K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2016

Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra chủ yếu trên 3 chiến trường chính: Mặt trận phía Tây, Mặt trận phía Đông và Mặt trận phía Nam. Trong đó mặt trận phía Tây giữa liên quân Pháp – Anh chống lại quân Đức có vai trò chính yếu quyết định số phận chiến tranh vì ở đây tập trung binh lực lớn nhất có chất lượng cao nhất của cả hai phía. Mặt trận phía Đông là chiến trường giữa quân Nga chống Đức và Áo – Hung, mặt trận này có quy mô và tầm quan trọng không bằng mặt trận phía Tây và quân Nga thường thất bại trước quân Đức nhưng luôn làm quân đội Đức, Áo phải chiến đấu trên hai mặt trận không thể huy động tổng lực lực lượng khả dĩ cho một chiến thắng quyết định trong chiến tranh. Mặt trận phía Nam có tầm quan trọng thấp chủ yếu với một lực lượng quân đội nhỏ bé và chỉ có ý nghĩa khu vực. Mặt trận phía Nam lại phân nhỏ thành các chiến trường: Mặt trận Ý-Áo – đối chọi của quân Ý – Áo tại vùng biên giới hai nước; chiến trường Balkan: liên quân Đức, Áo – Hung, Bulgaria chống Serbia và về sau có trợ giúp của Anh, Pháp cho Serbia; chiến trường Trung Cận Đông: Liên quân Anh, Pháp chủ yếu là Anh chống Ottoman; chiến trường Kavkaz: Nga chống Ottoman.

Lý do dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai khác nhau trong mỗi nơi giao chiến. Tại châu Âu, lý do nằm xung quanh hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất: Đứcmuốn tránh phải tuân theo các điều kiện trong Hòa ước Versailles, chủ nghĩa phát xít ngày càng phổ biến và các lãnh tụ chủ nghĩa này có tham vọng cao, trong khi tình hình không ổn định tại Trung Âu và Đông Âu sau khi Đế quốc Áo-Hung tan rã làm chiến tranh dễ xảy ra.

Tại Thái Bình Dương, ý định biến thành cường quốc số một của Nhật Bản và sự thắng thế của một số tướng lãnh quân phiệt đã khiến nước này có ý đồ chiếm Trung Quốc và các thuộc địa lân cận (của Anh, Pháp) để thoả mãn nhu cầu tài nguyên mà đảo quốc nhỏ bé này không thể tự đáp ứng được, cuối cùng đã cuốnNhật Bản vào chiến tranh.

5 tháng 12 2016

từ Lý do sẫn đến Chiến tranh ..... là phần thứ 2 nhé

5 tháng 4 2021

Câu 1:

a)

Từ năm 1858-1884 triều đình huế kí với pháp 4 bản hiệp ước gồm :

-Hiệp ước Nhâm Tuất kí ngày 5/6/1862

-Hiệp ước Giáp Tuất kí ngày 15/3/1874.

-Hiệp ước Quý Mùi (Hacmang) kí ngày 25/8/1883

-Hiệp ước Patonot kí ngày 6/6/1884.

5 tháng 4 2021

Câu 3:

tham khảo

Theo em, nhận định này là đúng vì:

Có thể nói, ngay từ khi bắt đầu xâm lược Việt Nam (1858), khả năng đánh bại Pháp dưới sự lãnh đạo của triều đình không phải là không có, mà do chính sách sai lầm của triều đình đã làm cho các khả năng đề kháng và chiến thắng của quân ta ngày càng hao mòn, khiến địch ngày càng lấn lướt, từng bước thôn tính nước ta.

Dẫn chứng cho điều này là trong thời kì đầu khi Pháp xâm lược cũng đã vấp ngã trước sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta dưới ngọn cờ của triều đình, có lúc chúng tính chuyện rút quân về nước trong lúc gặp nguy nan. Thế nhưng càng về sau, quá trình chiến đấu bị giảm sút, suy yếu dần đã bộc lộ sự bất lực và yếu hèn của triều đình. Triều đình Nguyễn đã nhanh chóng trượt dài trên con đường nội bộ, cầu hòa.

Bên ngoài thì kẻ thù đang ra sức đẩy mạnh âm mưu thôn tính, mà bên trong thì giữa người cầm quyền với nhân lại không cố kết một lòng, thậm chí có lúc kẻ cầm quyền đã sẵng sàng chìa tay ra hợp tác với kẻ thù dân tộc để có thêm điều kiện đàn áp phong trào quần chúng. Họ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác.

Và chính những sai lầm đó, những chính sách bảo thủ, lạc hậu của triều Nguyễn là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đất nước và sức sáng tạo của nhân dân. Đến khi thất bại trước cuộc vũ trang xâm lược của thực dân Pháp thì triều Nguyễn lại đổ lỗi cho khách quan và lấy việc ký hiệp ước làm lối thoát duy nhất. Thực ra trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc làm mất nước ta vào tay thực dân Pháp là điều không thể chối cải được.

3 tháng 12 2018

VD:

Mẹ yêu dấu! Sau khi học sau bài "Chiến tranh thế giới lần thứ hai", con cảm thấy rất căm thù bọn phát xít mẹ ạ! con sẽ kể cho mẹ những tội ác chúng gây ra cho nhana loại lúc bấy giờ.

Trong thời gian nắm quyền Thủ tướng Đức kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934 - 1945, trùm phát xít Hitler đã gây ra hàng loạt tội ác kinh hoàng.

Vào năm 1939, Adolf Hitler tấn công xâm lược Ba Lan khiến Anh và Pháp tuyên chiến với Đức nên đã châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ.

Theo đó, cuộc chiến giữa phe Đồng minh, dẫn đầu là Anh, Liên Xô, Mỹ và phe Trục phát xít gồm các thế lực chính Đức, Italy và Nhật Bản trở thành cuộc chiến khốc liệt nhất lịch sử nhân loại khiến hàng chục triệu người thiệt mạng.

Trong cuộc chiến tranh này, Hitler còn ra lệnh thành lập các đơn vị bán quân sự đặc biệt có tên gọi là Einsatzgruppen nhằm sát hại người Do Thái và người chống đối, kẻ thù chính trị...

Trong thời gian trên, người Do Thái và những nhóm đối tượng khác bị Đức quốc xã bắt và đưa đến các trại tập trung, lao động cũng như bị tra tấn, đánh đập và hành quyết một cách tàn khốc.

Theo lệnh của nhà độc tài Hitler, nhiều cuộc thảm sát đẫm máu được phát xít Đức tiến hành. Nạn nhân bao gồm cả phụ nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh.

Tại một số trại tập trung như Auschwitz, phát xít Đức còn tiến hành thí nghiệm y khoa phi nhân tính trên cơ thể người sống.

Các bác sĩ "tử thần" dưới thời Hitler đã thực hiện một số thí nghiệm rùng rợn như nhốt tù nhân vào phòng áp suất, dùng họ thử các loại dược phẩm khác nhau, bắt họ chịu lạnh cóng đến chết, cũng như tiến hành một số tổn thương chết người khác trên tù nhân.

Hitler còn gây ra tội ác kinh hoàng khác là thảm sát chủng tộc đối với 6 triệu người Do Thái của Đức và được biết đến với tên gọi là Holocaust hay Shoah.

Ngoài người Do Thái, nhiều nhóm đối tượng khác ở Đức và các vùng lãnh thổ phát xít Đức chiếm đóng cũng trở thành nạn nhân của cuộc diệt chủng Holocaust. Chính vì vậy, số nạn nhân thiệt mạng trong cuộc thảm sát trên lên tới 11 triệu người.

Mẹ thấy không? Bọn phát xít đã gây ra quá nhiều tội ác. Con tin mẹ cũng ghét chúng như con, phải không mẹ? Con mong rằng thế giới của chúng ta sẽ mãi mãi hòa bình, không còn chiến tranh nữa. Nếu được như vậy, gia đình nào cũng sẽ hạnh phúc, sẽ vui cười bên nhau chẳng phiền lo tớ chết chóc đau thương mẹ ạ!

Con gái yêu của mẹ: Thùy Dương

2 tháng 2 2023

vì nó chưa thành công

12 tháng 2 2023

hợp lý=))))

1 tháng 11 2017

Đéo biết