Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
\(2M+2H_2O--->2MOH+H_2\)
\(nM=\dfrac{4,6}{M}(mol)\)
\(nH_2=0,1(mol)\)
Theo PTHH: \(n_M=2.n_{H_2}\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{4,6}{M}=0,2\)
\(\Rightarrow M=23\)
Vậy kim loại kiềm cần tìm là Na
Chọn A
Sau phản ứng thủy phân este thì chỉ có muối và hơi nước, suy ra este E là este của phenol.
Bảo toàn khối lượng cho phản ứng đốt muối, khối lượng muối bị đốt là:
\(m_{muoi}=m_{Na2CO3}+m_{CO2}+m_{H2O}-m_{O2}=7,32\left(g\right)\)
Bảo toàn khối lượng cho phản ứng thủy phân E, ta có:
\(m_E+m_{NaOH}=m_{muoi}+m_{H2O}\\ \Rightarrow m_{H2O}=4,84+0,08\cdot40-7,32=0,72\left(g\right)\)
Số mol gốc phenol = số mol muối phenol \(=n_{H2O}=\frac{0,72}{18}=0,04\left(mol\right)\)
Số mol muối còn lại (muối có dạng R(COONa)n) là:
\(\Sigma n_{Na}-n_{phenol}=0,08-0,04=0,04\left(mol\right)\)
Đến đây bạn xét trường hợp muối phenol là \(C_6H_5ONa\) hoặc \(CH_3-C_6H_4ONa\) gì gì đó.................(mình lười nên không viết ra :3)
Thấy chỉ có muối \(C_6H_5ONa\) (M=116) là thỏa mãn
Muối còn lại là \(\left(COONa\right)_2\) (M=134)
% muối có KLPT nhẹ hơn là:
\(\%C_6H_5ONa=\frac{0,04\cdot116}{7,32}\approx63,39\%\)
sao mà số mol góc phenol=số mol muối phenol= H2O=0.04mol.
vay ban
+) Tóm tắt quá trình phản ứng (coi rằng hh đầu chỉ gồm Fe và O)
37,76g (Fe;O)+CO\(\rightarrow\) hhX(Fe;O) + Y(CO;CO2) (tính ra nCO2=0,32mol)
\(hhY+HNO_3\rightarrow\left(Fe^{2+};Fe^{3+};NO_3^-\right)+\left(N_xO_y\right)+H_2O\)
+) Xét phản ứng khử:
Sau phản ứng khử oxit, sinh ra 0,32 mol CO2 nên số mol O bị cướp mất là 0,32 mol
Khối lượng hỗn hợp còn lại là: \(m_X=37,76-0,32\cdot16=32,64\left(g\right)\)
+) Xét phản ứng tạo muối:
Bảo toàn nguyên tố H, có: \(n_{H_2O}=\frac{1}{2}n_{HNO3}=\frac{1,36}{2}=0,68\left(g\right)\)
Bảo toàn khối lượng:
\(m_x+m_{HNO3}=m_{muoi}+m_{NxOy}+m_{H2O}\\ \Rightarrow m_{NxOy}=32,64+85,68-98,8-18\cdot0,68=7,28\left(g\right)\)
Mà trong NxOy, O chiếm 61,538% về khối lượng nên:
\(m_O=61,538\%\cdot7,28\approx4,48\left(g\right)\\ \Rightarrow m_N=7,28-4,48=2,8\left(g\right)\)
Tính được ngay: \(\frac{n_N}{n_O}=\frac{2,8:14}{4,48:16}=\frac{5}{7}\)
\(\Rightarrow N_xO_y=N_5O_7=3\left(NO\right).2\left(NO_2\right)\)
Ta hoàn toàn có thể áp đặt hh khí gồm NO và NO2 tỉ lệ 3:2
\(n_{NO}=0,12\left(mol\right);n_{NO2}=0,08\left(mol\right)\)
Bây giờ ta mới sử dụng bảo toàn e để tính sô mol Fe2+ (a mol)và Fe3+ (b mol):
\(2n_{Fe2+}+3n_{Fe3+}=3n_{NO}+n_{NO2}+2n_O\)
Lại có: \(56n_{Fe2+}+56n_{Fe3+}+16n_O=m_X=32,64\left(g\right)\)
Và: \(56n_{Fe2+}+56n_{Fe3+}+m_{NO3-}=m_{muoi}=98,8\left(g\right)\)
Bạn giải hệ 3 pt trên thì ra đc số mol Fe3+ =0,2 mol; Fe2+=0,28 mol
\(\%Fe\left(NO_3\right)_3=\frac{0,2\cdot242}{265,36}\approx18,24\%\)
Chọn B
bạn ơi khi mình cho CO2 qua phải còn Fe không mới đúng chứ sao còn Fe O vậy ban minh ko hiểu chổ đó á
Vì bài giải rất dài nên mình xin phép làm tắt, bạn chịu khó theo dõi.
+) Đặt \(n_X=x; n_Y=y; n_Z=z \left(mol\right)\)
+) Xét phản ứng 0,45mol hh M + Na sinh ra 0,36 mol:
chỉ có ancol và axit phản ứng, nên ta có:
\(\left\{\begin{matrix}n_X+n_Z=n_{H2}\\n_X+n_Y+n_Z=0,45\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\cdot\frac{n_X+n_Y+n_Z}{n_X+n_Z}=\frac{0,45}{0,36}=\frac{5}{4}\)
\(\Rightarrow\cdot\frac{n_Y}{n_X+n_Z}=\frac{1}{4}\Rightarrow x+z=4y\) (*)
(Lưu ý rằng x+y+z không phải bằng 0,45 mol, vì 23,8 gam hỗn hợp M khác với 0,45 mol hỗn hợp M)
+) Xét phản ứng M tác dụng với 0,14 mol NaOH:
Chỉ có axit X và este Y phản ứng với NaOH
\(2n_X+n_Y=n_{NaOH}\Rightarrow2x+y=0,14\) (**)
+) Xét phản ứng đốt M:
X no 2 chức axit nên X có 2 liên kết pi, Y no đơn chức nên Y có 1pi, Z không có pi nào
\(\Rightarrow n_{H2O}-n_{CO2}=n_Z-n_X\\ \Leftrightarrow n_{H2O}=z-x+0,9\left(mol\right)\)
Số mol Oxi trong hh M là: \(n_{O\left(hhM\right)}=16\left(4x+2y+2z\right)\left(gam\right)\)
Theo bảo toàn khối lượng ta có:
\(m_{hhM}=m_C+m_H+m_{O\left(hhM\right)}=12n_{CO2}+2n_{H2O}+16n_{O\left(hhM\right)}\)
\(\Leftrightarrow23,8=0,9\cdot12+2\left(z-x+0,9\right)+16\left(4x+2y+2z\right)\)
\(\Leftrightarrow62x+32y+34z=11,2\) (***)
+) Từ 3 phương trình (*),(**) và (***) giải ra được:
x=0,04; y=0,06; z=0,2
+) Bây giờ ta đi tìm công thức từng chất trong M:
Z là ancol 2 chức không hòa tan được Cu(OH)2 ở đk thường nên Z phải có số C lớn hơn hoặc bằng 3
Số C trung bình của hh M là \(\frac{n_{CO2}}{n_M}=\frac{0,9}{0,04+0,06+0,2}=3\)
Nhận thấy, nếu Z có 4 C hoặc nhiều hơn thì không tìm được X,Y thỏa mãn (phần này mình làm tắt)
Suy ra Z có 3 C, X và Y theo đó cũng có 3 C
\(\Rightarrow Y:C_3H_6O_2\)
\(\Rightarrow\%Y=\frac{0,06\cdot74}{23,8}\approx18,66\%\)
Chọn A
Đốt 1 mol chất mạch hở (có dạng \(C_xH_yO_z\)) ra CO2 và H2O
+) X có 0 pi thì X có dạng: \(C_nH_{2n+2}O_z\)
đốt X sinh ra n mol CO2 và (n+1) mol H2O
\(\Rightarrow n_{H2O}-n_{CO2}=n_X\)
+) Tương tự, Y có 1pi thì Y có dạng \(C_nH_{2n}O_z\)
Suy ra: \(n_{H2O}-n_{CO2}=0\)
+) Vẫn vậy, Z có 2pi thì Z có dạng \(C_nH_{2n-2}O_z\)
Suy ra: \(n_{H2O}-n_{CO2}=-n_Z\)
Cộng cả 3 đẳng thức trên ta có:
\(\Sigma n_{H2O}-\Sigma n_{CO2}=n_X-n_Y\)
Bạn có thể suy luận như sau
Trong pt dốt cháy số n của este luôn là 1 , số mol của \(CO_2\)lun là n
Theo công thức sẽ là 1 = n -(n \(H_2O\))
Nên n \(H_2O\)=n -1
Vì trong phân tử nước Hidro ở dạng phân tử
suy ra số ng/t H trong este là : \(2\cdot\left(n-1\right)=2n-2\)
Công thức này chắc bạn chưa làm nhiều bài tập nên kh nhớ