Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bn có thẻ tham khảo ở đây nha : https://hoc24.vn/ly-thuyet/huong-dan-soan-bai-tu-lay.1967/
I. Các loại từ láy
Câu 1:
- Giống nhau:
+ Cả ba từ láy đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu đều có sự hòa phối về âm thanh.
+ Đều do hai tiếng tạo thành.
- Khác nhau:
+ Đăm đăm – láy hoàn toàn
+ Mếu máo – láy phụ âm (m) (láy bộ phận)
+ Liêu xiêu – láy vần (iêu) (láy bộ phận)
Câu 2: Tìm thêm các từ láy cùng loại với các từ trên rồi điền vào bảng sau:
Câu 3:
Các từ bật bật, thẳm thẳm sai về nguyên tắc cấu tạo từ láy toàn bộ. Từ láy toàn bộ có trường hợp láy lại nguyên dạng âm gốc như đăm đăm, song cần lưu ý các trường hợp do sự hoà phối âm thanh nên tiếng láy có biến đổi thanh điệu, phụ âm cuối, chẳng hạn: đo trong đo đỏ, xôm trong xôm xốp, bần trong bần bật, thăm trong thăm thẳm, ... Các từ này vẫn thuộc loại từ láy toàn bộ.
II. Nghĩa của từ láy
Câu 1:
Các từ này được tạo thành dựa trên nguyên tắc mô phỏng âm thanh (còn gọi là từ láy tượng thanh): ha hả như tiếng cười, oa oa giống như âm thanh tiếng khóc của em bé, tích tắcgiống như âm thanh quả lắc đồng hồ, gâu gâu giống như âm thanh của tiếng chó sủa.
Câu 2:
- Các từ thuộc nhóm (1) đều có khuôn vần i. Âm thanh của khuôn vần này gợi ra những cái nhỏ vụn, tương ứng với những sự vật, hiện tượng mà các từ lí nhí, li ti, ti hí,... biểu đạt.
- Các từ thuộc nhóm (2) có đặc điểm là:
+ Láy bộ phận phụ âm đầu, tiếng gốc đứng sau.
+ Các tiếng láy đều có chung vần âp, có thể hình dung mô hình cấu tạo loại từ này như sau: (x + âp) + xy; trong đó, x là phụ âm được láy lại, y là phần vần của tiếng gốc, âp là phần vần của tiếng láy.
+ Các từ thuộc nhóm này có chung đặc điểm ý nghĩa là: chỉ sự trạng thái chuyển động liên tục, hoặc sự thay đổi hình dạng của sự vật.
Câu 3:
- Đặt câu với mỗi từ.
+ Tấm vải này rất mềm mại.
+ Quả cà chua này có màu đo đỏ.
Các từ láy: mềm mại, đo đỏ so với nghĩa từ gốc của chúng đỏ, mền -> sắc thái của từ láy giảm nhẹ so với gốc đo đỏ và nhấn mạnh hơn mềm mại.
- Tham khảo nhé ,trên mạng còn nhiều kiểu khác nhau nữa bn cứ search lên sẽ có .
Cảnh tượng về một cánh đồng nhỏ hẹp, nằm xen giữa những ngôi nhà thấp lè tè, có những hàng cau bao bọc xung quanh cứ ám ảnh tôi mãi.Bởi mùa đã hết, lúa vẫn đang còn xanh-đợi đến giáp hạt còn lâu-vậy mà Tết lại sắp đến cận bên.
Ở quê tôi, cái miền quê nghèo xơ xác của dải đất miền Trung này có bao người nông dân thiếu gạo vào dịp Tết. Thế mà với họ, kể cả với tôi nữa vẫn coi cây lúa như người bạn của mình. Đã bao người bỏ làng đi làm ăn, mong đổi đời. Chỉ có ba tôi vẫn ở lại vì cây lúa, vì mảnh vườn, vì ở quê tôi vẫn còn nội.
Cây lúa gắn với bờ vai ba, gắn với đôi chân trần của mẹ, gắn với những ngày nắng hạn, khô mưa gió Lào táp vào mặt như cố lột đi đi từng lớp da bong trên trán của bà. Vậy mà… cả gia đình tôi ai cũng một lòng vì cây lúa.Ba tôi thường bảo: ” Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông nhất nông nhì sĩ” Tôi không hiểu ba tôi muốn nói gì, nhưng nghe mãi thành thuộc làu làu rồi cũng đem lòng si mê cây lúa từ bao giờ không biết.
Mà làm sao không yêu lúa. Khi mới những ngày đầu tập cầm chiếc bút lá tre tôi đã mê cái màu lá mạ.Cả ruộng mạ non mơn mởn dập dờn trước gió, lấp lánh giọt sương đêm còn sót lại trông như dát bạc.Yêu nhất vẫn là lúc cây lúa đang thời con gái. Thân lúa nõn nà, bụng lúa no căng. Chiều.Theo mẹ ra đồng. Ngắt trộm một bông, mở bụng lúa ra… xòa một cành non trắng nõn nà như hoa cau mới nở bung vào sáng sớm. Cho bông lúa vào miệng khẽ nhai nhè nhẹ để nghe cái vị ngòn ngọt, lờ lợ ấy tan ra nơi đầu lưỡi. Ngọt ngào như dòng sữa mẹ ngày nào ta vẫn chưa quên được. Có lẽ không đứa trẻ nào ở quê tôi không thích ăn lúa làm đòng như gặm bắp non khi bắp vừa tượng sữa. Mẹ tôi vẫn thường bảo:
– Ngày xưa bà nuôi mẹ bằng chính những quả bắp non ấy. (Bởi bà không có sữa)
Những bông lúa non hứa hẹn một mùa vàng trĩu hạt. Và khi cánh đồng chỉ còn trơ rạ, cánh đồng trở thành giang sơn của tụi trẻ con chúng tôi.
Tôi không thể nào quê được những mớ rạ được phơi phóng thẳng hàng dưới trời nắng gắt. Mùi thơm của rơm rạ thật ngọt ngào. Ai đã từng đi chăn trâu trên cánh đồng chiều sau vụ gặt, mới cảm hết được cái mùi khô rơm rạ ấy.Chúng tôi thả trâu thung thăng gặm cỏ trên bờ ruộng còn chúng tôi, những chiến binh dũng cảm thì tha hồ đánh trận. Những ụ rơm trở thành pháo đài, những bờ ruộng trở thành chiến lũy. Và trò chơi con trẻ cứ diễn ra trong tiếng cười giòn giã.Tháng ba hoa gạo nở, tháng ba đồng chiều trơ rạ. Tháng ba là tháng ấn tượng nhất trong kí ức tuổi thơ chúng tôi.
Mẹ tôi nấu nồi cơm mới. Mâm cơm cũng bao giờ cũng thổi xôi.Và bao giờ cũng thịt một chú gà. Và tất nhiên cúng cơm mới thì phải có cơm gạo mới.Cơm mới vừa thơm, vừa béo, vừa dẻo vừa vừa khô hấp dẫn tụi trẻ con chúng tôi mỗi độ mùa về. Cơm là món ăn hàng ngày vậy mà sao cơm mới lại làm ta nhớ mãi.
Mùa về, được bao nhiêu lúa, mẹ lại bán đi một ít để lo phân bả, để trả tiền học phí cho con. Còn bao nhiêu lúa để quay vòng? Mẹ nhẩm tính còn bao tháng ăn nữa thì giáp hạt.
Còn ba thì lo chuyện khác. Những bó rơm cao quá đầu người được ba gánh gồng về. Rồi những đêm sáng trăng, ba và mẹ cùng chất.Vui nhất vẫn là lúc này.Chúng tôi được ba mẹ bế lên cây rơm, nhảy nhún trên những đụn rơm cao chất ngất ấy. Để rồi sau vụ gặt, lại hì hụi rút rơm để lót ổ gà, rút rợm đẻ ủ cho con lợn nái, và đặt biệt là chú trâu Bỉnh, mùa về không thể thiếu những bó rơm khô.
Còn nội thì lại khác. Lúc nào mùa về nội cũng vui cả. Bà nhẩn nha hát, rồi tuốt rạ, rồi bện chổi. Bà bảo chổi lớn để nhà dưới, chổi bé để quét bếp tro. Vừa bền, vừa sạch.
Xem ra cây lúa đúng là hạt ngọc Trời. Bởi không chỉ cho ta hạt gạo mà lúa còn cho ta cả cuộc đời mình.Nhiều lúc rỗi, tôi đâm ra nghĩ ngợi. Chắc có lẽ vì quá hiểu nghề nông, quá yêu cây lúa mà Vua Hùng đã truyền ngôi lại cho Lang Liêu. Bởi vua cũng rất quý trọng hạt ngọc của trời, quý trọng sức lao động của người và yêu quý sự sáng tạo của người nông dân chân lấm tay bùn.
Ba thường bảo tôi:
– Con gắng học để sau này đừng làm nông như ba. Khổ lắm!
Vâng! Ba ơi con sẽ gắng học. Con sẽ gắng làm một điều gì đó. Bởi sau này, dù con có đi đâu, dù con có làm gì, thì trong mỗi bát cơm con ăn con vẫn thấy được vị mặn của giọt mồ hôi ba, vị ngọt của ngào của tình cảm ba mẹ dành cho con. Con vẫn không bao giờ quên được hương vị cánh đồng lúa quê mình. Mùi lúa non ấy, rùi rơm rạ ấy sẽ hằn in mãi trong kí ức con. Con sẽ nhớ mãi tiếng thở dài của mẹ nhẩm tính ngày giáp hạt mùa sau.
Với mỗi người trong số tất cả chúng ta, hẳn ai cũng có cho mình một quê hương. Nhìn nhận về quê hương của mỗi con người hẳn cũng có nhiều điểm khác nhau, nhưng tôi tin tất cả mọi người đều có một niềm tự hào về quê hương mình và với tôi cũng vậy.
Quê hương Hà Tĩnh của tôi nghèo lắm và cũng xa xôi, cách trở những chốn đô thị hào nhoáng và phồn hoa tại các thành phố lớn. Không chỉ nghèo, Hà Tĩnh còn là nơi gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của những cơn bão lớn, những đợt gió lào nóng cháy da, cháy thịt… Nhưng không vì vậy mà người dân mất hết đi niềm tin trong cuộc sống mà trái lại càng khiến tình yêu quê hương trong họ ngày càng da diết và cháy bỏng hơn bao giờ hết. Dù không có sự ưu ái từ thiên nhiên nhưng người dân Hà Tĩnh vẫn vượt qua những gian nan cách trở, chịu thương, chịu khó và điều đó khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn.
Tình yêu quê hương đất nước của con người Hà Tĩnh được gây dựng từ một lịch sử hào hùng, đầy bi tráng. Từ những cuộc khởi nghĩa nổi tiếng như Khởi nghĩa Hương Khê hay đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 Xô Viết Nghệ Tĩnh và rất nhiều cuộc đấu tranh nổi dậy khác nữa. Nổi bật lên là những tấm gương như Lý Tự Trọng, Phan Đình Phùng, Hà Huy Tập… Qua những cuộc đấu tranh, những tấm gương anh hùng như vậy có thể thấy được tinh thần đoàn kết son sắt, sự dũng cảm, hy sinh khi Tổ quốc cần, sự yêu thương đùm bọc nhau trong hoạn nạn… Đến nay truyền thống đó vẫn được nối tiếp bằng những con người luôn chịu khó học tập, lao động tăng gia sản xuất làm giàu cho quê hương đất nước.
Hà Tĩnh là một mảnh đất nghèo nhưng đầy thơ mộng, ai có dịp qua Hà Tĩnh sẽ được nghé qua những bãi biển trải dài cát trắng, những đồi núi xanh bên những con sông xanh, những di tích lịch sử gắn bó qua một quãng thời gian dài dựng nước và giữ nước như: Ngã ba Đồng Lộc... Bên cạnh đó những vùng quê mang vẻ đẹp đắm say với những con người chất phác, thân thiện và gần gũi khiến ai qua cũng thấy trở nên thoải mái trong lòng.
Hà Tĩnh luôn tạo cho mình một hình ảnh đẹp trong mắt mọi người, trong những câu hát thì tha thiết và đắm say:
“ Chứ đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh, nhớ dòng sông La, nhớ biển rộng mà quê ta, những cánh đồng muối trắng…”
“ Nay anh trở về bên dòng sông la, con đò vẫn nguyên, dòng sông còn đó, câu hò quê mình mộc mạc mà thương….”
Đó là những vẻ đẹp rất chân quê và rất đời thường và cũng rất Hà Tĩnh, đó là dòng sông La chảy vào hồn người như tắm mát cho cuộc đời bao nhiêu thế hệ, ngọn núi Hồng bên sông vươn tận bầu trời, những điệu hò ví dặm ngân lên như muốn gọi những người xa xứ trở về với Hà Tĩnh…và nhẹ lòng mình ôm chặt vào đất quê hương để thấy được chữ yêu hai tiếng nhẹ nhàng Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh trong trái tim những người con đi xa là những nỗi nhớ da diết. Đến những vùng đất xa xôi, những thành phố lớn để học tập, làm việc và lập nghiệp, biết bao trái tim đã thổn thức hướng về Hà Tĩnh. Nhớ về Hà Tĩnh là nhớ về nơi chôn rau, cắt rốn, nhớ những lần thả diều bên bờ đê, tắm mát dưới sông quê, những lần bị mẹ đánh đòn vì những trò nghịch dại… vì hai chữ Hà Tĩnh đã ăn sâu trong tầm hồn mỗi con người từ hình ảnh giản dị như vậy nên làm sao có thể nguôi được nỗi nhớ. Nhắc đến quê hương tôi cảm thấy tâm đắc với những dòng thơ mà nhà thơ Hoàng Trung Quân đã viết:
Quê hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo dặn phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều.
Có thể có nhiều người sẽ đưa ra được một định nghĩa về quê hương, nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ đúng và đủ. Quê hương thực sự mang nghĩa rộng với bao ký ức, bao dòng cảm xúc thực sự lắng đọng mà mỗi người sẽ diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Với Hà Tĩnh cũng vậy, nỗi nhớ đong đầy với nhiều cảm xúc không thể diễn tả hết qua những dòng bút. Khi đi xa biết nhớ đến Hà Tĩnh, thì đó là những con người yêu quê hương da diết, bỏ qua những thực tại lao động, học tập vất vả để hướng về những giá trị địch thực không có gì có thể mua được.
Xã hội ngày càng phát triển hẳn không ít người sẽ quên đi những giá trị nhân văn đích thực. Không có tình yêu quê hương đất nước, cuộc sống mỗi con người trở nên thực dụng, đi theo những lợi ích mang tính thời đại, một vòng xoáy của tiền bạc và danh vọng. Hướng về quê hương đất nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng, cho tôi dòng ký ức thuở xưa và đó là chốn yên bình nhất trong mỗi con người.
Ở những làng quê miền Bắc, đâu đâu cũng có cây xoan, một thứ cây quen thuộc, gắn bó với cuộc sống của người nông dân tự bao đời. Từ vùng trung du đất cằn sỏi đá đến vùng châu thổ sông Hồng màu mỡ, xoan được trồng trên đồi hay ven con đường làng uốn lượn quanh co, quanh nhà. Xoan rất dễ sống. Người ta chỉ cần đào một cái hố nho nhỏ, ươm cây xoan con con và đặt vào đó một niềm hi vọng.
Thời gian trôi qua rất nhanh. Khoảng năm đến sáu năm sau, cây xoan đã trưởng thành. Thân cây cao và thẳng tắp, màu nâu sẫm. Cành xoan khẳng khiu, đầu cành lưa thưa một vài túm lá. Lá xoan mỏng và nhỏ, màu xanh đậm, phất phơ trước gió.
Cây xoan đẹp nhất là vào cuối tháng ba, mùa hoa xoan nở. Những bông hoa nhỏ bé, cánh tím phớt, điểm mấy chấm đen li ti nở thành từng chùm. Mỗi khi có làn gió nhẹ thổi qua, những chùm hoa lại đong đưa, đong đưa khe khẽ. Không khí trong làng thơm ngát hương hoa xoan, một mùi thơm mộc mạc, dịu dàng hơn cả hoa cau, hoa bưởi.
Ở làng em, nhà nào cũng trồng xoan. Ngọn xoan cao vượt lên khỏi những khu vườn cây cối xanh um. Sau trận mưa, hoa xoan rơi đầy lối ngõ, rắc trên những luống rau cải xanh mướt và lấm tấm cả trong vại nước trước sân nhà.
Ngắm hàng xoan trồng trước ngõ, ông em tấm tắc khen cây nào cũng to, cũng đẹp. sang năm là có thể đốn xoan làm cột, dựng thêm chiếc nhà ngang. Gỗ xoan dẻo dai, bền chắc và đặc biệt là không mối mọt nào đục được. Ông bảo em nhớ nhắc ông bữa nào tỉa bớt lá xoan già để ủ làm phân xanh bón lúa.
Giống như tre, trúc, cây xoan là bạn thân của người nông dân Việt Nam từ ngàn xưa. Xoan mọc ở khắp nơi, không chê đất xấu đất cằn. Nét đẹp giản dị của cây xoan góp phần làm nên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên thanh bình chốn làng quê Bắc bộ.
Có một loài cây chẳng được ngợi ca trong văn, thơ cũng chẳng mấy ai nhớ đến trong sự quý trọng. Có lẻ bắt đầu từ cái tên quê mùa, khắc khổ của nó mà người ta không muốn nhắc đến hay bởi sự chua chát từng có trong đời nó giành hết phần mình? Ấy vậy mà nó lại là loài cây gắn bó cả tuổi thơ tôi, dắt tôi qua hết năm dài tháng rộng của những kỉ niệm ngọt, bùi, cay, đắng. Cây bần ổi của quê nội thân yêu!
Ai cũng có quyền yêu quý một điều gì đó của riêng mình mà không rõ lí do. Tôi yêu cây bần từ cái tên dân gian của nó. Nội tôi bảo bần là nghèo khổ là bần cùng, chắc vậy mà người dân quê tôi ai cũng ngại khi có cây bần mọc phía trước nhà. Chúng chỉ dám âm thầm lớn lên ở sau hè, sau vườn hoặc ven bờ đất lở. Cây bần của bà tôi nằm cạnh hông nhà vươn vai to lớn không thua gì cây xoài, cây ổi. Cây không cao nhưng tán rộng đủ để chị em tôi riu rít trèo hái trái mỗi ngày. Tôi nhớ từng hình dáng của cành, từng vết sẹo trên thân cây như nhớ những nếp nhăn in hằng trên trán nội. Tôi thương thân cây côi cút như chú chim sâu mất mẹ, thương những chiếc lá vàng lìa cành khi đông đến. Lá bần tròn trĩnh cứng cáp như chiếc bánh tráng lũ trẻ thường ăn. Trái bần chỉ có hai vị chát khi bần còn non và chua khi bần đã già, chín. Không giống với vị chua của bất cứ trái chua nào, bần chua rất thanh khiến những người kén chua không thể ăn nổi nhưng lại là món ngon của những đứa trẻ nghèo chúng tôi. Có ai yêu và đồng cảm với loài cây này mới cảm nhận được vị ngọt ẩn sâu bên trong cái chua của nó như người ta tìm được sự ngọt bùi của nghĩa tình trong cái nghèo khó, khô cằn của đất. Để có được hàng trăm, hàng nghìn trái, cây đã ra bằng ngần số hoa ấy. Hoa bần đẹp không vì màu sắc rực rỡ cũng không phải cánh hoa xinh tươi. Cả hai thứ ấy hoa bần đều không có, bởi hoa chỉ là những sợi tơ trắng mềm như sợi bún gắn vào đài hoa. Hoa kết trái, sợi hoa rụng trắng gốc bần như mái tóc trắng của bà, cây buồn bã thở than giã từ hoa, cơn gió lạ cuốn theo hoa bay mất.
Trái bần không chỉ là món ăn vặt của lũ trẻ mà còn là món ăn của các chị, các mẹ. Không có món nào khiến một bầu thỏa mãn vị giác bằng trái bần chua. Mẹ tôi vẫn thường hái những trái bần chín để nấu canh chua cá chốt, cá rô. Cha tôi thì thích món cá sặc kho lạt bỏ vào ít lát bần chua, dầm với ớt.
Cây bần già nhà tôi đã bao mùa thay lá, bao mùa ra hoa, kết quả, bao mùa hứng chịu những thay đổi bất thường của thời tiết và cũng bao lần chứng kiến những thay đổi của cuộc đời. Đó cũng là ngần ấy thời gian chúng tôi gắn bó bên nhau như một bà lão hàng xóm tốt bụng với lũ trẻ nhà bên. Chẳng có đứa trẻ nào khi chúng có thức ăn ngon, bánh kẹo nhiều lại nhớ đến những trái bần chua. Ngày ấy, xóm chúng tôi chỉ có vài nóc nhà ngói nhưng hầu hết trẻ em đều thiếu thốn như nhau. Chúng tôi bày nhà chòi dưới gốc bần mát, nhặt lá bần làm bánh tráng, hoa bần làm bún. Buổi trưa không ngủ, chúng tôi đã có trái bần chấm muối ớt, vừa ăn vừa hít hà vì cay. Vậy mà vài ba đứa ăn hết cả rổ bần, chúng tôi ăn rất ngon như cách những đứa trẻ thành thì ăn gà rán hay bánh cuốn. Tôi là một cô bé hay tủi thân và nhạy cảm, có lúc nghĩ đời mình như cây bần lẻ loi ngoài hè nên có chuyện gì buồn tôi lại ra góc hè ngồi khóc với cây. Cây ơi! Cây có hiểu điều gì không mà cành rung nhè nhẹ. Có lần nghe bác tôi bảo bà chặt cây bần đi, ai lại trồng cây nghèo khổ cạnh nhà. Tối đó ba chị em tôi ngồi mãi dưới gốc cây không đứa nào chịu vào nhà ngủ, đến khi cha tôi hứa sẽ không chặt cây nữa. Chị em tôi không có đồ chơi, chiếc thuyền em tôi làm bằng bẹ dừa nước, đồ chơi nhà chòi là ráo dừa, vỏ sò vỏ ốc. Cây bần là công viên của riêng chúng tôi, ở đấy chúng tôi thỏa thích leo trèo. Trên cành cây cao nhất, có cô bé hay nhắm mắt mơ về một ngày mai trở thành cô giáo giúp cha mẹ thoát nghèo để cây bần không còn tủi thân khóc cho những mùa lá rụng.
Nay cô bé ngày xưa đã trở thành cô giáo, mái tóc trắng của bà đã ngủ yên. Cây bần già vẫn giữ lời hứa hẹn đứng đó chờ đợi người đi trở về. Cạnh cây bần ngôi nhà lá đơn sơ đã thay bằng tường trắng vôi xanh. Chắc lũ trẻ quê giờ chẳng ai thích thú với món ăn vặt ấy nữa nhưng cây vẫn lặng lẽ ra hoa, âm thầm kết trái.
Cây ơi! Cây nhớ gì không bao tháng ngày đã mất? Cây thương gì không mà im lìm trông ngóng? Cây nghĩ gì không mà lặng lẽ thở dài? Cây có biết dù ở nơi xa nhưng cô bé ngày xưa vẫn mong ngóng ngày về, vẫn nhớ lời hẹn ước. Cây ơi! Chờ tôi nhé!
Gợi ý:
)Giải thích ngắn ( là gì ? )
- “Học” là sự kế thừa những kiến thức mà ông cha ta để lại.
- Khi học chúng ta phải tìm hiểu và mở rộng các kiến thức đã thu nhân được từ thế giới xung quanh.
- “Học nữa” là chúng ta phải học từ trình độ này đến trình độ khác.
- Nâng cao trình độ và sự hiểu biết của mình về mọi mặt và ở bất cứ nơi nào
- “Học mãi” có nghĩa là chúng ta phải không ngừng học tập.
- Phải luôn luôn tìm tòi và nghiên cứu những kiến thức mà ta đã học được.
- Từ ngàn xưa, lợi ích của việc học tập là đúc kết những tinh túy và áp dụng chúng vào cuộc sống.
- Chỉ khi có học thức chúng ta mới có thể góp phần đem lại một xã hội văn minh và tiến bộ.
- Như thế lời dạy của Lê-nin mang hàm ý khuyên răn chúng ta phải học hỏi không ngừng và học suốt đời.
2)Lý giải cơ sở nảy sinh vấn đề (Tại sao?)
* LĐ1:
- Kiến thức mà ta biết chỉ là một giọt nước, còn những điều ta chưa biết là biển cả.
+Chỉ có học tập mới giúp ta thỏa mãn sự hiểu biết và sự tò mò của con người.
+Học là con đường ngắn nhất trong hành trình đến với tri thức.
*LĐ2:
- Học tập là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi con người
+nghĩa vụ: ai cũng phải học tập để có nền tảng kiến thức, góp phần xây dựng bảo vệ Tổ Quốc
+ trách nhiệm: học tập phải là một quá trình nghiêm túc, góp phần xóa nạn mù chữ ở nước ta
+quyền lợi: ai cũng có quyền được học, được trở thành người văn minh, có tri thức
*LĐ3:
- Học tập đem lại lợi ích cho bản thân
+ bảo vệ bản thân
+ tự nuôi sống bản thân
- Và qua đó ta cũng có thể khẳng định giá trị của mình qua những kiến thức mà ta đã áp dụng.
3) Phương hướng vận dụng (Như thế nào?)
- Chúng ta phải cố gắng học tập thật chăm chỉ.
- Với mỗi con người sẽ có nhiều cách học khác nhau, nhưng quan trọng nhất là học phải đi đôi với hành.
- phải luôn học tập không ngừng (qua mỗi giờ trên Trái Đất lại có thêm một phát minh mới ra đời)
- học ở nhà trường và tham khào thêm nhiều từ sách vở, từ kinh nghiệm của mọi người xung quanh
- Nhân vật điển hình
+ nhà bác học nổi tiếng Đắc-uyn : “ Nhà bác học không có nghĩa là ngừng học”.
+Bác Hồ người lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam.
(Bác đã không ngừng học hỏi từ các nước láng giềng và đem những tinh túy ấy áp dụng vào nước ta.)
- Qua đó đã góp phần nâng lên giá trị chân lí của Lê-nin.
4) Phê phán:
- Trong trường học: có những học sinh lười biếng không chăm chỉ học hành, kiến thức dở dang
- Trong xã hội: những người tự kiêu mãn nguyện với những gì mình đã làm được, nên không chịu tiếp tục học hỏi.
Theo mình nghĩ là từ " tứ " bởi vì bỏ dấu thì nó vẫn là số 4
“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Đất nước Việt Nam thân yêu có muôn vàn cây lá khác nhau, hoa thơm qủa ngọt bốn mùa. Một màu xanh bát ngát bao trùm sông núi. Cảnh trí thiên nhiên tuyệt cú vời “non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Lòng người hồn hậu, giàu tình yêu thương. Những khúc dân ca, những bài ca dao cùng với sữa mẹ, lời ru của bà vừa thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta. Con trâu, con cò, con bống, hoa sen, hoa bưởi, hoa cà… cùng với lời ca tình nghĩa đem đến cho ta men say cuộc đời, làm vơi đi ít nhiều lam lũ, vất vả. Tiếng hát của ai vừa từng làm xúc động, tự hào:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài - Chẳng thanh lịch cũng con người Thượng kinh”. Tiếng ca của ai vừa từng làm ta bâng khuâng:
“Hoa thơm thơm lạ thơm lùng
Thơm cành, thơm rễ, người trồng cũng thơm”.
Và còn hoa sen trong đầm vừa làm ta say mê từ thuở ấu thơ qua lời ru của mẹ. Năm tháng vừa trôi qua, hồi tưởng lại, ta càng cảm giác lòng mẹ ngạt ngào hương sen:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Cảnh đầm sen đẹp quá. Và lòng người cũng đẹp như sen. Sen là loại cây, loại hoa đẹp nhất trong đầm. Hoa súng, hoa lục bình, hoa muống màu tím biếc vừa đẹp, nhưng không thể so sánh với sen. Bằng cách nói so sánh “gì đẹp bằng”, tác giả tự hào khẳng định: “trong đầm gì đẹp bằng sen”. Câu thứ hai giới thiệu cụ thể vẻ đẹp của đầm sen. Nhà thơ dân gian đang cùng chúng ta say mê ngắm đầm sen một ngày hè đẹp”
“Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”
Trên mặt hồ trong vắt, lá sen xanh xoè ra như những chiếc lọng xinh xinh, những bông sen trắng, sen hồng nở xòe ra, nhị hoa màu vàng tươi, tỏa hương thơm ngào ngạt. Lá, hoa, nhị, xanh, trăng, vàng, bấy nhiêu nét vẽ chấm phá trong một câu câu thơ tám từ mà làm nổi bật vẻ đẹp của sen với màu sắc hài hòa. Sự thần diệu của lời ca là chẳng nói đến hương sen mà người đọc vẫn cảm giác hương sen tỏa ngát, tâm hồn lâng lâng.
Câu thứ ba đổi vần một cách kỳ lạ. hai hình ảnh “lá xanh” và “nhị vàng” được giao hoán cho nhau. Câu thứ ba hầu như khép lại câu thứ hai (giản lược) hai chữ “lại chen”. Nghệ thuật đổi vần ở đây chứng tỏ một bút pháp già dặn, điêu luyện của một nghệ sĩ cao tay, tạo nên một ấn tượng đặc biệt. Ta như cảm giác có một bàn tay thon thả, xinh xinh của thiếu nữ đang lật đi lật lại từng lá sen xanh, nâng niu từng bông sen trắng, ngắm nghía trầm trồ nhị vàng của búp sen.
“Nhị vàng, bông trắng, lá xanh”
Vẻ đẹp của đầm sen, của hoa sen cũng là vẻ đẹp của làng quê, của thiên nhiên đất nước. Tác giả miêu tả vẻ đẹp rực rỡ cảu đầm sen với tình yêu cỏ hoa tạo vật, với tất cả niềm tự hào dân tộc, và tự hào về đất mẹ quê cha.
Câu cuối bài ca dao mang một hàm nghĩa, một ẩn ý sâu sắc, đẹp đẽ. Lời thơ được cấu trúc bằng biện pháp tương phản “gần bùn”, “mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Bùn hôi tanh. Sen mọc từ sự hôi tanh của bùn nhưng sen rực rỡ, thơm ngát thế! Câu ca dao vừa đưa ta đến một liên tưởng thú vị. Cuộc đời của nhân dân ta ngày xưa, dưới ách thống trị của vua quan, địa chủ, cường hào, sưu thuế nặng nề, trải qua nhiều khó nhọc, thiếu thốn. Cuộc đời vật lộn giữa bùn đen hôi tanh, nhưng tâm thế của nhân dân ta rất vững vàng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Có thể tác giả bài ca dao này là một nhà thơ nghèo, từ chiêm nghiệm cuộc đời mà nêu lên một triết lỹ nhân sinh cao đẹp của nhân dân ta, ca ngợi bản lĩnh dân tộc: Sống thanh cao, sống trong sạch.
Ca dao dân ca có biết bao bài đặc sắc nói về hoa lá. Có bài nói về dáng trúc mang tiết tháo người hiền “trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Có bài nói về hoa nhài tinh khiết, trong trắng. Dân ca Quan họ có bài nói về trăm loài chim, trăm loài hoa… Qua đó ta thấy tâm hồn nhân dân ta rất đẹp, biết yêu mến quý trọng hoa thơm cỏ lạ mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Với lòng yêu hoa lá, chúng ta cảm giác thú vị được thưởng thức cái hay, cái đẹp của bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen…” này. Ta yêu thêm vẻ đẹp đồng quê, yêu thêm tâm hồn và tâm thế cao quý của con người Việt Nam:
“Rủ nhau ra tắm hồ sen,
Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.
Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay”…
Trong chúng ta, ai vừa có lần được ngắm sen Hồ Tây, sen hồ Tĩnh Tâm (Huế), sen Đồng Tháp Mười…? Nghĩ về đầm sen, hương sen, chúng ta tự hào biết bao về người con vĩ đại của làng Sen thân thuộc như nhà thơ Bảo Định Giang vừa ngợi ca:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen,
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.
Thảo Hiền trả lời câu hỏi trong box tn nhé ^^
Ôi !... => là câu đặc biệt
Đẹp đẽ và đầy màu sắc => Câu rút gọn ( rg chủ ngữ)