Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi hàng phượng cuối sân trường bắt đầu thắp lên những bông lửa đỏ và khi tiếng ve bắt đầu náo nức âm ran thì đó cũng là lúc một năm học sắp hoàn thành. Mùa hè đến! Đó là mùa của những cuộc chia ly và cũng là mùa của những kỳ thi quan trọng đối với những cô cậu học trò. Sáng nay, sân trường đã rụng đầy những cánh phượng màu đỏ thắm. Hương thơm dịu nhẹ thoang thoảng lan toả trong một không gian rộng lớn.Trường tôi trồng nhiều hoa phượng. Hàng phượng chạyvòng quanh khắp cả sân trường. Thú thực mới đầu chúng tôi không thích lắm. Ai lại trồng nhiều phượng như thế bao giờ. Nhưng giờ đây mới thấy người đi trước có một cái nhìn đầy nghệ thuật. Phượng nở đỏ như một dải lụa thắm chạy vòng quanh. Nếu nhìn từ xa vào nhà hoa nở, ai cũng ngỡ rằng ngôi trường đang tưng bừng trong ngày hội với hàng chục băng rôn hồng kỳ đỏ thắm. Nhưng không chỉ có phượng. Gọi hè về còn có những tiếng ve. Từ cuối tháng tư ve đã bắt đầu dạo khúc nhạc mùa hè. Sang tháng năm ve kêu ồn ã liên hồi hầu như không bao giờ ngớt. Nghĩ cũng cứ lạ, loài ve chẳng biết tụi học trò buồn hay vui nhưng cứ suốt ngày dạo nên những bản đàn rộn rã của tuổi thơ khiến tụi tôi xôn xao lắm. Loài ve lạ lắm! Có con dốc hết sức mình ca hát đến chết mới thôi. Lúc chết cân vẫn còn bám chặt lấy thân cây tỏ vẻ lưu luyến lắm. Nhưng cũng phải nói thật lòng, mỗi lần phượng nở mỗi lần ve kêu tôi lại thấy buồn buồn. Dù biết nó đánh dấu một bước trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn tôi lại thấy nao nao. Các anh chị cuối cấp lại còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào những kỳ thi quan trọng. Đổi lại nỗi buồn hoa phưượng, tôi bước vào những ngày hè bổ ích bên họ hàng và người thân. Thời gian cứ thế trôi đi, mùa hè sẽ lại qua, rồi lại đến năm học mới. Và sau đó dù biết sẽ rất buồn nhưng tôi lại mong gặp màu hoa phượng, lại mong đón những tiếng ve và để lại bước vào những ngày hè
Minh chỉ biết tả ngôi trường vào mà hè thôi:
Nghỉ hè, ngoài giờ sinh hoạt ở câu lạc bộ năng khiếu, em thường vào trường chơi với vài bạn cùng lớp lại ở cùng xóm.
Ngoại trừ cây cối, ong bướm và chim chóc, tất cả còn lại trong trường đều nghỉ hè. Khung cảnh sân trường thật trang nghiêm và vắng lặng, buồn mênh mang. Cột cờ buồn vì thiếu lá cờ, ghế đá buồn vì thiếu lũ học trò tinh nghịch.
Trên các dãy lầu, văng vẳng tiếng lá khô sột soạt, tiếng chim ríu rít, tiếng rào rào của nhành cây gõ nhẹ trên mái tôn. Thỉnh thoảng, vài cánh phượng rơi lả tả xuống sân trường. Một cơn gió cuốn qua, gom những cánh hoa ấy vào góc tường của hành lang phòng giáo viên. Nắng đã lên cao, từng bóng cây rạp dài trên mặt sân che cho chúng em chơi đùa.
Cây cối trong sân trường đung đưa theo nhịp gió, từng nụ hoa hồng, hoa cúc chúm chím nở. Chúng đua nhau khoe sắc, tỏa hương mời gọi lũ ong bướm. Dưới hồ, những chú cá chép rượt đuổi nhau khuấy động cả mặt hồ, bắn nước tung tóe. Lác đác bên góc hồ, các chị tai tượng trầm tĩnh lượn lờ trong nước, chốc chốc làm động đậy những khóm bèo hoa dâu.
Nhìn chiếc trống to đứng trước phòng thầy hiệu trưởng, em nghe văng vẳng bên tai tiếng trống ngày khai trường. Lòng nôn nao và bâng khuâng, em nhở chỗ ngồi, nhớ bảng đen phấn trắng, nhớ bạn bè và nhớ cả thầy cô. Em mong thời gian qua nhanh để em được cắp sách đến trường, chia xa những ngày hè êm ái.
Soạn bài: Lượm (Tố Hữu)
Câu 1 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú
+ Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”
+ Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.
- Bố cục:
+ Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế
+ Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ
+ Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.
Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):
- Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt
- Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch
- Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường
- Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.
- Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn
→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.
Câu 3 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách
- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn
- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)
- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:
+ Nằm trên lúa
+ Lúa thơm mùi sữa
+ Hồn bay giữa đồng
→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.
Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.
Câu 4 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ
→ Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.
- Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả
- Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.
Câu 5 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.
+ Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.
+ Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.
- Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Học thuộc lòng thơ từ Một hôm nào đó đến hết bài thơ.
Bài 2 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Trong bài thơ Lượm, hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Lượm làm nhiệm vụ giao liên, hằng ngày phải đối mặt với mưa bom bão đạn nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm băng qua những mặt trận “đạn bay vèo vèo” nguy hiểm, ác liệt. Bỗng đạn nổ “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở.
Soạn bài: Lượm (Tố Hữu)
Câu 1 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú
+ Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”
+ Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.
- Bố cục:
+ Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế
+ Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ
+ Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.
Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):
- Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt
- Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch
- Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường
- Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.
- Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn
→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.
Câu 3 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách
- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn
- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)
- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:
+ Nằm trên lúa
+ Lúa thơm mùi sữa
+ Hồn bay giữa đồng
→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.
Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.
Câu 4 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ
→ Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.
- Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả
- Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.
Câu 5 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.
+ Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.
+ Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.
- Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Học thuộc lòng thơ từ Một hôm nào đó đến hết bài thơ.
Bài 2 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Trong bài thơ Lượm, hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Lượm làm nhiệm vụ giao liên, hằng ngày phải đối mặt với mưa bom bão đạn nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm băng qua những mặt trận “đạn bay vèo vèo” nguy hiểm, ác liệt. Bỗng đạn nổ “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở.
! Mình tự làm đó
Mẹ Là Của Con
Cho con bao hạnh phúc
Mẹ là những vần thơ
Ru con tháng năm dài
Trên đường con bước tới
Mẹ là ánh sao đêm
Những lúc lòng buồn thêm
Mẹ luôn là điểm tựa
Mẹ!
Từ ngày con thơ bé
Đến bây giờ lớn khôn
Tiếng ru hời khe khẽ
Vẫn thấm đượm trong hồn
Qua những ngày nắng cháy
Chân mẹ đã khô cằn
Mùa lũ về nước chảy
Mẹ dãi dầu vai xương
Này dáng mẹ thon thon
Này bàn tay nhỏ nhắn
Ủa đâu rồi mẹ nhỉ?
Sao nhiều quá nếp nhăn?
Một đời mẹ trở trăn
Lo những ngày con ốm
Mẹ trăm bề thấp thỏm
Cho con giấc ngủ lành
Mẹ cắt bớt tuổi xanh
Bao nhiêu mẹ cũng đành
Người hanh hao gầy guộc
Con biền biệt trời xa
Mẹ ơi tháng năm qua
Con bây giờ đã lớn
Mười mấy năm xa nhà
Nhớ mẹ! Lòng đau đớn!
Con cứ hẹn xuân về
Sẽ thăm lại vườn quê
Mà bao mùa mai nở
Vẫn riêng mình thỏa thuê!
KIỂU DẠNG VẬY HẢ ?
1. Phần Mở bài (Giới thiệu chung về quê hương)
- Em được sinh ra và lớn lên tại xã Hoàng Lộc, huyện Hoàng Hóa, tĩnh Thanh hoá.
- Quê hương em nằm dọc triền sông Mã, cách cầu Hàm Rồng 4km theo đường chim bay.
- Quê em có những hàng dừa cao nghiêng bóng soi mình xuống dòng mương bao quanh xóm làng.
- Quê em có bãi cỏ xanh rất rộng. Chiều chiều, em thường theo các anh, các chị ra chơi thả diều. Tiếng sáo diều vi vu, vi vút giữa buổi chiều yên ả của đồng quê. Từng đàn chim bay liệng giữa tầng không.
- Ngoài vẻ dẹp của thiên nhiên, ngày nay quê em còn đẹp hơn nữa bởi bàn tay chung sức xây dựng quê hương của mọi người.
2. Phần Thân bài
* Giới thiệu về những đổi mới ở quê em
Ai đã về thăm quê hương em cách đây một năm, bây giờ có dịp trở lại chắc sẽ ngạc nhiên lắm trước sự đổi mới của quê em. ;
- Con đường đất đỏ về làng đã được thay thế bằng con đường nhựa đen bóng. Chiều chiều, những xe lúa đầy ắp theo con đường nhựa nhẹ nhàng vê sân phơi...
- Đến đầu làng, trạm y tế với ngôi nhà ngói ba gian bây giờ đã được thay bằng hai dãy nhà đầy đủ tiện nghi như một bênh viện thu nhỏ.
- Đi thêm chút nữa, ta sẽ thấy ngôi trường mẫu giáo khang trang nằm ngay trên nền móng của ngôi trường cũ.
- Đường nhựa, đường bê tông nối liền các thôn xóm. Chỉ cần bước chân ra ngõ là ta sẽ được đi trên con đường sạch sẽ.
- Đi vào trong làng ta thấy trường Trung học cơ sở Tô Như và trường Tiếu học Nguyễn Mạnh Trinh thật rộng rãi, khang trang. Những dãy nhà cao tầng hằng năm mở rộng cửa đón biết bao con em trong làng tới lớp.
- Mỗi thôn ở quê em đều có nhà văn hóa của thôn mình, ở đó có sách báo cho mọi người đọc, có bản tin của thôn về các hoạt động trong thôn, trong xã.
Quê em còn có khu chợ rất rộng. Chợ họp phiên chính vào các ngày mùng 5, 10, 15, 20, 25, 30 âm lịch. Các ngày còn lại chỉ họp phiên xép. Tuy là phiên xép nhưng chợ chẳng thiếu thứ gì.
- Tuy là thôn quê nhưng giờ đây, quê em không còn đổ rác lung tung. Các gia đình đều dồn rác vào thùng rồi mỗi buổi chiều có các xe rác đến thu gom. Củng nhờ vậy, mà giờ đây, các con đường trong làng không còn rác sinh hoạt thải ra như trước nữa. Người nào vứt rác lung tung sẽ bị phạt theo quy định của xã.
- Một nét đổi mới nữa, nếu em không kể thì thật là thiếu sót. Giếng nước quê em từ bao đời này đều rất trong. Bây giờ, bên cạnh những giếng khơi ấy, quê em cũng đã có nước máy về đến tận mỗi nhà. Từ khi có điện, có nước máy cuộc sống ở quê em thay đổi hắn. Làng quê như khoác lên mình màu áo tươi mới.
- Nét nổi bật về sự đổi mới của quê em chính là phong trào học tập. Nghèo mấy thì nghèo, gia đình nào cũng cố gắng cho con ăn học đến nơi đến chốn. Các thôn đều có quỹ khuyến học. Nhờ vậy, năm nào, cả xã cũng có tới mấy chục anh chị đậu vào các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề.
- Dưới ánh trăng, bên bát nước chè xanh sóng sánh, các cụ ông, cụ bà,... thường nói chuyện với nhau về việc học hành của con cháu. Việc học đã thấm vào máu thịt cua người dân quê em.
- Năm vừa qua, quê em thật vinh dự khi có hai chú cùng được phong quân hàm cấp tướng. Đó là chú Long con thầy giáo Huyền và chú Hùng con Bác Nhiên (bác Nhiên cũng là đại tá trong quân đội).
- Thạc sĩ và Tiến sĩ ở quê em rất nhiều. Những người có văn bằng như vậy đều được ghi vào sổ vàng của làng xã.
3. Phần Kết bài
- Quê em có thể không giàu như các vùng quê khác nhưng em rất tự hào về quê hương hiếu học của mình.
- Em rất vui trước sự đổi mới của quê hương.
- Em sẽ chăm chi học tập để mai này xứng đáng được ghi tên trong bảng vàng của xã.
Em mong mai này lớn lên, em sẽ góp một phần bé nhỏ vào việc xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
* Những điểm cần ghi nhớ khi lập dàn bài tập làm văn Kể về những đổi mới của quê hương em:
- Đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của đề.
- Nêu bật những nét đổi mới của quê em trong những năm gần dây.
- Trong những nét đổi mới đó, em ấn tượng nhất với nét đổi mới nào?
- Tình cảm của em đối với quê hương mình?
Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống ở gốc đa và được các thiên tướng dạy cho võ nghệ. Lí Thông dỗ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với mình. Năm ấy, Lí Thông phải đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Hắn đã lừa Thạch Sanh đi thế mạng với lí do đi canh miếu thờ. Thach Sanh đã giết chết Chằn Tinh, đốt xác nó và được cây cung vàng. Thế nhưng, Lí Thông đã cướp công Thạch Sanh, Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa.
Lí Thông dâng đầu Chằn Tinh và được vua cho làm quan. Lí Thông nhờ Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa. Thạch Sanh xuống hang, giao chiến với Đại bàng và cứu được công chúa nhưng sau khi đưa được công chúa lên khỏi hang. Lí Thông đã lấp hang để giết Thạch Sanh. Chàng lại cứu được con vua Thuỷ Tề và được vua Thuỷ Tề tặng cho cây đàn thần.
Nhờ mang cây đàn thần ra gảy khi bị giam trong ngục do hồn Chằn Tinh và hồn Đại bàng trả thù, Thạch Sanh đã được minh oan, được vua gả công chúa cho. Còn Lí Thông bị trời phạt.
Thái tử 18 nước chư hầu vì không được vua gả con gái cho, đã kéo quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh đem đàn ra gảy và lui được quân các nước chư hầu. Chàng cũng đã hào phóng cho họ ăn cơm đựng trong niêu cơm thần.
#Châu's ngốc
người anh trai đẹp trai
mạnh khỏe
nhưng sống khép mik tự kỉ (me too)
10/10 point đó
Ôi trời mk chịu bây h mk ko có hứng khi khác nha ah hay bn thử lên mạng tra coi
2)
- Những từ chỉ hành động của Thủy Tinh : nổi giận, đem, đuổi, cướp, hô, gọi, rung chuyển dâng, đánh, nổi…
- Các hoạt động này được kể theo một tứ tự hợp lý. Sự việc này sẽ dẫn tới sự việc khác khiến cho sự vật đổi thay.
- Những hành động của Thủy Tinh đem đến sự ngập lụt cho cả thành Phong Châu rộng lớn.
- Lời kể trùng điệp cho thấy cảnh tượng lũ lụt đang dân cao dần đến nhấn chìm tất cả chỉ còn lại biển nước. Nó gây ấn tượng kinh sợ cho người đọc.
3)
a) Mỗi đoạn văn thường có một ý chính. ý chính ấy có thể được diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính đó, hoặc giải thích, làm rõ ý chính.b) Tìm và gạch dưới câu biểu đạt ý chính trong các đoạn văn (1), (2), (3) trên.- Ý chính của đoạn văn (1) là: ý định kén rể của vua Hùng. Ý này được biểu đạt rõ nhất trong câu Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.- Ý chính của đoạn văn (2) là: hai chàng trai đến kén rể đều là người tài giỏi. Ý này được biểu đạt rõ nhất trong câu [...], cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng.- Ý chính của đoạn văn (3) là: Thuỷ Tinh không lấy được Mị Nương, tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh. ý này được biểu đạt rõ nhất trong câu Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương.c) Người ta gọi đó là câu chủ đề của đoạn văn, tại sao?Người ta gọi là câu chủ đề của đoạn vì đó là câu biểu đạt ý chính, khái quát chủ đề của đoạn văn.d) Để làm rõ ý chính - chủ đề của đoạn, người kể đã kể các ý phụ như thế nào?- Các câu phụ có vai trò dẫn dắt, giải thích, làm rõ ý chính trong câu chủ đề.- Ở đoạn văn (1), câu thứ nhất dẫn dắt đến ý chính trong câu chủ đề theo quan hệ nguyên nhân - kết quả: nói vua Hùng có con gái đẹp để chuẩn bị cho việc kể về lòng yêu thương và ý định kén rể tài giỏi cho con của vua. Ở đoạn văn (2), các câu phụ có vai trò giới thiệu hai nhân vật về lai lịch, tài năng khác nhau để khẳng định chủ đề: cả hai chàng trai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Ở đoạn văn (3), các câu phụ có vai trò kể về diễn biến trận đánh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh từ nguyên nhân đến khi trận đánh xảy ra.