Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhắc đến Nguyễn Du là nhắc đến một đại thi hào lỗi lạc của thơ ca trung đại Việt Nam. Không chỉ có đóng góp lớn cho văn học nước nhà ông còn được cả thế giới biết đến với thi phẩm Truyện Kiều. Có thể nói Nguyễn Du chính là một hiện tượng của nền văn học Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung.
Nguyễn Du có tên chữ là Tố Như hiệu là Thanh Hiên sinh năm 1765 mất năm 1820, quê tại làng Tiên Điền huyện Nghi Xuân Tỉnh Hà Tĩnh. Sinh thời ông có một nền tảng gia đình vô cùng danh giá, cha làm quan lớn trong triều Lê, anh trai cùng cha khác mẹ cũng làm tới quan Tham tụng trong triều. Tuy nhiên do mồ côi cha mẹ sớm ( 9 tuổi mất cha, 12 tuổi mất mẹ), tuổi thơ ông trải qua một cách đầy biến động, phải tha hương nhiều nơi lúc thì về quê cha, khi về quê mẹ và có một thời gian phải phiêu dạt tận quê vợ ở Thái Bình. Cộng thêm vào giai đoạn đó lịch sử nước nhà có nhiều rối ren các thế lực phong kiến chém giết và tàn sát lẫn nhau, nông dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi mà tiêu biểu là phong trào Tây Sơn do Nguyễn Huệ lãnh đạo. Những yếu tố đó đã tác động không nhỏ đến tình cảm cũng như nhận thức của nhà thơ. Bởi thế ông luôn nhận thức trung thành với triều Lê, căm thù sâu sắc với quân Tây Sơn, sau này làm quan thì rụt rè, u uất. Có thể nói chính cuộc sống chìm nổi cùng với thời thế đầy biến động, phiêu bạt nhiều nơi đã là những thứ hồ để tạo nên một Nguyễn Du có học vấn sâu rộng, trái tim chất chứa yêu thương và cảm thông sâu sắc với những kiếp người nghèo khổ. Ông cũng được coi như 1 trong năm người giỏi nhất nước Nam thời bấy giờ.
Nguyễn Du được coi là một người có thiên phú văn học từ nhỏ , bậc thầy trong việc sử dụng tiếng Việt ngôi sao sáng chói trên bầu trời văn học Việt Nam. Ông để lại cho đời cả một kho tàng văn học phong phú với khoảng hơn ngàn tác phẩm bao gồm cả chữ hán và chữ nôm. Trong đó chữ Hán có Thanh Hiên thi tập gồm 78 bài, Bắc hành tạp lục 125 bài, Nam trung tạp ngâm 40 bài... chữ Nôm có văn chiêu hồn, Văn tế, và tiêu biểu là tác phẩm Truyện Kiều hay còn có tên gọi khác là Đoạn trường Tân Thanh.
Truyện Kiều hay còn có tên gọi là Đoạn trường Tân Thanh được nhà thơ sáng tác vào cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19 ( 1805 -1809). Đây là một tác phẩm tiêu biểu viết bằng chữ Nôm dựa trên cốt truyện tiểu thuyết của Thanh Tâm tài nhân ( Trung Quốc) tuy nhiên đã được sáng tạo tài tình cải biến để phù hợp với xã hội Việt Nam. Đây là câu truyện được kể bằng 3254 câu thơ chia làm 3 phần chính: Gặp gỡ và đính ước, Gia biến và lưu lạc, Đoàn tụ.
Truyện Kiều kể về một gia đình viên ngoại họ Vương có 3 người con : Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan. Cả hai người con gái đều có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Trong lễ hội đạp thanh Thúy Kiều gặp Kim Trọng cả hai người nguyền thề sống chết. Kim Trọng về Liễu Dương chịu tang chú, gia đình Thúy Kiều gặp nạn. Kiều phải bán mình chuộc cha, nhường mối tơ duyên cho em gái Thúy vân. Từ đây bắt đầu 15 năm lưu lạc đầy nước mắt của Kiều “thanh y mấy lượt, thanh lâu mấy lần”. Sau đó Thúy Kiều may măn gặp Từ Hải một người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất, Kiều trả ân, báo oán. Kiều và Từ Hải mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải chết đứng. Kiều bị Hồ Tôn Hiến bắt gả cho viên thổ quan, vì quá nhục nhã Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường nhưng may mắn được sư vãi Giác Duyên cứu sống và đi tu. Sau đó Kim Trọng và Vương Quan đỗ đạt làm quan lớn, may mắn gặp sư vãi Giác Duyên và đoàn tụ gia đình sau 15 năm lưu lạc.
Có thể nói ngoài việc thể hiện được tài năng và nghệ thuật điều khiển ngôn từ cao tay của Nguyễn Du, Truyện Kiều còn mang giá trị hiện thực và nhân đạo vô cùng sâu sắc.
Về giá trị hiện thực đó là bức tranh xã hội đầy rối ren. Các thế lực đồng tiền, có quyền có thế ép người khiến nhân dân lầm than khổ cực. Cả xã hội bị chi phối bởi đồng tiền, nó có thể biến con người trở thành những nạn nhân đau khổ. Đẩy gia đình Vương viên ngoại vào cảnh tan cửa nát nhà, đồng tiền cũng khiến Thúy Kiều dăm lần bảy lượt vào lầu xanh chịu sự sỉ nhục, đánh đập của Hoạn Thư, Bạc Bà, Bạc Hạnh. Cuộc đời đầy nước mắt của Kiều chính là bằng chứng đanh thép nhất để tố cáo xã hội phong kiến đầy bất lương và tàn nhẫn.
Về giá trị nhân đạo Truyện Kiều chính là tiếng nói yêu thương sâu sắc giữa người với người. Nó là sự thương cảm với những kiếp người bất hạnh, đồng thời cũng là khát vọng ước mơ về một hạnh phúc tình yêu chân chính của con người. Bên cạnh đó niềm khát khao công lí về chiến thắng thế lực bạo tàn còn được nhà thơ gửi gắm qua hình tượng nhân vật Từ Hải.
Có thể nói đên Truyện Kiều thì tài năng của Nguyễn Du như được khẳng định một cách trọn vẹn nhất. bằng cách điều khiển ngôn từ, xây dựng cốt truyện hấp dẫn , nghệ thuật miêu tả - tả cảnh ngụ tình... ông đã khiến cho Truyện Kiều trở thành một thi phẩm xuất sắc. Đó cũng là lí do vì sao Truyện Kiều trở thành cuốn sách gối đầu giường của rất nhiều người, truyền tải ý nghĩa nhân văn sâu sắc, khơi gợi tình yêu thương sự công bình giữa người với người trong xã hội.
nhớ tick minh nha :V
-Tác giả : Y Phương
+ Ông nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại sở văn hóa và thông tin tỉnh Cao Bằng
+ Năm 1993 là chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng
+ Năm 2007 ông được nhận giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật. Đây quả là một giải thưởng cao quý rất xứng đáng với những gì ông đã cống hiến cho nền văn học nước nhà
+ Các tác phẩm tiêu biểu: “Người hoa núi”, “Lời chúc”, “Đàn then”…
- Phong cách sáng tác:
+ Thơ ông thể hiện tâm hồn mạnh mẽ, chân thực và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi, mang đậm bản sắc vùng cao.
Y Phương (24 tháng 12 năm 1948 –) là một nhà văn Việt Nam, người dân tộc Tày, có tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi.
Bài thơ “Nói với con” tôi viết năm 1980. Đó là thời điểm đất nước ta gặp vô vàn khó khăn. Thời kỳ cả nước mới thoát ra khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ lâu dài và gian khổ.
Thể thơ: tự do
Phương thức biểu đạt: biểu cảm
Tham khảo
- Tác giả:
+ Nguyễn Du ( 1765-1820), tên tự là Tố Như, hiêụ Thanh Hiên.
+ Phong cách:
Sống giữa cảnh đất nước gặp nhiều thiên tai, khó khăn, thơ văn Nguyễn Du nhìn chung đã phản ánh được sự tàn bạo của xã hội phong kiến bấy giờ. Bằng ngòi bút sắc sảo của mình, ông đã khắc họa những bất công, sự chà đạp lên người lao động, đòi quyền sống của con người.
Nguyễn Du là người tài hoa, thông thạo nhiều thể thơ chữ Hán từ thơ lục bát, năm chữ, bảy chữ… nên đã vẽ nên một bức tranh truyền cảm bằng ngôn từ đề cao quyền sống, uy quyền. tự do và khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.
Nguyễn Du là người đầu tiên “thấy” được thân phận người phụ nữ có nhan sắc, tài hoa nhưng phải sống trong giàu sang, toan tính. Đường lối sáng tác của Nguyễn Du chủ yếu đề cập đến đời sống – thế sự.
- Tác phẩm:
Truyện Kiều là tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Du, nguyên tác có tựa là “Đan trường tân thanh”. Đây là tác phẩm thơ Nôm Lục Bát được viết dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân Trung Quốc. Mượn bối cảnh xã hội Trung Quốc vào giữa thời Minh, Truyện Kiều là một bức tranh rộng lớn về cuộc sống của thời đại mà nhà thơ đang sống.
Truyện Kiều gồm 3.254 câu thơ, kể về cuộc đời 15 năm lưu lạc, lênh đênh của Thúy Kiều – người con gái tài sắc vẹn toàn phải bán mình chuộc cha, rơi vào cảnh “Hai lần thanh khiết, hai lần truân chuyên”. sắc đẹp”. bị các thế lực phong kiến giày xéo, chà đạp.
a. Mở đoạn:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
b. Thân đoạn:
- Giới thiệu nhóm tác giả Ngô Thì với hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du.
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.
c. Kết đoạn:
- Khẳng định giá trị và nội dung nghệ thuật của tác phẩm.
-Nếu là đoạn văn diễn dịch hay T-P-H thì bạn dùng cấu trúc này: Trong tác phẩm + tên tác phẩm + tên tác giả + đã ghi lại dấu ấn đậm nét/ khó phai trong lòng bạn đọc khi miêu tả/diễn tả/.... thành công/một cách tinh thế/.... + vấn đề nghị luận + phạm vi dẫn chứng
VD:Trong bài thơ Sang thu ,nhà thơ Hữu Thỉnh đã ghi lại dấu ấn khó phai trong lòng bạn đọc khi miêu tả một cách tinh tế những tín hiệu giao mùa qua khổ thơ đầu tiên
-Còn trong đoạn văn diễn dịch thì bạn dùng cấu trúc này:
+Với thơ:Trong bài thơ + tên bài thơ + tác giả +có viết: (chép thơ)
VD:Trong bài thơ Viếng lăng bác ,tác giả Viễn Phương có viết:
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"
+Với truyện:Truyện + tên truyện + của nhà văn + kể về ....
VD:Truyện Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long kể về nhân vật chính anh thanh niên
– Kim Lân tên khai sinh Nguyễn Văn Tài (1920-2007), quê Từ Sơn – Bắc Ninh, là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thế kỷ XX.
2. Tác phẩm:– Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn “Làng” được viết và đăng báo trên tạp chí Văn nghệ năm 1948 – giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong thời kì này thì người dân nghe theo chính sách của chính phủ: kêu gọi nhân dân ta tản cư, những người dân ở vùng địch tạm chiếm đi lên vùng chiến khu để chúng ta cùng kháng chiến lâu dài.
– Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến: “ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!”: Ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “cũng vợi được đi đôi phần”: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc.
+ Phần 3: Còn lại: Tâm trạng của ông Hai khi tin làng mình theo giặc được cải chính.
* Tác giả :
- Kim Lân (1920-2007) tên khai sinh Nguyễn Văn Tài.
- Quê quán: Tân Hồng-Từ Sơn-Bắc Ninh.
- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ học hết tiểu học, rồi vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong, vừa viết văn.
- Năm 1944, Kim Lân tham gia Hội văn hóa cứu quốc.
- Sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim).
- Phong cách sáng tác
+Là cây bút chuyên viết truyện ngắn có sở trường viết về nông thôn và người nông dân.
+ Có biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật; văn phong giản dị nhưng gợi cảm, hấp dẫn; ngôn ngữ sống động, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày và mang đậm màu sắc nông thôn; am hiểu và gắn bó sâu sắc về phong tục và đời sống làng quê Bắc Bộ.
* Tác phẩm : Làng
- Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ được sáng tác gắn với hoàn cảnh lịch sử của đất nước. Tác phẩm được trích từ tập thơ Người chiến sĩ (1956). Tuy đây chỉ là một bài thơ ngắn (khoảng 49 dòng) nhưng lại được sáng tác trong một thời gian dài từ năm 1948 đến năm 1955. Tác phẩm này là sự hòa quyện giữa hai bài thơ Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949).
- Bố cục: Bài thơ chia làm 3 phần
+ Phần 1 (7 câu) : Tâm trạng đầy bâng khuâng luư luyến khi nhớ về mùa thu ở Hà Nội.
+ Phần 2 (8 câu tiếp -> câu 21) Cảm xúc về mùa thu, suy nghĩ về đất nước, con người VN.
+ Phần 3 (còn lại) Nhận thức tình yêu quê hương – đất nước. Ý thức căm thù và quật khởi quật cường.