Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở bài: giới thiệu về hiện tượng “nghiện” trò chơi điện tử của học sinh.
Thân bài:
Giải thích hiện tượng: Trò chơi điện tử là loại trò chơi có thể chơi được trên máy tính, điện thoại với nhiều thể loại như bắn súng, đua xe, chiến đấu…
Bàn luận:
Trò chơi điện tử có giá trị giải trí.Biểu hiện, nguyên nhân của việc nghiện trò chơi điện tử.Hậu quả của việc nghiện trò chơi điện tử.Bài học nhận thức:
Sắp xếp thời gian chơi điện tử hợp lý, chừng mực
Trong trích đoạn “Đi bộ ngao du”, nhà văn Ru- xô đã chỉ ra lợi ích của việc đi bộ, cũng như những lợi thế của việc đi bộ so với đi ngựa cũng như dùng các phương tiện khác. Trước hết, đi bộ có thể đi mọi nơi mà ta mong muốn, không phải lệ thuộc vào ai, vào phương tiện gì: “ Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều hay ít thế nào là tùy”. Như vậy, việc đi bộ khiến cho ta được tự do về con người, được làm theo những ý muốn của mình, đây chính là lợi ích lớn nhất của việc đi bộ ngao du. Và đã là ngao du thì yếu tố chủ động phải được đặt lên hàng đầu, đi ngựa sẽ phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đường xá, sức khỏe của ngựa, không phải phụ thuộc vào những gã phu trạm.
Đi bộ ngao du thì ta không bị phụ thuộc vào bất cứ thứ gì, bất kì cái gì, ta được tự do về con người, tự do về tâm hồn, làm toàn bộ những việc theo ý thích: “ Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả các khía cạnh….” . Và quan trọng nhất là không bị lệ thuộc: “Tôi chẳng phải phụ thuộc vào những con ngựa hay những gã phu trạm. Đi bộ ngao du ta sẽ có cơ hôi khám phá những điều mới mẻ, có thể tự tìm cho mình những con đường riêng biệt, điều này rất phù hợp với những con người ưa tìm tòi, thử thách: “Tôi chẳng cần chọn những lối đi có sẵn hay những con đường thuận tiện; tôi đi qua bất cứ nơi nào con người có thể đi qua; tôi xem tất cả những gì con người có thể xem….”
Em tham khảo nhé:
Sau những ngày học tập căng thẳng, nhóm bạn thân của chúng tôi quyết định có một buổi dã ngoại, rời xa thành phố để giải tỏa những căng thẳng đầu óc. Chúng tôi đã lựa chọn một địa điểm ngoại thành Hà Nội.
Không còn cảnh ồn ào, náo nhiệt phố phường hay những lúc bon chen tắc đường chật chội. Chúng tôi đi xe đạp, thong dong trên con đường đất đỏ. Hai bên đường có những rặng cây tỏa bóng che khuất ánh mặt trời, những tán lá xanh như đan quyện vào nhau che mát con đường. Phía xa xa là con suối nhỏ chảy từ trên vách núi xuống giống như một dải lụa đào mềm mại ai để quên bên rừng cây xanh thẳm.
Khi mặt trời đứng bóng, chúng tôi đã đến được địa điểm cắm trại. Mỗi người một tay, thoáng chốc căn lều nhỏ của chúng tôi đã được dựng. Những món ăn đơn giản chúng tôi chuẩn bị sẵn từ nhà được bày biện. Ai cũng hào hứng kể những câu chuyện, dự định sắp tới của mình. Thi thoảng là những câu chuyện cười, những tiếng châm chọc khiến chúng tôi cười liên tục.
Ăn uống xong, chúng tôi đi vòng ra con suối. Khi lại gần, tiếng nước chảy róc rách nghe thật vui tai. Thả đôi chân ngâm xuống dòng nước mát rượi, bao mệt mỏi và buồn phiền trong tôi như tan biến. Những chiếc là vàng chảy từ đầu nguồn như những con thuyền nhỏ trở đi bao ưu tư, bao ước mơ gửi gắm. Vang vọng quanh tôi là tiếng chim hót líu lo, như nói chuyện cùng nhau trong trưa hè nóng bức.
Đến buổi chiều chúng tôi ra cánh đồng cỏ cạnh đó, chụp những bức hình kỉ niệm. Cỏ xanh và mềm mại, những chú bò thong dong gặm cỏ bên triền đê. Tiếng trẻ con nô đùa gần đó, thả những cánh diều vút cao trong gió. Tiếng người lớn đi làm trở về, chia sẻ những câu chuyện sau một ngày lao động mệt nhọc. Những âm thanh gần gũi và bình dị về vùng quê đó đã để lại trong tôi những bồi hồi, xao xuyến.
Thời gian một ngày trôi qua thật nhanh, chúng tôi thu gọn đồ đạc và trở về nhà. Những buổi dã ngoại như vậy đã khiến tình bạn của chúng tôi thân thiết, gắn bó hơn và giúp chúng tôi có thêm năng lượng để tiếp tục cho những ngày học hành sắp tới.
Tham khảo:
Văn bản miêu tả: vẽ lại sự vật, sự việc bằng ngôn ngữ một cách sinh động.
Văn bản tự sự: kể lại, thuật lại sự việc.
Văn bản biểu cảm: bày tỏ suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của người viết.
Văn bản nghị luận: Bày tỏ quan điểm, nhận xét, đánh giá về một vấn đề
Còn văn bản thuyết minh thì giới thiệu sự vật, hiện tượng; giúp cho người đọc hiếu rõ đặc điểm, tính chất, nguyên nhân và có cái nhìn khách quan về sự vật, hiện tượng đó.
tham khảo
Trả lời: Văn bản thuyết minh khác các loại văn bản khác chủ yếu ở tính chất thuyết minh, giới thiệu. Văn thuyết minh không nặng về kể chuyện như văn tự sự, không miêu tả chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả, không biểu cảm mạnh mẽ như văn biểu cảm, cũng không lập luận, thuyết lí như văn nghị luận.
Văn bản thuyết minh khác các kiểu văn bản khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận
+ Không sa đà vào kể truyện, thuật sự việc như tự sự.
+ Không miêu tả quá chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả.
+ Không mang sắc thái biểu cảm mạnh mẽ, chủ đạo như văn biểu cảm.
+ Không đưa ra lý lẽ, lập luận như văn nghị luận.
→ Thuyết minh bao gồm việc trình bày, giải thích, giới thiệu khách quan chân thực, rõ ràng.
Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…. làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải cóluận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bàivăn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa
Văn tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.