Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những biến đổi nổi bật của các nước ĐNÁ sau chiến tranh TG thứ 2:
– Biến đổi thứ nhất: Từ các nước thuộc địa, nửa thuộc địa trước chiến tranh thế giới thứ hai, đến nay Đông Nam Á trở thành các nước độc lập.
- Việt Nam: Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã giành được độc lập. Sau đó phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp lần 2 và cuộc kháng chiến chống Mĩ đến 1975 mới thắng lợi hoàn toàn.
- Lào:Tháng 10-1945 tuyên bố độc lập. Sau đó tiến hành kháng chiến chống Pháp, Mĩ đến tháng 12-1975 mới giành thắng lợi.
- Campuchia: Sau 1945, kháng chiến chống Pháp, Mĩ, đến năm 1975 kết thúc. Tiếp tục chống phản động Pônpốt đến 7-1-1979 mới thắng lợi.
- Inđônêxia: 8-1945 tuyên bố độc lập. Sau đó Hà Lan tái chiếm, ngày 15-8-1950 nước Cộng hoà Inđônêxia ra đời.
- Malaixia: 8-1957 độc lập.
- Philippin: 7-1946 Mĩ công nhận độc lập.
- Xingapo: 8-1957 Anh công nhận độc lập (8-1963 tách khỏi Liên bang Malai xia)
- Thái Lan: Sau 1945 Mĩ hất chân Anh kiểm soát Thái Lan
- Mianma: 1-1948 Anh công nhận độc lập.
- Brunây: 1-1984 độc lập.
- Đôngtimo: 5-2002 tách khỏi Inđônêxia, trở thành quốc gia độc lập.
– Biến đổi thứ 2: Sau khi giành độc lập các nước ĐNÁ ra sức xây dựng , phát triển kinh tế – xã hội theo những mô hình khác nhau và đạt được nhiều thành tựu to lớn như : Malaixia, Inđônêxia,Thái Lan (đặc biệt là Xigapo)
– Biến đổi thứ 3: Đến 30-4-1999 có 10/11 nước ĐNÁ là thành viên của khối (ASEAN), đây là một liên minh kinh tế- chính trị ở khu vực, nhằm xây dựng một ĐNÁ vững mạnh, tự lực tự cường.
Đất nước Việt Nam của chúng ta gia nhập tổ chức ASEAN và ngày 28 tháng 7 năm 1995.
Nội dung
– Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
– Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.
– Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
– Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
– Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
– Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
– Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.
các nước xã hội chủ nghĩa đông âu được ra đời
thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân ở đông âu có ý nghĩa hết sức to lớn cùng với sự ra đời của nước cộng hòa dân chủ nhân dân trung hoa đánh dấu sự hình thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới
Phải nói là hãy nêu quan hệ của Liên Xô và Việt Nam chứ. Gop-ba-chop với Việt Nam liên quan dì?
a) Kết quả và ý nghĩa lịch sử
-Kết quả:
Về chính trị: Đảng ra hoạt động công khai đã có điều kiện kiện toàn tổ chức, tăng cường sự lãnh đạo đối với cuộc kháng chiến. Bộ máy chính quyền được củng cố từ Trung ương đến cơ sở. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt) được thành lập. Khối đại đoàn kết toàn dần phát triển lên một bước mới. Chính sách ruộng đất được triển khai, từng bước thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng.
Về quân sự: Đến cuối năm 1952, lực lượng chủ lực đã có sáu đại đoàn bộ binh, một đại đoàn công binh - pháo binh. Thắng lợi của các chiến dịch Trung du, Đường 13, Hà - Nam- Ninh, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào, v.v. đã tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai và dân cư, mở rộng vùng giải phóng của Việt Nam và giúp đỡ cách mạng Lào, V.V.. Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954 được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của nhân dân các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân.
Về ngoại giao: Với phương châm kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao, khi biết tin Pháp có ý định đàm phán, thương lượng với ta, ngày 27-12-1953, Ban Bí thư ra Thông tư nêu rõ: "lập trường của nhân dân Việt Nam là kiên quyết kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Song nhân dân và Chính phủ ta cũng tán thành thương lượng nhằm mục đích giải quyết hòa bình vấn để Việt Nam". Ngày 8-5- 1954, Hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh Đông Dương chính thức khai mạc tại Giơnevơ (Thụy Sĩ). Ngày 21-7-1954, các văn bản của Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, được ký kết, cuộc khang chiến chổng thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta kết thúc thắng lợi.
- Ý nghĩa lịch sử:
Đối với nước ta, việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, buộc chúng phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương; làm thất bại âm mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ, kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương; giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện để miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội làm căn cứ địa, hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh ở miền Nam; tăng thêm niềm tự hào dân tộc cho nhân dân ta và nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Đối với quốc tế, thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới; mở rộng địa bàn, tăng thêm lực lượng cho chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới; cùng với nhân dân Lào và Campuchia đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân ở ba nước Đông Dương, mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, trước hết là hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp.
Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh nói: "Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới".
b)Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm
Nguyên nhân thắng lợi:
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ là kết quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật là:
- Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn đã huy động được sức mạnh toàn dân đánh giặc; có sự đoàn kết chiến đấu của toàn dân tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi - Mặt trận Liên Việt, được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công - nông và trí thức vững chắc.
- Có lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân do Đảng ta trực tiếp lãnh đạo ngày càng vững mạnh, chiến đấu dũng cảm, mưu lược, tài trí, là lực lượng quyết định tiêu diệt địch trên chiến trường, đè bẹp ý chí xâm lược của địch, giải phóng đất đai của Tổ quốc.
- Có chính quyền dân chủ nhân dân, của dân, do dân và vì dân được giữ vững, củng cố và lớn mạnh, làm công cụ sắc
bén tổ chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới.
- Có sự liên minh đoàn kết chiến đấu keo sơn giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia cùng chống một kẻ thù chung; đồng thời có sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của Trung
Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc yêu
chuộng hòa bình trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp.
Bài học kinh nghiệm về hoạch định và chỉ đạo thực hiện , lường lối:
Thứ nhất, đề ra đường lối đúng đắn và quán triệt sâu rộng đường lối đó cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện, đó là đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài dựa vào sức mình là chính.
Thứ hai, kết hợp chặt chẽ, đúng đắn nhiệm vụ chốngđế quốc với nhiệm vụ chống phong kiến và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, gây mầm mống cho chủ nghĩa xã hội, trong đó nhiệm vụ tập trung hàng đầu là chống đế quốc, giải phóng dân tộc, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Thứ năm, tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh.
Vì đã đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Nó làm sáng ngời chân lí một dân tộc đất không rộng lắm, kinh tế chậm phát triển, quân đội còn non trẻ, trang bị còn ít, nhưng đoàn kết chặt chẽ, có sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, biết vũ trang toàn dân làm chiến tranh nhân dân, được các nước xã hội chủ nghĩa và nhân loại tiến bộ trên thế giới đồng tình, ủng hộ thì hoàn toàn có thể đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược dù chúng mạnh hơn mình gấp bội.
- Vì đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến lâu dài , anh dũng chống thực dân Pháp trên đất nước ta cũng như ở Lào và Campuchia. Nó trực tiếp dẫn đến thắng lợi của Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương, buộc nước Pháp và các nước tham dự Hội nghị phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, đánh dấu thời kì mới trong cuộc đấu tranh của thế giới.
1/ Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.
- Sau khi phát xít nhật đầu hàng, nhiều nước ở châu Á đã nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng điển hình là Việt Nam, Inđônêxia, Lào.
- Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á và Bắc Phi điển hình là Ấn Độ (1946-1950) và Ai Cập (1952).
- Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (Nam châu Phi)
Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công.
=> Tóm lại đến giữa những năm 60, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc điạ tập trung ở miền Nam và Châu Phi.
2/ Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Ăngôla (11/1975), Môdămbích (6/1975) và Ginê Bít-xao (9/1974) nhằm lật đổ chế độ thống trị của Bồ Đào Nha.
- Đến đầu những năm 60, nhân dân 3 nước này đã tiến hành đấu tranh vũ trang.
- Tháng 4/1974, chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho 3 nước này.
=> Như vậy sự tan rã cuả thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng cuả phong trào giải phóng dân tộc.
3/ Giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.
+/ Cuối những năm 70, chủ nghĩathực dân tồn tại dưới “hình thức chế độ phân biệt chủng tộc A-phác-thai”. Sau nhiều năm, chính quyền thực dân đã phải xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen.
+/ Điển hình là:
- Năm 1980, Cộng hoà Dim-ba-bu-ê giành độc lập.
- Năm 1990, Cộng hoà Na-mi-bi-a đã giành độc lập.
- Năm 1993, Cộng hoà Nam Phi đã giành độc lập.
=> Như vậy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn.
1/ Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.
- Sau khi phát xít nhật đầu hàng, nhiều nước ở châu Á đã nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng điển hình là Việt Nam, Inđônêxia, Lào.
- Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á và Bắc Phi điển hình là Ấn Độ (1946-1950) và Ai Cập (1952).
- Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (Nam châu Phi)
Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công.
=> Tóm lại đến giữa những năm 60, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc điạ tập trung ở miền Nam và Châu Phi.
2/ Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Ăngôla (11/1975), Môdămbích (6/1975) và Ginê Bít-xao (9/1974) nhằm lật đổ chế độ thống trị của Bồ Đào Nha.
- Đến đầu những năm 60, nhân dân 3 nước này đã tiến hành đấu tranh vũ trang.
- Tháng 4/1974, chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho 3 nước này.
=> Như vậy sự tan rã cuả thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng cuả phong trào giải phóng dân tộc.
3/ Giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.
+/ Cuối những năm 70, chủ nghĩathực dân tồn tại dưới “hình thức chế độ phân biệt chủng tộc A-phác-thai”. Sau nhiều năm, chính quyền thực dân đã phải xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen.
+/ Điển hình là:
- Năm 1980, Cộng hoà Dim-ba-bu-ê giành độc lập.
- Năm 1990, Cộng hoà Na-mi-bi-a đã giành độc lập.
- Năm 1993, Cộng hoà Nam Phi đã giành độc lập.
=> Như vậy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn.
Thời gian
Chiến đấu chống các chiến lược của Mĩ
Chiến thắng tiêu biểu
1961-1965
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”của Mĩ ở miền Nam
*Mặt trận chống phá “bình định”,ta và địch đấu tranh giằng co giữa lập và phá “ấp chiến lược”:
- Năm 1962,quân giải phóng cùng nhân dân đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của quân đội Sài Gòn đánh vào chiến khu D,căn cứ U Minh,Tây Ninh,…)
*Mặt trận chính trị,quân sự:
- Ngày 16-6-1963,một cuộc biểu tình lớn của 70 vạn quần chúng Sài Gòn làm rung chuyển chế độ Sài Gòn => Buộc Mĩ phải thay Diệm
- Quân dân miền Nam giành thắng lợi vang dội trong trận Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 2-1-1963
- Chiến dịch Đông Xuân 1964-1965 trên các chiến trường miền Nam và miền Trung
1965-1968
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam
*Từ 1965-1967:
- Thắng lợi ở Vạn Tường (Quảng Ngãi)
- Chiến thắng hai cuộc phản công chiến lược mừa khô: đông-xuân 1965-1966 và 1966-1967
*Cuộc Tổng tiến công và nổi đậy Xuân Mậu Thân (năm 1968)
1969-1973
“Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”
- Từ 30-4 đến 30-6-1970,quân đội Việt Nam có sự pối hợp của quân dân Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia
- Từ 12-2 đến 23-3-1971,quân dội Việt Nam có sự phố hợp của nhân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn-719”
- Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972
- Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
1973-1975
- Mĩ vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.Tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”,mở những cuộc hành quân “bình định-lấn chiếm”
- Thắng lợi tại Phước Long
- Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
+ Chiến dịch Tây Nguyên
+ Chiến dịch Huế-Đà Nẵng
+ Chiến dịch Hồ Chí Minh
* Mối quan hệ giữa hai miền Nam-Bắc:
- Nhiệm vụ của từng miền:
Thời gian
Miền Bắc
Miền Nam
1954-1960
Hoàn thành cải cách ruộng đất,khôi phục kinh tế cải tạo quan hệ sản xuất
Đấu tranh chống chế độ Mĩ-Diệm,giữ gìn và phát triển lực lược cách mạng,tiến tới “Đồng Khởi”
1961-1965
Xây dựng bước đầu cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
Chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ
1965-1968
Vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại,vừa sản xuất,thực hiện nghĩa vụ hậu phương chi viện cho tiền tuyến miền Nam
Chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ”của Mĩ
1969-1973
Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội,chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ và làm nghĩa vụ hậu phương và nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Campuchia
Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”và “Đông Dương hóa chiến tranh”
1973-1975
Khắc phụ hậu quả chiến tranh,khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội,ra sức chi viện cho miền Nam
Chống “bình định-lấn chiếm”,tạo thế và lực tiến tới cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước
- Nhiệm vụ chung của hai miền Nam-Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ,cứu nước (1954-1975): giải phóng dân tộc,thống nhất Tổ Quốc.Đưa đất nước tiến tới xã hội chủ nghĩa