Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
cố gắng mà hok thui, bik làm sao
vs lại mk cũng k phải loại hok joi lắm
cố gắng lên nhé
May cho cậu mik vừa thi xong môn Vật Lý Dễ thôi bn chỉ cần học thuộc hết công thức trong sách vs nhưngx chỗ điền vào chỗ chấm Làm lại các dạng bt trong SBT Nếu bn có đề cương thì bn cứ ôn đề cương kĩ vào Bn thử hỏi cô xem ôn kĩ bài nào ( chắc là các dạng về KLR TLR)
Mik hok vật lý kém cực kì kém nhưng áp dụng cách này là lm đc bn cứ thử coi sao
sự bay hơi:áo quần bị ướt, ta đem ra phơi. sau 1 thời gian áo quần khô-> do nước bay hơi
sự ngưng tụ:sự tạo thành mây mưa
sự nóng chảy, sự đông đặc, không biết, xin lỗi nha, mình không giúp được bạn
bạn ơi cho mình hỏi có đúng ko vậy vì câu này có trong đề hi của mình
các chất lỏng KHÁC NHAU thì SỰ NỞ VÌ NHIỆT khác nhau
Câu trả lời đây bạn nhé.
Câu hỏi của Nguyễn Lê Phương Huỳnh - Học và thi online với HOC24
mình có một số gợi ý:
‐không nên đóng nước thật đầy so với chai vì khi trời nắng nước nở ra , thể tích tăng lên . tuy chai cũng nở , thể tích tăng lên . nhưng hệ nở vì nhiệt của chất lỏng lớn hơn chất rắn . nên nước nở nhiều hơn chai mà chai lại không có chỗ để nước nở ra . sẽ sinh ra một lực rất lớn , làm bung nắp chai
‐không nên rót nước sôi đột ngột vào những ly thủy tinh thông thường có thành dày thì sẽ bị vỡ vì :khi rót nước sôi đột ngột vào thành li dày , thành thủy tinh phía trong tăng nhiệt độ làm thành bên trong dãn nở vì nhiệt nhiều . thành bên ngoài không tiếp xúc trực tiếp với nước sôi vì ta chỉ rót nước bên trong dẫn đến nhiệt độ của thành bên ngoài thấp hơn nên co lại . thành bên trong nở, còn thành ngoài co lại . chính sự mâu thuẫn này làm cho thành ly vỡ ra.còn đối với thành ly mỏng thì khoảng cách ngăn cách giữa hai thành ly rất nhỏ nên cách nhiệt rất ít dẫn đến dãn nở vì nhiệt đồng đều nên không vỡ.
Nhiệt giai là thang nhiệt độ.
5)
Các loại nhiệt giai đã học:
+ Nhiệt giai Xenxiút
+ Nhiệt giai Farenhai
Trong nhiệt giai Xenxiút:
+ Nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC
+ Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 100oC
Trong nhiệt giai Farenhai:
+ Nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oF
+ Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 212oF
6)
- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy
Ví dụ: Khi bỏ viên nước đá vào một ly thủy tinh, một lúc sau đá tan thành nước
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc
Ví dụ: Khi bỏ khay nước vào tủ lạnh thì vài giờ sau nước đông lại thành nước đá
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) gọi là sự bay hơi
Ví dụ: Khi phơi áo đang ướt dưới nắng, vài giờ sau áo khô
- Sự chuyển từ thể khí (hơi) sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ
Ví dụ: Khi bỏ viên nước đá vào một ly nước, một lát sau hơi nước ở xung quanh ly đọng (ngưng tụ) lại ở thành ly
- Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc), nhiệt độ của các chất không thay đổi.
+ Khi nóng chảy, vật tồn tại ở thể rắn và lỏng
+ Khi đông đặc, vật tồn tại ở thể lỏng và rắn
- Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Nhiệt độ
+ Gió
+ Diện tích mặt thoáng của chất lỏng