K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2021

Em viết đề như thế thật sự là khi đọc người khác cũng ít có cảm tình để mà giúp cơ :))) chị nói thẳng thế để lần sau em rút kinh nghiệm

28 tháng 9 2021

Sao thế ạ TvT

13 tháng 9 2023

Đăm Săn là một nhân vật quan trọng trong sử thi Tây Nguyên, đặc biệt trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây. Đoạn trích này tôn vinh sự hào hùng và sức mạnh phi thường của Đăm Săn trong cuộc chiến chống lại kẻ thù Mtao Mxây để giành lại người vợ bị cướp. Đăm Săn được miêu tả là một anh hùng dũng cảm, tài năng và bản lĩnh, đối mặt với kẻ thù hung bạo và có sức mạnh vô địch. Đoạn trích cũng sử dụng các hình ảnh so sánh để làm nổi bật sự tương phản giữa Đăm Săn và Mtao Mxây, tôn vinh vẻ đẹp người anh hùng Đăm Săn.

Đoạn trích này thể hiện sự hào hùng và lòng dũng cảm của Đăm Săn, là một phần trong nghệ thuật diễn xướng sử thi của dân tộc Tây Nguyên. Sử thi không chỉ là một loại hình ngôn từ dân gian, mà còn là một hình thức diễn xướng dân gian, kết hợp nghệ thuật ngôn từ, ca hát và nhảy múa. Nghiên cứu sử thi cần quan tâm đến yếu tố diễn xướng, vì nó mang ý nghĩa quan trọng về mặt văn hoá và đời sống. Diễn xướng sử thi thường diễn ra trong môi trường lễ hội, tạo không khí "thiêng" và cộng đồng, để tôn vinh những anh hùng và sức mạnh cộng đồng.

Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây là một phần trong sử thi Tây Nguyên, tôn vinh vẻ đẹp người anh hùng Đăm Săn và sức mạnh của dân tộc.

16 tháng 10 2016

Ta là ĐS-người anh hùng dân trong sử thi ĐS của dân tộc Ê đê. Ta sẽ kể cho con cháu và dân làng nghe về trận đánh không thể nào quên cua ta . Đó là trận đánh vs mtmx

Hồi đó đã lâu lắm rồi khi ta cùng dân làng lên rẫy ra sông bẫy cá thi mtmx tới buôn làng ta để tàn phá lừa bắt và cướp nàng Hơ Nhị xinh đẹp. NHận được tin dữ đó ta lập tức quay về nhà. Đanhự bị xúc phạm , sự bình yên cua làng bị đe dọa, vì thế ta xách khiên và mang giáo tới hỏi tội mt dù biết hắn là tù trưởng giàu có hùng mạnh chẳng lo sợ và dõng dạc gọi:

- Ơ diêng! Xuống đây đọ dao vs ta

Mt không những không xuống mà còn ns vọng từng câu như xát muối vào lòng ta.

- Ta không xuống đâu tay ta còn đang bận vợ hai chúng ta ở trên này..........

11 tháng 10 2017

Các bạn thân mến! Tôi là Đăm Săn, người anh hùng trong sử thi Đăm Săn. Tôi là một tù trưởng hùng mạnh, “đầu đội khăn kép, vai mang túi da”. Tôi xin kể lại cùng các bạn một trong những chiến công của tôi. Đó là trận đánh Mtao Mxây – một tên tù trưởng đã cướp vợ tôi. Sau khi nghe tin Mtao Mxây đã cướp nàng Hơ Nhị – người vợ xinh đẹp của tôi, tôi vô cùng tức giận. Tôi liền xách khiên, dáo đến thẳng nhà Mtao Mxây để rửa nỗi nhục này và giành lại người vợ hiền yêu quý. Nhà Mtao Mxây quả thực là đẹp. Đầu sàn hiên đẽo hình mặt trăng, đầu cầu thang đẽo hình chim ngói, cầu thang lên xuống rất rộng. Tôi đứng ở dưới nói to: – Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy! Mtao Mxây chẳng những không xuống, hắn còn nói khích tôi: – Ta không xuống đâu, diêng ơi! Tay ta còn bận ôm vợ hai chúng ta ở trên nhà này cơ mà. Máu nóng trong người tôi bốc lên, tôi quát lớn: – Xuống, diêng! Xuống, diêng! Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái sàn hiên của ngươi ta kéo lửa, ta hun cái nhà của ngươi cho mà xem! Nghe tôi nói vậy, hắn sợ hãi đi xuống. Hắn còn nói với tôi rằng, không được đâm hắn khi hắn đang đi xuống. Tôi cười khẩy mà nói với hắn: – Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi nhỉ? Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, đến con trâu cái của ngươi trong chuồng, ta cũng không thèm đâm nữa là. Mtao Mxây bước xuống, tay cầm khiên, giáo. Khiên hắn tròn như đầu cú, giáo hắn óng ánh như cái cầu vồng. Trông hắn dữ tợn như một vị thần, nhưng dáng vẻ thì lại tần ngần do dự, mỗi bước đi đắn đo. Tôi nhường cho hắn múa khiên trước. Ban đầu hắn từ chối, hắn bảo với tôi: – Ta như gà làng mới mọc cựa khẽ, như gà rừng mời mọc cựa ê chưa, chưa ai dẫm phải mà đã gãy cánh. Và hắn bảo tôi múa khiên được. Nhưng tôi nhất định không chịu. Tôi là người thách đấu, lẽ nào tôi lại rung khiên múa trước. Thế là Mtao Mxây rung khiên múa trước. Tôi đứng im, không nhúc nhích nhìn Mtao Mxây múa khiên. Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô. Buồn cười trước hành động múa khiên của hắn, tôi nói khích: – Ngươi múa một mình, múa kêu lạch xạch như quả mướp khô. Miếng múa ấy, ngươi học ai vậy? Ngươi múa chơi đấy phải không, diêng? Hắn nói với tôi: – Có cậu ta học cậu. Có bác ta học bác. Có thần Rồng ta học thần Rồng. Tôi mỉa mai: – Thế ư, ta thì đâu có cậu mà học cậu, đâu có bác mà học bác! Chỉ có hai ta đây, ngươi múa đi xem nào! Nghe tôi nói vậy, chắc là hắn tức lắm. Hắn kiêu ngạo hỏi tôi: – Thế ngươi không biết ta đây là một tướng đã quen đi đánh thiên hạ, bắt tù binh, đã quen đi xéo nát đất đi thiên hạ hay sao? Đến lúc ấy thì tôi không thể đứng im được nữa. Tôi phải dạy cho hắn một bài học về thói kiêu ngạo và rửa nỗi nhục hắn đã cướp vợ của tôi. Tôi rung khiên múa. Hắn vội vã bỏ chạy. Mỗi lần xốc tới, tôi vượt một đồi tranh, một lần xốc tới nữa tôi vượt một đồi lồ ô. Tôi chạy vun vút qua phía đông sang phía tây, đuổi theo hắn. Còn hắn thì bước thấp bước cao chạy hết bãi tây sang bãi đông. Hắn vung dao chém tôi, nhưng chỉ vừa trúng mọt cái chão cột trâu. Tôi lại nói khích lắm: – Sao ngươi lại chém cái chão cột trâu? Còn khoeo chân ta, ngươi dành làm gì? Và tôi lại tiếp tục đuổi theo hắn. Rượt đuổi nhiều, cả tôi và hắn đều đã thấm mệt. Lúc này, hắn bảo Hơ Nhị quăng cho hắn một miếng trầu. Trong khi đánh nhau, nếu ăn được một miếng trầu sẽ đỡ mệt hơn rất nhiều. Nhanh như cắt, tôi đớp lấy miếng trầu và nhai luôn. Sau đó, sức của tôi tăng lên gấp bội. Tôi lại múa khiên và rượt đuổi theo hắn. Khi tôi múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên đồng, tiếng gió mạnh như bão. Khi tôi múa dưới thấp vang lên tiếng khiên kêu, gió mạnh như lốc. Cả một vùng đồi núi nơi diễn ra cuộc chiến đấu tan hoang: chòi lẫm đổ lăn lóc, cây cối chết rụi. Khi tôi múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bẫy tung. Tôi phóng cây giáo thần – cây giáo đã từng đâm chết bao nhiêu thú dữ, bao nhiêu kẻ địch của tôi, vào trúng đùi của Mtao Mxây. Nhưng lạ thay, đùi hắn vẫn không hề bị thương gì, không hề chảy máu. Tôi lại phóng cây giáo đâm trúng người hắn, nhưng hắn cũng chẳng hề hấn gì. Hắn vẫn bỏ chạy. Chẳng nhẽ hắn có phép thuật gì sao? Hay có vị thần nào bảo vệ cho hắn? – Tôi tự hỏi mình như vậy. Trận đánh diễn ra ròng rã. Mấy lần tôi đã đâm trúng Mtao Mxây, nhưng hắn vẫn không bị thương. Mệt quá, tôi vừa chạy vừa ngủ. Tôi mộng thấy ông Trời. Tôi hỏi ông Trời: – Ối chao, chết mất thôi, ông ơi! Cháu mệt quá! Tại sao cháu đâm mãi mà không thủng hắn. Ông Trời đã chỉ cho tôi điểm yếu của hắn: “Cháu lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn là được”. Bừng tỉnh, tôi chộp ngay lấy cái chày mòn ném trúng vành tai Mtao Mxây. Quả nhiên, cái giáp trên người hắn tức thì rơi loảng xoảng. Đến lúc ấy tôi mới biết vì sao mấy lần ngọn giáo thần của tôi đâm trúng hắn mà vẫn không thủng. Mất vũ khí bảo vệ, hắn hoảng sợ tháo chạy. Hắn tránh quanh chuồng lợn, tôi phá tan chuồng lợn. Hắn tránh quanh chuồng trâu, tôi phá tan chuồng trâu. Hắn chạy đến đâu tôi đuổi theo đến đấy. Cuối cùng hắn ngã lăn quay ra đất. Khi nằm dưới mũi giáo của tôi, mặt hắn tái mét, cắt không còn giọt máu. Hắn sợ hãi, cầu xin tôi tha mạng. Hắn nói: – Ơ diêng! Ơ diêng! Để ta làm lễ cầu phúc cho diêng một trâu! Ta cho diêng thêm một voi. Nhưng tôi đâu có bận tâm. Cầu phúc cho tôi ư? Có ích gì? Còn trâu, voi? Tôi đâu có thiếu. Hắn đã to gan dám cướp vợ của tôi thì tôi không thể tha thứ được. Tôi giận dữ nói với hắn: – Sao ngươi còn cúng trâu cầu phúc cho ta? Chẳng phải vợ ta ngươi đã cướp, đùi ta ngươi đã đâm rồi sao? Và ngọn giáo của tôi đã đâm nhập vào người hắn. Tôi cắt luôn cái đầu của hắn, đem bêu ngoài đường để dân làng được chứng kiến. Giết chết Mtao Mxây, tôi giành lại được Hơ Nhị. Tất cả đám tôi tớ của Mtao Mxây đều đi theo tôi. Để mừng chiến thắng, tôi đã mở tiệc chiêu đãi tôi tớ trong nhà, dân làng. Các tù trưởng phương xa, khách khứa từ khắp nơi nghe tin tôi chiến thắng đều ùn ùn kéo về ăn mừng chiến thắng của tôi. Nhà tôi đông nghịt khách, tôi tớ chật ních cả nhà ngoài. Tôi sai giết nhiều lợn, mổ nhiều trâu, đánh lên các chiêng, các trống to, hòa nhịp cùng chũm chọe sao cho kêu lên rộn rã. Tiệc tùng linh đình ăn uống kéo dài suốt mùa khô. Sau trận đánh thắng Mtao Mxây, danh tiếng của tôi vang khắp nơi, đâu đâu cũng nghe thấy, vang tận đến tai các thần. Sau trận ấy, tôi thật sự trở thành một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy.

“Đăm Săn (nói với tôi tớ Mtao Mxay) – ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tối tớ bằng này! Các ngươi có đi với ta không?Chàng gõ vào một nhà.Dân trong nhà – Không đi sao được! Tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai?Đăm Săn gõ vào ngạch, đập vào phên tất cả các nhà trong làng.Dân làng – Không đi sao được! Nhưng bác ơi, xin bác chờ chúng tôi cho lợn ăn cái đã.Đăm Săn lại gõ vào...
Đọc tiếp

“Đăm Săn (nói với tôi tớ Mtao Mxay) – ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tối tớ bằng này! Các ngươi có đi với ta không?

Chàng gõ vào một nhà.

Dân trong nhà – Không đi sao được! Tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai?

Đăm Săn gõ vào ngạch, đập vào phên tất cả các nhà trong làng.

Dân làng – Không đi sao được! Nhưng bác ơi, xin bác chờ chúng tôi cho lợn ăn cái đã.

Đăm Săn lại gõ vào ngạch, đập vào phên mỗi nhà trong làng.

Đăm Săn – Ơ tất cả dân làng này, các ngươi có đi với ta không? Tù trưởng các ngươi đã chết, lúa các ngươi đã mục. Ai chăn ngựa hãy đi bắt ngựa! Ai giữ voi hãy đi bắt voi! Ai giữa trâu hãy đi lùa trâu về!

Dân làng – Không đi sao được! Làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cà hoang, người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa!

Đăm Săn - Ở nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tôi tớ bằng này! Chúng ta ra về nào!

Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối. Bà con xem, thế là Đăm Săn này càng thêm giàu có, chiêng lắm la nhiều. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước.

Họ đến bãi ngoài làng rồi vào làng.”

(Trích “Chiến thắng Mtao – Mxây” – SGK Ngữ Văn 10. Tập 1 trang 35)

Phân tích nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích trên.

0
12 tháng 11 2019

Dàn ý:

Giải thích.
– Sống vì người khác là lối sống biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương; biết bỏ qua những lợi ích của bản thân để chăm lo cho hạnh phúc của người khác, sống vì lợi ích của người khác.

– Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác nghĩa là khi ta chọn lối sống hi sinh cuộc sống của ta có thể sẽ có những vất vả, khó khăn, phải đối mặt với nhiều thử thách, thậm chí có thêm những rắc rối, rủi ro.

– Nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn. Lối sống vì người khác là cách sống cao quý, đáng trân trọng, mang đến cho mọi người những điều tốt đẹp.

Câu nói chỉ ra giá trị của lối sống vì người khác.

Phân tích, lí giải.
* Sống vì người khác có thể làm cho cuộc sống của bản thân trở nên khó khăn hơn:

– Sống vì người khác đôi khi phải chịu những thiệt thòi, phải hi sinh những quyền lợi của cá nhân, phải dành cả những điều tốt đẹp cho người khác. Vì người khác mà có thể phải nhận về mình những điều không thuận lợi, may mắn, cơ hội có thể sẽ qua mất.

– Sống vì người khác còn có thể bị hiểu lầm, nghi ngờ, liên lụy,…

* Sống vì người khác tuy khó khăn nhưng cuộc sống sẽ trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc:

– Sống vì người khác là lối sống vị tha, có ý nghĩa lớn lao cho xã hội. Đó là cách hành xử đẹp giúp cho các mối quan hệ trở nên hài hòa, thân thiện. Nếu ai cũng biết sống vì người khác thì những hận thù, ích kỉ,…sẽ bị đẩy lùi, cuộc sống sẽ đầy yêu thương và ấm áp.

– Đó là biểu hiện của nhân cách đẹp, con người sẽ nhận được sự quý mến, trân trọng, ngưỡng mộ của người khác. Cách sống đó mang lại hạnh phúc cho chính mình, tìm thấy sự bình an, tự tại trong lòng.

– Lối sống biết hi sinh còn giúp mỗi người rèn được khả năng nhẫn nại, ý chí, nghị lực,…

Bàn luận mở rộng.
– Mỗi con người cần xác định cho mình lối sống tích cực, biết sống vì người khác nhưng cần có sự sáng suốt, trí tuệ, tránh những hi sinh mù quáng vừa không giúp được cho người khác lại không có lợi cho bản thân.

– Cũng cần có sự dung hòa giữa cách sống vì người khác với hạnh phúc của bản thân.

Bài học nhận thức và hành động. Khái quát lại vấn đề.
– Lên án, phê phán lối sống thực dụng, ích kỉ, hẹp hòi, toan tính.

– Khích lệ, biểu dương những tấm gương có trái tim vị tha, luôn biết cống hiến những điều tốt đẹp.

1 tháng 5 2017

“Kẻ sĩ” là từ dùng để chỉ những người thuộc tầng lớp trí thức trong lịch sử. Từ “kẻ” hoàn toàn là tiếng Việt, tiếng Nôm thường viết là 几, đó là chữ “kỷ” của Hán tự đọc theo âm Việt mà thành. Gọi là “kẻ” không hề biểu thị ý gì khinh rẻ cả (1). “Sĩ” là từ Hán - Việt, chữ Hán viết 士. Thời cổ đại, chữ “sĩ” vốn dùng để chỉ, quân đội, lực lượng vũ trang, thường gọi là võ sĩ, chứ không phải dùng để chỉ “trí thức” chỉ “văn nhân”. Thời cổ đại ở Trung Quốc, nước lớn (đại quốc) có “ba quân”, nước vừa (trung quốc) có “hai quân”, nước nhỏ (tiểu quốc) có “một quân”. Mỗi quân có một nghìn cỗ xe, mỗi cỗ xe có mười “sĩ” thống lĩnh, ngoài ra có nhiều lính gọi là tốt tùy tùng (2). Bây giờ ở quân đội còn gọi là “sĩ quan”, “binh sĩ”.

Về sau “sĩ” thông thường dùng để chỉ “văn” chứ không chỉ “võ” như thời cổ đại. Tại sao lại như vậy ?

Lý do như sau : thời cổ đại, nhà nước có hai việc quan trọng vào bậc nhất, đó là tế lễ trời đất và hoạt động quân sự (Quốc chi đại sự, duy tự dữ nhung). “Sĩ”, có nghĩa là người được giáo dục, huấn luyện chủ yếu là về quân sự, về sau do tình hình thay đổi, nên nội dung giáo dục, huấn luyện lại thiên về văn. Do đó, cùng là “sĩ” nhưng thời xưa chỉ quân nhân thời nay lại chỉ “tri thức”, khác nhau một trời một vực. Hiện nay, “kế thừa” lịch sử, người ta cũng gọi “sĩ” là “kẻ sĩ”, “kẻ sĩ” tức là “trí thức”, chỉ chung những người chủ yếu lao động bằng trí óc. Bao gồm : nhân viên kỹ thuật, thầy thuốc, giáo viên, cán bộ nghiên cứu khoa học, diễn viên, luật sư, những người hoạt động văn học nghệ thuật... ví dụ như bác sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ , văn sĩ, ca sĩ…

Những người này thường được gọi là phần tử “trí thức” (3) (Intellectual), hình thành một đội ngũ, một tầng lớp trong xã hội, chứ không phải là một giai cấp.

Cũng có ý kiến cho rằng đặc điểm của “trí thức” là lao động trí óc, cho nên “trí thức” bao gồm cả những người ở tầng lớp thống trị :

“Nếu giai cấp công nhân và nông dân về nguồn gốc tồn tại đều về phía đại biểu của lao động chân tay thì tình hình đối với các đại biểu của lao động trí óc lại phức tạp hơn. Một mặt thuộc vào số này là các giai cấp thống trị mà đa số hợp thành một tầng lớp ăn bám, bóc lột lao động làm thuê (cả lao động trí óc lẫn lao động chân tay)”(4).

Như vậy những người thống trị cũng thuộc tầng lớp “trí thức” ? Thời kỳ phong kiến, chữ Hán gọi “trí thức” là “sĩ” 士, nhưng cũng gọi là quan là “sĩ”, có điều, chữ viết khác nhau một chút: 仕 (thêm bộ nhân đứng một bên). Cho nên “trí thức” và “làm quan” không xa nhau mấy. Mạnh Tử gọi tầng lớp quan lại là người “lao tâm” còn người dân lao động là “lao lực” từ đó cho rằng “người lao tâm cai trị người khác, còn người lao lực thì bị người khác cai trị” (lao tâm giả trị nhân, lao lực giả trị ư nhân, Mạnh Tử, Đằng Văn Công, thượng).

Không biết có nên xếp quan lại vào hàng ngũ “trí thức” hay không, nhưng thực ra những người mới hôm qua còn là kẻ sĩ hàn vi, hôm nay lều chõng đi thi đỗ đạt thì coi như đã thuộc về tầng lớp quan lại thống trị rồi. Điều đó nói lên rằng kẻ sĩ cũng rất gần với giai cấp thống trị. Tuy nhiên, không phải ai đi thi cũng đậu cả, ngược lại, đậu thì ít mà rớt thì nhiều. Có những khoa thi hàng ngàn thí sinh nhưng chỉ đậu được vài người, như khoa Đinh Mùi, năm Cảnh Trị thứ 5 (1667), đậu được ba người, khoa Tân Sửu, năm Cảnh Hưng thứ 42 (1781), đậu hai người(5). Những người thi rớt, nếu quyết tâm thì đi thi lại, nếu không thì về nhà, hoặc dạy dăm ba đứa học trò hoặc “đuổi gà cho vợ”, làm quan không được thì làm người vậy. Hoặc cũng có người thi đậu nhưng chán đời “trùm chăn” không chịu ra làm quan như Trạng Trình, Nguyễn Bỉnh Khiêm, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp chẳng hạn, học hành đã vất vả rồi, lều chõng đi thi lại càng cực khổ trăm chiều:

“Vì thế, người làm ruộng, người đi buôn, cho đến người hàng thịt, người buôn bán vặt vãnh cũng đều làm đơn nộp tiền xin đi thi cả. Ngày vào thi đông đến nỗi giày xéo lẫn nhau, có người chết ngay ở cổng trường”(6).

Nói chung, đại đa số kẻ sĩ thường gần với dân chúng hơn. Cho nên ngày xưa, trong thời phong kiến, kẻ sĩ được xem là một trong “tứ dân”, nhưng được “may mắn” đặt ở hàng đầu: sĩ, nông, công, thương. Trong xã hội tư bản, trí thức cũng là tầng lớp góp phần tạo ra giá trị thặng dư. Cho nên Mác gọi là “kẻ lao động làm thuê”, hoặc xem họ như là “giai cấp vô sản lao động trí óc” (7). Tuy nhiên từ Đông sang Tây, ở đâu thì “kẻ sĩ” cũng xuất hiện muộn hơn cả so với nông dân và thợ thủ công (tiền thân của công nhân). Trong quá trình phân công của hội loài người, vào thời kỳ đầu của xã hội nguyên thủy, phân công xã hội chủ yếu dựa vào “tự nhiên” nghĩa là dựa vào tuổi tác, giới tính chẳng hạn. Khoảng gần cuối xã hội nguyên thủy, xã hội mới bắt đầu phân chia thành chăn nuôi, trồng trọt. Khi xã hội nguyên thủy tan rã, thợ thủ công bắt đầu tách ra từ nông dân. Đến đầu chế độ chiếm hữu nô lệ, giai cấp thương nhân xuất hiện, sau đó sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn hình thành, xã hội phân chia thành lao động trí óc và lao động chân tay. Cho nên sự khác biệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay đã tuyên bố sự bắt đầu của cái gọi là “phân công xã hội”:

“Phân công lao động chỉ trở thành sự phân công lao động thực sự từ khi xuất hiện sự phân chia thành lao động vật chất và lao động tinh thần”(8).

Như vậy, “kẻ sĩ” hay “trí thức” mà đặc điểm chủ yếu là lao động tinh thần hay lao động trí óc, chính là anh em sinh đôi với sự phân công lao động xã hội. Còn sự phân công lao động xã hội lại chính là cơ sở hình thành giai cấp, nguyên nhân của hiện tượng bóc lột. Cho nên sự xuất hiện của tầng lớp trí thức vừa là bước lùi vừa là bước tiến của nhân loại. Áp bức, bóc lột, phân hóa giàu nghèo là bước lùi so với xã hội nguyên thủy chưa có giai cấp. Tầng lớp trí thức không phải là nguyên nhân của những cái đó, chính nó vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm “không tự giác”. Nếu như không thể phủ nhận chế độ chiếm hữu nô lệ là một bước tiến của nhân loại thì càng không thể phủ nhận sự xuất hiện của trí thức là bước tiến cực kỳ quan trọng của xã hội. Ăng-ghen đã nhận xét rất đúng rằng:

“Mãi đến chế độ nô lệ mới có thể có sự phân công lao động trên một quy mô khá rộng lớn giữa nông nghiệp và công nghiệp, và do đó mới có thể có sự hưng thịnh nhất của thế giới cổ đại, tức là nền văn minh Hy Lạp. Không có chế độ nô lệ, thì không có quốc gia Hy Lạp. Không có nghệ thuật và khoa học Hy Lạp. Không có chế độ nô lệ thì không có đế quốc La Mã. Mà không có cơ sở văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì cũng không có châu Âu hiện đại được. Chúng ta không bao giờ nên quên rằng tiền đề của sự phát triển kinh tế, chính trị và trí tuệ của chúng ta là một hoàn cảnh trong đó, chế độ nô lệ là hoàn toàn cần thiết và được tất cả mọi người thừa nhận. Theo nghĩa trên đây, chúng ta có quyền nói rằng: không có chế độ nô lệ cổ đại, thì không có chủ nghĩa xã hội hiện đại” (9).

Đúng là “không có chế độ nô lệ cổ đại, thì không có chủ nghĩa xã hội hiện đại”, “không có nghệ thuật và khoa học Hy Lạp”, có nghĩa là không có những người lao động trí óc, thì cũng không có chế độ nô lệ cổ đại. Không có những “người khổng lồ” trí thức ở thời kỳ Phục hưng thì cũng không có thời kỳ Phục hưng... Tầng lớp trí thức đắt giá đến nỗi người ta “quên mất” giai cấp công nhân, người ta quàng cả tương lai của nhân loại lên đôi vai của đội ngũ trí thức, được gọi là “khối lịch sử” (bloc historique). Còn những người theo chủ nghĩa kỹ trị (Technocracy) thì xóa nhòa giai cấp bằng cách biến tầng lớp trí thức trở thành tầng lớp thống trị trong cái gọi là xã hội tương lai. Kêu gọi những ông chủ tư bản hãy “trao quyền” quản lý xã hội lại cho “trí thức”.

Không ai có thể phủ nhận vai trò tích cực của trí thức trong quá trình phát triển lịch sử của nhân loại. Ở Việt Nam vai trò của trí thức càng đặc biệt quan trọng trong quá trình giải phóng dân tộc cũng như xây dựng đất nước. Lịch sử luôn ghi nhớ chiến công lẫy lừng của Lý Thường Kiệt, càng không quên “tuyên ngôn độc lập” Nam quốc sơn hà bất hủ. Nhắc tới Trần Hưng Đạo, không thể không nhắc tới Hịch tướng sĩ. Chiến thắng quân Minh của khởi nghĩa Lam Sơn không thể tách rời khỏi mưu sĩ “trí thức” Nguyễn Trãi. Chiến thắng Đống Đa, phá gần 30 vạn quân Thanh, trong đó công lao của “văn nhân” Ngô Thì Nhậm chủ trương bỏ Thăng Long lui về Tam Điệp đâu phải là nhỏ...

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp ai cũng kết sự nghiệp và khí tiết của Phan Đình Phùng, Trương Định, Nguyễn Thông, Nguyễn Đình Chiểu và gần hơn là Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng… Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà cách mạng của giai cấp công nhân, nhưng đồng thời cũng là nhà trí thức yêu nước vĩ đại của dân tộc.

Cùng với giai cấp công nhân và nông dân, trí thức Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, chưa nói đến đội ngũ trí thức, vấn đề liên minh công nhân và nông dân, không phải ngay từ đầu đã được chủ nghĩa Mác đề cập đến.

Nói tới kẻ sĩ là nói tới những người có văn hóa và nhân cách ở trình độ cao. Chữ sĩ cũng có bóng dáng đầu tiên của học trò, nhưng mục đích ở cuối chặng đường học hành lại là làm quan. Tóm lại, chữ Sĩ phản ánh một hành trình gồm nhiều chặng, từ lúc đi học đến khi làm quan – nghĩa là khi đạt tới một thành tựu về nhiều mặt - kiến thức, địa vị, tiền tài, quyền lực, ở một đẳng cấp cao trong xã hội.

Xã hội phong kiến được xây dựng theo mô hình gia đình trị được cơi nới rộng. Trong khi đó, xã hội hiện đại bao gồm nhiều ngành nghề và kĩ nghệ, đòi hỏi cá nhân, đặc biệt là trí thức phải có kiến thức toàn thể và tổng phổ. Bởi thế, cái học ngày xưa với cái học ngày nay cũng có nhiều sự khác biệt.

Ngày xưa, triều đình phong kiến mở khoa thi về thơ, phú, văn sách… Kỳ thi là điểm mốc quan trọng đánh dấu bước khởi đầu trên con đường hoạn lộ của kẻ sĩ. Nhà vua là người trực tiếp ra đề, chấm thi và quyết định việc đỗ-trượt của sĩ tử. Việc thi thố chủ yếu diễn ra trong phạm vi kiến thức xã hội học, hiếm hoi mới có Lương Thế Vinh, được vinh danh nhờ có trình độ toán học kiệt xuất.

Trong xã hội phong kiến, mục đích việc học là “tiến vi quan, thoái vi sư” –học trước hết là để làm quan, vinh thân phì gia, yếm thế hơn mới trở về làm thầy dạy người. Trong khi các trí thức Hy-Lạp cổ đại như Socrates, Platon… có thể vui với niềm vui tri thức tại nhà nhưng vẫn có tầm vóc tư tưởng lan tỏa toàn xã hội, thì người trí thức ở Việt Nam hay Trung Quốc có rất ít bản lĩnh tự giác, tự lập đó. Họ phải vòng lên kinh đô làm quan, rồi thoái quan, từ bỏ dục vọng về tiền tài địa vị, rồi mới trở về quê nhà, đóng vai bậc ẩn sĩ. Nói cách khác, trong nền học ngày xưa, không có những trí thức thuần khiết.

Trong sự biến đổi của thời đại, sự học ngày nay cũng có những khác biệt: học là để có kiến thức, để phát triển cá nhân và kiện toàn một xã hội toàn thể. Tuy vậy, chúng ta cũng cần có sự tỉnh táo mãnh liệt để nhận ra (dẫu vậy, ta thường rơi vào sự ngủ mê và sai lầm), không chỉ ở nước ta, mà ở châu Âu và thế giới, những ông vua ngồi “ngai da” như (Chủ tịch, Tổng thống) cũng không khác mấy các ông vua xưa kia ngồi ngai vàng. Giới có học Việt Nam nói riêng, châu Á nói chung vẫn theo đuổi nhiều ngành nghề với mục đích bon chen trong một hành lang hẹp (cái ghế làm quan). Tình trạng lạc hậu lâu dài ở châu Á và Việt Nam chứng tỏ điều này. Sự thật này cho thấy và nhắc lại rằng, dù cái học ngày nay có khác xưa là hiển nhiên, nhưng với những tham vọng và lối mòn tư duy cố hữu, chúng ta vẫn chỉ là những học trò vác chõng đi thi, có chăng là ngày nay, có thêm công cụ máy tính hiện đại.

(Nguyễn Hoàng Đức)

Mác - Ăng-ghen sau khi tổng kết kinh nghiệm của cách mạng Pháp 1948-1949, mới chỉ ra rằng cách mạng vô sản không thể thành công nếu không có sự tham gia của giai cấp nông dân. Nếu công nhân chỉ tiến hành “đơn ca” thì bài ca đó chỉ trở thành một bài “điếu văn”. Đồng thời khẳng định rằng khi chính quyền đã về tay giai cấp công nhân thì liên minh công nông chính là nguyên tắc cơ bản của chuyên chính vô sản. Khẩu hiệu “liên minh công nông” (allance of the workers and peasants) càng được Lênin phát triển trong cách mạng 1905, đặc biệt là trong cách mạng tháng Mười 11 năm 1917.

Ở đây chỉ nói đến “liên minh công nông” chứ chưa đề cập đến vai trò của “trí thức”. Có lẽ giai cấp công nhân mà Mac đã trao hết sứ mệnh vào từng bước tiến lịch sử, bản thân nó đồng thời là những người tiếp xúc với tri thức khoa học mới nhất. Cho nên tính đảng và tính khoa học thống nhất ở chính bản thân giai cấp công nhân. “Liên minh công nông”, là điều kiện “cần” và “đủ”.

Ở Việt Nam, giai cấp công nhân không hoàn toàn giống như giai cấp công nhân ở các nước đại công nghiệp, tuy nhiên xác định đúng đắn và đầy đủ về vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân là vấn đề cốt tử đầu tiên của cách mạng :

“Giai cấp vô sản Việt Nam tuy còn non trẻ và nhỏ bé, song là một giai cấp rất kiên quyết cách mạng. Nó ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam, và vừa lớn lên nó đã sớm tiếp thu ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhanh chóng trở thành một lực lượng chính trị tự giác, thống nhất khắp Bắc, Trung, Nam. Nó lại vừa mới xuất thân từ trong nông dân lao động bị bần cùng hóa, cho nên những mối quan hệ khăng khít của nó với nông dân đã tạo điều kiện thuận lợi để thiết lập khối liên minh công nông vững chắc” (10).

Khác với các nước tư bản phát triển, cách mạng Việt Nam ngay từ đầu đã tiến hành công nông liên minh. Đây là điều kiện vô cùng quan trọng để bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng của giai cấp công nhân :

“Vấn đề liên minh công nông càng có tầm quan trọng đặc biệt đối với một nước như nước ta. Dưới chế độ thuộc địa và nửa phong kiến, giai cấp vô sản nước ta vốn nhỏ bé, song sức mạnh của nó sở dĩ vượt xa số lượng của nó, là vì ngoài nguyên nhân có đường lối cách mạng đúng đắn, còn có nguyên nhân giai cấp vô sản đã tranh thủ được người bạn đồng minh tự nhiên, rất đáng tin cậy, có lực lượng hùng hậu; có tinh thần cách mạng dồi dào, đó là nông dân. Đảng ta vừa mới ra đời đã nắm ngay quyền lãnh đạo cách mạng, bởi vì Đảng ta sớm xây dựng được khối liên minh công nông” (11).

Ở Việt Nam, nói đến liên minh công nông mà không nói đến trí thức thì hình như chưa đủ. Cho nên nói đến liên minh công nông, không thể không nói đến trí thức:

“Đặc biệt là các tầng lớp trí thức, học sinh có tinh thần yêu nước nồng nàn, thiết tha mong muốn bảo vệ truyền thống văn hóa đẹp đẽ của dân tộc, khôi phục những giá trị tinh thần cao quý của con người Việt Nam bị bọn đế quốc phong kiến chà đạp. Họ tỏ ra thức thời và rất nhạy cảm với thời cuộc. Được phong trào rầm rộ của công nông thức tỉnh và cổ vũ, họ bước vào hàng ngũ cách mạng ngày càng đông và đóng một vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh của nhân dân, nhất là ở công nhân Việt Nam vừa non trẻ vừa không phải là công nhân của nền sản xuất đại công nghiệp, cho nên việc tiếp cận với tri thức khoa học không thuận lợi như công nhân các nước công nghiệp phát triển. Không ít công nhân lại từ nông dân mà ra, cho nên thuận lợi trong liên minh công nông nhưng cũng hạn chế vì chịu ảnh hưởng của những “thói hư tật xấu” của nông dân thành thị” (12).

Thực ra vai trò của trí thức trong quá trình cách mạng Việt Nam không phải lúc nào cũng được đánh giá như nhau. Trí thức hầu như xuất thân từ giai cấp nào cũng có, nhưng bản thân nó không là giai cấp nào cả. Trước đây ở Trung Quốc, trí thức được xem là một giai cấp. Từ điển Từ Hải gọi là “giai cấp tri thức” (Intelligentsia), về sau không còn gọi là giai cấp nữa. Do đó, đối với “trí thức không khỏi có lúc có cách nhìn không hợp lý. Chẳng hạn quy họ về thành phần tiểu tư sản, hoặc thậm chí “nhận lầm”, họ là đối tượng của cách mạng. Thực ra, tầng lớp trí thức cũng có nhiều hạn chế, chẳng hạn lập trường bấp bênh, thoát ly thực tế, giáo điều... Đó là chưa kể đến kẻ sĩ thời xưa thuộc hạng “dài lưng tốn vải”, hữu danh vô thực, thường được gọi là “sinh đồ ba quan” mà Phan Huy Chú đã than phiền: “Từ khi kẻ nịnh thần đề nghị đổi phép thi, hạng sinh đồ ba quan đầy cả trong thiên hạ. Người trên do đó lấy tiền mà không ngại, kẻ dưới nộp tiền để đỗ mà không biết thẹn, làm cho trường thi thành ra chỗ buôn bán” (13).

Xét cho cùng thì những “kẻ sĩ” sinh đồ ba quan này đáng thương hơn là đáng trách, bởi vì họ cũng chỉ là những sản phẩm xã hội “chợ chiều” chứ không phải là những nụ hoa của xã hội sang xuân. Giá như tình trạng nói trên chỉ là nhất thời thì Phan Huy Chú làm sao có thể cảm thán được :

“Ôi! Nếu là việc quyền nghi một thời thì còn có thể được, đến lúc thanh bình mà cũng vẫn theo như thế, có phải là điều lệ của thời thịnh đâu!”(14).

Kẻ sĩ trong lịch sử kể cũng “ba chìm bảy nổi”, tuy nhiên xã hội phát triển theo xu hướng kinh tế tri thức là điều tất yếu thì vai trò của trí thức cũng tất yếu ngày càng quan trọng. Dầu gì đi nữa thì lịch sử cũng đã chứng minh rằng một dân tộc không thể tiến lên phía trước nếu dân tộc đó không xem trọng trí thức của dân tộc mình.

Nội hàm của khái niệm “kẻ sĩ” được thay đổi trong lịch sử thì nội hàm của khái niệm “trí thức” chẳng nhẽ lại dừng ở đây ? Liệu ngày nay có nên vẫn cứ lấy tiêu chuẩn lao động trí óc và lao động chân tay để phân chia trí thức và công nông nữa chăng ?

Đương nhiên hiện nay vẫn còn khác biệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay, ranh giới giữa công nhân và trí thức vẫn còn. Nhưng ranh giới này càng ngày càng thu hẹp, vừa là công nhân vừa là trí thức, vừa là trí thức vừa là công nhân. Trí thức do công nhân đào tạo ra thì tại sao lại cần phải “công nhân hóa trí thức” nữa ?

Quá trình phát triển của xã hội loài người là quá trình khẳng định sự “tách rời"” giữa lao động trí óc và lao động chân tay và cũng là quá trình phủ nhận điều đó. “Thống nhất” giữa lao động trí óc và lao động chân tay cũng là xu hướng tất yếu. Công nghệ thông tin trong thời đại ngày nay sẽ là đôi đũa thần đang biến cái tưởng chừng như khả năng xa vời đó trở thành hiện thực trước sự ngỡ ngàng của nàng “lọ lem” lịch sử về hình ảnh của cái gọi là “kẻ sĩ” một thời.

1 tháng 5 2017

Tham khảo nha!

“Kẻ sĩ” là từ dùng để chỉ những người thuộc tầng lớp trí thức trong lịch sử.

Em hãy phân tích các nhân tố tiếp trong đoạn hội thoại trên ( nhân vật giao tiếp ,hoàn cảnh giao tiếp ,nội dung giao tiếp ,mục đích giao tiếp ) Đăm Săn (Nói với tôi tớ Mtao Mxây) – Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tôi tớ bằng này! Các ngươi có đi với ta không? Chàng gõ vào một nhà. Dân trong làng -Không đi sao được ! Tù trưởng chúng tôi đã chết ,lúa của chúng tôi đã mục...
Đọc tiếp

Em hãy phân tích các nhân tố tiếp trong đoạn hội thoại trên ( nhân vật giao tiếp ,hoàn cảnh giao tiếp ,nội dung giao tiếp ,mục đích giao tiếp ) Đăm Săn (Nói với tôi tớ Mtao Mxây) – Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tôi tớ bằng này! Các ngươi có đi với ta không? Chàng gõ vào một nhà. Dân trong làng -Không đi sao được ! Tù trưởng chúng tôi đã chết ,lúa của chúng tôi đã mục ,chúng tôi còn ở với ai ? Đăm Săn gõ vào ngạch ,đập vào phên tất cả các nhà trong làng. Dân làng_Không đi sao được !Nhưng bác ơi ,xin bác chờ chúng tôi cho lợn ăn cái đã. Đăm Săn lại gõ vào ngạch, đập vào phên mỗi nhà trong làng. Đăm Săn_Ơ tất cả dân làng này ,các ngươi có đi với ta không ? Tù trưởng các ngươi đã chết, lúa các ngươi đã mục.Ai chăn ngựa hãy đi bắt ngựa !Ai giữ voi hãy đi bắt voi ! Ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về ! Dân làng _ Không đi sao được ! Làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu ,phía nam đã mọc cả hoang ,người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa! Đăm Săn_ Ơ nghìn chim sẻ ,ơ vạn chim ngôi ! Ơ tất cả tôi tớ bằng này! Chúng tôi ra về nào !Đàn người đông như bầy cà tong ,đặc như bầy thiêu thân ,ùn ùn như kiến như mối .Bà con xem,thế là Đăm Săn này càng thêm giàu có,chiếng lắm la nhiều .Tôi tới mang của cải về nhiều như ong di chuyển nước ,như vò vẽ di chuyển hoa ,như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước ."

1
25 tháng 9 2021

Ai chỉ tui với

28 tháng 11 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.