K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

“Tĩnh dạ tứ” thuộc đề tài “nguyệt dạ tư hương” mà ta gặp trong thơ Đường.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Để bài giới thiệu về một bài thơ hoặc một bức tranh pho tượng hấp dẫn người nghe, chúng ta cần:

- Thu hút người nghe bằng một câu nói thú vị hoặc một câu hỏi.

- Giới thiệu về tác giả hoặc nghệ sĩ và lý do tại sao tác phẩm đó nổi tiếng hoặc được đánh giá cao.

- Tạo cảm xúc và thú vị cho người nghe bằng cách sử dụng một số từ ngữ hình tượng hoặc ví dụ.

...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Sự khác nhau giữa một bài thơ trữ tình và một truyện thơ.

- Nội dung của thơ trữ tình là biểu hiện tư tưởng, tình cảm làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư tâm trạng, nỗi niềm.

- Nội dung của truyện thơ là vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dòng, và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu…làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm sâu của ý thơ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Bài thơ được giới thiệu bằng cách giải thích nhan đề.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Khi giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân chúng ta cần chú ý:

- Sắp xếp các lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục để người nghe có hứng thú.

- Lựa chọn các đặc điểm về nội dung, nghệ thuật sắc để giới thiệu và làm sáng truyện thơ/ bài hát.

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây về nhân vật Tiểu Thanh trong bài thơ:Tương truyền, Tiểu Thanh (người tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) là cô gái thông minh, có sắc đẹp, tài năng, thông hiểu nhiều môn nghệ thuật như thơ ca, âm nhạc Năm 16 tuổi, cô làm vợ lẽ cho người đàn ông thuộc gia đình quyền quý. Vợ cả ghen, bắt cô ra ở riêng trên núi Cô Sơn, cạnh vườn hoa Tây Hồ (Hàng Châu, Trung Quốc)....
Đọc tiếp

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây về nhân vật Tiểu Thanh trong bài thơ:

Tương truyền, Tiểu Thanh (người tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) là cô gái thông minh, có sắc đẹp, tài năng, thông hiểu nhiều môn nghệ thuật như thơ ca, âm nhạc Năm 16 tuổi, cô làm vợ lẽ cho người đàn ông thuộc gia đình quyền quý. Vợ cả ghen, bắt cô ra ở riêng trên núi Cô Sơn, cạnh vườn hoa Tây Hồ (Hàng Châu, Trung Quốc). Vì đau buồn, cô lâm bệnh rồi chết khi mới 18 tuổi. Tiểu Thanh làm nhiều thơ, từ để gửi gắm nỗi đau khổ, uất ức của mình. Tập thơ, từ mà cô để lại bị người vợ cả đem đốt, một số bài may mắn còn sót lại. Người ta cho khắc in số bài còn lại đó, đặt tên là Phần dư (Bị đốt còn sót lại).

0
5 tháng 4 2019

Lăng mộ Phùng Hưng ngày nay nằm ở đầu phố Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Đền thờ ông được dựng lên ở nhiều nơi như quê hương Đường Lâm, đình Quảng Bá (Hà Nội), đình Triều Khúc (Hà Tây), thờ ở lăng Đại Áng, Phương Trung, Hoạch An, phủ Thanh Oai (Hà Tây),...

Sau này đất Đường Lâm quê ông còn xuất hiện một vị vua nữa - Ngô Quyền, người đánh bại cuộc xâm lược của Nam Hán, chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc (938). Do vậy Đường Lâm còn được biết đến với tên gọi "Đất hai Vua".

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

- Tác giả Nguyễn Tuân:

+ Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội. Ông là một nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam, sở trường của ông là thể loại tùy bút và ký, ông nổi tiếng là bậc thầy trong việc sử dụng và sáng tạo tiếng Việt.

+ Với niềm đam mê khám phá mọi vật đến kỳ cùng thông tỏ Nguyễn Tuân đã huy động vốn kiến thức uyên bác của mọi lĩnh vực đời sống như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, thể thao,...

 

+ Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút từ những năm 1935 cho đến 1938 thì mới bắt đầu nổi tiếng từ các tác phẩm như: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1960),...

- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Tác phẩm lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời.

- Những đóng góp về ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong văn học lãng mạn của Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945: ông mang tới ngôn ngữ đầy góc cạnh, câu văn dụng công và chau chuốt với cường độ sáng tạo ngôn từ vô cùng lớn. Giọng văn của ông cũng mang trong mình sự đa dạng, phong phú, lúc khinh bạc, ngạo nghễ đến mức mỉa mai, lúc lại thâm trầm và trữ tình trong giai đoạn sau cách mạng. Ông có sự sáng tạo không ngừng và sự ảnh hưởng to lớn đối với ngôn ngữ văn học mà chữ quốc ngữ là chất liệu để sáng tác. Ông đưa đến tiếng Việt thăng hoa lên một tầm cao mới với nhiều biểu hiện đa dạng và phong phú, tách biệt hoàn toàn với hệ hình văn chương trung đại với ngôn ngữ văn chương vay mượn và mang tính quy phạm, ước lệ tượng trưng và nó cũng vượt lên trên giao thoa ngôn ngữ của giai đoạn giao thời và góp phần cùng các nhà văn, nhà thơ cùng thời đưa văn học Việt Nam bước vào giai đoạn hiện đại hóa.