trong dịp Tết. Tôi đắm mình trong vẻ đẹp của chợ hoa, những cây đào, cây mai như những nàng thiếu nữ vừa độ trăng tròn e lệ và trong mỗi nhà chắc cũng không thể thiếu những nàng thiếu nữ biểu tượng cho mùa xuân này, nó còn như một vị thần linh giúp cho mọi người sang năm mới gặp nhiều điều may mắn, tốt lành.
Hơi xuân ấm. Sắc xuân vàng. Ánh xuân lung linh huy hoàng. Và những cảm xúc về những ngày giáp Tết sẽ còn đọng mãi trong tâm hồn ta mãi không phai mờ.
Mỗi khi Tết đến xuân về lòng người lại không ngừng rộn ràng háo hức. Trẻ con được may áo mới, người lớn được dịp nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả và đặc biệt gia đình được đoàn tụ sum vầy. Chiều ba mười tết năm nào nhà em cũng tổ chức bữa cơm tất niên đầm ấm. Các cô các chú đều gác lại những công việc của một năm để có mặt đầy đủ bên gia đình.
Mọi người đến từ sáng, cả nhà cùng nhau đi mua sắm Tết mua chúng cho gia đình con trưởng rồi lại mua riêng cho gia đình nhà mình. Đến trưa về ăn nhẹ và đầu giờ chiều bắt đầu làm cơm. Phụ nữ thì xào nấu còn đàn ông thì thịt gà, băm chặt. Bọn trẻ con biết làm rồi thì rửa bát lau bát để chuẩn bị ăn cơm. Một số đứa khác nhặt rau giúp cho mẹ mình.
Bữa tất niên có đề huề những món ngon thường ngày không có. Trên mâm cơm tất niên có sáu món ăn tất cả. Bên này đĩa giò được thái rất công phu tỉa tót nhờ bàn tay của những người phụ nữ đảm đang, bên trên được trang điểm bằng một bông hoa cà rốt và một cành lá đinh lăng ăn kèm. Một đĩa thịt gà đầy đủ cả cố cánh lẫn chân gà, đùi gà. Da gà vàng ươm, thịt gà chín tới trông rất hấp dẫn. Bên cạnh là một bán miến, sợi nào sợi nấy trắng trong như được chất lọc từ những hạt gạo tinh túy nhất. Một bát khoai xào nước mắm thơm phức vàng ươm, một đĩa bánh trưng xanh, một đĩa thịt lợn, một bát dưa hành. Mâm cơm tất niên thật sung túc, đầy đủ.
Trên mâm cơm ấy, những người đàn ông tay cầm chén rượu miệng trao cho nhau những lời chúc thiết tha, chân tình. Mọi người ai nấy cũng cười nói vui vẻ. Những phụ nữ ăn uống cùng nhau, cười nói với nhau. Họ ăn xong trước họ lên giường ngồi nói chuyện với nhau rất vui vẻ, họ kể về chuyện đã qua, họ định hướng về tương lại phía trước.
Cứ như thế bữa cơm tất niên diễn ra thật hạnh phúc, chiều ba mươi tết khép lại một năm cũ đầy những vất vả nhọc nhắn và mở ra một năm mới sung túc hạnh phúc hơn.
Để khuyên con người hãy bền chí, vững lòng trước mọi khó khăn, gian khổ để đi tìm bóng dáng của hạnh phúc và thành đạt, người Pháp có câu: “Người ta thường than rằng bông hồng có nhiều gai nhưng trong gai lại có bông hồĩig.” Câu danh ngôn trên có ý nghĩa gì? Bông hồng tượng trưng cho cái đẹp, sự tươi thắm, hạnh phúc. “Gai” là ngạnh nhọn ở cây, biểu thị cho sự khó khăn, hiểm trở của cuộc sông. Như vậy, câu danh ngôn chi ra rằng không có hạnh phúc nào đến một cách đơn giản, dễ dàng, nhưng đồng thời cũng khẳng định rằng nếu vượt qua được khó khăn, gian khổ thì sẽ có được hạnh phúc, có được kết quả tốt đẹp. Trong cuộc sống, hạnh phúc không sẵn có cho mỗi con người. Muốn hạnh phúc, ai cũng phải đấu tranh quyết liệt với gian lao, thử thách ở phía trước. Đôi khi chúng ta phải hi sinh cả tính mạng để bảo vệ cái hạnh phúc ấy. Cụ thể, muôn có cái ăn cái mặc chúng ta phải lao động, đổ mồ hôi sôi nước mắt để tạo ra bát cơm manh áo, vật dụng tiện nghi sinh hoạt. Nhiều khi con người phải đâu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, những trận lũ lụt, hạn hán gây biết bao vất vả và cực nhọc trong đời sông. Để trở thành nước xuất khẩu gạo đứng tốp đầu thế giới, nhân dân ở những vùng nông nghiệp lớn của Việt Nam như đồng bằng sông Cửu Long phải “một nắng hai sương” nơi ruộng đồng và luôn luôn phải chống chọi bao khó khăn để làm ra hạt gạo. Trong khoa học, hạnh phúc nảy sinh từ sự tự tìm tòi, suy nghĩ khám phá, không kể thời gian cũng như sự hi sinh hạnh phúc cá nhân. Alexandre Yersin (1863 - 1943) được mệnh danh là “người chiến thắng bệnh dịch hạch” vì đã tìm ra vi trùng gây bệnh dịch hạch vào năm 1984. Phải chứng kiến một châu Âu tuyệt vọng vì luôn bị dịch hạch hoành hành mới có thể hiểu được ý nghĩa sâu xa của công trình nghiên cứu khoa học này. Để có được tên tuổi vang dội trên thế giới như thế, Yersin tình nguyện là người châu Âu đầu tiên vượt qua dãy núi Trường Sơn, rong ruổi suốt nhiều năm qua các vùng đất xa lạ của người thượng du. Con người ấy đã chọn Nha Trang làm nơi nghiên cứu khoa học và là nơi an nghỉ cuối cùng của mình. Nhiều nhà bác học lừng danh trên thế giới phải khâm phục tài năng, đức độ và sự kiên trì, không ngại gian khổ của Yersin. Ở Việt Nam, tấm gương về sự cần mẫn của nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 - 1784) rất đáng cho mọi người noi theo. Để trở thành nhà bác học lỗi lạc của dân tộc ta, Lê Quý Đôn luôn hiếu học, say mê đọc sách, quan sát, ghi chép, ngẫm nghĩ trước những biểu hiện phong phú của cuộc sông. Ông viết cuốn Phủ biên tạp lục dày hơn 600 trang chỉ trong sáu tháng. Bè bạn của ông và mọi người rất kinh ngạc bởi lập luận uyên bác, lời ý súc tích trong quyển sách ấy. Để biên soạn cuốn sách, ông chuẩn bị một “túi gấm” đựng các thẻ ghi chép, ghi lại các hiện tượng mà ông quan sát được, những điều mắt thấy tai nghe, những đoạn trích từ các cuốn sách khác... kèm theo những nhận xét. Nhừng ý hay mà Lê Quý Đôn đã cần mẫn ghi lại trong suốt bao năm làm việc, học tập, nghiên cứu của mình, được xếp thành từng loại, từng đề mục. Khi cần tập hợp lại một vấn đề gì ông chỉ việc soạn ra các túi thẻ cần thiết này nên đã tiết kiệm được rất nhiều thời giờ, hoàn thành công việc nhanh chóng. Trong sáng tạo nghệ thuật cũng vậy. Để trở thành một trong những đại văn hào thế giới, H. Banzắc (1799 - 1850) đã bỏ ra 31 năm miệt mài lao động sáng tác nghệ thuật mà không biết mệt mỏi. Năm 1819 ông quyết chí theo đuổi nghề văn nhưng bước đầu chưa thành công. Ông không hề nản lòng. Đến năm 1833 - 1834 tên tuổi của ông đã trở nên quen thuộc với mọi người. Năm 1842 Banzắc hoàn thành một hệ thống tác phẩm lấy nhan đề tổng quát là Tấn trò dời. Bộ Tấn trò đời đồ sộ có 97 tiểu thuyết với nhiều loại triết lí, hiện thực, viết về nhiều cảnh đời khác nhau nhưng loại nào cũng vô cùng đặc sắc. 97 tiểu thuyết của Banzắc đều là những công trình nghệ thuật kì diệu, có giá trị to lớn đôì với nhân loại. Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc (1890 - 1969) đã ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng vào năm 1911 mà không ngại gian khó, hiểm nguy, thiếu thốn,... Người đã làm đủ mọi nghề để mưu sinh, kế cả rửa chén bát. Dưới cái lạnh khắc nghiệt của Paris, “một viên gạch hồng Người chống lại cả một mùa băng giả”. Người đi qua nhiều châu lục, nhiều quốc gia. Cuối cùng Người đã tìm thấy ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin để khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2-9-1945. Câu danh ngôn trên làm thức tỉnh nhừng ai? Tất nhiên là những con người mơ ước hạnh phúc, muôn thụ hưởng thành quả mà không có ý chí, mới “thấy sóng cả” đã “ngã tay chèo”. Những người như thế chỉ biết lấy thành quả của người khác làm thành quả cho mình. Thật đáng chê trách! Câu danh ngôn đặc sắc của Pháp có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với mọi người. Câu danh ngôn ấy gợi cho chúng ta nhớ đến bài Tự khuyên mình, đồng thời cũng là lời khuyên mọi người của Bác Hồ vĩ đại: Nếu không có cảnh đông tàn Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân Nghĩ mình trong bước gian truân Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
ah đoạn văn đó trong bài văn lao xao ngữ văn 6 tập 2 trang 110 nhaaaa
Câu 1: Văn bản được kể theo ngôi thứ 3. Tên nhân vật: cua và cá chép.
Câu 2: Lời của người kể chuyện: Cá chép con dạo chơi...lại gần và hỏi.
Lời của nhân vật cua: Tớ đang lột xác
: Họ hàng nhà tớ..cá chép con ạ.
Lời của nhân vật cá chép: Bạn cua ơi, bạn làm sao thế?
: À, bây giờ thì tớ đã hiểu.
Câu 3: Chuyện dùng biện pháp tu từ nhân hoá.