K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 8 2016
1. "Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời" – lời nói của Vua Hùng xác định thời gian xảy ra câu chuyện. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh đất nước thanh bình và nhà vua đã già. Ý định của vua trong việc chọn người nối ngôi tức phải nối được chí của vua, không nhất thiết là con trưởng. Chính vì thế, nhà vua dùng hình thức thử tài để chọn (nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi).2. Trong số các người con của vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ, vì: Mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Mặt khác, tuy là con vua, nhưng "từ khi lớn lên, ra ở riêng" chàng "chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai" – sống cuộc sống như dân thường. Đồng thời, chàng là người hiểu được ý thần: "Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo"; đồng thời chàng có trí sáng tạo để thực hiện được ý đó: lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương.3. Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua vì: hai thứ bánh đó thể hiện công sức lao động chăm chỉ, cần cù và thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra; hai thứ bánh đó thể hiện ý tưởng sáng tạo sâu xa: bánh tròn tượng hình Trời, bánh vuông tượng hình Đất, với cách thức gói "các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài" và "lá bọc ngoài, mĩ vị để trong" thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên trong lối sống và trong nhận thức truyền thống của người Việt Nam; đồng thời thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dân đất Việt vốn là anh em sinh từ một bọc trứng Lạc Long - Âu Cơ.Việc vua Hùng chọn Lang Liêu nối ngôi chứng tỏ vua trọng người vừa có tài có đức vừa có lòng hiếu thảo; đồng thời qua đó cũng đề cao lao động và phẩm chất sáng tạo trong lao động của nhân dân.4. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
21 tháng 9 2016

ko soan bai thi gay

 

3 tháng 10 2018

1. Mở bài: Giới thiệu chung về câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh ( nội dung câu chuyện)

2. Thân bài: kể chi tiết các sự việc trong truyện

SV1: Vua Hùng kén rể ( kể chi tiết, giới thiêu chung nhân vật Sơn Tinh Thủy Tinh)

SV2: Vua Hùng ra thử thách cho sơn tinh thủy tinh

SV3: Cuộc chiến giữa Sơn Tinh Thủy Tinh ( nguyên nhân, diễn biến, kết quả)

3.Kết bài:- Nêu ý nghĩa của câu chuyện

               - Nêu cảm nghĩ của em

(Đây là dàn ý cô giáo chữa cho mình đấy. Ko sai đâu. Nhớ k và kb với mình nhé!) 

3 tháng 10 2018

Ý mình không phải ý  này nha bạn! Nhưng cũng cảm ơn bạn nha!! Mình sẽ k cho bạn!!

9 tháng 2 2022

Tham khảo

Bánh chưng tượng trưng cho Đất, bánh giầy tượng trưng cho Trời, nhờ 2 món ăn giàu ý nghĩa ấy mà Lang Liêu đã được vua cha truyền ngôi. Trong số các người anh trai của Lang Liêu, có một người vô cùng ghen tỵ với chàng vì được lên ngôi vua. Trước ngày lễ đăng quang, hắn đã thông đồng với một số vị quan trong triều đều có lòng đố kị như hắn lên kế hoạch ám sát Lang Liêu. May là Lang Liêu được bà tiên báo mộng nên đã kịp tỉnh giấc. Kế hoạch ám sát Lang Liêu bất thành. Người anh vô cùng lo sợ vì sẽ bị nhà vua xử tủ. Nhưng với lòng bao dung, Lang Liêu đã tha thứ cho người anh, điều đó đã khiến người anh cảm động và từ bỏ ý định xấu xa đó. Người anh cũng giúp Lang Liêu truyền bá tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày Tết với quần chúng nhân dân. Tình anh em giữa 2 người họ cũng được thắt chặt. Tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày Tết cũng ngày càng rộng rãi với nhân dân Việt Nam

9 tháng 2 2022

Anh gợi ý hướng viết em tự viết được không nè?

Em sẽ đi vào một cái kết khác khi mà tất cả mọi người đều chung sống hạnh phúc, bánh chưng bánh giầy ngày Tết từ đó họ phát minh ra thêm nhiều món ăn ngày Tết khác như thịt kho Tàu, thịt nấu đông, bánh tét,...

11 tháng 12 2017

ý nghĩa:

  • Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.
  • Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.
  • Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

hiện nay nhân ta vẫn làm bánh chưng để làm j thì ko bt

11 tháng 12 2017

Tự Biết nhé bạn 

TRONG HỌC TỐT NGỮ VĂN LỚP 6 CÓ

12 tháng 9 2018

chủ đề là: giải thích nghĩa tên hai loại bánh Bánh chưng, bánh giầy. Nói lên phong tục của nhân dân ta là bánh chưng,bánh giầy được dùng để cúng tổ tiên và đc nhân dân làm vào ngày Tết . Mk học vậy

15 tháng 9 2018

2 loại bánh đơn sơ ,giản dị là sự trân thành của chàng Lang Liêu hiếu thảo , thể hiện cho lòng biết ơn đối với thiên nhiên , bầu trời và đất mẹ ,là thành quả sáng tạo trong lao động

7 tháng 9 2018

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng.

Một người là Sơn Tinh – chúa vùng non cao. Một người là Thuỷ Tinh – chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện: "Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua.

Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng.

   Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người là Thuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện: "Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho".

   Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

~Hok tốt~

8 tháng 9 2020
  • Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.
  • Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.
  • Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
  • Học tốt!!!
9 tháng 9 2020

Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là:

- Thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.

- Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

13 tháng 6 2018

mk nghĩ vì cậu là người hiếu thảo, chăm chỉ, luôn giúp đỡ mọi người nên đc thần giúp đỡ

13 tháng 6 2018

Vì Lang Liêu bt quý trọng thóc gạo, cx như bt quý trọng sức lao động con người. Trong ngày trọng đại, các anh thì ra sức sai người đi khắp nơi tìm sơn hào hải vị, nem công chả phương. Thứ hai là vì Lang Liêu có hoàn cảnh đặc biệt hơn các anh của mình cả về thân phận lẫn gia thế nên chỉ LL là dc thàn giúp đỡ .

    Đây là theo ý kiến mh nhớ lại, và mh ko dùng sách vở hay mạng miếc j nhé .  Nhớ ủng hộ mh nha mn .

~ HOK TỐT ~