Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đặc điểm | Ưu trương | Nhược trương | Đẳng trương |
Nồng độ chất tan | Ngoài \(>\) trong | Ngoài \(<\) trong | Ngoài \(=\) trong |
Sự di chuyển của phân tử nước | - Nước có thể di chuyển từ bên trong ra bên ngoài tế bào. | - Nước có thể di chuyển từ bên ngoài vào trong tế bào. | - Nước có thể di chuyển từ bên trong ra bên ngoài hoặc từ bên ngoài vào trong tế bào. |
Sự biến đổi của tế bào | - Tế bào bị thu nhỏ lại do hiện tượng co nguyên sinh. | - Tế bào có thể phình to và vỡ ra. | - Tế bào không bị biến đổi về kích thước và hình dạng. |
Đặc điểm | Ưu trương | Đẳng trương | Nhược trương |
Nồng độ chất tan ngoài tb/trong tb | Nồng độ chất tan bên ngoài > bên trong tế bào | Nồng độ chất tan bên trong = bên ngoài tế bào | Nồng độ chất tan bên ngoài < bên trong tế bào |
Sự di chuyển của phân tử nước | Nước bị rút ra khỏi tế bào | Nước trao đổi qua lại với môi trường | Nước được chuyển từ môi trường vào tế bào |
Sự biến đổi của tế bào | Tế bào bị rút nước, teo tóp lại hoặc co nguyên sinh (tb thực vật) | Tế bào không thay đổi gì do lượng nước ko thay đổi | Tế bào bị phinh to do hút nước quá nhiều, vỡ ra nếu không có thành tế bào |
Hình thức vận chuyển thụ động | Thành phần tham gia khuếch tán | Đặc điểm chất khuếch tán | Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán |
Khuếch tán đơn giản | Màng phospholipid | Những chất không phân cực, các phân tử có kích thước nhỏ | - Nồng độ các chất - Thành phần hóa học của màng phospholipid - Đặc điểm chất vận chuyển |
Khuếch tán tăng cường | Màng phospholipid + protein xuyên màng (pr kênh + mang) | Những chất phân cực, các phân tử có kích thước lớn, tan trong nước | - Số lượng kênh protein - Sự đóng mở kênh protein - Sự chênh lệch nồng độ - Sự chênh lệch điện thế |
Thành phần tham gia khuếch tán | Đặc điểm chất khuếch tán | Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán. | |
Khuếch tán đơn giản | - Khuếch tán trực tiếp qua lớp $photpholipit$ kép: .\(O_2,CO_2\) | - Không phân cực, kích thước nhỏ. | - Phụ thuộc vào bản chất khuếch tán, sự chênh lệch nồng độ các chất bên trong và bên ngoài cũng như thành phần hóa học của lớp $phospholipid$ kép. |
Khuếch tán tăng cường. | - Kênh protein khuếch tán các $ion$ hoặc $glucozo.$ - Nước qua màng nhờ kênh $aquaporin.$ | - Chất phân cực, kích thước lớn. | - Không chỉ phụ thuộc vào tốc độ khuếch tán mà còn phụ thuộc vào số lượng kênh protein đóng mở trên màng. - Ngoài ra, sự khuếch tán của các ion qua các kênh protein còn phụ thuộc vào sự chênh lệch về điện thế giữa hai phía của màng. |
Ý 2 câu 8 :
- Xác định được các loại tế bào nào trong cơ thể .... :
+ Tế bào gan : Có lưới nội chất trơn phát triển với chức năng phân hủy các chất độc hại đối vs cơ thể
+ Tế bào bạch cầu : Có lưới nội chất hạt phát triển với ribosome tham gia tổng hợp protein => Tạo ra các kháng thể và protein đặc hiệu
+ Tế bào tuyến tụy : Có thể golgi phát triển với chức năng chế biến, đóng gói protein đc tổng hợp và phân phối chúng đến các vị trí khác => Vận chuyển hoocmon insulin của tuyến tụy
+ Tế bào bạch cầu : Có bào quan lysosome phát triển phù hợp với chức năng phân giải các phân tử lớn như protein, nucleic acid, ... và các bào quan bị hỏng, vi khuẩn
+ Tế bào cơ tim : Có bào quan ti thể phát triển với chức năng tổng hợp ATP cung cấp nguồn năng lượng lớn => Phù hợp với sự vận động liên tục của cơ tim cần nhiều năng lượng
+ Tế bào mô giậu ở lá : Có lục lạp phát triển để thực hiện sự quang hợp
tham khảo
Kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp tế bào vi khuẩn có ưu thế:
- Kích thước nhỏ bé thì tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào trên thể tích (S/V) lớn giúp tế bào trao đổi vật chất với môi trường nhanh chóng, giúp tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn.
- Cấu tạo đơn giản giúp vi khuẩn dễ dàng biến đổi thành một chủng loại khác khi có sự thay đổi về bộ máy di truyền.
Tế bào nhỏ thì tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào (màng sinh chất) và thể tích của tế bào (tỉ lệ S/V) sẽ lớn. Tỉ lệ S/V lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng có kích thước lớn hơn.
Tham khảo:
Nếu cấu trúc bậc 1 của prôtêin bị thay đổi, ví dụ axit amin này bằng axit amin khác thì chức năng của prôtêin bị thay đổi, vì:
- Cấu trúc bậc 1 của prôtêin là trình tự sắp xếp đặc thù của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
- Khi axit amin của cấu trúc bậc 1 bị thay đổi thì nó sẽ làm thay đổi cấu trúc bậc 2, bậc 3 và bậc 4.
- Khi cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng của prôtêin ở cấu trúc bậc 3 bị thay đổi thì prôtêin đó sẽ mất đi hoạt tính hoặc thay đổi hoạt tính, mất hoặc biến đổi chức năng sinh học của prôtêin.
Em cần giúp bài nào trong những bài này hả em?
Dạ câu 2 ạ