Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác phẩm chiếc lá cuối cùng của nhà văn O hen-ri đã làm cho chúng ta rung cảm trước tình yêu cao cả giữa những con người nghèo khổ. Những nhân vật trong câu chuyện đều là những họa sĩ với tình yêu nghệ thuật lớn lao và sống trong một khu phố nghèo. Trong đó, thân thiết hơn cả là Giôn xi, Xiu vì họ cùng sống với nhau. Khi Giôn xi bị bệnh, Giôn xi tuyệt vọng, buồn chán và không hi vọng vào cuộc sống này. Nhưng Giôn xi đã vượt qua bạo bệnh nhờ: đức hi sinh của cụ Bơ men, sự chăm sóc của Xiu, thuốc thang và hơn cả là nhờ chiếc lá cuối cùng đã kiên cường sau cơn mưa bão. Ở truyện ,ta bắt gặp cụ Bơ men (họa sĩ già cả đời ấp ủ giấc mơ nghệ thuật) trong đêm mưa bão đã vẽ kiệt tác là chiếc lá kia rồi lìa đời. Cụ chết đi nhưng cứu sống tâm hồn trẻ là Giôn xi, cái chết của người họa sĩ khẳng định được sự cao cả của nghệ thuật vị nhân sinh và cho ta thấy tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo.
Tác phẩm chiếc lá cuối cùng của nhà văn O hen-ri đã làm cho chúng ta rung cảm trước tình yêu cao cả giữa những con người nghèo khổ.Cảm động hơn, Chiếc lá cuối cùng còn là bài ca ca ngợi tấm lòng nhân đạo cao cả của bác Bơ-men. Bác là một họa sĩ già đã ngoài sáu mươi tuổi nhưng chưa thành đạt trên con đường nghệ thuật. Bác vẫn chưa hề nghe thấy chuyện như vậy… Và cuối cùng bác đã tìm ra viên thần dược lấy lại niềm tin yêu cuộc sống cho Giôn-xi: Bức tranh vẽ chiếc lá cuối cùng. Đây là bức tranh đặc biệt nhất trong các bức tranh được vẽ trên thế giới. Nó được vẽ trong đêm đen, giữa mưa tuyết và giá lạnh, dưới ánh sáng một cái đèn bão.
Ngày nay, túi nilon (ni lông) đã trở lên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon, đặc biệt là các loại túi siêu mỏng được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi từ của hàng bán rau, dưa cà muối đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn, ngay cả ở của hàng bán cháo dinh dưỡng dành cho trẻ em cũng là mặt hàng khá quen thuộc.Túi nilon xuất hiện cách đây khoảng 150 năm – do nhà hóa học Anh Alexander Parkes phát minh. Sự ra đời của túi nilon đã mang lại nhiều tiện lợi, nhất là trong việc bao gói hàng hóa, song đến thời điểm này túi nilon đang là một vấn nạn môi trường và nhiều quốc gia đang tìm mọi cách để loại bỏ. Người ta tính rằng, vứt bỏ một túi nilon chỉ tốn 1 giây, nhưng nếu không có sự tác động bởi nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời thì phải mất từ 500 – 1.000 năm mới có thể phân hủy được. Ước tính, mỗi năm nhân loại xài khoảng 500 – 1.000 tỉ túi nhựa. Vì thế túi nilon đang bị coi là một trong những “thủ phạm” nguy hiểm gây ô nhiễm môi trường – sự “ô nhiễm trắng”.Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên – Môi trường, trung bình mỗi ngày, một gia đình Việt Nam sử dụng và thải ra ít nhất 1 túi ni lông. Con số đó thống kê trên phạm vi cả nước là khoảng 25 triệu túi/ ngày. Chỉ tính riêng ở Hà Nội, với sức ép của gần 3 triệu dân (đứng thứ 2 cả nước), hàng ngày thủ đô thải ra khoảng trên 1.000 tấn rác, trong đó có khoảng 13 tấn là nhựa và túi ni lông.Năm 2000, trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 800 tấn rác nhựa ra môi trường. Đến nay, con số đó là 2.500 tấn/ngày và có thể còn hơn. Tính trung bình mỗi gia đình Việt Nam hàng ngày sử dụng không dưới 10 túi nilon các loại. Tuy nhiên, chính sự “tiện dụng” này mà mỗi năm số tiền bị lãng phí lên tới 648 tỉ đồng cho việc sử dụng túi nilon của hơn 800.000 hộ gia đình tại thành phố Hà Nội.Những số liệu sơ bộ trên cho thấy thực trạng về nhu cầu sử dụng túi ni lông ở nước ta hiện nay là rất lớn. Nó đã trở thành một thứ thói quen không thể thiếu, “ăn sâu” vào hoạt động mua bán của nhiều người. Từ những mặt hàng bình dân nhất như quả cà, con cá, mớ rau,… đến những vật dụng quần áo, giày dép,… đều được bọc gói bằng túi ni lông. Và thông thường sau một lần sử dụng, những chiếc túi chỉ đáng giá có vài xu ấy được người ta thuận tay vứt bữa bãi khắp mọi nơi, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan thành phố.Tuy nhiên, những ảnh hưởng của nó đến môi trường và sức khoẻ là rất lớn nhưng hầu như chúng ta không ai chú ý đến. Mời các bạn đọc và chia sẻ bài viết sau để giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về sự nguy hại khi sử dụng túi nilon nhé.
a) Sức ép đối với việc phát triển kinh tế - xã hội
- ở nông thôn không phá được cái xiềng 3 sào,
- ở đô thị thì thất nghiệp tăng,
- Ngân sách phải chi tiêu nhiều cho những vấn đề xã hội v.v...
b) Sức ép đối với tài nguyên môi trường
- Dự trữ của các nguồn tài nguyên nhanh chóng bị cạn kiệt.
- Phá rừng để mở rộng đất nông nghiệp dẫn đến mất cân bằng sinh thái.
- Dân thành thị tăng nhanh, nơi ở chật hẹp, chất lượng môi sinh giảm sút.
c) Sức ép đối với chất lượng cuộc sống
- Hiện tại kinh tế nước ta căn bản vẫn là kinh tế nông nghiệp lạc hậu, bình quân thu nhâp đầu người vào loại thấp nhất thế giới, dân số tăng nhanh không thể thực hiện cân bằng "cung - cầu".
- Cái nghèo về đời sống vất chất sẽ dẫn đến cái nghèo về đời sống tính thần.
Khi còn nhỏ, mơ ước của anh ta là trở thành một ca sĩ nổi tiếng, cũng có khi lại muốn trở thành một giáo viên dạy thật giỏi. Tuy nhiên mơ ước đó không thành vì tại các cuộc thi anh ta đều trượt (thi tiếng hát truyền hình và đại học sư phạm). Không nản chí với mơ ước của mình, anh ta vào lính và rất hăng hái trong các phong trào đoàn thể. Anh cũng không quên thường xuyên ôn bài để tiếp tục thi đại học. Giờ đây đã đứng trên bục giảng một trường Đại học danh giá, anh không thể nào quên "thuở hàn vi" gian nan và cực khổ. Anh thấm thía lời dạy của Bác Hồ: Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền... để truyền lửa cho thế hệ mai sau.
Khi còn nhỏ, mơ ước của anh ta là trở thành một ca sĩ nổi tiếng, cũng có khi lại muốn trở thành một giáo viên dạy thật giỏi. Tuy nhiên mơ ước đó không thành vì tại các cuộc thi anh ta đều trượt (thi tiếng hát truyền hình và đại học sư phạm). Không nản chí với mơ ước của mình, anh ta vào lính và rất hăng hái trong các phong trào đoàn thể. Anh cũng không quên thường xuyên ôn bài để tiếp tục thi đại học. Giờ đây đã đứng trên bục giảng một trường Đại học danh giá, anh không thể nào quên "thuở hàn vi" gian nan và cực khổ. Anh thấm thía lời dạy của Bác Hồ: Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền... để truyền lửa cho thế hệ mai sau.