K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 12 2021

Câu có lời dẫn trực tiếp:

"Hôm nay người bạn tốt nhất đã làm khác đi những gì tôi nghĩ"

-> hôm nay người bạn tốt nhất của anh ấy đã làm khác đi những gì anh ấy nghĩ

"Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi"

-> hôm nay người bạn tốt nhất của anh ấy đã cứu sống anh ấy

20 tháng 4 2022

Câu 1:Điều đã được kể:Nv tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới qua quả bom

Câu 2:

Câu:tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom

=>quả bom dưới lòng đất được tôi dùng xẻng nhỏ đào lên.

Câu 3;

Tham khảo:

Theo phân công của người chỉ huy, Phương Định đã thực hiện hành động phá bom đầy gian nan, vất vả và chỉ cần qua chi tiết ho tức ngực của cô ta cũng thấy cái gian khó trong công việc này. Những cảm nhận đầu tiên ở Phương Định cũng là những cảm nhận tinh tế nhất, sâu sắc nhất về sự nguy hiểm mà cô phải trải qua. Chi tiết “cao điểm bây giờ thật vắng, bom gào thét xung quanh” dù đáng sợ nhưng cũng chưa đủ để làm người chiến sĩ ấy nhụt chí. Ta thấy ở Phương Định hơn cả một sự dũng cảm là một quyết tâm cao độ, ngoan cường. Phương Định cũng có phút giây bồi hồi, lo lắng. Nhưng quả thực, dù thử thách có đáng sợ, có làm thần kinh cô căng lên thì mọi thứ cũng không ngăn cản được việc cô hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tinh thần trách nhiệm ở Phương Định làm bạn đọc vô cùng khâm phục. Ngay cả trong phút giây lòng cô có chút yếu mềm thì khi nghĩ tới ánh mắt của các chiến sĩ đang theo dõi, cô gái ấy “đàng hoàng mà bước đi”, “không đi khom”. Hình ảnh ấy khiến ta cảm nhận được tinh thần, ý chí trong người thanh niên xung phong. Diễn biến nội tâm của Phương Định qua việc thực hiện hành động phá bom làm bạn đọc không khỏi xúc động. Chi tiết Phương Định tự giục bản thân mình “Nhanh lên một tí!” là sự vội vã, là sự bất chấp nguy hiểm. Nhưng vượt lên trên mọi áp lực, cô đã cố gắng hoàn thành công việc của mình. Sự bình tĩnh, khéo léo ở cô khiến ta vô cùng trân quý. Tóm lại, diễn biến tâm trạng nhân vật Phương Định trong một lần phá bom đã minh chứng cho vẻ đẹp của nhân vật và là sự kết tinh ngòi bút tài hoa của Lê Minh Khuê.

  
20 tháng 4 2022

Cảm ơn nhoa

15 tháng 4 2022

1/Thành phần gọi đáp:

...Con ơi

Từ ơi là thành phần gọi đáp

2/Tác dụng: Muốn nói cho người con biết là

+dù thử thách của cuộc đời có khó  nhọc,vất vả đến đâu thì con hãy tự tin bước đi và cố gắng vượt qua,và đừng nản chí !

+Ra ngoài xã hội,hãy luôn mạnh mẽ để tựu tin bước vào cuộc đời

3/

Tham khảo:

Người cha muốn nói với người con  đừng chối bỏ cội nguồn dân tộc, hãy khắc sâu tình cảm quê hương vào trong trái tim mình, luôn tôn trọng và phát triển truyền thống dân tộc. Đó là tấm lòng của cha dành cho con hay nói đúng hơn là quê hương của mỗi chúng ta. Ngôn ngữ thơ mộc mạc, hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa khái quát, đậm chất trữ tình đã thể hiện được niềm tin tưởng, hy vọng của người cha đối với bước đường tương lai của con. Người cha luôn muốn nhắc nhở con phải “Không bao giờ nhỏ bé được” chính là muốn con phải luôn tự khẳng định mình, phải có ý thức vươn lên trong cuộc sống. Lời nhắc nhở của người cha tạo nên một âm hưởng thiết tha làm rung động tâm hôn chúng ta. Tác giả đã giúp ta cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, tình cảm quê hương sâu đậm đối với mỗi người.Càng hiểu sâu sắc bài thơ, ta càng hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi. Từ đó gơi nhắc trong ta tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương, tình đoàn kết dân tộc và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

 

 

15 tháng 4 2022

Thank you

2 tháng 12 2021

Tham Khảo 
   Tóm tắt chuyện người con gái Nam Xương 
   Vũ Nương là người con gái quê ở Nam Xương, không chỉ xinh đẹp mà còn có tư dung tốt đẹp. Điều ấy khiến cho Trương Sinh - một chàng trai trong làng yêu mến, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Trong cuộc sống vợ chồng, biết chồng là một người hay ghen, nàng luôn sống giữ gìn khuôn phép để gia đình hòa thuận. Vậy mà chồng nàng, sau khi đi lính chỉ vì một lời ngây thơ của con trẻ, chưa làm rõ đầu đuôi câu chuyện đã giở thói ghen tuông. Dù Vũ Nương hết lòng giải thích nhưng vẫn vô dụng. Nàng quyết định tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình. Sau này, khi đã hiểu rõ mọi chuyện, Trương Sinh cảm thấy hối hận thì cũng đã muộn. Chàng cho người lập đàn giải oan cho vợ, Vũ Nương hiện về lúc ẩn lúc hiện. 
   Thuyết minh về con trâu (Đây là dàn ý , Bạn hãy dựa vào dàn ý để làm bài văn nhé!!)
 

I. Mở bài

Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:

Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…

Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…

2. Lợi ích của con trâu:

a. Trong đời sống vật chất:

Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.

Là tài sản quý giá của nhà nông.

Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mỹ nghệ…

b. Trong đời sống tinh thần:

- Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu: thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…


 
* Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:

“Ai bảo chăn trâu là khổ ?”

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

- Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:

Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.

Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.

Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.

III. Kết bài

Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.